Đề bài: Qua phần 1 đoạn Đất Nước, phân tích cảm hứng về đất nước của Nguyễn <br />
Khoa Điềm<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Đoạn Đất Nước trích gần chọn chương V của trường ca Mặt đường khát vọng, thể hiện <br />
khá tập trung những cảm nhận sâu sắc và có phần mới mẻ về đất nước của nhà thơ <br />
Nguyễn Khoa Điềm.<br />
<br />
Nếu không đọc kĩ trọn vẹn trường ca Mặt đường khát vọng dễ nhầm tưởng rằng dường <br />
như chương V này không đề cập trực tiếp đến các vấn đề của thanh niên trí thức miền <br />
Nam, không nói đến hiện thực sôi động trong cuộc chiến đấu trong các thành thị miền <br />
Nam thời Mĩ Ngụy, do đó nó không thật gắn bó chặt chẽ với toàn bộ tác phẩm. Song, <br />
thực ra chương này lại là hạt nhân quan trọng nhất của tác phẩm: Sự ý thức về đất nước, <br />
về nhân dân đã dẫn đến sự ý thức về trách nhiệm của thế hệ trẻ, trong cuộc chiến tranh <br />
oanh liệt vì đất nước, vì nhân dân.<br />
<br />
Trong văn học Việt Nam, đất nước vốn là một đề tài lớn. Điều đó có thể giải thích bằng <br />
đặc điểm quá trình lịch sử đấu tranh sinh tồn của dân tộc. Trải qua hàng ngàn năm phải <br />
liên tục chiến đấu gìn giữ đất nước, hơn ai hết, người Việt Nam luôn luôn gắn bó sâu <br />
nặng với đất nước, với đồng bào. Trong văn học viết thời phong kiến đã có những kiệt <br />
tác viết về đất nước như bài thơ Thần của Lí Thường Kiệt, Bài cáo bình Ngô của <br />
Nguyễn Trãi. Từ sau Cách mạng Tháng Tám đề tài này thường xuyên xuất hiện trong văn <br />
học: Nguyễn Đình Thi viết bài Đất nước nổi tiếng chủ yếu thời kì chống Pháp. Cùng thế <br />
hệ với Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh... đều có những tác <br />
phẩm thể hiện đề tài đất nước, ở đề tài này, các tác giả ghi nhận những thành công nhất <br />
định. Nhưng đoạn trích Đất Nước nói riêng, và trường ca Mặt đường khát vọng nói chung <br />
vẫn chiếm được cảm tình của người đọc bởi nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã mang đến <br />
cho đề tài này một số nội dung có phần mới mẻ và một cách phô diễn khá độc đáo, hấp <br />
dẫn, không giống bất kỳ cây bút nào đi trước.<br />
Cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm bắt đầu thật bình dị. Dưới góc nhìn và <br />
cảm nhận của nhà thơ trẻ, đất nước là những gì vô cùng gần gũi, bình dị, gắn bó thật sâu <br />
nặng với mỗi con người, mỗi gia đình, hiện diện từng giây, từng phút trong cuộc sống <br />
thường nhật vừa lả trừu tượng, song lại hết sức cụ thể đối với từng thành viên. Theo tác <br />
giả, đất nước chẳng có gì xa lạ. Đất nước có trong những câu chuyện mà mỗi bà mẹ kể <br />
cho con nghe hay bắt đầu bằng câu "Ngày xửa ngày xưa...". Đất Nước còn là những tập <br />
quán lưu giữ từ ngàn đời nay, biểu hiện ở miếng trầu bây giờ vẫn ăn, hay thói quen "bới <br />
tóc sau đầu" của mẹ. Đất nước còn là mối quan hệ thủy. chung son sắt giữa người với <br />
người cùng sống trên dải đất Việt Nam. Điều ấy, trước hết được chứng minh bằng quan <br />
hệ bền vững trước sau của mẹ với cha của vợ với chồng. Trong căn nhà đơn sơ, bao thế <br />
hệ người Việt Nam đã sinh con đẻ cái, cần mẫn, lam lũ sớm trưa không bao giờ thiếu mái <br />
rạ, cây tre. Trong căn nhà rất đỗi quen thân ẩy, không thể thiếu cái kèo, cái cột... Đây cũng <br />
chính là đất nước!<br />
<br />
Cái mới lạ, sức hấp dẫn ở đoạn thơ này chính là cách nói hết sức bình dị của nhà thơ. <br />
Điều này đã khơi dậy trong tiềm thức sâu xa của người đọc những kỉ niệm, những ấn <br />
tượng về một quê hương Việt Nam, con người Việt Nam quen thuộc gần gũi mà bất kỳ <br />
một người đọc nào cũng đã từng chứng kiến, khiến họ không khỏi bồi hồi xao xuyến <br />
nhận ra: Trong đất nước có một phần máu thịt của mình.<br />
<br />
Đất là nơi anh đến trường,<br />
<br />
Nước là nơi em tắm,<br />
<br />
Đất Nước là nơi ta hò hẹn,<br />
<br />
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm<br />
<br />
Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"<br />
<br />
Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi"<br />
<br />
Tiếp theo, nhà thơ cảm nhận đất nước qua độ dài vô tận của "thời gian đằng đẵng" lẫn <br />
