ĐAU ĐẦU ( HEADACHE )
lượt xem 3
download
1/ MỨC ĐỘ THƯỜNG XẢY RA CỦA TRIỆU CHỨNG ĐAU ĐẦU? MỨC ĐỘ THĂM KHÁM MỘT THẦY THUỐC VÌ BỊ ĐAU ĐẦU? Trong toàn thể dân chúng Hoa Kỳ, 70% báo cáo đã từng bị một cơn đau đầu, và 5% đã thăm khám bác sĩ vì nó. Hơn 1% các thăm khám ở phòng cấp cứu là vì đau đầu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐAU ĐẦU ( HEADACHE )
- ĐAU ĐẦU ( HEADACHE ) 1/ MỨC ĐỘ THƯỜNG XẢY RA CỦA TRIỆU CHỨNG ĐAU ĐẦU? MỨC ĐỘ THĂM KHÁM MỘT THẦY THUỐC VÌ B Ị ĐAU ĐẦU? Trong toàn thể dân chúng Hoa Kỳ, 70% báo cáo đã từng bị một cơn đau đầu, và 5% đã thăm khám bác sĩ vì nó. Hơn 1% các thăm khám ở phòng cấp cứu là vì đau đầu. 2/ ĐAU ĐẦU THƯỜNG XẢY RA HƠN Ở ĐÀN ÔNG HAY ĐÀN BÀ? Trường hợp điển hình, 70% những trường hợp thiên đầu thống (migraine) xảy ra ở phụ nữ và 30% ở đàn ông. Đau đầu từng chùm (cluster headache) hầu như xảy ra ở đàn ông (90%). Đau đầu do co cơ (muscle contraction headache) có một tỷ lệ mắc bệnh hơi gia tăng nơi các phụ nữ, nhưng chúng được thấy hầu như ngang nhau ở cả hai giới. 3/ KHI MỘT NGƯỜI NÀO ĐÓ B Ị ĐAU ĐẦU, CHÍNH XÁC LÀ CÁI GÌ B Ị ĐAU? Não bộ, màng nuôi (pia) và màng nhện (arachnoid mater), và đám rối màng mạch (choroid plexus) không có thể cảm nhận đau đớn.
- Những cấu trúc trong đầu có thể cảm nhận đau đớn gồm có: da đ ầu, các huyết quản, các cơ da đầu, các phần của màng cứng (dura mater); các động mạch màng cứng; các động mạch trong não, các dây thần kinh sọ V, VI, và VII; các dây thần kinh cổ. ==> Kích thích một trong những cấu trúc này có thể đưa đến đau đầu. 4/ NH ỮNG CẦU TRÚC NÀO CỦA SỌ NHẠY CẢM VỚI ĐAU ĐỚN? Vài cấu trúc trong sọ nhạy cảm với đau đớn có khả năng sinh ra đau đầu, nhưng chính não bộ lại không nhạy cảm với đau đớn. CÁC CẦU TRÚC TRONG SỌ NHẠY CẢM VỚI ĐAU ĐỚN. Da đầu. Tiếp liệu máu da đầu. Các cơ đầu và cổ Các xoang tĩnh mạch lớn Các động mạch của màng não Các động mạch lớn của não Các sợi nhạy cảm đau của các dây thần kinh sọ V, IX và X. Các phần của màng cứng ở đáy của não.
