intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ "Đất nước” của Nguyễn Đình Thi: "Ôi những cánh đồng quê... nhớ mắt người yêu"

Chia sẻ: Lan Zhan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

35
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đất nước" là bài thơ sáng giá nhất của Nguyễn Đình Thi viết trong kháng chiến chống Pháp, cũng là bài thơ kiệt tác viết về đề tài quê hương đất nước của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Nó đã được tác giả thai nghén và hình thành trong một quá trình lịch sử khá dài (1948-1955). Các áng thơ "Đêm mít tinh", “Sáng mát trong như sáng năm xưa" - đã khơi nguồn cảm hứng để Nguyễn Đình Thi khám phá và thể hiện tuyệt đẹp tình yêu nước một cách nồng nàn, say đắm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ "Đất nước” của Nguyễn Đình Thi: "Ôi những cánh đồng quê... nhớ mắt người yêu"

Đề bài: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ "Đất nước” của Nguyễn Đình Thi: <br /> "Ôi những cánh đồng quê... nhớ mắt người yêu"<br /> <br /> Bài làm<br /> <br /> Có những vần thơ  xao xuyến bồi hồi. Có những vần thơ  ngọt ngào say đắm. Lại có <br /> những vần thơ đĩnh đạc, hào hùng. Còn có lúc, ta bị ám ảnh khôn nguôi trước những vần  <br /> thơ yêu thương và căm giận:<br /> <br /> "Ôi những cánh đồng quê chảy máu,<br /> <br /> Dây thép gai đâm nát trời chiều<br /> <br /> Những đêm dài hành quân nung nấu<br /> <br /> Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu".<br /> <br /> (“Đất nước" ­ Nguyễn Đình Thi)<br /> <br /> "Đất nước" là bài thơ  sáng giá nhất của Nguyễn Đình Thi viết trong kháng chiến chống <br /> Pháp, cũng là bài thơ kiệt tác viết về đề tài quê hương đất nước của nền thơ ca Việt Nam  <br /> hiện đại. Nó đã được tác giả thai nghén và hình thành trong một quá trình lịch sử khá dài  <br /> (1948­1955). Các áng thơ  "Đêm mít tinh", “Sáng mát trong như  sáng năm xưa" ­ đã khơi  <br /> nguồn cảm hứng để Nguyễn Đình Thi khám phá và thể hiện tuyệt đẹp tình yêu nước một  <br /> cách nồng nàn, say đắm.<br /> <br /> "Đất nước" như một phức điệu đa thanh nói về cảm xúc mùa thu quê hương xưa và nay.  <br /> Là tiếng nói say mê về cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ, là niềm tự hào về truyền  <br /> thống bất khuất của dân tộc anh hùng. Nó là tiếng nói xót xa, căm giận quân xâm lược <br /> đang giày xéo đất nước thân yêu. Phần cuối bài thơ  biểu lộ  niềm kiêu hãnh của người  <br /> chiến sĩ trước tư thế chiến đấu và chiến thắng lẫm liệt hiên ngang "rũ bùn đứng dậy sáng  <br /> lòa!" của đất nước. Đoạn thơ  bốn câu trên đây trích trong phần thứ  ba của bài "Đất  <br /> nước".<br /> Nhà thơ  ­ người chiến sĩ ­ như  đang nắm chắc tay súng “lắng hồn núi sông ngàn năm", <br /> lắng nghe những âm vang của lịch sử, giống nòi “rì rầm trong tiếng đất” tự  nghìn xưa  <br /> "vọng nói về": những Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa... bất tử! Từ quá khứ nghìn xưa trở <br /> về hiện tại, câu thơ vút lên nghẹn ngào, đau đớn:<br /> <br /> "Ôi những cánh đồng quê chảy máu".