độ dài vô tận của "không gian mênh mông". Như vậy thời gian chủ yếu được cảm nhận <br />
trong chiều sâu của lịch sử hình thành và phát triển của đất nước, của dân tộc. Không gian <br />
vừa là núi cao sông rộng, muôn trùng núi bạc, bát ngát biển khơi, lại vừa là nơi sinh sống <br />
của bao nhiêu người Việt Nam từ thế hệ này qua thế hệ khác:<br />
<br />
Những ai đã khuất,<br />
<br />
Những ai bây giờ,<br />
<br />
Yêu nhau và sinh con đẻ cái,<br />
<br />
Gánh vác phần người đi trước để lại,<br />
<br />
Dặn dò con cháu chuyện mai sau,<br />
<br />
Hàng năm ăn đâu làm đâu,<br />
<br />
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.<br />
<br />
Bởi vậy như một tất yếu, mỗi thành viên phải có nghĩa vụ đối với đất nước này. Nhờ sự <br />
dắt dẫn ở phần trên, nhờ xúc cảm chân thành, lời nhắn nhủ có vẻ như là "hô khẩu hiệu" <br />
của tác giả, ở phần sau được người đọc chấp nhận một cách khá tự nhiên, rất ít có cảm <br />
giác sống sượng:<br />
<br />
Em ơi em, Đất Nước là máu xương của mình,<br />
<br />
Phải biết gắn bó và san sẻ,<br />
<br />
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở,<br />
<br />
Làm nên Đất Nước muôn đời...<br />
<br />
Như vậy, đất nước được cảm nhận một cách khá phong phú, có sự kết hợp hài hòa trên <br />
nhiều lĩnh vực: những phong tục lâu đời, những truyền thống văn hoá, giữa không gian và <br />
thời gian, giữa cá nhân và cộng đồng, giữa cái to lớn hùng vĩ với những sinh hoạt thường <br />
nhật của mỗi một con người. Nếu một số tác phẩm trước đây, đất nước được biểu hiện <br />
bằng một giọng điệu trang trọng, uy nghi, chủ yếu với những hình ảnh lớn lao, thì ở Mặt <br />
đường khát vọng đất nước được thể hiện bằng những hình ảnh gần gũi với một giọng <br />
thơ thiết tha lắng đọng, ý thơ được phát triển một cách khá tự do, tự nhiên; nhưng đoạn <br />
thơ vẫn đảm bảo được kết cấu hợp lý.<br />
<br />
Điều đặc biệt đáng lưu ý là tác giả đã sử dụng một cách hết sức linh hoạt, sáng tạo vốn <br />
hiểu biết phong phú về văn hoá dân gian. Chẳng hạn, muốn diễn đạt ý tưởng đất nước ta <br />
có từ lâu đời, tác giả cho người đọc liên tường đến kho tàng truyện cổ tích. Truyện cổ <br />
tích thường bắt đầu bằng lời kể Ngày xửa ngày xưa... Tiếp đến nhà thơ giúp người đọc <br />
nhớ đến truyện Trầu cau bất hủ bằng câu: "Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà <br />
ăn". Và mấy ai không nghĩ đến truyền thuyết Thánh Gióng, khi đọc câu thơ "Đất nước <br />
lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc". Còn câu "Cha mẹ thương nhau bằng <br />
gừng cay muối mặn chính là sự vận dụng tuyệt vời câu ca dao từng làm rung động con <br />
tim bao người Việt Nam:<br />
<br />
Tay nâng chén muối đĩa gừng<br />
<br />
Gừng cay muối mặn, xin đừng quên nhau.<br />
<br />
Cho dù chỉ sử dụng ý trong ca dao trong các truyện dân gian, hay là trích nguyên văn, nhìn <br />
chung Nguyễn Khoa Điềm đều tạo nên được những câu thơ những ý thơ mới. Những ý <br />
thơ này gắn bó một cách khá chặt chẽ với nhau, chẳng hạn, đang nói chuyện "ngày xửa <br />
ngày xưa"... nhà thơ chuyển đột ngột đến bây giờ (Đất là nơi anh đến trường Nước là <br />
nơi em tắm). Rồi từ đó, tác phẩm lại dẫn người đọc vào thế giới xa xưa với dân ca và <br />
truyền thuyết (truyện Sự tích trăm trứng, dân ca xứ Huế..)<br />
<br />
Cách diễn đạt ấy khá khêu gợi trí tưởng tượng người đọc. Các yếu tố văn hóa dân gian đã <br />
góp phần không nhỏ biểu hiện tư tưởng cốt lõi của tác phẩm Đất Nước của nhân dân. <br />
Đồng thời nó tạo được ở người đọc ấn tượng sâu sắc về đất nước Việt Nam phong phú, <br />
sống động lạ thường, muôn màu muôn vẻ dài theo không gian và thời gian, gần gũi thân <br />
thiết với từng con người Việt Nam.<br />
Ngày nay đọc lại đoạn trích này, chúng ta càng thấy rõ phần nào những cống hiến của <br />
Nguyễn Khoa Điềm đối với sự phát triển của thơ ca thời chống Mĩ Sự dồi dào trong xúc <br />
cảm và chiều sâu trí tuệ đã khiến cho đoạn thơ có tính chính luận trên đây ít bị cũ kĩ theo <br />
thời gian, có phần tránh được số phận của một số bài thơ cùng thời.<br />
<br />
Bài làm 2:<br />
<br />