- 5/ KỂ NHỮNG ĐAU ĐẦU THÔNG THƯỜNG NHẤT KHIẾN BỆNH NHÂN ĐI KHÁM BỆNH. Các đau đầu do co cơ (đau đầu do sự căng thẳng, tension headache) và mạch máu (chứng thiên đầu thống, migraine), có tỷ lệ cao hơn nhiều và thường xảy ra nhất. Mặc dầu đau đớn, những rối loạn này không có những di chứng đe dọa đến mạng sống. 6/ KHI NÀO MỘT C ƠN ĐAU ĐẦU LÀ MỘT DẤU HIỆU CỦA MỘT VẤN ĐỀ THẦN KINH NGHIÊM TRỌNG? Vài chỉ dẫn cho thấy rằng một cơn đau đầu có thể là do một bệnh nghiêm trọng: Khởi đầu đột ngột, đau đầu nghiêm trọng. Đau đầu có kèm theo trạng thái tâm thần bị biến đổi, sốt, co giật, hay dấu hiệu thần kinh khu trú. Những đau đầu mới xảy ra, bắt đầu sau tuổi 50. 7/ NH ỮNG CẤP CỨU THẬT SỰ NÀO CÓ TRIỆU CHỨNG ĐAU ĐẦU? Các cơn đau đầu là những cấp cứu thật sự gồm có: chảy máu trong sọ, xuất huyết dưới màng nhện (subarachnoid hemorrhage), máu tụ dưới màng cứng (subdural hematoma) hay máu tụ ngoài màng cứng (epidural hematoma),
- xuất huyết não, tai biến mạch máu não do thiếu máu cục bộ (ischemic cerebrovascular accident), lóc (dissection) một động mạch cảnh hay đốt sống, bệnh não tăng huyết áp (hypertensive encephalopathy), u não, viêm động mạch tế bào khổng lồ (giant cell arteritis, hay viêm động mạch thái dương, temporal arteritis), viêm huyết quản, các nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương (viêm màng não và áp xe), bệnh xoang hang (cavernous sinus disease), khối u não giả (pseudotumor cerebri), huyết khối tĩnh mạch màng cứng (dural venous thrombosis). 8/ THÁI Đ Ộ XỬ TRÍ ĐỐI VỚI MỘT BỆNH NHÂN ĐẾN PHÒNG CẤP CỨU VỚI ĐAU ĐẦU? Ở phòng cấp cứu, trước hết anh phải nghĩ đến những đau đầu có tỷ lệ bệnh tật và tử vong cao và sau đó những nguyên nhân đau đầu thông thường hơn. Nếu không, anh có thể bỏ sót những bệnh lý quan trọng. Để giúp chọn những đau đầu nghiêm trọng, cần phải ghi nhớ vài tín hiệu báo động (cờ đỏ =red flags). QUÁ TRÌNH B ỆNH LÝ CHẨN ĐOÁN XÉT NGHIỆM
- PHÂN BIỆT THĂM DÒ Cơn đau đầu tệ hại nhất trong cuộc đời Đ au đầu đột ngột, liên quan với sự gắng CT Scan: nếu bình Xuất huyết dưới sức thường, chọc dò tủy màng nhện K hám thần kinh bình sống. thường, dấu hiệu thần kinh khu trú hay hôn mê Bệnh sử bị chấn thương, hội chứng Marfan, các rối loạn Lóc huyết quản collagen. Magnetic resonance trong sọ (vascular angiography: đ ược ưa Động mạch cảnh: intracranial đau đ ầu cùng bên, thích hơn dissection) hội chứng Horner, tai Siêu âm huyết quản và (đ ộng mạch cảnh, angiography quy ước biến mạch máu não đốt sống, hay động Động mạch đốt sống: nếu không có MRI mạch não trung) đau đ ầu chẩm-gáy và tai biến mạch máu não tuần hoàn sau Bệnh sử cao huyết áp Xuất huyết trong CT Scan não Bệnh sử u não