<br /> <br /> Cảnh tượng đau thương mà nhà thơ nói đến là mùa thu 1948, khi cuộc kháng chiến chống <br /> Pháp xâm lược của nhân dân ta đang diễn ra vô cùng ác liệt! Nhiều đô thị, nhiều vùng <br /> nông thôn rộng lớn của đất nước ta đang bị  giặc Pháp chiếm đóng và giày xéo "Đường  <br /> làng bao xương máu tơi bời ­ Vườn không nhà trống tàn hoang" ("Làng tôi" ­ Văn Cao). <br /> "Những cánh đồng quê chảy máu"­ hình ảnh hoán dụ tượng trưng cho đất nước thân yêu,  <br /> những làng xóm thân thuộc đang bị quân thù càn quét, bắt giết dã man. Máu những người <br /> nông dân hiền lành đã chảy ngập đường thôn, luống cày... dưới làn bom đạn của lũ cướp <br /> nước. Xưa kia thuở thanh bình, đất nước là "những cánh đồng thơm mát…”, "xanh xanh  <br /> bãi mía bờ  dâu...", thì kể từ khi "súng giặt đất rền", đã trở  nên tang thương, điêu tàn với <br /> "những cánh đồng quê chảy máu". Nhân dân ta bị giặc Pháp tàn sát dã man. Hai chữ "chảy <br /> máu" lên án tội ác và chính sách tam quang của quân cướp nước: giết sạch, cướp sạch,  <br /> đốt phá sạch! Từ "ôi" cảm thán diễn tả nỗi lòng đau đớn, xót xa không thể nào kể xiết!<br /> <br /> Từ  cái nhìn toàn cảnh về  không gian đau thương, về  "những cánh đồng chảy máu", nhà  <br /> thơ đứng lặng nhìn về các phía chân trời. Một nét vẽ thậm xưng, độc đáo, rất sáng tạo:<br /> <br /> “Dây thép gai đâm nát trời chiều”.<br /> <br /> Quân giặc tàn bạo ra sức bắn giết, càn quét, chiếm đất, dồn dân. Đồn giặc như nấm độc  <br /> mọc lên khắp mọi nơi. "Dây thép gai" cũng là một hình ảnh hoán dụ nói về bốt đồn giặc, <br /> sự chiếm đóng dã man của quân cướp nước. Những núi thép gai, những hàng rào dây thép  <br /> gai tua tủa nhọn hoắt bao bọc xung quanh đồn giặc không chỉ nhằm chống đỡ những trận  <br /> tấn công vũ bão của quân đội ta, mà còn "đâm nát trời chiều” Một cách nói thậm xưng  <br /> đầy  ấn tượng về  tội ác và âm mưu cướp nước của giặc Pháp. "Mấy trăm năm thấp  <br /> thoáng mộng bình yên” là những chiều thôn trang êm đềm có "cánh cò trắng vẫy mênh <br /> mông", có "tiếng  ốc xa đưa vẳng trống đồn", có tiếng sáo mục đồng dẫn trâu về  thôn... <br /> Nhưng nay còn đâu nữa? Cảnh trời chiều quê hương đã và đang bị dây thép gai đồn giặc <br /> "đâm nát". Nỗi đau từ đất trời như đang cứa nát, đâm nát lòng người!<br /> <br /> Ở  phần đầu bài thơ, Nguyễn Đình Thi nói về  cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và hùng vĩ <br /> của đất nước với trời xanh, núi xanh, những cánh đồng quê thơm mát, những ngả  đường <br /> bát ngát, những dòng sông đỏ nặng phù ­ và tất cả đều "của chúng ta". Nhưng từ khi giặc <br /> tràn tới, đồng quê thì "chảy máu", trời chiều thôn trang thì bị  dây thép gai "đâm nát",biết <br /> bao đau đớn, căm hờn! Tác giả  "Đất nước" tạo nên sự  đối lập, tương phản  đầy  ấn <br /> tượng: xưa và nay, thanh bình với chiến tranh, hữu tình nên thơ  với điêu tàn,tang tóc ­ để <br /> lên án tội ác dã man của giặc Pháp mà trời không thể  dung tha, người người đều căm <br /> giận! Sự  kết hợp tài tình các biện pháp tu từ  hoán dụ, cảm thán, thậm xưng, và tương <br /> phản đã tạo nên vần thơ  giàu hình tượng và biểu cảm. Qua đó, ta cảm nhận được cốt  <br /> cách thi sĩ của Nguyễn Đình Thi: thơ  đẹp, tài hoa, cảm dồn nén, ngôn từ  xác thực, hình <br /> tượng sáng tạo. Nhà thơ đã dẫn hồn người đọc sống và cảm với hiện thực đất nước một <br /> thời khói lửa, mở  rộng cho ta một trường liên tưởng về  không gian nghệ  thuật để  mọi  <br /> người cùng suy ngẫm về dòng chảy lịch sử và hành trình bi tráng của dân tộc. Và đó cũng  <br /> là cái giá của độc lập tự do để ta nhớ và tự hào!