Qua bài thơ Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm đã trình bày những cảm xúc và suy ngẫm về <br />
đất nước dưới dạng một câu chuyện tâm tình mạch cảm hứng có vẻ tự do, phóng túng <br />
như một tùy bút thơ, nhưng thực ra vẫn có một hệ thống lập luận khá chặt chẽ, thể hiện <br />
đất nước trên các phương diện: trong chiều dài của thời gian lịch sử (quá khứhiện tại<br />
tương lai), trong chiều rộng không gian địa lý, trong nền văn hóa, phong tục, lối sống, tâm <br />
hồn và tính cách dân tộc. Ba phương diện này có sự gắn bó thống nhất với nhau. Tất cả <br />
góp phần làm sâu sắc thêm cho ý niệm về đất nước của thơ ca Nguyễn Khoa Điềm.<br />
<br />
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi<br />
<br />
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kể<br />
<br />
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn<br />
<br />
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc<br />
<br />
Đất nước là những gì ta bắt gặp ngay ở cuộc sống bình dị thường ngày: từ câu chuyện <br />
mẹ kể hay từ miếng trầu rồi hạt gạo ta ăn, ngôi nhà ta ở. Để nói về sự trường tồn của <br />
đất nước nhà thơ đã không bắt đầu với những dẫn chứng cụ thể với những số liệu mà <br />
bằng những gì rất gần gũi thân thuộc với cuộc sống của nhân dân từ văn hóa dân gian hay <br />
trong những câu ca dao tục ngữ. Những câu thơ gợi đến những truyền thuyết từ xa xưa <br />
của dân tộc (truyền thuyết Thánh Gióng, truyện Trầu Cau). Đó chính là sự cảm nhận về <br />
chiều sâu lịch sử của đất nước qua thơ của Nguyễn Khoa Điềm<br />
<br />
Đất nước còn trường tồn trong không gian và thời gian: Thời gian đằng đẵng không gian <br />
mênh mông. Huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ, truyền thuyết Hùng Vương, ngày giỗ <br />
tổ đó là chiều dài lịch sử của đất nước, còn không gian địa lý: đất nước là sông núi. Đất <br />
nước còn là không gian sinh tồn gần gũi với mỗi chúng ta:<br />
<br />
Đất là nơi anh đến trường<br />
<br />
Nước là nơi em tắm<br />
<br />
Đất Nước là nơi ta hò hẹn...<br />
<br />
Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc<br />
<br />
Nước là nơi con cá ngư ông móng nước biển khai<br />
<br />
Đất là nơi Chim về<br />
<br />
Nước là nơi Rồng ở<br />
<br />
Lạc Long Quân và Âu Cơ<br />
<br />
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng<br />
<br />
Đất nước ta còn trường tồn qua các thế hệ mai sau:<br />
<br />
Những ai đã khuất<br />
<br />
Những ai bây giờ<br />
<br />
Yêu nhau và sinh con đẻ cái<br />
<br />
Gánh vác phần người đi trước để lại<br />
<br />
Dặn dò con cháu chuyện mai sau<br />
<br />
Trong chiều rộng của không gian địa lý, chiều dài của lịch sử, đất nước còn được thể <br />
hiện tập chung qua các truyền thống tập quán, tinh thần dân tộc trong đời sống hằng ngày <br />
trong những biến cố của lịch sử trong đời sống mỗi cá nhân trong cộng đồng. Đây chính là <br />
cái nhìn toàn vẹn tổng hợp nhiều chiều của nhà thơ về đất nước.<br />
Trong anh và em hôm nay<br />
<br />
Đều có một phần Đất Nước<br />
<br />
Khi hai đứa cầm tay<br />
<br />
Đất Nước trong chúng mình hài hòa nồng thắm<br />
<br />
Khi chúng ta cầm tay mọi người<br />
<br />
Đất nước vẹn tròn, to lớn<br />
<br />
Mạch cảm xúc thơ dẫn đến suy ngẫm trách nhiệm của mỗi con người với đất nước<br />
<br />
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình<br />
<br />
Phải biết gắn bó san sẻ<br />
<br />
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở<br />
<br />
Làm nên Đất Nước muôn đời...<br />
<br />
Đoạn thơ trên với giọng thơ nhẹ nhàng không mang tính chất giáo huấn mà như là một lời <br />
tâm sự tự nhủ chân thành xuất phát từ đáy lòng nhà thơ nhắc nhở thế hệ trẻ phải có trách <br />
nhiệm cao cả với đất nước, với non sông.<br />
<br />
Trở lại với cảnh không gian địa lý nhà thơ đã có một phát hiện mới độc đáo về cảnh quan <br />
thiên nhiên những cảnh quan kỳ thú của non sông gấm vóc (đá Vọng Phu, núi Con Cóc, <br />
con gà ở Vịnh Hạ Long, hòn Trống Mái) không chỉ là vật tặng của tạo hóa mà nó đã gắn <br />
liền với cuộc sống con người, nó trở thành thắng cảnh qua sự cảm nhận tâm hồn của dân <br />
