Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016<br />
<br />
<br />
ĐAU ĐẦU DO NHỒI MÁU NÃO TRONG GIAI ĐOẠN CẤP<br />
Lê Văn Tuấn*, Nguyễn Thị Thu Hà **<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Đau đầu là triệu chứng thường gặp trong nhồi máu não cấp. Nhưng tỉ lệ, đặc điểm đau đầu, liên<br />
quan với yếu tố lâm sàng còn nhiều bàn cãi.<br />
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ, đặc điểm của đau đầu do nhồi máu não. Tìm mối tương quan giữa đau đầu và đặc<br />
điểm lâm sàng, cận lâm sàng. Tìm các yếu tố dự đoán độc lập đau đầu ở bệnh nhân nhồi máu não.<br />
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả tiến cứu. Bệnh nhân lần đầu bị nhồi máu não cấp<br />
tính dưới 7 ngày. Có khả năng cung cấp thông tin chính xác, đáng tin cậy về có hay không có đau đầu, và đặc<br />
điểm đau đầu (GCS = 14-15 điểm). Các biến số thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0.<br />
Kết quả: 34% trong 153 bệnh nhân bị đau đầu do nhồi máu não, ở nữ cao hơn nam (47,6% so với 25,5%).<br />
66,6% đau đầu cùng bên với bán cầu bị tổn thương. Trong phân tích đa biến, giới nữ, tuổi trẻ, tiền căn Migraine,<br />
tổn thương dưới lều, vùng chi phối của hệ động mạch sống - nền, tổn thương tiểu não, tổn thương vỏ não, cơ chế<br />
bệnh sinh do bệnh động mạch lớn là các yếu tố dự đoán độc lập dương tính. Tiền căn đái tháo đường là yếu tố bảo<br />
vệ khỏi đau đầu.<br />
Kết luận: Đau đầu là một dấu hiệu cảnh báo cho đột quỵ xảy ra. Vị trí đau đầu thường gợi ý vị trí của tổn<br />
thương. Cần có can thiệp điều trị sớm cho bệnh nhân nữ, tuổi trẻ, nhồi máu tuần hoàn sau, đặc biệt là tiểu não để<br />
cải thiện triệu chứng cho bệnh nhân.<br />
Từ khoá: đau đầu, nhồi máu não<br />
ABSTRACT<br />
HEADACHE CAUSED BY ACUTE CEREBRAL INFARCTION.<br />
Le Van Tuan, Nguyen Thi Thu Ha<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 1 - 2016: 34 - 39<br />
<br />
Background: Headache is a common symptom in acute cerebral infaction. But frequency, characteristics of<br />
headache, its association with other clinical factors are controversial.<br />
Objective: The aim of this study was to research the frequency, characteristics of headache, associations<br />
between headache and several clinical, paraclinical parameters. To find out some factors could predict for headache<br />
caused by acute cerebral infarction.<br />
Methods: The prospective, descriptive cross-sectional study was performed. 153 patients with first – ever<br />
acute cerebral infaction < 7 days were examined, who were able to provide reliable, exact information about<br />
headache (GCS = 14-15). Statistical analyses were carried out using the software SPSS 16.0 for window.<br />
Results: Thirty-four percent of 153 patients experienced headache caused by acute cerebral infarction, more<br />
often female (47.6% than 25.5% in male). In those patients had unilateral headache, 66.6% ipsilateral with the<br />
side of the lesion. In a multivariate analysis, female, younger age, infratentorial infarction, vertebrobasilar artery<br />