- Đ au đầu nghiêm trọng với các dấu hiệu tăng áp lực nội sọ và thay đổi trạng thái tâm thần H ậu sản, những tình trạng tăng đông máu, và đau đầu đột ngột, Huyết khối tĩnh MRI, magnetic âm ỉ, thường xuyên. mạch não resonance (xoang dọc giữa Liệt dây thần kinh số venography, hay chụp 6, co giật. Những dấu mạch quy ước. trên và ngang trên) hiệu tăng áp lực nội sọ. Đ au đầu dữ dội đột ngột, m ất thị giác dần dần với CT với tư thế coronal Đột quỵ tuyến yên những dấu hiệu thiểu năng tuyến yên. tuyến yên. 15/ Đ Ộ NHẠY CẢM CỦA CT SCAN ĐẦU KHÔNG CÓ CHẤT CẢN QUA ĐỂ PHÁT HIỆN MỘT XUẤT HUYẾT DƯỚI MÀNG NHỆN? 10% đến 15% xuất huyết d ưới màng nhện không được nhìn thấy trên CT Scan của não bộ. Tuy nhiên, những tiến bộ trong kỹ thuật hình ảnh đã đưa đến sự cải thiện độ chính xác của thăm khám này và hiện nay khoảng 95% các xuất huyết dưới màng nhện được phát
- hiện với CT scan đầu nếu được thực hiện trong vòng 24 giờ từ lúc khởi đầu triệu chứng. Cần thực hiện chọc dò tủy sống để loại bỏ xuất huyết dưới màng nhện nơi những bệnh nhân có một CT scan bình thường, với độ nhạy cảm gần 100%. Độ nhạy cảm của CT scan để phát hiện chảy máu dưới màng nhện là khoảng 93%. Độ nhạy cảm có thể cao hơn nếu CT scan được thực hiện trong vòng 12 giờ đầu sau xuất huyết. Độ nhạy cảm trụt xuống 80% sau 24 giờ. Nếu xuất huyết dưới màng nhện được nghi ngờ và CT scan đầu âm tính, thì phải thực hiện một chọc dò tủy sống để tìm nhiễm sắc vàng (xanthochromia) trong dịch não tủy. 16/ LÀM SAO PHÂN BIỆT GIỮA XUẤT HUYẾT DO ĐỘNG TÁC CHỌC DÒ VỚI XUẤT HUYẾT D ƯỚI MẠNG NHỆN? Bằng cách so sánh đếm hồng cầu trong các ống 1 và ố ng 3 hay 4. Với chọc dò thì máu trong, trong khi đ ược lấy, và ống đầu có nhiều tế bào hồng cầu hơn những ống sau. Nhiễm sắc vàng (xanthochromia), hay nhuộm sắc tố heme, luôn luôn hiện diện nếu máu được tìm thấy trong nước não tủy trong 12 giờ hoặc lâu hơn và xác nhận xuất huyết trong sọ. 17/ CHỨNG THIÊN ĐẦU THỐNG (MIGRAINE) LÀ GÌ? Mặc dầu bất cứ chứng đau đầu nặng nào đều có thể được quy cho là chứng thiên đầu thống (migraine), nhưng chứng thiên đầu thống là một loại đau đầu đặc biệt. Chứng thiên đầu thống thật sự có tính chất gia đình và gây bệnh nơi phụ nữ hai lần nhiều hơn nam giới. Cơn đau đầu đầu tiên thường xảy ra nơi một người trong lứa tuổi thanh thiếu niên hay lứa tuổi
- đôi mươi. Những cơn đau đầu điển hình được mô tả định vị một bên, nặng, và đập mạnh (throbbing) và thường được liên kết với sợ ánh sáng (photophobia) và nôn mửa.Tuy nhiên cơn đau đ ầu có thể không đập mạnh (nonthrobbing). Những biến thiên thay đ ổi trên tất cả các triệu chứng có thể xảy ra, nhưng mỗi bệnh nhân có khuynh hướng cảm nhận một số tương tự các triệu chứng với mỗi cơn đau đầu. 18/ NHỮNG BỆNH LÝ ĐẶC HIỆU NÀO PHẢI ĐƯỢC XÉT ĐẾN NƠI NHỮNG BỆNH NHÂN VỚI ĐAU ĐẦU VÀ MỘT TIỀN SỬ SUY GIẢM MIỄN DỊCH? Ở một bệnh nhân đ ược biết là bị ung thư, thì di căn não hay nhiễm trùng não liên quan với suy giảm miễn dịch có khả năng xảy ra hơn. Nơi những bệnh nhân có huyết thanh dương tính với HIV, các nhiễm trùng cơ hội (opportunistic infections), như viêm màng não do cryptococcus hay toxoplasmosis, áp xe não và lymphoma nguyên phát của hệ thần kinh trung ương