tộc, gắn liền với lịch sử của dân tộc. Nếu không có những người vợ mòn mỏi chờ chồng <br />
thì làm sao có sự tích Đá Vọng Phu ở nhiều nơi trên đất nước...<br />
<br />
Họ đã sống và chết<br />
<br />
Giản dị và bình tâm<br />
Không ai nhớ mặt đặt tên<br />
<br />
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước<br />
<br />
Khi nói về bốn nghìn năm lịch sử của đất nước nhà thơ không nhắc lại các vị anh hùng <br />
nổi tiếng trong các triều đại mà trước hết nhắc đến vô vàn những người vô danh, họ đã <br />
sống và chết vì đất nước vì non sông. Những con người bình dị đã gìn giữ truyền lại cho <br />
thế hệ sau này mọi giá trị văn hóa, văn minh tinh thần và vật chất của dân tộc: từ hạt lúa, <br />
ngọn lửa, giọng nói, đến ngôn ngữ dân tộc...Họ cũng là những người:<br />
<br />
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm<br />
<br />
Có nội thù thì vùng lên mà đánh<br />
<br />
Đất Nước này là của nhân dân, Đất Nước của ca dao đồng thoại là một cách định nghĩa <br />
về đất nước thật giản dị mà độc đáo. Bởi đất nước đẹp ở vẻ đẹp tâm hồn ở truyền <br />
thống ca dao. Tác giả chọn ba câu trong kho tàng phong phú ca dao phong phú Việt Nam <br />
để nói về phương diện quan trọng nhất của truyền thống nhân dân: Thật say đắm thiết <br />
tha trong tình yêu "yêu em từ thuở trong nôi" quý trọng tình nghĩa nhưng cũng thật quyết <br />
liệt với kẻ thù. Vẻ đẹp thơ mộng của núi sông đất nước như được kết động trong những <br />
câu dân ca, nhất là câu dân ca trên sông nước, hay cũng thể nói là chính tâm hồn giàu chất <br />
thơ của dân tộc ta đã hòa nhập soi bóng cùng vẻ đẹp núi sông:<br />
<br />
Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu<br />
<br />
Mà khi về đất nước mình thì lên câu hát<br />
<br />
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác<br />
<br />
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi.<br />
<br />
Tư tưởng đất nước của nhân dân đã hình thành từ trong lịch sử dựng nước và giữ nước <br />
lâu dài của dân tộc nhưng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ thì tư tưởng ấy <br />
mới được nhận thức sâu sắc.<br />
Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm đã góp một thành công trong dòng thơ nói về Đất <br />
Nước, làm cho người đọc thấy được hình ảnh đất nước hiện lên thật gần gũi với người <br />
dân đặc biệt cho ta thấy được sâu sắc tinh thần dân tộc, dựng nước và giữ nước của ông <br />
cha ta và khẳng định đất nước là của nhân dân do dân làm nên.<br />
<br />
Bài làm 3:<br />
<br />
Trong số các nhà thơ thế hệ chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm là người rất thành công với <br />
giọng thơ trữ tình chính luận thể hiện rõ những tâm tư của thế hệ trẻ đô thị miền Nam. <br />
Trường ca "Mặt đường khát vọng" (1971) là tiếng vọng tâm tình của một hồn thơ hòa <br />
cùng mạch cảm xúc của dân tộc đứng trước dòng thác lũ thời đại, trong đó chương V <br />
"Đất nước" đã gói ghém trọn vẹn tâm tình của thế hệ chống Mỹ:<br />
<br />
"Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi<br />
<br />
Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể<br />
<br />
Đất Nước bắt đầu từ miếng trầu bây giờ bà ăn<br />
<br />
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc..."<br />
<br />
Giọng thơ thủ thỉ đã chuyển tải suy ngẫm của nhà thơ về Nhân Dân Đất Nước, tiếp nối <br />
mạch suy tưởng của thi ca giai đoạn trước.<br />
<br />
Đất Nước là một chủ đề xuyên suốt bao trùm lên các tác phẩm trong giai đoạn kháng <br />
chiến chống Mỹ cứu nước. Các nhà thơ nhà văn bằng tình cảm công dân đã có nhiều phát <br />
hiện mới mẻ độc đáo về Tổ quốc, nhân dân. Tổ quốc thường được soi chiếu từ bình diện <br />
lịch sử chống ngoại xâm, được khái quát bằng những hình tượng kỳ vĩ, khai thác triệt để <br />
chất sử thi hoành tráng. Trong dòng chủ lưu ấy, Nguyễn Khoa Điềm đã chọn lựa cách thể <br />
hiện riêng của mình, bằng trải nghiệm tuổi trẻ, bằng nhiệt tình cách mạng và cả bằng <br />
vốn tri thức được đào tạo bài bản từ mái trường xã hội chủ nghĩa, tạo nên chiều sâu của <br />
hình tượng Đất Nước, hoà mạch thơ chính luận trữ tình.<br />
<br />