<br /> <br /> Gần 150 năm về  trước, trong bài thơ  "Chạy giặc", Nguyễn Đình Chiểu đã căm giận lên  <br /> án quân xâm lược:<br /> <br /> "Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây…<br /> <br /> (...) Bến Nghé của tiền tan bọt nước<br /> <br /> Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây…”<br /> <br /> Có biết bao câu thơ xúc động làm sôi sục lòng người những năm tháng đất nước "ra trận":<br /> <br /> “Quê hương ta từ ngày khủng khiếp<br /> <br /> Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn<br /> Ruộng ta khô<br /> <br /> Nhà ta cháy<br /> <br /> Chó ngộ một đàn<br /> <br /> Lưỡi dài lê sắc máu<br /> <br /> Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang…”<br /> <br /> ("Bên kia sông Đuống” ­ Hoàng Cầm)<br /> <br /> Đó là những vần thơ một thời tạc vào thời gian và lòng người để ta nhớ mãi.<br /> <br /> Câu thơ thứ ba nói lên tâm trạng người chiến sĩ ra trận:<br /> <br /> "Những đêm dài hành quân nung nấu".<br /> <br /> Câu 1 nói về "những cánh đồng quê chảy máu”, câu ba tứ thơ chỉ rõ "Những đêm dài hành  <br /> quân nung nấu", từ không gian đau thương mở ra thời gian căm giận, không chỉ một đêm, <br /> năm mười đêm mà là "những đêm dài”…Cấu trúc song hành, điệp lại 2 lần chữ "những", <br /> chữ "nấu" vần với chữ "máu” (vần chân) đã tạo nên giai điệu, nhạc điệu trầm hùng đang <br /> nung nấu tâm hồn người chiến sĩ xung kích trên đường hành quân ra trận. "Nung nấu" vì <br /> căm thù dữ  dội. Nòng súng nóng bỏng, lưỡi lê nhọn hoắt căm thù! Mối thù đối với giặc  <br /> Pháp cướp nước nung nấu, ngùn ngụt bốc lửa, sôi sục trong lòng, không chỉ  trong một <br /> thời gian hữu hạn mà kéo dài trong thời gian vô hạn "Những đêm dài hành quân nung  <br /> nấu". Hai chữ "nung nấu” biểu hiện sâu sắc tình yêu nước của " những người áo vải ­ Đã  <br /> đứng lên thành những anh hung!”.<br /> <br /> Càng nung nấu căm hờn quân xâm lược bao nhiêu thì lòng càng yêu quê hương đất nước  <br /> bấy nhiêu. Người lính ra trận nung nấu, sôi sục căm thù giặc khi nhìn thấy đất nước tang  <br /> tóc, điêu tàn "những cánh đồng quê chảy máu…”, nhìn thấy “những bóng thù hắc ám", <br /> những đồn giặc mọc lên với bao “dây thép gai đâm nát trời chiều”. Câu thơ  thứ  tư  tiếp <br /> theo là một nét vẽ, nét khắc chiều sâu tâm hồn người chiến sĩ ra trận; nhiều khám phá và  <br /> sáng tạo:<br /> <br /> "Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu”<br /> <br /> "Nung nấu" căm thù và "bồn chồn nhớ" là hai nét biểu hiện của một tâm trạng, làm nên <br /> sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của anh Vệ quốc quân thời kháng chiến 9 năm đánh <br /> Pháp. Anh ra trận với sức mạnh căm thù giặc, với tình yêu nước thương dân, với bao nỗi  <br /> nhớ. Nhớ luống cày mái rạ, nhớ bãi mía nương dâu, nhớ giếng nước gốc đa, nhớ  "người  <br /> tình chung"... "nhớ  mắt người yêu". “Mắt người yêu” cũng là một hình  ảnh hoán dụ  rất <br /> đắt diễn tả hình bóng quê hương, vẻ đẹp duyên dáng "người tình chung" sau lũy tre làng  <br /> mà anh nhớ lắm:<br /> <br /> "Vầng trán em mang trời chiều quê hương<br /> <br /> Mắt em như giếng nước thôn làng<br /> <br /> Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm<br /> <br /> Em đã bao ngày em nhớ thương?…”<br /> <br /> ("Mắt người Sơn Tây” ­ Quang Dũng)<br /> <br /> "Nhớ  mắt người yêu" với bao kỉ  niệm đẹp một thời trai trẻ. "Xa em năm nhớ  ­ gần em  <br /> mười thương". Chàng trai cày ngày xưa nhớ quê nhà là nhớ hương vị đậm đà “bát canh rau <br /> muống, quả cà giòn tan", là "nhớ ai tát nước bên đường hôm nào”. Anh bộ đội Cụ Hồ giã  <br /> từ nơi chôn nhau cắt rốn, nơi “nước mặn đồng chua”, nơi “đất cày lên sỏi đá", có người  <br /> nhớ thầm: "Bầm ra ruộng cấy bầm run ­ Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non”. Có người <br /> nhớ "người vợ trẻ­ mòn chân bên gạo canh khuya”. Chàng lính trẻ hào hoa trong đoàn binh  <br /> Tây Tiến thì lại " Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm". Có trăm nghìn nỗi nhớ quê, nhớ nhà, <br /> nhớ  người thân thương: “Anh bỗng nhớ em như đông về  nhớ  rét – Tình yêu ta như  cánh <br /> kiến hoa vàng" (Chế Lan Viên), v.v...<br /> <br /> Trở  lại câu thơ  "bỗng bồn chồn nhớ  mắt người yêu” hai chữ  “bồn chồn" nghĩa là nóng  <br /> ruột, không yên tâm (Từ  điển tiếng Việt); diễn tả  nỗi nhớ  xôn xao, rung động, dâng lên  <br /> như  những đợt sóng vỗ  mãi trong lòng. Đã có nỗi nhớ  “bổi hổi bồi hồi”. Đã có sự  vấn <br /> vương   "không   yên   một   bề".   Đã   có   tâm   tình   khao   khát   “nhớ   ai,   ai   nhớ,   bây   giờ   nhớ <br /> ai...".Câu thơ  "Bỗng bồn chồn nhớ  mắt người yêu” là một nét vẽ  rất đẹp thể  hiện bút  <br /> pháp tài hoa của Nguyễn Đình Thi. "Nhớ" là cảm hứng nhiều màu sắc và dáng vẻ đã làm <br /> nên những câu thơ  hay, những vần thơ đẹp của Nguyễn Đình Thi trong tập thơ  "Người <br /> chiến sĩ":<br /> <br /> ... "Anh yêu em như anh yêu đất nước<br /> <br /> Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần<br /> <br /> Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước<br /> <br /> Mỗi tối anh nằm mỗi miếng anh ăn”…<br /> <br /> (Nhớ)<br /> <br /> Trong cái chung nhớ nước, nhớ "nguồn thiêng ông cha” (Hữu Loan), lại có cái riêng "bỗng <br /> bồn chồn nhớ mắt người yêu". Có nỗi hờn "nung nấu”, có nỗi nhớ  “bồn chồn” nên mới <br /> có sức mạnh chiến đấu và niềm tin thắng trận: "Anh lại tìm em ­ Em mặc yếm thắm ­  <br /> Em thắt lụa hồng ­ Em đi trẩy hội non song – Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh" <br /> (Hoàng Cầm).<br /> <br /> Tình cảm là cái gốc của thơ ca, là ngọn nguồn sáng tạo của thơ ca. Thơ chỉ đẹp khi thơ ca <br /> hút màu mờ, phù sa trong lòng đất ­ hiện thực cuộc sống ­ mà nảy mầm xanh tươi, đơm  <br /> hoa kết trái dâng hương thơm, vị ngọt cho đời. Đoạn thơ của Nguyễn Đình Thi như một  <br /> bông hoa đẹp trong cành hoa đẹp đã mang hơi thở  nóng hổi của thời đại, mang tình yêu  <br /> đất nước mãnh liệt của con người Việt Nam trong ba ngàn ngày khói lửa.<br /> <br /> Đọc đoạn thơ  trên, ta cảm nhận được phần nào vẻ  đẹp của phong cách nghệ  thuật của <br /> Nguyễn Đình Thi, một hồn thơ  giàu cá tính sáng tạo. Hiện thực chiến tranh: đất nước  <br /> điêu tàn, dân tộc đau thương trong bom đạn quân thù đã được diễn tả một cách tuyệt vời  <br /> qua những vần thơ hàm súc, biểu cảm và giàu hình tượng.<br /> "Cánh đồng quê chảy máu", "Giây thép gai đâm nát trời chiều” là những hình ảnh thơ mới  <br /> mẻ, độc đáo và hay. "Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu" là một hình ảnh mang tính kế <br /> thừa sáng tạo, thể hiện một hồn thơ chiến sĩ cho ta nhiều rung cảm thấm thía<br /> <br /> Đọc "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi, tâm hồn ta được bồi đắp bao tình cảm đẹp trở <br /> nên trong sáng và phong phú, để  ta yêu, để  ta nhớ, ta sống lại và tự  hào về  những năm  <br /> tháng hào hùng và oanh liệt với ngọn lửa Điện Biên thần kì của đất nước và dân tộc trong <br /> thời đại Hồ Chí Minh.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2