intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Đất nước (Nguyễn Đình Thi): "Mùa thu nay khác rồi!... Những buổi ngày xưa vọng nói về"

Chia sẻ: Lan Zhan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

59
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài thơ Đất nước được hình thành trong một quãng thời gian dài (1948-1955); lần đầu tiên được dưa vào tập Chiến sĩ (1956). Bài thơ được tổ hợp từ một số bài thơ khác như Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948) và Đêm mít tinh (1949). Chủ đề bao trùm của Đất nước là lòng yêu nước nồng nàn, thiết tha, ý thức độc lập tự chủ, là lòng tự hào về đất nước và nhân dân anh hùng, từ trong đau thương nô lệ, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã quật khởi vùng lên chiến thắng huy hoàng.Trong đó có những đoạn thơ Nguyễn Đình Thi đó là Tổ quốc hồi sinh tràn đầy sức sống, ý thức độc lập tự chủ và niềm tự hào về Tổ quốc giàu đẹp, có truyền thông bất khuất kiên cường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Đất nước (Nguyễn Đình Thi): "Mùa thu nay khác rồi!... Những buổi ngày xưa vọng nói về"

Đề  bài: Bình giảng đoạn thơ  sau trong bài thơ  Đất nước (Nguyễn Đình Thi): Mùa  <br /> thu nay khác rồi!... Những buổi ngày xưa vọng nói về<br /> <br /> Bài làm<br /> <br /> Bài thơ  Đất nước được hình thành trong một quãng thời gian dài (1948­1955); lần đầu <br /> tiên được dưa vào tập Chiến sĩ (1956). Bài thơ  được tổ  hợp từ  một số  bài thơ  khác như <br /> Sáng mát trong như  sáng năm xưa (1948) và Đêm mít tinh (1949). Chủ  đề  bao trùm của  <br /> Đất nước là lòng yêu nước nồng nàn, thiết tha, ý thức độc lập tự chủ, là lòng tự  hào về <br /> đất nước và nhân dân anh hùng, từ trong đau thương nô lệ, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã  <br /> quật khởi vùng lên chiến thắng huy hoàng.Trong đó có những đoạn thơ Nguyễn Đình Thi <br /> đó là Tổ  quốc hồi sinh tràn đầy sức sống, ý thức độc lập tự  chủ  và niềm tự  hào về  Tổ <br /> quốc giàu đẹp, có truyền thông bất khuất kiên cường:<br /> <br /> Mùa thu nay khác rồi!<br /> <br /> ...<br /> <br /> Những buổi ngày xưa vọng nói về.<br /> <br /> Sau khi hồi tưởng đến mùa thu của những ngày rời Hà Nội ra đi vì nghĩa lớn với cảm xúc  <br /> "Buồn buồn lặng lặng" (Hoài Thanh), tác giả bộc lộ cảm nghĩ của mình về mùa thu mới,  <br /> mùa thu trên đất nước nhân dân đã làm chủ vận mệnh của mình, mùa thu kháng chiến  ở <br /> núi rừng Việt Bắc: "Mùa thu nay khác rồi". Lời thơ  đầy tính chất khẳng định. Đó là sự <br /> khác rồi về không gian, thời gian và tâm trạng con người trước mùa thu. Nhưng cái khác  <br /> trước hết của mùa thu này được người đọc nhận ra ngay  ở nhịp điệu, tiết tấu, hình ảnh <br /> thơ: từ những câu thơ thất ngôn sâu lắng, cổ kính mang đậm màu sắc Đường thi, bài thơ <br /> bỗng chuyển sang những câu thơ tự do, tạo nên một nhịp điệu hối hả phơi phới làm cho <br /> đoạn thơ như hát vang lên từ một trái tim chất chứa niềm vui.<br /> <br /> Đứng giữa không gian bao la, giữa đất trời bát ngát thoáng đãng, với trái tim reo vui, tác <br /> giả đã lắng nghe, cảm nhận sắc thu, hồi thu mới "Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi". "Vui  <br /> nghe" chứ không phải là nghe vui. Nghe vui là niềm vui từ bên ngoài còn vui nghe là niềm <br /> vui từ trái tim trỗi dậy, dâng lên, lan toả, nhuốm lên tất cả cảnh vật, đất trời, cỏ cây mây <br /> nước "Gió thổi rừng tre phấp phới". "Phấp phới" là một từ  láy rất gợi hình, gợi cảm và  <br /> giàu ý nghĩa diễn tả. Phấp phới rừng tre gió thổi hay phấp phới của lá cỏ  đỏ  tung bay <br /> giữa chiến khu tự do hay còn gợi cho ta niềm vui phơi phới của con người đang bay lên <br /> cùng với đất trời giải phóng?<br /> <br /> Trong niềm vui lâng lâng  ấy, nhà thơ  đã cảm nghe được sự  chuyển đổi rất mực tinh tế <br /> của hồn thu:<br /> <br /> Trời thu thay áo mới<br /> <br /> Trong biếc nói cười thiết tha<br /> <br /> Nhờ  sử  dụng biện pháp nhân hóa đặc sắc, nhà thơ  không chỉ  diễn tả  được sự  thay đổi <br /> của sắc thu mà còn diễn tả được sự thay đổi của lòng người, hồn người. Qua câu thơ của  <br /> Nguyễn Đình Thi, dường như mùa thu đất nước đã được hồi sinh và hiện lên như một cô  <br /> gái đầy sức trẻ, trẻ cả hình sắc, trẻ cả tâm hồn. "Trong biếc nói cười thiết tha". Câu thơ <br /> có 6 chữ  mà dồn nén biết bao nhiêu cảm xúc và  ấn tượng: âm thanh thì "nói cười" tươi  <br /> trẻ, màu sắc thì "trong biếc", tình cảm thì "thiết tha”. Nhớ  lại cảnh mùa thu cũ hiện về <br /> như thiếu nữ "đứng chịu tang ­ Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng" với "áo mơ phai dệt <br /> lá vàng" còn thu nay đã được thay bằng chiếc áo màu tươi sáng, bình dị, ta càng thấm thía  <br /> thu từ đây "không thu thảm thu sầu" mà là "thu sướng nhuộm màu xuân mát mát":<br /> <br /> Mùa thu vàng sáng tới rồi đây<br /> <br /> Áo mới em phơi gió thổi đầy<br /> <br /> Áo trắng đòi tà phơ phất hoá<br /> <br /> Áo vàng em mặc cánh thu bay<br /> <br /> (Xuân Diệu)<br /> Đoạn thơ  trên được tác giả  sử  dụng nhiều động từ  "đứng, nghe, gió thổi, thay áo, nói, <br /> cười" đã gợi được không khí nhộn nhịp sôi nổi rộn ràng của mùa thu. Cảnh sắc thiên <br /> nhiên ở đây vừa bình dị khoẻ khoắn, vừa trong trẻo tươi sáng hoà hợp với tâm trạng vui <br /> hồ hởi của thi nhân tạo nên một vẻ đẹp mới cho mùa thu đất nước. Nguyễn Đình Thi đã  <br /> đưa đến một nét mới cho những bài thơ về mùa thu Việt Nam muôn đời.<br /> <br /> Đứng trước khung cảnh mùa thu đất nước như  đang hồi sinh, trào dâng sức sống, niềm  <br /> vui, với tình yêu thương nồng thắm, tác giả đã bộc lộ ý thức độc lập, tự chủ và niềm tự <br /> hào về Tổ  quốc giàu đẹp. Thông qua tình cảm nồng thắm yêu thương và chói đỏ  tự  hào <br /> của tác giả, bức tranh đất nước cứ lần lượt được mở ra với không gian ba chiều bát ngát  <br /> và hiện lên với những đường nét, màu sắc, hình khối và cả  hương vị  nữa, thật nên thơ, <br /> nên họa.<br /> <br /> Ngẩng đầu lên là bầu trời "thu xanh ngắt mấy từng cao". Dường như không nén nổi cảm  <br /> xúc, tác giả  phải reo lên "Trời xanh đây là của chúng ta". Trời ta xanh mắt ai mà chẳng <br /> thấy, vốn rất xanh tứ  cái thuở  xa xưa. Bầu trời  ấy qua thơ  ca của Nguyễn Du, Nguyễn  <br /> Khuyến, Tản Đà... đã cao xanh, giờ đây càng trở nên xanh cao hơn nữa. Vì trong sắc xanh  <br /> muôn thuở  của bầu trời, này có thêm sắc xanh của lòng người được hưởng độc lập, tự <br /> do. Đúng như Chế Lan Viên đã viết:<br /> <br /> Xanh biết mấy là trời xanh Tổ quốc<br /> <br /> Khi tự do về chói ở trên đầu<br /> <br /> Trời thu xanh ngắt sáng tuyên ngôn<br /> <br /> Trời bỗng xanh hơn nắng chói loà<br /> <br /> Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà<br /> <br /> (Tố Hữu)<br /> <br /> Nhìn sang bên kia là những dãy núi, những cánh rừng trùng trùng điệp điệp "Núi rừng đây  <br /> là của chúng ta". Hai chữ  "núi rừng" không hề  gợi lên cảnh ma thiêng nước độc mà chỉ <br /> gợi lên sự  giàu có của Tộ  quốc,  ẩn chứa biết bao tài nguyên phong phú "Rừng vàng bể <br /> bạc đất phì nhiêu". Nhớ lại cảnh quê hương làng xóm trong máu lửa chiến tranh, bầu trời <br /> cánh đồng như   ứa máu, rách nát bởi dây thép gai, móng vuốt của kẻ thù "Ôi những cánh  <br /> đồng quê chảy máu ­ Dây thép gai đâm nát trời chiều!" chúng ta mới thấm thía cái vang <br /> hưởng của lòng tự hào, niềm kiêu hãnh và ý thức độc lập tự chủ toát ra từ hai câu thơ:<br /> <br /> Trời xanh đây là của chúng ta<br /> <br /> Núi rừng đây là của chúng ta<br /> <br /> Những câu thơ khẳng định, những đại từ chỉ định "đây” cùng với điệp từ ngữ "của chúng <br /> ta" đã vang lên dõng dạc niềm tự hào kiêu hãnh về  quyền làm chủ  đất nước. Cảm hứng  <br /> này là một cảm hứng mà ta thường gặp trong thơ ca Việt Nam sau ngày giải phóng:<br /> <br /> Của ta trời đất, đêm ngày<br /> <br /> Núi kia đồng nọ, sông này của ta<br /> <br /> (Tố Hữu)<br /> <br /> Những câu thơ "Tôi nhớ; Tôi đứng vui nghe" là những lời độc thoại của nhân vật trữ tình.  <br /> Sau lời độc thoại, đến đây dường như  nhà thơ  hát chung với dàn đồng ca của nhân dân,  <br /> hòa trong cảm hứng vui sướng, tự hào được làm chủ  đất trời thiên nhiên Tổ  quốc tươi  <br /> đẹp:<br /> <br /> Những cánh đồng thơm mát<br /> <br /> Những ngả đường bát ngát<br /> <br /> Những dòng sông đỏ nặng phù sa<br /> <br /> Bằng hàng loạt từ  "những", một từ  chỉ  số  nhiều không xác định mở  đầu các dòng thơ, <br /> trước hết tác giả như muốn kể thêm nhiều hơn vẻ giàu đẹp của đất nước, sau nữa đoạn  <br /> thơ  gợi cho người đọc bức tranh đất nước cứ  lần lượt được mở  ra lộng lẫy, bát ngát. <br /> Nguyễn Đình Thi sử dụng nhiều tính từ chỉ cảm xúc "thơm mát, bát ngát, đỏ nặng". Điều  <br /> đó vừa diễn tả được tình cảm yêu nước thiết tha, nồng nàn của tác giả  vừa làm cho bức <br /> tranh đất nước như có thêm đường nét, màu sắc, hình khối. Với tấm lòng yêu nước thiết <br /> tha sâu nặng, dường như tác giả cảm nhận được cả cái vị "thơm mát" của cánh đồng, tận  <br /> mắt thấy được cái "bát ngát" tự do của những ngả đường mở ra, như trông thây được cả <br /> những dòng sông đỏ nặng phù sa cuộn chảy về xuôi. Câu thơ  của Ngụyễn Đình Thi thật <br /> trĩu nặng suy tư. "Những dòng sông đỏ nặng phù sa" hay đỏ nặng tấm lòng yêu thương và  <br /> tự hào đối với đất nước của tác giả? Ở đây nhà thơ sử dụng nhiều nguyên âm mở "a, at”  <br /> cuối dòng thơ  cũng đã góp phần diễn tả  thành công cái cảm xúc thơ  nói trên (Từ  cuộc  <br /> sống có phần tù túng trong năm cửa ô, các văn nghệ  sĩ mang ba lô hành hương lên đất  <br /> thánh Việt Bắc. Qua bao nhiêu nẻo đường kháng chiến, cảm nhận về đất nước được mở <br /> ra theo chiều rộng không gian với bầu trời thu trong xanh, những núi rừng bát ngát của <br /> Việt Bắc, những cánh đồng lúa thơm mùi sữa, những dòng sông Lô, sông Thao, sông <br /> Hồng cuồn cuộn phù sa).<br /> <br /> Từ  những cảm nhận về cái hữu hình của đất nước với không gian, bầu trời, cánh đồng,  <br /> dòng sông, câu thơ đang náo nức, dồn dập reo vui bỗng như trầm lắng hẳn xuống, đượm <br /> vẻ  thiêng liêng thành kính khi nghĩ về  cái vô hình là hồn thiêng đất nước trên chiều dài <br /> của thời gian 4000 năm lịch sử:<br /> <br /> Nước chúng ta<br /> <br /> Nước những người chưa bao giờ khuất<br /> <br /> Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất<br /> <br /> Những buổi ngày xưa vọng nói về<br /> <br /> "Nước chúng ta", câu thơ có ba chữ mà như nổi bật lên giữa bài thơ giống như dòng nước  <br /> đang cuộn chảy bỗng chững lại, dồn nén lại. Câu thơ bình dị mà chất chứa bao nhiêu cảm  <br /> xúc yêu thương và tự hào.<br /> <br /> Nghĩ về quá khứ của đất nước chúng ta, điều làm tác giả cảm phục nhất là truyền thống <br /> bất khuất kiên cường. Truyền thống  ấy nổi bật lên tạo thành gương mặt rạng rỡ  nhất  <br /> của lịch sử  cha ông "Nước những người chưa bao giờ  khuất". Câu thơ  giản dị  như  một  <br /> lời nói thường nhưng đã làm sống dậy trước mắt ta cả một quá khứ oanh liệt của tổ tiên.  <br /> Ta như  thấy trong đó tư  thế  của Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang  <br /> Trung... luôn luôn hiên ngang bất khuất trước mọi đợt sóng ngoại xâm hung tàn: Hán, <br /> Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh.<br /> <br /> Sức mạnh anh hùng bao đời của dân tộc đối với hiện tại là một sự thực lớn lao hùng hồn.  <br /> Nhưng  ở  đây đà được nhà thơ  diễn tả  thông qua việc sáng tạo ra một hình tượng âm  <br /> thanh như không thật, một âm thanh của tâm tưởng hơn là của thính giác: âm thanh rì rầm  <br /> đêm đêm trong lòng đất vọng từ nghìn xưa vọng tới mai sau. "Rì rầm" là một từ láy tượng  <br /> thanh rất gợi cảm. Nó không ồn ào vang động, vang xa nhưng liên tục đều đặn như dòng <br /> suối chảy bất tận. "Rì rầm" trong lòng đất "đêm đêm" còn gợi lên không khí thầm lặng  <br /> thiêng liêng. "Đất" là hình  ảnh tượng trưng cho đất nước, của sự  khổng lồ, vĩnh hằng. <br /> "Đất" cũng là cái được dựng lên từ mồ hôi nước mắt, kể cả xương máu của biết bao thế <br /> hệ  cha ông. Với hình ảnh thơ  độc đáo này, tác giả đã hình tượng hóa được truyền thống <br /> anh hùng của đất nước thành một hình  ảnh đầy sức sống, đầy mạnh thầm lặng, thiêng <br /> liêng và vững bền muôn thuở, trở thành nhịp đập của con tim lịch sử Việt Nam bất khuất  <br /> anh hùng:<br /> <br /> Tim Việt Nam có Bạch Đằng ca hát<br /> <br /> Có đường gươm "sát thát" chém Toa Đô<br /> <br /> Có Nguyễn Trãi trong hồn thơ ý nhạc<br /> <br /> Sang sảng ngân trong Đại cáo hình Ngô<br /> <br /> Đúng là một hình ảnh thơ đầy sáng tạo, vừa mang yếu tố cảm xúc cụ thể vừa có ý nghĩa  <br /> tượng trưng khái quát sâu xa.<br /> <br /> "Những buổi ngày xưa vọng nói về". Nhờ  sự  kết hợp khéo léo giữa các từ  "những ... <br /> xưa... vọng... về", câu thơ của Nguyễn Đình Thi cũng đã diễn tả  được tính chất liên tục  <br /> truyền thống bất khuất kiên cường của dân tộc. Cả  quá khứ  sâu thẳm của lịch sử  đất <br /> nước dường như cũng đều có mặt với con cháu hôm nay, luôn luôn nhắn gửi về  những  <br /> lời thiêng liêng tha thiết. Đúng như Lê Anh Xuân đã từng viết:<br /> <br /> Nghe như tiếng của cha ông thuở trước<br /> <br /> Truyền con cháu hãy ngẩng cao đầu mà bước<br /> <br /> Nghe như lời cây cỏ gió mưa<br /> <br /> Hãy viết tiếp bài ca bất khuất ngày xưa<br /> <br /> Bằng những câu thơ giàu tính chất suy tư và cảm xúc, bằng những hình ảnh nhân hoá vừa  <br /> cụ thể vừa tượng trưng, đoạn thơ trên không chỉ thể hiện được niềm vui, niềm tự hào về <br /> Tổ quốc giàu đẹp và ý thức độc lập tự chủ mà còn bảy tỏ được niềm biết ơn thành kính  <br /> với tổ  tiên. Vì hơn ai hết, nhà thơ đã ý thức được những chiến công vẻ vang hôm nay là  <br /> kết quả  của sức mạnh tổng hợp giữa quá khứ  oanh liệt của cha ông với cuộc đấu tranh <br /> anh hùng của nhân dân ta.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2