Trả lời cho câu hỏi: "Đất Nước là gì? Đất Nước từ đâu ra?", nhà thơ đã bắt đầu bằng <br />
những kí ức tuổi thơ để hình dung ra một sự tồn tại của Đất Nước trong nhận thức và <br />
tình cảm tự nhiên nhất của con người. Những vẻ đẹp được khơi lên từ mạch tâm tình, <br />
thấm đẫm hơi thở ca dao dân ca, huyền tích sử thi của dân tộc. Cái hay của phần mở đầu <br />
chương Đất Nước chính là sự xuất hiện của hàng loạt những hình ảnh có ý nghĩa biểu <br />
trưng nhưng rất gần gũi:<br />
<br />
Tóc mẹ thì búi sau đầu<br />
<br />
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn<br />
<br />
Cái kèo cái cột thành tên<br />
<br />
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã dần sàng<br />
<br />
Đất Nước có từ ngày đó...<br />
<br />
Sức gợi từ những hình ảnh đã dựng lên cả một không gian văn hoá truyền thống, mang <br />
theo hơi thở tâm tình của ca dao "gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau" thấm thía tình <br />
nghĩa thủy chung. Mạch nguồn ấy tiếp tục với quá trình trưởng thành của từng cá nhân, <br />
từ thuở cắp sách đến trường đến khoảnh khắc rung động đầu đời. Tất cả đều xuất phát <br />
một cách rất tự nhiên, nôn nao ngọt ngào kỷ niệm:<br />
<br />
Đất là nơi anh đến trường<br />
<br />
Nước là nơi em tắm<br />
<br />
Đất Nước là nơi ta hò hẹn<br />
<br />
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm...<br />
<br />
Đan xen với khoảnh khắc thời gian không gian hiện tại là sự thức tỉnh của ký ức cộng <br />
đồng, với sự tổng hoà những vẻ đẹp trong đời sống tinh thần, tâm linh của người Việt. <br />
Vẻ đẹp quê hương đất nước được tái hiện trong những lời ca dao toát lên lòng tự hào về <br />
non sông gấm vóc, về Cha Rồng Mẹ Tiên, gắn với lòng biết ơn tổ tiên đã ăn sâu vào tiềm <br />
thức từng người Việt:<br />
Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"<br />
<br />
Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi"<br />
<br />
Thời gian đằng đẵng<br />
<br />
Không gian mênh mông<br />
<br />
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ<br />
<br />
Đất là nơi Chim về<br />
<br />
Nước là nơi Rồng ở<br />
<br />
Lạc Long Quân và Âu Cơ<br />
<br />
Đẻ ra đồng bào mình trong bọc trứng...<br />
<br />
Quá khứ, hiện tại, tương lai đã gắn kết trong một ý thức cộng đồng bền chặt, là nguồn <br />
sức mạnh và cũng là phẩm chất tâm hồn dân tộc đã được nhà thơ lý giải qua những hình <br />
tượng thơ giàu tính thẩm mỹ và hàm chứa mối quan hệ Đất Nước con người Nhân Dân <br />
không thể tách rời. Thời gian lịch sử, không gian văn hoá hoà quyện trong mạch thơ đầy <br />
ân tình đã phác hoạ rõ nét dần tượng đài Đất Nước. Không chỉ tiếp cận hình tượng trong <br />
huyền sử, trong hiện thực đời sống, trong mối quan hệ cá nhân cộng đồng, Nguyễn <br />
Khoa Điềm còn dẫn dắt độc giả trở về với hiện thực trực tiếp của cuộc kháng chiến <br />
chống Mỹ, nói lên tiếng nói đầy trách nhiệm của cả một thế hệ chống Mỹ thật sự trưởng <br />
thành trong nhận thức và tình cảm:<br />
<br />
Trong anh và em hôm nay<br />
<br />
Đều có một phần Đất Nước<br />
<br />
Ý thơ thật giản dị, không hề gượng ép tình cảm, khi từ mối quan hệ riêng tư để hướng <br />
về với quan hệ cộng đồng, dân tộc. Tứ thơ độc đáo chính là từ sự mở rộng từ thế giới <br />
của "anh và em hôm nay" đến với "mọi người". Vẻ đẹp Đất Nước được phát hiện thêm <br />
với những vẻ đẹp "hài hòa nồng thắm" và "vẹn tròn to lớn". Đó cũng là sự kết hợp hài <br />
hoà của lý trí và tình cảm con người thời đại chống Mỹ. Hơn thế nữa, những câu thơ này <br />
còn cắt nghĩa cho vẻ đẹp tình yêu của thế hệ trẻ chống Mỹ không hề mất đi vẻ lãng <br />
mạn, khi khoảnh khắc cầm tay hiện tại đã nghĩ về thế hệ tương lai, về một ngày thanh <br />
bình và sự phát triển của Đất Nước với "tháng ngày mơ mộng". Không dừng lại ở đó, nhà <br />
thơ tiếp tục đi sâu vào mối quan hệ Đất Nước với tâm hồn của từng con người. giọng <br />
thơ tâm tình thấm thía:<br />
<br />
Em ơi em<br />
<br />
Đất Nước là máu xương của mình<br />
<br />
Phải biết gắn bó và san sẻ<br />
<br />
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở<br />
<br />
Làm nên Đất Nước muôn đời.<br />
<br />
Nguyễn Khoa Điềm viết nên những câu thơ này bằng tất cả sự trải nghiệm của một <br />
người lăn lộn trong phong trào tranh đấu của thanh niên đô thị miền Nam. Nhà thơ đã thay <br />
mặt thế hệ mình để phát biểu tâm tư với tinh thần công dân, với nhiệt tình tuổi trẻ. Đó <br />
cũng là lời đáp cho câu hỏi mang tính chính luận về sự trường tồn của Đất Nước. Đất <br />
Nước bất tử chính nhờ ở tinh thần của những con người sẵn sàng dâng bầu máu của tuổi <br />
thanh xuân, biết sống có trách nhiệm với thời đại và đầy khát vọng về tương lai trường <br />
tồn của Đất Nước.<br />
<br />
Phần mở đầu của chương Đất Nước được cấu tứ trên cơ sở gắn bó giữa các vẻ đẹp <br />
riêng biệt, độc đáo và giàu sức biểu cảm để làm nên vẻ đẹp chung tổng hoà thành hình <br />
tượng Đất Nước kỳ vĩ và giàu sức thuyết phục với bạn đọc. Nhà thơ đã trữ tình hoá vấn <br />
đề mang tính chính luận, nhằm trả lời những câu hỏi lớn mà dân tộc đang phải tìm lời đáp <br />
trong cuộc chiến đấu vì lý tưởng độc lập tự do, cuộc chiến đấu của lương tri chống lại <br />
thế lực bạo tàn.<br />
Những vần thơ rất đẹp trong Đất Nước đã vượt qua thử thách của thời gian, tiếp tục tỏa <br />
sáng, giúp thế hệ học sinh hôm nay hiểu hơn về thế hệ cha ông trong những ngày tháng <br />
hào hùng nhất của dân tộc. Trong thời đại mới, những giá trị của ngày hôm qua góp phần <br />
khơi dậy lòng tự hào và ý thức trách nhiệm, tình cảm cho mỗi con người trong khát vọng <br />
đưa Đất Nước đi xa đến những tháng ngày mơ mộng.<br />
<br />
Bài làm 4:<br />
<br />
Trong suốt ba mươi năm ấy, vận mệnh của đất nước luôn luôn là vấn đề lớn lao, nóng <br />
bỏng và chi phối mọi lĩnh vực của đời sống dân tộc và mỗi con người Việt Nam. Vì thế, <br />
cùng là lẽ tự nhiên, tình cảm yêu nước đã trở thành cảm hứng chủ đạo trong thơ ca hiện <br />
đại Việt Nam, tiếp nối một truyền thống sâu đậm của văn học dân tộc từ ngàn xưa.<br />
<br />
Tình cảm yêu nước được biểu hiện trong thơ ca ta thống nhất nhưng cũng rất đa dạng, <br />
phong phú tùy theo hoàn cảnh sáng tác, tâm trạng cụ thể của từng nhà thơ. Trường ca Mặt <br />
đường khát vọng được viết giữa những năm tháng hào hùng ca toàn quân, toàn dân ta đang <br />
tập trung sức lực, tập trung trí tuệ để chiến thắng đế quốc Mĩ, có vai trò không nhỏ của <br />
tầng lớp tuổi trẻ học sinh, sinh viên các thành thị vùng tạm chiếm miền Nam đang thức <br />
tỉnh, xiết chặt đội ngũ xuống đường. Tầng lớp này cũng có nhiều tâm tư, nhiều suy ngẫm <br />
về thế hệ mình, về đất nước. Từ góc độ đó, ở Đất Nước, chương V của bản trường ca <br />
Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm đã định nghĩa, cảm nhận ngợi ca vẻ đẹp <br />
nhiều mặt của đất nước, trình bày ý thức trách nhiệm đối với vận mệnh dân tộc giữa cơn <br />
thử thách lớn của lịch sử.<br />
<br />
Hình tượng đất nước, trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, gắn với những hình ảnh <br />
hết sức cụ thể với những sinh hoạt rất đỗi thường ngày của mỗi chúng ta. Tình yêu lớn <br />
lao nhưng không hề xa xôi, trừu tượng mà được khơi gợi từ những sự vật, sinh hoạt gần <br />
gũi, từ những phong tục văn hóa có tự ngàn xưa. Đất nước có trong những câu chuyện cổ <br />
tích mẹ thường hay kể cho ta từ tuổi bé thơ, trong miếng trầu bây giờ bà ăn, trong lũy tre <br />
làng bao đời thành lũy thành chông cho dân mình đánh giặc. Đất nước gắn cùng tục búi <br />
tóc sau đầu, câu ca dao gừng cay muối mặn, gắn cùng cái kèo, cái cột, hạt gạo một nắng <br />
hai sương. Cảm nhận đất nước từ những cái bình thường quanh ta đã dẫn Nguyễn Khoa <br />
Điềm đến biện pháp nghệ thuật chiết tự. Từ ghép đất nước được tách thành đôi để nhà <br />
thơ định nghĩa thật cụ thể từng thành tố Đất và Nước:<br />
<br />
Đất là nơi anh đến trường<br />
<br />
Nước là nơi em tắm<br />
<br />
Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc<br />
<br />
Nước là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi<br />
<br />
Đất là nơi Chim về<br />
<br />
Nước là nơi Rồng ở<br />
<br />
Dòng suy tưởng đưa Nguyễn Khoa Điềm trở về quá khứ, với huyền thoại Lạc Long <br />
Quân và Âu Cơ khẳng định cội nguồn thống nhất của con người Việt. Đất nước trường <br />
tồn trong thời gian đằng đẵng, không gian mênh mông. Vậy là những hình ảnh, sự vật <br />
trên rất đỗi bình thường, nhưng đâu phải tầm thường; trong đó ẩn chứa sâu xa chiều dài <br />
lịch sử, truyền thống văn hóa với bao phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc. Gợi lên <br />
truyền thống lịch sử văn hóa vững bền, không gian địa lý mênh mông của đất nước từ <br />
những điều giản dị, thường ngày, đó là thành công đặc biệt của Nguyễn Khoa Điềm ở <br />
đoạn trích này. Đất nước là đời sống, là hơi thở hàng ngày của mỗi chúng ta. Đất nước là <br />
sông bể mênh mông, núi rừng hùng vĩ. Đất nước trải suốt chiều dài lịch sử truyền thuyết <br />
Hùng Vương, đến đạo lý Hùng năm ăn đâu làm đâu Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ. <br />
Ai biết được tự bao giờ con người Việt Nam biết kể chuyện c ổ tích, có tục ăn trầu... Ai <br />
biết được tự bao giờ con người Việt Nam biết làm bạn với cây tre, với cái kèo, cái cột... <br />
Đằng sau những điều giản dị ấy là truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, bền vững của <br />
đất nước Việt Nam ta. Từ góc độ đời sống cá nhân, nhà thơ nói được cả cuộc sống cộng <br />
đồng, đưa đến cho người đọc cảm nhận toàn vẹn, tổng hợp về vẻ đẹp đất nước.<br />
<br />
Có lẽ chưa bao giờ như trong thời đại dân tộc Việt Nam ta đánh Mĩ, vai trò to lớn, sức <br />
mạnh vô địch của nhân dân được thể hiện đầy đủ đến thế. Cuộc đối chọi quyết liệt với <br />
một kẻ thù giàu có và hung bạo vào bậc nhất đòi hỏi phải huy động triệt để sức mạnh <br />
của khối đoàn kết toàn dân. Bởi vậy, Đất Nước của Nhân dân đã trở thành tư tưởng <br />
chung của thời đại, đã chi phối toàn bộ nền văn học cách mạng và làm lên rất nhiều tác <br />
phẩm có giá trị. Trong bối cảnh ấy, đoạn trích Đất Nước trong trường ca Mặt đường khát <br />
vọng của Nguyễn Khoa Điềm đã đóng góp một cách cảm nhận. Cách thể hiện đặc sắc. <br />
Khi nói về bốn nghìn năm lịch sử của đất nước, nhà thơ không đếm lại các triều đại, <br />
những anh hùng nổi tiếng mà tự hào nhắc đến vô vàn lớp người vô danh bình dị:<br />
<br />
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp<br />
<br />
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta<br />
<br />
Cần cù làm lụng<br />
<br />
Khi có giặc người con trai ra trận<br />
<br />
Người con gái trở về nuôi cái cùng con<br />
<br />
Đối với nhân dân, cần cù làm lụng và ra trận đánh giặc, sống và chết đều thật giản dị và <br />
bình tâm vì lẽ tồn vong của đất nước. Khi đất nước thanh bình, họ "cui cút làm ăn, toan lo <br />
nghèo khó". Khi đất nước gặp nạn ngoại xâm, họ đứng dậy cầm vũ khí, sẵn sàng xả thân <br />
vì độc lập, chủ quyền như lẽ tự nhiên. Chính những con người không ai nhớ mặt đặt tên <br />
ấy đã làm ra Đất Nước. Trong trường kì lịch sử, nhân dân là lực lượng chủ yếu sáng tạo, <br />
giữ gìn truyền lại mọi tài sản vật chất, mọi giá trị tinh thần để làm nên Đất Nước muôn <br />
đời:<br />
<br />
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng<br />
<br />
Họ truyền lửa qua mỗi nhà từ hòn than qua con cái<br />
<br />
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói<br />
<br />
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân.<br />
Bao lớp người vô danh, thầm lặng ấy đã hóa thân cho đất nước vững bền. Nguyễn Khoa <br />
Điềm đã cảm nhận sự hóa thân của nhân dân hiển hiện trên gương mặt địa lý của đất <br />
nước. Không ít tác phẩm thơ văn đã nhắc tới những danh lam thắng cảnh, nhưng sự tích <br />
núi sông của đất nước Việt Nam bốn ngàn năm văn hiến. Nhưng gắn chúng cùng số <br />
phận, cùng phẩm chất của những người dân bình dị, thấy trong đó cuộc đời hy sinh cao <br />
đẹp của quần chúng nhân dân, ấy là Nguyễn Khoa Điềm. Sau khi nhắc tới hàng loạt danh <br />
lam thắng cảnh, sự tích núi sông trên các miền đất nước, nhà thơ đi đến một khái quát <br />
thấm thía:<br />
<br />
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng, gò bãi<br />
<br />
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha<br />
<br />
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thủy<br />
<br />