nên được xét đến. 19/ ĐIỀU GÌ ĐẶC BIỆT VỀ MỘT CƠN ĐAU ĐẦU MỚI KHỞI PHÁT NƠI MỘT BỆNH NHÂN TRÊN 55 TUỔI VỚI CẢM GIÁC KHÓ CHỊU TOÀN THỂ? Viêm động mạch thái d ương (temporal arteritis hay céphalée de Horton) là một bệnh viêm động mạch toàn thể, hiếm xảy ra trước 50 tuổi và tỷ lệ mắc bệnh gia tăng rõ rệt sau lứa tuổi này. Cũng đ ược gọi là viêm động mạch tế bào khổng lồ (giant cell arteritis), viêm động mạch thái dương nên được nghi ngờ nơi bất cứ bệnh nhân nào trên 50 tuổi có một cơn đau đầu mới khởi phát hay một thay đổi khuôn mẫu của một cơn đau đầu đã được xác định trước đây. Bệnh này được liên kết với một nhạy cảm đau
- cục bộ của da đầu (bất cứ nơi nào trên da đầu), tình trạng khó ở, đau cơ, đau khớp, đau nhiều cơ thấp (polymyalgia rheumatica), sốt nhẹ, hay những triệu chứng toàn thân khác. Không được điều trị, viêm động mạch thái dương có thể dẫn đến mất thị giác hay đột quỵ. Dấu hiệu hàm đo ạn hồi (jaw claudication), nếu có, rất gợi ý đến bệnh này. Tốc độ lắng máu (VS) lớn hơn 50 mm/giờ, và cần làm sinh thiết để xác lập chẩn đoán. Điều trị nên được bắt đầu nhanh chóng, căn cứ trên phỏng đoán lâm sàng và các kết quả của tốc độ lắng máu và không được trì hoãn b ởi kết quả sinh thiết. Các liều lượng khởi đầu của prednisolone là 60 đến 80 mg mỗi ngày. 20/ XUẤT HUYẾT LÍNH CANH (SENTINEL BLEED) LÀ GÌ? Khoảng 50% các bệnh nhân bị xuất huyết dưới mạng nhện (subarachnoid hemorrhage) đã kinh qua một xuất huyết báo trước hay lính canh (warning or sentinel hemorrhage), xảy ra trước cơn xuất huyết đầy tai họa này. Xuất huyết cảnh cáo có khuynh hướng xảy ra nhiều ngày đến nhiều tháng trước xuất huyết dưới mạng nhện và đặc trưng bởi một cơn đau đầu có độ nghiêm trọng và định vị không bình thường, tương tự nhưng ít mạnh hơn cơn đau đầu xảy ra với xuất huyết dưới mạng nhện. Những cơn đau đầu này được gây nên bởi các xuất huyết cảnh cáo (sentinel hemorrhages) có khuynh hướng tan biến trong 1 đến 2 ngày nhưng kéo dài trong 2 tuần. Xuất huyết lính canh được liên kết với nôn và mửa trong khoảng 20% những bệnh nhân với xuất huyết dưới mạng nhện, cứng cổ hay đau cơ trong 30% các trường hợp, rối loạn thị giác trong 15%, và các bất thường vận động và cảm giác trong 15% đến 20% các trường hợp. Các cơn đau đầu cảnh cáo của xuất huyết dưới mạng nhện không điển hình và làm lo sợ đến độ 40% đến 75% các bệnh nhân phải đi thăm khám bệnh. Thông thường, các cơn đau đầu này bị chẩn đoán lầm là cơn thiên
- đầu thống (migraine), viêm xoang, hay đau đầu do căng thẳng (tension headache), và bệnh nhân được cho xuất viện. 21/ LÀM SAO ĐIỀU TRỊ THIÊN ĐẦU THỐNG? Các bệnh nhân không thể chế ngự được cơn đau đầu ở nhà thường đến phòng cấp cứu để được điều trị chống đau và hỗ trợ tốt hơn. Việc chọn điều trị được căn cứ theo triệu chứng của bệnh nhân, các thuốc đã được sử dụng trước, thời gian trôi qua từ lúc khởi đầu, sự đáp ứng trước đây của bệnh nhân đối với điều trị, sự hiện diện của bệnh lý kèm theo, và độ nghiêm trọng của cơn đau đầu hiện tại. CÁC THUỐC ĐỂ ĐIỀU TRỊ CƠN THIÊN ĐẦU THỐNG CẤP TÍNH THU ỐC BÌNH LUẬN 500 -1000 Nhẹ đến trung Acetaminophen mg bình 650 -1000 rối loạn tiêu hóa Aspirin mg 600 -800 rối loạn tiêu hóa Ibuprofen (Junifen) mg Naproxen 275 -550 rối loạn tiêu hóa (Apranax) mg
