intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÀI TẬP THỰC HÀNH VIẾT ĐOẠN MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG VĂN NGHỊ LUẬNA/ Yêu cầu

Chia sẻ: Kata_9 Kata_9 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

199
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

BÀI TẬP THỰC HÀNH VIẾT ĐOẠN MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG VĂN NGHỊ LUẬN A/ Yêu cầu cần đạt: Qua một số bài tập (đề văn) giúp HS rèn luyện thêm kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý trong một bài văn nghị luận về một tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi. B/ Tiến trình bài dạy: I. Vấn đề thảo luận: Đề 1. So sánh bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng và “Đồng Chí” của Chính Hữu. Đề 2. Hình ảnh Tổ quốc qua đoạn trích “Đất Nước” (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng”) của Nguyễn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÀI TẬP THỰC HÀNH VIẾT ĐOẠN MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG VĂN NGHỊ LUẬNA/ Yêu cầu

  1. BÀI TẬP THỰC HÀNH VIẾT ĐOẠN MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG VĂN NGHỊ LUẬN A/ Yêu cầu cần đạt: Qua một số bài tập (đề văn) giúp HS rèn luyện thêm kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý trong một bài văn nghị luận về một tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi. B/ Tiến trình bài dạy: I. Vấn đề thảo luận: Đề 1. So sánh bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng và “Đồng Chí” của Chính Hữu. Đề 2. Hình ảnh Tổ quốc qua đoạn trích “Đất Nước” (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng”) của Nguyễn Khoa Điềm. II. Gợi ý:
  2. 1. Viết phần mở bài: GV tổ chức cho HS phân tích đề, tập viết, nhận xét và định hướng kiến thức. Đề 1: Hiện thức cuộc sống tác động vào nhà thơ cùng một lúc. Viết về cùng một đề tài là chuyện không có gì là. Song cùng viết về một vấn đề mà mỗi nhà thơ lại có xúc cảm và cách thể hiện khác nhau. Điều đó là đương nhiên. Bên cạnh sự xúc cảm, tư tưởng, nhận thức của người cầm bút còn là vấn đề phong cách, bút pháp, sở trường riêng của mỗi người. Để thấy rõ điều đó, chúng ta tìm hiểu bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng và “Đồng Chí” của Chính Hữu. Đề 2: Viết về quê hương đất nước, các nhà thơ đều có cảm nhận chung. Đó là lòng yêu quê hương, con người và căm thù giặc. Hình ảnh trong thơ đều thấm tư tưởng tình cảm chân thật và đều bắt nguồn từ cuộc sống. Ngôn ngữ thơ, giọng điệu thơ và xúc cảm riêng thì không ai giống ai. Điều đó được thể hiện rõ qua đoạn trích “Đất Nước” (trích trường ca “Mặt đường khát vọng”) của Nguyễn Khoa Điềm.
  3. 2. Viết phần kết bài: GV tổ chức cho HS phân tích đề, tập viết, nhận xét và định hướng kiến thức. Đề 1: Người lính thật đáng yêu, đáng kính trọng. Đến với bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, “Đồng Chí” của Chính Hữu, ta càng thấm thía cuộc sống chiến đấu gian khổ, đầy thử thách hi sinh của anh bộ đội cụ Hồ thời đánh giặc. Vượt lên tất cả hiện thực ấy là ý chí, nghị lực, đời sống tình cảm mang những vẻ đẹp của người lính. Người lính năm xưa ai còn ai mất. Nhưng những vần thơ này mãi mãi khắc sâu trong lòng người đọc. Đây là những đài kỉ niệm bằng thơ, đáng trọng như những giá gương phủ nhiều điều. Mỗi lần chúng ta soi mình vào đó để thấy mình, sửa mình và sống cho hết mình. Có lúc ta tự hỏi, thế hệ trẻ hôm nay và mai sau liệu còn ghi nhớ về chiến công của người lính. Đề 2: Độc đoạn trích “Đất Nước” (trích trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm mới thấy hết được tầm vóc của Tổ quốc, nhân dân mình. Đất nước gắn liền với những địa danh, gắn với lịch sử những ngày cả
  4. dân tộc chấp nhận cuộc đụng đầu lịch sử quyết liệt với Pháp Mĩ. Đất nước trong lòng mỗi chúng ta. Còn có niềm tự hào nào hơn được làm con người đất nước cho dù cuộc sống hiện tại còn nhiều khó khăn. Ở đâu đó trên đất Nước, bữa cơm chưa thật no, ngủ đêm chưa thật sự ngon giấc, mái trường dành cho trẻ thơ còn mưa nắng lọt qua vì còn bao nỗi lo riêng cho mỗi gia đình rơi vào cảnh bất hạnh…Chúng ta tin sẽ vượt qua. Vì chúng ta là con người Việt Nam. III.Bài tập về nhà: Viết phần mở bài và kết bài cho đề sau: Chất thơ trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài ?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0