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta...<br />
<br />
Chiêm ngưỡng tiếp nhận Đất Nước câu Nhân dân, Đất Nước câu ca dao thần thoại từ góc <br />
độ thế hệ trẻ trong thời đại dân tộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm <br />
đã gợi nhắc trách nhiệm đối với vận mệnh đất nước. Phải chăng đây chính là mục đích <br />
của đoạn thơ Đất Nước này khi ra đời giữa những năm tháng chiến tranh quyết liệt, hào <br />
hùng, khi lịch sử đang yêu cầu mọi con người phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sử. Ý <br />
thức trách nhiệm này được Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận, dẫn dắt rất tự nhiên cùng quá <br />
trình khám phá ngày càng sâu về đất nước. Ban đầu, đất nước là những gì thân thiết ở <br />
ngoài ta, ở xung quanh ta. Nhưng dần về sau, đất nước đã ở trong ta, đất nước có trong <br />
mỗi người:<br />
<br />
Trong anh và em hôm nay<br />
<br />
Đều có một phần Đất Nước<br />
<br />
Khi hai đứa cầm tay<br />
<br />
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm<br />
Khi chúng ta cầm tay mọi người<br />
<br />
Đất Nước vẹn tròn, to lớn<br />
<br />
Mỗi con người hôm nay đều đang thừa hưởng những di sản vật chất và tinh thần quý báu <br />
của đất nước, của nhân dân, của bao thế hệ đi trước, vì thế phải biết cống hiến đời mình <br />
vì lẽ tồn vong của đất nước. Ý thức trách nhiệm được nhà thơ trình bày thật thiết tha. Đó <br />
là mệnh lệnh cất lên từ trái tim đang xúc động:<br />
<br />
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình<br />
<br />
Phải biết gắn bó và san sẻ<br />
<br />
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở<br />
<br />
Làm nên Đất Nước muôn đời...<br />
<br />
Như vậy, tiếp thu nguồn mạch cảm hứng yêu nước chưa bao giờ vơi cạn trong lịch sử <br />
văn học Việt Nam, nằm trong bối cảnh của thời đại dân tộc kháng chiến chống đế quốc <br />
Mĩ, đoạn trích Đất Nước trong trường ca Mặt đường khát vọng đã thể hiện những nhận <br />
thức, khám phá mới mẻ về vẻ đẹp đất nước. Trên nền văn hóa dân gian vững chắc, <br />
Nguyễn Khoa Điềm đã hướng sự tìm tòi, suy ngẫm tới nhiều bình diện như lịch sử, địa <br />
lý, phong tục... để làm nổi bật tư tưởng Đất Nước của Nhân dân và gợi nhắc ý thức trách <br />
nhiệm trước vận mệnh đất nước. Nhưng sức hấp dẫn của chương Đất Nước không chỉ <br />
ở các nội dung cảm nhận mà còn ở cách thể hiện của Nguyễn Khoa Điềm. Khi đưa vào <br />
đây nhiều kiến thức về lịch sử, địa lí, về văn hoá dân gian, thơ dễ sa vào diễn ca theo lối <br />
phô bày hiểu biết, dễ chỉ tác động vào lý trí mà khó lay thức tình cảm người đọc. Nguyễn <br />
Khoa Điềm đã vượt qua thử thách đó và Đất Nước vừa làm sáng bừng nhận thức, vừa lay <br />
động sâu xa tâm hồn mỗi con người Việt Nam. Cái gì đã tạo nên thành công ấy? Điều chủ <br />
yếu là do tất cả các kiến thức, tư liệu, sự kiện phong phú này đã được thẩm thấu qua tâm <br />
hồn chứa chan xúc cảm của Nguyễn Khoa Điềm và nhà thơ đã tìm được một cách nói <br />
riêng, bằng giọng điệu tâm tình, qua hồi ức lại những kỉ niệm riêng tư:<br />
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi<br />
<br />
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kể<br />
<br />
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn<br />
<br />
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc<br />
<br />
Ngay từ phần mở đầu. Đất Nước dẫn ta vào câu chuyện tâm tình thiết tha, sâu lắng. Toàn <br />
bộ chương này được thể hiện bằng hình thức "anh" trò chuyện cùng "em". Với hình thức <br />
này, giọng điệu thơ tất phải ngọt ngào, thủ thỉ. Nguyễn Khoa Điềm nói về lịch sử mà <br />
như tâm sự về những kỉ niệm tuổi thơ, như nhắc lại những hồi ức cảm động về người <br />
thân trong gia đình là bà, là mẹ. Bề dày của lịch sử, của nền văn hóa phong phú, lâu đời, <br />
cả không khí của truyền thuyết Thánh Gióng, cổ tích Trầu Cau bỗng được sống dậy trong <br />
cảm nhận gần gũi của mỗi người đọc. Chính nhờ lối thể hiện ấy mà vẻ đẹp sâu xa của <br />
đất nước, ý thức trách nhiệm công dân trước vận mệnh đất nước được người đọc nhận <br />
cảm một cách tự nhiên, thấm thía.<br />
<br />
<br />