territory, cerebellum localization, cortical infarction, large-artery atherosclerosis were positively predictive factors<br />
for headache. Diabetes in history was protective factor.<br />
Conclusion: Headache was a warning sign for stroke. The location of headache maybe suggest the lesion<br />
<br />
<br />
* <br />
Bộ môn Thần Kinh, ĐHYD TPHCM. BV. Nhân Dân Gia Định<br />
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Thị Thu Hà ĐT: 0902 477 988 Email: bs_ntthuha@yahoo.com<br />
34 Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
localization. There was necessary to have early treatment for female, younger age patients, posterior circulation<br />
territory, especially cerebellum infarction, to improve their symptoms.<br />
Keywords: headache, cerebral infarction<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ thần kinh định vị và có tiền căn đau đầu<br />
Migraine cần được đánh giá thận trọng để tránh<br />
Đau đầu là một triệu chứng, cảm giác khó<br />
bỏ sót chẩn đoán như là Migraine có biến chứng.<br />
chịu nhất của mỗi người. Phần lớn bệnh nhân có Hầu hết các nghiên cứu khẳng định đột quỵ ở hệ<br />
triệu chứng đau đầu đến khám bệnh là đau đầu thống tuần hoàn não sau thường liên quan với<br />
nguyên phát không có nguy hiểm, chiếm 50- đau đầu hơn(1,9,2,3,4,7,6,8,10,12).<br />
80%. Chỉ vào khoảng 10% trong số bệnh nhân bị<br />
Nghiên cứu này được thực hiện với các mục<br />
đau đầu phải nhập viện vào cấp cứu vì những<br />
tiêu cụ thể như sau: Xác định tỉ lệ, đặc điểm của<br />
nguyên nhân nghiêm trọng(13). Tuy đau đầu thứ<br />
đau đầu do nhồi máu não. Tìm mối tương quan<br />
phát chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ, nhưng nó lại là vấn<br />
giữa đau đầu và đặc điểm lâm sàng, cận lâm<br />
đề được quan tâm hàng đầu, trong đó có đột<br />
sàng. Tìm các yếu tố dự đoán độc lập đau đầu ở<br />
quỵ. Đau đầu khá phổ biến trong tất cả các dạng<br />
bệnh nhân nhồi máu não.<br />
đột quỵ. Mặc dù nó không phải triệu chứng đặc<br />
hiệu, nhưng lại rất quan trọng cho cả bệnh nhân ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
và các bác sĩ. Được xem như là dấu hiệu cảnh Dân số mục tiêu gồm các bệnh nhân lần đầu<br />
báo đột quỵ, vì đau đầu thường xảy ra trước tiên bị nhồi máu não, khởi phát dưới 7 ngày,có<br />
hoặc cùng lúc với dấu thần kinh định vị(3,10,12). khả năng cung cấp thông tin chính xác, đáng tin<br />
Cho nên đây là dạng cần được chẩn đoán và can cậy về có hay không có đau đầu, và đặc điểm<br />
thiệp, không được phép bỏ sót. Tần suất đau đầu đau đầu. Bệnh nhân bị mất ngôn ngữ, mê sảng,<br />
trong các thể lâm sàng của đột quỵ rất thay đổi. sa sút trí tuệ, suy giảm mức độ nhận thức; hoặc<br />
Đau đầu thường gặp nhiều nhất với xuất có nguyên nhân khác cùng hiện diện có thể gây<br />
huyết dưới nhện, đến 93,9% bệnh nhân có đau đau đầu (nhiễm trùng như viêm xoang, viêm tai<br />
đầu, tiếp theo là xuất huyết não với 29,8%, và tỉ giữa, bệnh về răng, bệnh đốt sống cổ) bị loại khỏi<br />
lệ thấp nhất là nhồi máu não chỉ chiếm khoảng nghiên cứu. Dân số chọn mẫu gồm các bệnh<br />
12%(5). Chính vì xuất hiện với tỉ lệ thấp ở nhồi nhân nhập vào khoa Thần kinh Bệnh viện Chợ<br />
máu não, nên triệu chứng đau đầu thường bị bỏ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 10/2014<br />
qua do chú ý vào các dấu hiệu lâm sàng khác nổi đến tháng 12/2014.<br />
bật hơn. Tuy nhiên đã có nhiều nghiên cứu cho Nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến cứu. Với<br />
thấy, ở bệnh nhân nhồi máu não, triệu chứng biến độc lập là các yếu tố tuổi, giới, tiền căn, lâm<br />
đau đầu là một vấn đề cần phải được quan tâm, sàng, hình ảnh học; biến phụ thuộc là đau đầu và<br />
nhằm áp dụng cho thực tế cho việc chẩn đoán và không đau đầu. Sau khi nhập vào khoa Nội thần<br />
chăm sóc tốt hơn cho bệnh nhân nhồi máu não. kinh bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân bị nhồi máu<br />
Chẳng hạn nghiên cứu của Tentschert và cộng não, thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh và tiêu chuẩn<br />
sự, kết luận đau đầu ở bệnh nhân nhồi máu não loại trừ, đã được tiến hành đánh giá như sau:<br />
có liên quan đến giới nữ, tiền sử Migraine, tuổi Thu thập các thông tin về bệnh sử và tiền sử, đau<br />
trẻ, đột quỵ tiểu não, huyết áp tâm thu lúc nhập đầu và các đặc điểm của đau đầu; ghi nhận các<br />
viện dưới 120 mmHg và tâm trương dưới 70 dấu hiệu thăm khám lâm sàng: huyết áp, rối loạn<br />
mmHg(11). Áp dụng cho thực hành lâm sàng, nhịp tim, mức độ liệt, rối loạn cảm giác, dấu<br />
nhận biết các đối tượng đặc biệt cần được chú ý Babinski; đọc kết quả hình ảnh học.<br />
điều trị cải thiện triệu chứng đau đầu là bệnh<br />
Vị trí tổn thương và động mạch có liên quan<br />
nhân nữ, tuổi trẻ. Các bệnh nhân trẻ tuổi có dấu<br />
được phân chia thành 2 nhóm: vòng tuần hoàn<br />
<br />
<br />
Thần kinh 35<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016<br />
<br />
trước (xuất phát từ động mạch cảnh trong gồm theo các biến khác và đánh giá tỉ số chênh OR<br />
động mạch não trước, động mạch não giữa) và của chúng.<br />
vòng tuần hoàn sau (xuất phát từ động mạch KẾT QUẢ<br />
sống – nền gồm động mạch não sau, động mạch<br />
cầu não và các động mạch tiểu não). Vị trí tổn Đặc điểm mẫu nghiên cứu<br />
thương được xác định trên CT Scan, nếu CT Scan Mẫu nghiên cứu 153 bệnh nhân, trong đó có<br />
không thấy tổn thương thì dựa vào MRI hoặc 63 nữ chiếm 41,2%, tuổi trung bình 61,56 (16-91).<br />
lâm sàng. 100 bệnh nhân có tăng huyết áp có 48 bệnh nhân<br />
Các dữ liệu thu thập được ghi trong bệnh án (48%) được điều trị thuốc huyết áp thường<br />
nghiên cứu, sau đó nhập liệu vào phần nhập dữ xuyên mỗi ngày. Có 47 (88,68%) bệnh nhân có<br />
liệu của phần mềm thống kê SPSS 16.0 để khảo đau đầu lúc nhồi máu não thì chưa từng bị đau<br />
sát về sự liên quan của các biến số với đau đầu. đầu, 8 bệnh nhân (15,09%) đã từng bị đau đầu,<br />
Đầu tiên, một phân tích đơn biến được sử dụng tất cả 8 bệnh nhân này đều mô tả tính chất đau<br />
để mô tả đặc điểm các biến và tần suất của lần này nặng nề hơn về mức độ so với những lần<br />
chúng trong từng nhóm đau đầu và không đau trước đây. Trong 100 bệnh nhân không có đau<br />
đầu, tìm mối liên quan đơn biến của chúng với đầu lúc nhồi máu não, 100% không có tiền căn<br />
đau đầu. Với các biến định tính, phép kiểm Chi - đau đầu. Thời gian từ lúc khởi bệnh đến lúc<br />
bình phương (χ2) được dùng để phân tích trong nhập khoa trung bình là 2,86 ngày (0-7). 70%<br />
các bảng chéo. Với các biến định lượng, phép bệnh nhân nhập viện vì yếu liệt nửa người. Đau<br />
kiểm được sử dụng là t - Student. Khi số lượng đầu là lí do nhập viện chính của bệnh nhân<br />
quá nhỏ, sử dụng test chính xác Fisher’s. Giá trị trong 10,3% trường hợp.<br />
của P < 0,05 được xem là quan trọng trong thống Tỉ lệ đau đầu ở bệnh nhân nhồi máu não<br />
kê. Bước tiếp theo, các biến có ý nghĩa trong Trong 153 bệnh nhân nhồi máu não được<br />
phân tích đơn biến nêu trên sẽ được đưa vào nghiên cứu, có 53 bệnh nhân (34,63%) bị đau đầu<br />
phân tích hồi quy đa biến nhị phân logistic để lúc khởi phát nhồi máu não. Trong đó tỉ lệ đau<br />
tìm các biến có giá trị liên quan khi đã điều chỉnh đầu ở nữ cao hơn ở nam (có 23 bệnh nhân nam<br />
(25,56%) và 30 bệnh nhân nữ (47,62%)).<br />
Đặc điểm của đau đầu do nhồi máu não (Bảng 1)<br />
Bảng 1: Tóm tắt đặc điểm của đau đầu do nhồi máu não<br />
Đặc điểm<br />
Kiểu khởi phát 58,49% đau đầu khởi phát từ từ tăng dần xảy ra trước đột quỵ, 32,08% đau đầu<br />
khởi phát đột ngột cùng thời điểm với<br />
đột quỵ, 9,43% xảy ra đau đầu sau<br />
khởi phát đột quỵ<br />
Vị trí đau 30,19% đau đầu lan toả 2 bên, 24,53% đau vùng chẩm, 15,09% đau vùng trán,<br />
và 30,19% đau một bên phải hoặc trái<br />
Kiểu đau đầu đau âm ỉ thường gặp nhất chiếm 64,15%<br />
Khoảng thời gian đau trung bình 3-5 ngày chiếm 73,59%<br />
Mức độ 62,26% bệnh nhân đau đầu mức độ<br />
trung bình, 24,53% bệnh nhân đau đầu mức độ nhẹ<br />
Triệu chứng kèm theo 67,92% không có triệu chứng kèm theo đau đầu, có kèm theo buồn nôn và<br />
nôn 13%, chóng mặt 11%, mờ mắt 4%,<br />
sợ ánh sáng 4%<br />
Khi đau đầu 1 bên thì bên đau đầu cùng bên não tuần hoàn trước trong 100% trường hợp,<br />
với bán cầu bị tổn thương xảy ra ở 8 bệnh nhân 61,54% đau vùng chẩm liên quan nhồi máu tuần<br />
(66,67%). Đau đầu vùng trán liên quan nhồi máu hoàn sau.<br />
<br />
<br />
36 Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Một phân tích đơn biến được tiến hành cho lệ đau đầu thấp (22,2%). Tại bảng 2, chúng ta<br />
các biến lâm sàng và hình ảnh học để xem sự đã nhận thấy có 6 biến có đủ ý nghĩa thống kê<br />
khác biệt của các biến trong hai nhóm đau đầu (p ≤ 0,05), trong đó biến vị trí tổn thương được<br />
và không đau đầu do nhồi máu não (Bảng 2). phân tích theo nhiều cách khác nhau. Sau đó<br />
Đau đầu do nhồi máu não không liên quan các biến này được đưa vào phân tích hồi qui<br />
với cơ chế bệnh sinh. Nhồi máu lỗ khuyết có tỉ đa biến logistic.<br />
Bảng 2: Kết quả phân tích đơn biến có sự khác biệt trong hai nhóm (với p < 0,05)<br />
Biến Đau đầu Không đau đầu<br />
(n = 53) (n = 100)<br />
Tuổi < 40 tuổi 6 3<br />
≥ 40 tuổi 47 97<br />
Giới Nam 23 67<br />
Nữ 30 33<br />
Tiền căn đái tháo đường: Có 5 28<br />
Không 48 72<br />
Tiền căn uống rượu: Có 16 14<br />
Không 37 86<br />
Tiền căn Migraine: Có 8 0<br />
Không 45 100<br />
Vị trí tổn thương theo tầng Trên lều 40 93<br />
Dưới lều 13 7<br />
Vị trí theo vùng Bán cầu phải 20 52<br />
Bán cầu trái 15 24<br />
2 bán cầu 4 15<br />
Tiểu não 7 3<br />
Thân não 7 7<br />
Vị trí theo vòng tuần hoàn Trước 36 85<br />
Sau 17 15<br />
Vị trí nhánh động mạch não giữa Vỏ 20 16<br />
Dưới vỏ 16 64<br />
Bảng 3: Kết quả phân tích hồi qui đa biến logistic các yếu tố liên quan với đau đầu<br />
Hệ số B Mức ý nghĩa Tỉ số chênh CI 95% của Exp<br />
p OR = Exp( B) Dưới Trên<br />
Giới nữ -0,708 0,005 2,648 1,335 5,252<br />
Tuổi < 40 1,792 0,050 6,000 1,003 35,908<br />
40 – 49 0,762 0,283 2,143 0,532 8,625<br />
50 – 59 0,452 0,511 1,571 0,409 6,040<br />
60 – 69 0,251 0,709 1,286 0,344 4,805<br />
70 – 79 0,310 0,654 1,364 0,351 5,293<br />
**<br />
> 80 …… 1,0<br />
Tiền căn ĐTĐ -1,317 0,011 0,268 0,097 0,742<br />
Uống rượu -1,658 < 0,001 1,885 0,837 4,243<br />
Tiền căn Migraine -21,983 < 0,001 6,263 6,263 6,263<br />
**<br />
Vị trí tổn thương Bán cầu P 0,466 …… 1,0 0,697 3,643<br />
Bán cầu T -0,386 0,269 1,594 0,201 2,299<br />
Hai bán cầu 1,783 0,535 0,680 1,399 25,314<br />
Tiểu não 0,936 0,016 5,950 0,793 8,202<br />
Thân não 0,116 2,550<br />
Vị trí dưới lều 1,463 0,004 4,318 1,603 11,629<br />
Tuần hoàn sau -1,735 0,015 2,676 1,207 5,933<br />
Vỏ não -1,386 < 0,001 5,000 2,125 11,765<br />
Động mạch lớn 0,801 0,049 2,227 1,003 4,948<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thần kinh 37<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016<br />
<br />
<br />
Theo bảng 3, chúng tôi sử dụng phương tương tự với nghiên cứu của Portenoy (60%) và<br />
pháp thống kê phân tích tương quan đa biến Vestergaard (43%)(10,12). Phần lớn bệnh nhân than<br />
dựa vào tỉ số chênh và hệ số hồi qui, thu được 9 phiền đau đầu âm ỉ (64,15%), Portenoy và<br />
yếu tố có khả năng dự đoán độc lập nguy cơ đau Tentschertcũng nhận xét đau đầu âm ỉ chiếm đa<br />
đầu do nhồi máu não trong giai đoạn cấp. Giới số(10,11). Chúng tôi ghi nhận đau đầu thường ở<br />
nữ, tuổi trẻ, tiền căn đau đầu Migraine, tổn mức độ nhẹ đến trung bình, điều này cũng được<br />
thương dưới lều, vùng chi phối của hệ động ghi nhận bởi các tác giả Arboix và<br />
mạch sống - nền, tổn thương tiểu não, tổn Vestergaard(1,9). Trong khi đó, trong xuất huyết<br />
thương vỏ não, cơ chế bệnh sinh do bệnh động não, mức độ đau đầu thường nặng, đến 70%<br />
mạch lớn là các yếu tố dự đoán độc lập dương cường độ đau không thể chịu đựng được(1).<br />
tính. Tiền căn đái tháo đường bảo vệ bệnh nhân Trong các cấu trúc nhạy cảm đau, thì nhu mô<br />
khỏi đau đầu do nhồi máu não. não không có nhận cảm đau. khi nhồi máu não<br />
xảy ra, vì tổn thương nhu mô não, nên không<br />
BÀN LUẬN<br />
trực tiếp gây đau đầu. Các triệu chứng kèm theo<br />
Trong nghiên cứu này, ghi nhận có 53 bệnh như buồn nôn, nôn, và chóng mặt thường gặp<br />
nhân đau đầu do nhồi máu não với cỡ mẫu 153 trong tổn thương tuần hoàn sau.<br />
bệnh nhân, chiếm 34,63%, xấp xỉ với các nghiên<br />
Trong những bệnh nhân đau đầu một bên và<br />
cứu khác có cỡ mẫu tương đương (Paciaroni – tổn thương bán cầu một bên, thì nghiên cứu này<br />
35,1% trong 154 bệnh nhân; Ferro - 34% trong cho thấy bên đau đầu cùng bên với bán cầu bị<br />
182 bệnh nhân)(2,8). Giới nữ có tần suất đau đầu<br />
tổn thương trong 66,67% (8/12), Jorgensen (68%),<br />
cao hơn nam giới, 47,62% (30/63) so với 25,56%<br />
Tentschert (65%) và Vestergaard (14/20)(4,11,12). Khi<br />
(23/90). Điều này tương đồng với nhiều nghiên<br />
đau đầu ở vùng trán, thì vị trí tổn thương hầu<br />
cứu(9,4,10,5,11). Nhóm bệnh nhân dưới 40 tuổi có tỉ lệ<br />
hết ở tuần hoàn trước, trong khi đó đau đầu ở<br />
đau đầu cao (66,67%). vùng chẩm thì đa số tổn thương ở tuần hoàn sau<br />
Đau đầu đa số xảy ra từ từ trước khởi phát (Hình 1).<br />
đột quỵ trên 31 bệnh nhân (58,49%). Kết quả<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1: Tượng trưng cho vị trí của nhồi máu não liên quan với vị trí đau đầu. Mỗi tổn thương được đánh dấu<br />
vào vùng chi phối của mạch máu tương ứng bằng dấu ×. × ở trung tâm tượng trưng cho tổn thương ở thân não<br />
hoặc tiểu não.<br />
Gần như tất cả các nghiên cứu về vấn đề này nghị có thể chấp nhận là cơ chế thần kinh mạch<br />
đã báo cáo tần suất đau đầu cao hơn ở những máu. Đau đầu có liên quan với hoạt động của các<br />
bệnh nhân xảy ra nhồi máu não ở vùng chi phối sợi thần kinh kích thích đau hướng tâm của dây<br />
của hệ động mạch sống - nền (hay gọi là tuần tam thoa, và đau đầu xảy ra sau đó khi các thụ<br />
hoàn sau) (1,9,2,3,4,7,6,10,11,12). Kết quả của nghiên cứu cảm đau này được huy động đủ số lượng. Bởi vì<br />
này cũng tương tự. Chúng tôi ghi nhận khi tổn các động mạch ở đáy não tập trung nhiều các thụ<br />
thương dưới lều, tỉ lệ đau đầu sẽ nhiều hơn tổn cảm đau của dây tam thoa, nên có thể suy ra đau<br />
thương trên lều. Nguyên nhân giải thích cho sự đầu thì thường thấy hơn ở các tổn thương ở đáy<br />
khác nhau này chưa được rõ. Giả thuyết được đề não so với phân bố tổn thương ở bán cầu.<br />
<br />
<br />
<br />
38 Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Chúng tôi và công trình của tác giả về đau đầu do nhồi máu não là cần thiết cho quá<br />
Tentschert(11) cùng đồng thuận rằng tổn thương trình đánh giá một bệnh nhân đột quỵ.<br />
tiểu não có tỉ lệ đau đầu cao, trong khi đó tần TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
suất đau đầu ở bệnh nhân tổn thương thân não 1. Arboix A, Massons J, et al (2002). “Headache in acute<br />
thì không cao hơn so với các bệnh nhân có vị trí cerebrovascular disease: a prospective clinical study in 240<br />
tổn thương tương tự. Tiểu não nằm trong hố sau, patients”. Cephalalgia,14:37–40.<br />
2. Ferro JM, Melo TP, et al (1995). “A multivariate study of<br />
có thể tích nhỏ hơn so với hố sọ trước và giữa. headache associated with ischemic stroke”. Headache, 35:315–<br />
Khi tổn thương nhồi máu tiểu não xảy ra, sự phù 319.<br />
3. Gorelick PB, et al (1986). “Headache in acute cerebrovascular<br />
não xung quanh tổn thương làm tăng áp lực nội<br />
disease”. Neurology, 36:1445-1456.<br />
sọ. Sau đó đau đầu xảy ra do áp lực cao trong sọ 4. Jorgensen HS, Jespersen HF, et al (1994). “Headache in stroke:<br />
làm căng màng cứng cùng các mạch máu do dây the Copenhagen Study”. Neurology, 44:1793–1797.<br />
5. Shigematsu K, Nakano H, et al (2013). “Headache at the onset<br />
thần kinh tam thoa chi phối. of stroke: Frequencies, background characteristics and<br />
Tổn thương vỏ não có tỉ lệ đau đầu cao hơn correlation with mortality”. Heath,5(1):89-95.<br />
6. Koustaal PJ, et al (1991). “Headache in transient or permanent<br />
so với tổn thương dưới vỏ. Điều này cũng được cerebral ischemia”. Stroke,22:754-759.<br />
ghi nhận trong công trình nghiên cứu của 7. Kumral E, Julien B, et al (1995). “Headache at stroke onset: the<br />
Arboix và Ferro(1,2). Kết quả nghiên cứu này càng Lausanne stroke registry”. Journal of Neurology,<br />
Neurosurgery, and Psychiatry,58:490-492.<br />
khẳng định thêm vai trò của cơ chế thần kinh 8. Paciaroni M, Lucilla P, et al (2011). “Headache associated with<br />
mạch máu, khi các mạch máu nông ở vỏ não, acute ischemic stroke”. The journal of headache and<br />
pain,2(1):25-29.<br />
màng não bị kích thích. Không có sự liên quan<br />
9. Chen PK, Chiu PY, et al (2013). “Onset headache predicts<br />
giữa kích thước tổn thương với tỉ lệ đau đầu và good outcome in patients with first- ever ischemic stroke”.<br />
mức độ đau đầu. Stroke,44:1852-1858.<br />
10. Portenoy RK, Abissi CJ, et al (1984). “Headache in<br />
KẾT LUẬN cerebrovascular disease”. Stroke,15(6):1009-1012.<br />
11. Tentschert S, Wimmer R, et al (2005). “Headache at stroke<br />
Đau đầu là một triệu chứng thường gặp ở onset in 2196 patients with ischemic stroke or transient<br />
bệnh nhân nhồi máu não. Cơ chế bệnh sinh gây ischemic attack”. Stroke,36:e1-e3.<br />
12. Vestergaard K, Andersen G, Nielsen MI, Jensen TS (1993).<br />
đau đầu vẫn chưa được rõ. Qua các đặc điểm và “Headache in stroke”. Stroke,24:1621–1624.<br />
những yếu tố liên quan với đau đầu, có thể đưa 13. Vũ Anh Nhị (2010). “Đau đầu thứ phát. Vũ Anh Nhị. Chẩn<br />
đoán và điều trị đau đầu”, tr.192-203. Đại học Y Dược Thành<br />
ra giả thuyết cơ chế thần kinh mạch máu đóng<br />
phố Hồ Chí Minh, Bộ môn Thần kinh.<br />
vai trò chính trong đau đầu do nhồi máu não.<br />
Đau đầu là kết quả của một quá trình bệnh học Ngày nhận bài báo: 20/11/2015<br />
của mạch máu lâu dài, trong đó đau đầu đơn<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/11/2015<br />
thuần là dấu hiệu cảnh báo của nhồi máu não.<br />
Ngày bài báo được đăng: 15/02/2016<br />
Qua nghiên cứu này, rút ra những điểm cơ bản<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thần kinh 39<br />