- 50mg Indomethacin thuốc đạn có thể lập lại trong 1 giờ nhưng không nếu ergot đã được sử 1mg tiêm d ụng; tĩnh mạch Trung bình chống chỉ định trong Dihydroergotamine hay đến nặng cao huyết áp, bệnh tiêm mông huyết quản ngoại b iên, bệnh động mạch vành, và thai nghén có thể lập lại trong 1 giờ nhưng không nếu ergot đã được sử d ụng; 6 mg dưới Sumatriptan chống chỉ định trong da cao huyết áp, bệnh huyết quản ngoại b iên, bệnh động mạch vành, và thai nghén 10 mg an thần hay phản ứng tiêm tĩnh lo ạn trương lực Metoclopramide mạch hay (dystonic reaction) tiêm mông
- 10 mg tiêm tĩnh an thần hay phản ứng Prochlorperazine mạch hay lo ạn trương lực tiêm mông rối loạn tiêu hóa; thận 30-60 mg tiêm tĩnh trọng nơi người già và Ketorolac mạch hay những bệnh nhân với tiêm mông nguy cơ suy thận. 25-100 mg Opioids ít hiệu quả tiêm tĩnh hơn những cách trị Meperidine mạch hay liệu khác tiêm mông Opioids ít hiệu quả 2 mg tiêm Butorphanol hơn những cách trị tĩnh mạch liệu khác Cơn đề kháng, dùng phối hợp với 1mg tiêm Dihydroergotamine status tĩnh mạch thuốc chống mửa migrainosus còn đ ang tranh cãi Steroids 22/ LÀM SAO PHÂN BIỆT ĐAU ĐẦU TỪNG CHÙM VỚI THIÊN ĐẦU THỐNG? LÀM SAO ĐIỀU TRỊ?
- Đau đầu từng chùm (cluster headache) là đau đầu không có tính chất gia đình, chủ yếu tác động lên đàn ông. Cơn đau đầu dữ dội một bên kéo dài 30 đến 90 phút, xảy ra nhiều lần trong một ngày, trong nhiều tuần, theo sau là một thời kỳ không đau. Trong cơn đau, các dấu hiệu tự trị như chảy mũi nước (rhinorrhea) và chảy nước mắt thường xảy ra cùng một phía mặt. Các cơn có thể được gây ra do hút thuốc hay uống rượu. Trong phòng cấp cứu, oxy làm giảm trong vòng 15 phút 90% các cơn đau đầu từng chùm. Những điều trị khác gồm có corticosteroids, calcium channel blockers, lithium và methysergide. 23/ ĐIỀU TRỊ ĐAU ĐẦU DO CĂNG THẰNG (TENSION HEADACHE) NHƯ THẾ NÀO? Khi những nguyên nhân đau đầu khác đã được thăm dò, điều trị bắt đầu bằng sự trấn an và giáo dục. Bởi vì những cơn đau đầu này thường mãn tính, do đó chúng nên được điều trị bằng những thuốc chống đau không gây nghiện. Biofeedback và châm cứu có thể có lợi. Tất cả những bệnh nhân với chẩn đoán này nên được thăm khám để tìm nhưng rối loạn tính khí (mood disorders) bởi vì bệnh trầm cảm là một nguyên nhân thông thường của chứng đau đầu do căng thẳng (tension headache). Điều trị đau đầu do căng thẳng gồm có những kỷ thuật thư giãn, AINS, và những loại thuốc chống đau khác. Những đau đầu căng thẳng nặng có thể được điều trị với cùng thứ thuốc dùng để điều trị thiên đầu thống. 24/ CHẤT ĐỘC NÀO KHIẾN TOÀN BỘ GIA ĐÌNH KÊU ĐAU ĐẦU?
- Các khí thải không được thông khí thích hợp, từ các bếp lò, lò sưởi, và xe hơi có thể đưa đến sự tiếp xúc với CO. Chất khí không sắc, không màu này ưa thích nối kết với Hb hơn là với oxy. Các thành viên gia đình kêu đau đầu tái diễn, chóng mặt, và buồn nôn, lúc thức dậy vào buổi sáng và cải thiện sau khi đi ra khỏi nhà. Điều trị oxy với liều lượng cao đối với những trường hợp nhẹ và oxy tăng áp (hyperbaric oxygen) đối với những trường hợp nặng. Không được bỏ sót việc điều tra tìm căn nguyên. 25/ PHẢI XÉT ĐẾN NHỮNG CHẨN ĐOÁN ĐẶC BIỆT NÀO NƠI MỘT BỆNH NHÂN SIDA BỊ ĐAU ĐẦU? Đau đầu là một triệu chứng thông thường nơi các bệnh nhân bị sida, xảy ra nơi 11% đến 55% các bệnh nhân, và có thể xảy đến trong những tình trạng liên hệ với sida. Viêm màng não vô trùng (aseptic meningitis) liên kết với tăng lympho bào (lymphocytic pleocytosis), được thấy nơi những bệnh nhân vào lúc biến đổi huyết thanh (seroconversion). Trong các nhiễm trùng HIV cấp tính, bệnh nhân có thể mô tả đau đầu liên kết với sốt, bệnh hạch bạch huyết (lymphadenopathy), đau họng, và đau cơ. Toxoplasma gondii gây nên nhiều ổ áp-xe não (multiple brain abscesses) và đau đầu hai b ên dai dẳng. Chẩn đoán toxoplasmosis được thực hiện nhờ CT scan, MRI, hay sinh thiết não. Những thương tổn hệ thần kinh trung ương khác gồm có B-cell lymphoma và progressive multifocal leukoencephalopathy. Viêm màng não do cryptococcus là một nguyên nhân thông thường của đau đầu nơi những bệnh nhân bị sida, xảy ra nơi 10% các bệnh nhân. Viêm màng não được đặc trưng bởi sốt, đau đầu, và nôn. Sự hiện diện của viêm màng não giả (meningismus) và những thay đổi trạng thái tâm thần ít xảy ra. Các bệnh nhân bị sida và đến phòng cấp cứu với đau đầu dai dẳng thường cần thăm dò hình ảnh thần kinh
- (neuroimaging), và nếu hình ảnh bình thường, nên chọc dò tủy sống. 26/ B ỆNH LÝ NHIỄM TRÙNG TIẾN TRIỂN NHANH NÀO VỚI SỐT, THAY ĐỔI TRẠNG THÁI TÂM THẦN, BỆNH SỬ ĐAU ĐẦU VÀ THĂM KHÁM V ẬT LÝ KHÔNG CÓ DẤU HIỆU VIÊM MÀNG NÃO? Viêm não do Herpes simplex (Herpes simplex encephalitis), dạng thông thường nhất của viêm não xảy ra lẻ tẻ (sporadic encephalitis). Đây là một bệnh xuất huyết, hoại tử đưa đến sự phá hủy não, cần điều trị tích cực sớm với liệu pháp kháng virus. Chọc dò với polymerase chain reaction và gadolinium-enhanced MRI là những phương pháp chẩn đoán chọn lựa. 27/ U GIẢ NÃO BỘ (PSEUDOTUMOR CEREBRI) LÀ GÌ? U giả não bộ (pseudotumor cerebri), hay tăng áp lực nội sọ hiền tính (benign intracranialhypertension), là áp lực nội sọ gia tăng nhưng không có b ằng cớ khối u ác tính và được thể hiện chủ yếu bởi đau đầu và mờ thị giác. 28/ MÔ TẢ LÂM SÀNG CỦA TĂNG ÁP NỘI SỌ KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂN; B IẾN CHỨNG LÀ GÌ NẾU KHÔNG Đ ƯỢC ĐIỀU TRỊ THÍCH HỢP? Trước đây được gọi là tăng áp lực nội sọ hiền tính (benign intracranial hypertension) hay khối u giả não bộ (pseudotumor cerebri). Bệnh lý này được thể hiện nơi những phụ nữ trẻ, béo phì bởi những cơn đau đầu tái phát, thường xuyên hay gián đoạn và có thể có phù gai mắt hai bên (bilateral papilledema). Ù tai có nhịp đập (pulsatile tinnitus) và những rối
- loạn thị giác tạm thời thường xảy ra. Đôi khi có thể thấy liệt dây thần kinh sọ VI lúc thăm khám vật lý. Thường thường, CT scan được thực hiện để loại bỏ một khối u và nếu âm tính, thực hiện chọc dò tủy sống, điều này không những để chẩn đoán mà còn để điều trị nữa. Áp lực mở (opening pressure) cao (25 đến 40 cm nước) và một bối cảnh lâm sàng gợi ý, có giá trị chẩn đoán. Không được điều trị, có một nguy cơ mất thị giác. Điều trị với chọc dò tủy sống nhiều lần, acetazolamide (Diamox), và các thuốc lợi tiểu như furosemide (Lasix). Mở cửa sổ dây thần kinh thị giác (optic nerve fenestration) được chỉ định trong trường hợp đề kháng. 29/ LÀM SAO CHẨN ĐOÁN U GIẢ NÃO BỘ? Các bệnh nhân thường béo phì và là nữ giới. Thăm khám thần kinh bình thường. MRI (magnetic resonance imaging) hay CT scan cũng bình thường. Áp lực tăng cao lúc chọc dò tủy sống xác định chẩn đoán. 30/ NHỮNG DÂY THẦN KINH NÀO ĐI QUA XOANG HANG (CAVERNOUS SINUS). Những dây thần kinh III, IV,V 1-2 và VI. Bệnh xoang hang (cavernous disease) có thể chỉ có triệu chứng duy nhất là đau đầu sau hốc mắt (retroorbital headache). Tuy nhiên, một bất thường của bất cứ dây thần kinh nào đi qua xoang hang đều gợi ý chẩn đoán và cần đánh giá sâu hơn. 31/ ĐAU ĐẦU THƯỜNG XẢY RA Ở TRẺ EM NHƯ THẾ NÀO? Vào 7 tuổi, 35% các trẻ em đôi khi kêu đau đầu, 2,5% kêu đau đầu không phải thiên đầu thống thường xuyên, và 1,4% đã đ ược chẩn đoán là thiên đầu thống (migraine).Vào tuổi 15, hơn 50% trẻ em đôi khi kêu đau đầu,
- 15% thường kêu đau đầu không phải thiên đầu thống, và 5% đã được chẩn đoán là thiên đầu thống (migraine). Điều trị có thể bắt đầu với acetaminophene hay ibuprofen. Loại những bệnh lý nghiêm trọng là chủ yếu ở trẻ em. Xuất huyết dưới mạng nhện, các u não nguyên phát, các tai biến mạch máu não, các bệnh chuyển hóa, và các nguyên nhân trúng độc nên được xét đến. 32/ BLOOD PATCH LÀ GÌ? Các bệnh nhân cảm thấy đau đầu trong vòng nhiều giờ sau chọc dò tủy chẩn đoán. Điều này có thể xảy ra do dịch não tủy bị rỉ từ chỗ rách màng cứng, đưa đến giãn và kéo những mạch máu trong sọ. Đau đầu thường nặng hơn khi bệnh nhân ngồi dậy và được cải thiện khi bệnh nhân nằm nghỉ. Điều trị gồm có nghỉ ngơi và chống đau. Nếu tất cả các phương pháp bảo thủ thất bại, dùng blood patch (autologous blood clot). Máu được rút ra từ bệnh nhân và được tiêm vào mô mềm nơi chỗ chọc dò (dùng kim có đường kính nhỏ hơn để chọc dò, làm giảm tỷ lệ đau đầu tủy sống) . 33/ ĐAU ĐẦU CÓ THƯỜNG XẢY RA SAU CHỌC DÒ TỦY SỐNG KHÔNG? Khoảng 20-25% các bệnh nhân bị đau đầu sau chọc dò (spinal headache). Đau đầu xảy ra sau động tác chọc dò, gây chấn thương hay không và không liên hệ với lượng nước não tủy được lấy ra. 34/ ĐIỀU TRỊ ĐAU ĐẦU SAU CHỌC DÒ TỦY SỐNG? Bước đầu tiên là trấn an bệnh nhân rằng cơn đau đầu cuối cùng rồi sẽ
- biến mất. Bệnh nhân phải nằm trên giường lâu chừng nào tốt chừng đó. Có thể dùng những thuốc giảm đau thông thường. Sau hết, nếu cơn đau đầu tiếp tục làm bệnh nhân bất hoạt, có thể chỉ định điều trị với blood patch và chọc d ò lần thứ hai. 35/ ĐAU ĐẦU SAU GIAO HỢP LÀ GÌ? Đau đầu sau giao hợp (postcoital cephalgia) chỉ đau đầu xảy ra trước và sau khoái lạc cực độ. Các cơn đau đầu này xảy ra với tần số như nhau ở nam và nữ. Cơn đau thường khởi đầu đột ngột, có mạch đập (pulsatile), và khá mạnh; đau toàn bộ đầu. 36/ CÓ PHẢI ĐAU ĐẦU XẢY RA TRONG GIAO HỢP LÀ MỘT DẤU HIỆU CỦA CHẢY MÁU DƯỚI MẠNG NHỆN? Dưới 2% các bệnh nhân có triệu chứng xuất huyết d ưới mạng nhện do vỡ phình mạch, bị vỡ lúc giao hợp. Thông thường hơn, các đau đầu xảy ra trong giao hợp có nguồn gốc hoặc là thiên đầu thống hoặc do co thắt cơ. 37/ MỘT BỆNH NHÂN 23 TUỔI VỚI BỆNH SỬ THIÊN ĐẦU THỐNG CÓ MỘT CƠN ĐAU ĐẦU ĐIỂN HÌNH. CÔ TA GỢI Ý KHẢ NĂNG CHẨN ĐOÁN SAI VÀ HỎI VỀ KHẢ NĂNG BỊ MỘT KHỐI U NÃO NHƯ LÀ LÝ DO CỦA NHỮNG CƠN ĐAU ĐẦU TÁI PHÁT. ANH CÓ THỂ NÓI GÌ VỚI CÔ TA? Triệu chứng thông thường nhất của những bệnh nhân u não nguyên phát đến phòng cấp cứu là đau đầu (56%), biến đổi trạng thái tâm thần (51%), nôn hay mửa (37%), co giật ( 37%), và thay đổi thị lực (23%). Lúc khám
- vật lý, yếu vận động hiện diện trong 37%; thất điều, phù gai mắt, và liệt dây thần kinh sọ hiện diện trong 20 đến 30%. Sự thiếu một trong các triệu chứng và dấu chứng này không loại bỏ ho àn toàn khả năng u não. Nếu không có những dấu chứng này và với một cơn thiên đầu thống điển hình, khả năng bị u não rất là thấp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị nhức đầu (Phần 1)
6 p | 231 | 43
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị nhức đầu (Phần 3)
8 p | 172 | 33
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị nhức đầu (Phần 5)
5 p | 146 | 28
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị nhức đầu (Phần 8)
8 p | 155 | 27
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị nhức đầu (Phần 7)
10 p | 170 | 24
-
Y học cổ truyền: Thương hàn luận thái dương bệnh
28 p | 145 | 20
-
Chẩn đoán và điều trị nhức đầu
55 p | 105 | 18
-
Nhức đầu
2 p | 150 | 7
-
Serotonin Syndrome (Hội Chứng Serotonin) .
4 p | 95 | 5
-
MIGRAINE HEADACHES – PHẦN 2
9 p | 73 | 5
-
HỘI CHỨNG ĐAU ĐẦU (Headache)
14 p | 38 | 5
-
CHỨNG THIÊN ĐẦU THỐNG (MIGRAINE HEADACHES)
8 p | 89 | 4
-
MIGRAINE HEADACHES – PHẦN 1
10 p | 80 | 3
-
Hội chứng đau đầu
7 p | 68 | 3
-
Verapamine
3 p | 62 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn