Dấu ấn lịch sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 - Bài học cho thế hệ trẻ hiện nay
lượt xem 2
download
Bài viết "Dấu ấn lịch sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 - Bài học cho thế hệ trẻ hiện nay" trình bày dấu ấn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và bài học cho thế hệ trẻ hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Dấu ấn lịch sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 - Bài học cho thế hệ trẻ hiện nay
- DẤU ẤN LỊCH SỬ CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954 - BÀI HỌC CHO THẾ HỆ TRẺ HIỆN NAY Thượng tá, ThS. Nguyễn Xuân Cẩn Khoa Lý luận Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Trường Sĩ quan Lục quân 2 (Đại học Nguyễn Huệ) Email: xuancan0906@gmail.com Tóm tắt: Bài viết trình bày dấu ấn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và bài học cho thế hệ trẻ hiện nay. Từ khóa: dấu ấn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chiến dịch Điện Biên Phủ, 1954, bài học, thế hệ trẻ. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tên thật là Võ Giáp (bí danh là Dương Hoài Nam, Anh Văn), sinh ngày 25/8/1911, tại xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ông là một nhà chỉ huy quân sự, chính trị gia Việt Nam kiệt xuất. Ngày 20/1/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 110/SL, phong cấp hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp - Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và Dân quân tự vệ. Ông trở thành vị Đại tướng đầu tiên của quân đội - Tổng Tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam, một con người luôn sống hết mình vì Nhân dân, vì đất nước. Trước khi trở thành một vị Đại tướng lừng danh, ông từng là thầy giáo dạy lịch sử tại trường tư thục Thăng Long, Hà Nội (5/1939) và làm báo tiếng Pháp Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân chúng (1936 - 1939) với bút danh Vân Đình. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Có lẽ, chính sự am hiểu lịch sử và gắn với thực tiễn khi viết báo đã làm nên cốt cách của một vị tướng đầy nhân văn, một trong những người kiến tạo những trang sử vẻ vang của Việt Nam trong thế kỷ XX. Không chỉ lừng danh là một vị tướng thiên tài của thời đại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn được biết đến là một vị tướng tài đức, văn, võ song toàn, một nhà chính trị, quân sự vì dân, vì nước. Đức độ, tài năng của Ông đã mang lại cho Ông niềm tin yêu trọn vẹn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; lòng mến mộ của bạn bè quốc tế và cả sự khâm phục của chính những tướng lĩnh đã từng đối đầu trên chiến trường. Nhà Sử học quân sự, sĩ quan quân đội Hoa Kỳ Cecil B.Curey cho rằng: “Hết người Pháp rồi đến lượt người Mỹ bối rối trước cách đánh của Tướng Giáp, Ông trở thành bậc thầy về chiến thuật, hậu cần và chiến lược. Ông sáng tạo một kiểu chiến 296
- tranh mà cả Pháp lẫn Mỹ không thể đánh thắng”1. Còn Nhà báo, nhà Sử học người Mỹ Stanley Karnow viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp được đăng trên tờ New York Times tháng 6/1990: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh của quân đội Cộng sản Việt Nam là một trong những vị tướng tài giỏi nhất lịch sử thế giới... Là một nhà chiến lược táo bạo, một tư duy logic tài năng và một nhà tổ chức không biết mệt mỏi, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chiến đấu suốt hơn 30 năm, biến một đội quân du kích áo vải ít ỏi thành một trong những quân đội hiệu quả nhất của thế giới...”2 Trong tất cả những bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 và những chiến dịch quân sự trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn là một trong những nhân vật lịch sử đứng ở vị trí hàng đầu dưới ngọn cờ bách chiến, bách thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông là nhà chỉ huy quân sự nổi bật nhất bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt cuộc chiến và lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn cho đến khi chiến tranh kết thúc. Như các danh tướng Việt Nam trong lịch sử, Võ Nguyên Giáp chú trọng nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh, lấy thô sơ thắng hiện đại, sử dụng chiến tranh nhân dân là tư tưởng quân sự nổi tiếng của Ông, đã được bắt nguồn từ tinh hoa nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, tri thức quân sự thế giới, lý luận quân sự Mác - Lênin và được đúc rút từ kinh nghiệm cá nhân được liên tục cập nhật trong nhiều cuộc chiến tranh, mà nổi bật là chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Có thể nói, những chiến thắng vĩ đại của cách mạng Việt Nam mà Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp góp phần làm nên, đã tác động mạnh mẽ vào dòng chảy lịch sử của dân tộc. Những chiến tích ấy đã nâng Ông lên tầm một vị tướng huyền thoại, một thiên tài quân sự của mọi thời đại, để lại dấu son rực rỡ trong lịch sử quân sự Việt Nam và thế giới. Chính vì những thành quả lớn lao và quan trọng đó, năm 1984, Hội đồng khoa học Hoàng gia Anh đã bầu chọn Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong 10 danh nhân quân sự vĩ đại nhất thế giới. Đặc biệt, trong số 10 bức chân dung được tạc tượng bằng vàng và đặt trang trọng ở Viện Bảo tàng lớn nhất London, chỉ duy nhất Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tạc tượng khi vẫn đang còn sống. Sau này, nhà nghiên cứu quân sự người Anh, ông Peter McDonald, đánh giá: “Võ Nguyên Giáp trong 30 năm liền vẫn là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang và trong gần 50 năm, vẫn tham dự những hội nghị chính trị ở cấp cao nhất của đất nước. Đó là hai sự kiện vô song trong lịch sử. Chúng ta khó mà so sánh ông với các tướng lĩnh khác về sự điều hành ở tầm cao của cuộc chiến tranh du kích và ở những cuộc hành binh lớn”3. Dấu ấn đậm nét trong cuộc đời binh nghiệp - hành trình lịch sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với cách mạng Việt Nam, khiến nhiều nhà quân sự tài ba, lỗi lạc của thế giới phải khâm phục, đó chính là 1 Cecil B. Curey (2013), Chiến thắng bằng mọi giá - Thiên tài quân sự Việt Nam Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Sự dịch, Nxb. Thế giới, Hà Nội, tr.450. 2 Đặng Loan (2021), Báo chí nước ngoài viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguồn: https://www.qdnd.vn/tuong- linh-viet-nam/bao-chi-nuoc-ngoai-noi-ve-dai-tuong-vo-nguyen-giap-668116. 3 Peter MacDonald (1992), Võ Nguyên Giáp - Một sự đánh giá (Giap, an assessment) bằng tiếng Anh (bản dịch tiếng Pháp là: Giáp - Hai cuộc chiến tranh Đông Dương). 297
- chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972) trên bầu trời Hà Nội, trận đánh góp phần quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam trước chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Cuối tháng 12/1953, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước khi lên đường ra mặt trận tại “Thủ đô kháng chiến Tân Trào, Đại tướng đã đến chào Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người hỏi Đại tướng: “Chú đi xa như vậy, chỉ đạo các chiến trường có gì trở ngại không?”. Đại tướng trả lời: “Các đồng chí Tổng tham mưu trưởng, Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị đều đã có mặt trên đó. Sẽ tổ chức cơ quan tiền phương của Bộ tư lệnh để chỉ đạo chiến trường toàn quốc, kể cả Bộ đội tình nguyện ở Lào và Campuchia. Anh Nguyễn Chí Thanh và anh Văn Tiến Dũng ở lại khu căn cứ, phụ trách mặt trận đồng bằng Bắc bộ. Chỉ trở ngại là ở xa có vấn đề quan trọng và cấp thiết, khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị”. Nghe vậy, Người nói với Đại tướng: “Tổng tư lệnh ra mặt trận, tướng quân tại ngoại. Trao cho chú toàn quyền. Có vấn đề gì khó khăn bàn thống nhất trong Đảng ủy, thống nhất với cố vấn thì cứ quyết định, rồi báo cáo sau”. Chia tay Đại tướng, Người căn dặn: “trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”4. Được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho nhiệm vụ quan trọng, đây thực sự là vinh dự lớn lao, đồng thời “trách nhiệm lần này rất nặng nề” của Đại tướng đối với Đảng, Nhân dân và quân đội ta. Trong khi đó, mọi công việc chuẩn bị cả về vật chất và tinh thần cho trận đánh được triển khai theo phương án “Đánh nhanh, giải quyết nhanh” đã hoàn tất. Nhưng trước ngày nổ súng Đại tướng nhận thấy đối phương không ngừng củng cố công sự ngày càng vững chắc, không còn ở thế phòng ngự dã chiến như ban đầu. Về phía ta, Đại tướng nhận thấy có 3 khó khăn nổi lên. Một là: Bộ đội chủ lực của ta đến nay chỉ tiêu diệt cao nhất là tiểu đoàn địch tăng cường có công sự vững chắc, nhưng cũng có những trận không thành công, bộ đội thương vong nhiều. Hai là: Trận này tuy ta không có máy bay, xe tăng, nhưng đánh hiệp đồng binh chủng bộ binh - pháo binh với quy mô lớn đầu tiên mà lại chưa qua diễn tập. Ba là: Bộ đội ta từ trước tới nay chỉ quen tác chiến ban đêm, chủ lực của ta chưa có kinh nghiệm tấn công ban ngày trên địa bàn bằng phẳng với kẻ địch có ưu thế về máy bay, pháo binh, xe tăng, trận đánh lại diễn ra trên bình diện với chiều dài khoảng 18km và rộng từ 6-7 km. Mặc dù mấy vạn quân đã dàn trận, đạn đã lên nòng, sẵn sàng “dội lửa” lên đầu kẻ thù vào 17 giờ ngày 25/01/1954 như kế hoạch đã định. Nhưng Đại tướng quyết định dừng lại cho lui quân về vị trí tập kết, kéo pháo ra để chuẩn bị trận địa đánh theo phương án mới. Trao đổi với Đại tướng Vi Quốc Thanh Trưởng phái đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc về quyết định của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói: “Ý định của tôi là hoãn cuộc tấn công ngay buổi chiều nay, thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại theo phương châm “Đánh chắc, tiến chắc”. Với trách nhiệm trước Đảng, trước lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhất là trách nhiệm 4 (2004), Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, tr.302-304. 298
- trước sinh mệnh của cán bộ, chiến sĩ trên chiến trường; Sau 11 ngày đêm theo dõi, suy nghĩ và tính toán, với nhãn quan thiên tài quân sự, với bản lĩnh và kinh nghiệm, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi đến kết luận: Đánh theo cách này nhất định thất bại và quyết định chuyển sang phương châm “đánh chắc, tiến chắc”. Với cách đánh này, quân ta sẽ đánh dần từng bước, tiêu diệt từng bộ phận quân địch theo lối “Bóc vỏ”, dồn địch vào tình thế ngày càng bị động, khốn cùng để tiêu diệt chúng. Quyết định thay đổi phương châm và kế hoạch đã được triển khai, sau đó Đại tướng Võ Nguyên Giáp báo cáo về Trung ương Đảng bằng thư hỏa tốc. Quyết định của Đại tướng được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị nhất trí và tiếp tục động viên hậu phương đem toàn lực chi viện cho tiền tuyến đánh thắng. Có thể thấy việc thay đổi phương châm tác chiến từ: “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” là một “quyết định lịch sử” của một vị tướng tài năng quân sự kiệt xuất, giàu bản lĩnh, kinh nghiệm và đầy bản chất nhân văn. Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp “Đó là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của tôi”5. Nhưng đây là quyết định sáng suốt và là nhân tố quyết định bảo đảm thắng lợi cuộc chiến tranh. Đánh giá về quyết định lịch sử này, tướng Lê Trọng Tấn, trong dịp kỷ niệm 10 năm chiến thắng Điện Biên, nói: “Nếu không có quyết định chuyển phương châm ngày đó thì phần lớn chúng tôi sẽ không có mặt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ”. Trong tác phẩm “Võ Nguyên Giáp, một sự đánh giá”, nhà nghiên cứu lịch sử quân sự Peter MacDonald (người Anh) đã viết: “Điều làm Điện Biên Phủ nổi tiếng chính là ở cách đánh, ở tiến trình phát triển cuộc chiến cũng như kết cục và những hệ quả mà nó dẫn đến... Tất cả những điều đó đã khiến Điện Biên Phủ trở thành trận đánh quyết định của mọi thời đại và đưa tên tuổi Võ Nguyên Giáp vào sử sách”4. Thắng lợi của quân và dân ta ở Điện Biên Phủ là một trong những thắng lợi to lớn nhất, oanh liệt nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, “Được ghi vào lịch sử Việt Nam như một trong những chiến công chói lọi nhất, một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa của thế kỷ XX. Được ghi vào lịch sử thế giới như một chiến công hiển hách đột phá thành trì của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa nô dịch thuộc địa”6. Thắng lợi đó bắt nguồn từ đường lối kháng chiến đúng đắn của Đảng, tinh thần chiến đấu kiên cường dũng cảm, sáng tạo của quân đội và Nhân dân ta, gắn liền với tên tuổi và sự đóng góp kiệt xuất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thắng lợi đó buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định Giơnevơ ngày 20/7/1954, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương, mở ra bước ngoặt mới của cách mạng Việt Nam, miền Bắc được giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và trở thành hậu phương vững chắc 5 Trần Đình Anh (2021), Vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáo trong chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, nguồn: https://dtcblehongphong.hanoi.gov.vn/tin-moi/-/view_content/4171265-vai-tro-cua-dai-tuong-vo-nguyen-giap- trong-chien-thang-dien-bien-phu-1954-.html. 6 Đại tướng Võ Nguyên Giáp với quyết định lịch sử, nguồn: https://hatinh.des.vn/thong-tin-tu-tuong-so-27-thang- 5.2015/news/dai-tuong-vo-nguyen-giap-voi-quyet-dinh-lich-su.html. 299
- để quân dân cả nước tiếp tục thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cuối cùng: Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Từ trận “Điện Biên Phủ 1954”, thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay cần rút ra các bài học cho chính cuộc đời học tập, trau dồi, phấn đấu và cống hiến của mình, đó là: Một là, tuyệt đối tin tưởng và kiên định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng trong bất cứ hoàn cảnh nào, không ngừng học tập, rèn luyện và bồi dưỡng lý tưởng cách mạng. Nâng cao bản lĩnh chính trị, giáo dục đạo đức, lối sống, xây dựng nhân cách con người Việt Nam chân chính. Kế thừa và phát huy những giá trị cao đẹp của truyền thống đấu tranh anh dũng, kiên cường của quân đội ta, Nhân dân ta. Hai là, đánh giá đúng tình hình, dự báo sớm, chính xác âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị chủ động ứng biến linh hoạt, nắm đúng thời cơ và có sự chuẩn bị đầy đủ, chu đáo, kỹ lưỡng, chịu khó tìm tòi, học hỏi, hiểu rõ về đối phương để tìm ra phương pháp, cách thức tối ưu nhất. Ba là, luôn nêu cao tinh thần dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung trên cơ sở trau dồi kiến thức khoa học, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ với thái độ cầu tiến, trọng thị. Xây dựng ý chí quyết chiến, quyết thắng trong mọi hoàn cảnh, dù thời chiến hay thời bình. Bốn là, thấm nhuần truyền thống “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây” để tự ý thức về vai trò, trách nhiệm của mình đối với vận mệnh dân tộc, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay. Năm là, tiếp nối, gìn giữ và trao lửa cho các thế hệ mầm non tương lai của đất nước về truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân đội ta, Nhân dân ta. Về sức mạnh của niềm tin vào chính nghĩa từ bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam. 3. KẾT LUẬN Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng “Điện Biên Phủ 1954”, thế hệ trẻ càng tự hào về Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, một Đảng Mác - Lênin chân chính; tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh, danh nhân văn hóa thế giới - anh hùng giải phóng dân tộc, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta; tự hào về dân tộc Việt Nam anh hùng, về các lực lượng vũ trang nhân dân, về Quân đội nhân dân Việt Nam bách chiến, bách thắng, tự hào về tài năng đức độ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam càng phải quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng được giao trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay, để những hy sinh xương máu của cha anh mãi là mạch nguồn nuôi dưỡng những mầm non đất nước. 300
- 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Đình Anh (2021), Vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáo trong chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, nguồn: https://dtcblehongphong.hanoi.gov.vn/tin-moi/- /view_content/4171265-vai-tro-cua-dai-tuong-vo-nguyen-giap-trong-chien-thang-dien-bien- phu-1954-.html. [2] Cecil B. Curey (2013), Chiến thắng bằng mọi giá - Thiên tài quân sự Việt Nam Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Sự dịch, Nxb. Thế giới, Hà Nội. [3] (2004), Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. [4] Peter MacDonald (1992), Võ Nguyên Giáp - Một sự đánh giá (Giap, an assessment) bằng tiếng Anh (bản dịch tiếng Pháp là: Giáp - Hai cuộc chiến tranh Đông Dương). [5] Đại tướng Võ Nguyên Giáp với quyết định lịch sử, nguồn: https://hatinh.des.vn/thong-tin-tu-tuong-so-27-thang-5.2015/news/dai-tuong-vo-nguyen-giap- voi-quyet-dinh-lich-su.html. [6] Đặng Loan (2021), Báo chí nước ngoài viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguồn: https://www.qdnd.vn/tuong-linh-viet-nam/bao-chi-nuoc-ngoai-noi-ve-dai-tuong-vo-nguyen- giap-668116. 301
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu sử Đại tướng Võ Nguyên Giáp
471 p | 524 | 181
-
Lịch sử Việt Nam - Việt Nam sử lược
573 p | 260 | 122
-
Cách mạng tháng Tám 1945 - Một cuộc cách mạng mang dấu ấn thời đại
15 p | 281 | 73
-
Ấn Độ - Lịch sử Phật giáo: Phần 2
271 p | 157 | 52
-
Những góc nhìn từ lịch sử chiến tranh cách mạng Việt Nam - Nam Bộ 1945-1975: Phần 2
132 p | 163 | 36
-
Tìm hiểu về 27 Án oan trong các triều đại Trung Quốc - Phần 1
125 p | 121 | 27
-
Tìm hiểu về 27 Án oan trong các triều đại Trung Quốc - Phần 2
135 p | 119 | 26
-
Ebook Trung - Xô - Mỹ: Cuộc đối đầu lịch sử (Tài liệu tham khảo): Phần 1
669 p | 12 | 6
-
Định hướng khảo luận tầm nguyên hệ thống yếu tố Hán Việt bằng phương pháp nghiên cứu lịch sử - so sánh
6 p | 79 | 6
-
Bí ẩn dấu ấn Chăm Pa tại Hoàng thành Yên Bái
15 p | 68 | 5
-
Ebook Lịch sử truyền thống cách mạng xã Đại Ân 1 (1930-1975): Phần 1 (Tập 1)
36 p | 9 | 3
-
Tham tụng Hồ Sĩ Dương với những đóng góp nổi bật trong lịch sử Đại Việt thế kỉ XVII
11 p | 17 | 3
-
Lịch sử và tư tưởng của đạo Sikh - Những nét đại cương
8 p | 86 | 3
-
Dấu ấn tư tưởng phật giáo thời đại Lý – Trần qua các tiểu thuyết lịch sử sau năm 1986
12 p | 60 | 2
-
Đề cương chi tiết học phần Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam (Hệ đào tạo Đại học – Ngành: Tài chính - Ngân hàng) - Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
23 p | 7 | 2
-
Truyền thuyết, diễn xướng rối đầu gỗ ở đình làng Xuân Trạch - Thái Bình và dữ liệu lịch sử
7 p | 7 | 1
-
Thạch Bi Sơn và dấu ấn mở rộng lãnh thổ Đại Việt của vua Lê Thánh Tông năm 1471
7 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn