DẤU HIỆU - Zarathustra đã nói như thế
lượt xem 5
download
Vào buổi sáng tinh mơ, tiếp theo đêm đó, Zarathustra nhảy ra khỏi thảo sàng, buộc lại thắt lưng và bước ra ngoài hang đá, nồng nàn, mạnh mẽ như một mặt trời ban mai ló dạng khỏi những ngọn núi sẫm đen màu u tối. Zarathustra lên tiếng như ngày xưa hắn đã từng lên tiếng: “Hỡi thiên thể vĩ đại kia ơi, tất cả hạnh phúc của mi sẽ ra sao nếu không có những người mà mi soi chiếu! Và nếu họ vẫn cứ nằm trong hang, trong khi mi đã thức dậy và đi đến...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: DẤU HIỆU - Zarathustra đã nói như thế
- Zarathustra đã nói như thế DẤU HIỆU Vào buổi sáng tinh mơ, tiếp theo đêm đó, Zarathustra nhảy ra khỏi thảo sàng, buộc lại thắt lưng và bước ra ngoài hang đá, nồng nàn, mạnh mẽ như một mặt trời ban mai ló dạng khỏi những ngọn núi sẫm đen màu u tối. Zarathustra lên tiếng như ngày xưa hắn đã từng lên tiếng: “Hỡi thiên thể vĩ đại kia ơi, tất cả hạnh phúc của mi sẽ ra sao nếu không có những người mà mi soi chiếu! Và nếu họ vẫn cứ nằm trong hang, trong khi mi đã thức dậy và đi đến để ban phát rải tung, thì nỗi e lệ đầy kiêu hãnh của mi sẽ phẫn nộ biết chừng nào! Ồ, họ hãy còn yên ngủ, những con người thượng đẳng đó, trong khi ta đã thức tỉnh: họ chẳng phải là những bạn đồng hành thực sự của ta! Họ chẳng phải là những người mà ta chờ đợi ở đây, trên miền núi cao chất ngất.
- Ta muốn khởi đầu công trình của ta, ta muốn bắt đầu ngày của ta, nhưng họ lại không hiểu đâu là những dấu hiệu của buổi sáng của ta, đối với họ, tiếng động bước chân ta chẳng phải là một dấu hiệu báo thức. Họ hãy còn yên ngủ trong hang đá của ta, giấc mộng họ hãy còn cuốn chặt lấy những khúc hát cuồng say của ta. Lỗ tai lắng nghe ta, - lỗ tai vâng mệnh: đó là cái mà thân thể họ đang còn thiếu”. Zarathustra tự nhủ lòng như thế trong lúc mặt trời ló dạng; lúc bấy giờ, Zarathustra đưa mắt dò hỏi nhìn lên những đỉnh cao, vì hắn nghe trên đầu mình tiếng kêu sắc lạnh của con ó thân yêu. “Ồ! Con ó của ta đang kêu trên đỉnh cao kia, chính đấy là điều làm ta hài lòng và hợp ý. Những con thú của ta đã thức giấc, vì ta đã thức giấc. Con ó của ta đã thức giấc, và cũng như ta, nó đang ca ngợi mặt trời. Với những móng vuốt sắc ngời, con ó đang quặp chặt lấy làn ánh sáng trinh tân. Các ngươi là những con thú đích thực của ta, ta thương yêu các ngươi. Nhưng ta hãy còn thiếu những con người đích thực của ta.” Zarathustra đã nói như thế, song lúc bấy giờ đột nhiên Zarathustra thấy mình bị vây phủ chung quanh như bởi hằng hà sa số con chim đang bay lượn, bị vây phủ trong tiếng xào xạc dịu nhẹ của muôn vàn đôi cánh, và s ự
- hợp bầy chung quanh đầu hắn lớn lao đế n nỗi Zarathustra phải nhắm mắt lại. Và thực ra, đấy giống như một đám mây tên bắn tung về phía một kẻ thù mới. Nhưng, ô kìa, đấy là một đám mây yêu thương phủ xuống một người bạn mới! “Chuyện gì đang xảy đến cho ta?” Zarathustra kinh ngạc tự hỏi, và hắn chậm rãi ngồi xuống tảng đá lớn nằm trấn trước cửa hang. Nhưng khi quờ tay chung quanh hắn, xua trên đuổi dưới để ngăn bớt sự trìu mến của bầy chim, thời Zarathustra lại gặp một chuyện dị kỳ hơn nữa: bất thần tay hắn thọc sâu vào một mớ lông rậm dày ấm nóng; đồng thời trước mặt hắn vang dội một tiếng gầm, - tiếng gầm kéo dài và êm dịu của một con sư tử. “Dấu hiệu đã hiển hiện rồi!” Zarathustra bảo, và lòng hắn vụt biến đổi. Thực vậy, khi nhìn rõ trước mặt mình, hắn nhận ra một con vật khổng lồ màu vàng rực đang nằm dưới chân, tựa đầu lên đầu gối hắn, như chẳng muốn xa rời hắn trong tình thương yêu trìu mến của nó, giống như một con chó đã tìm gặp lại chủ mình. Trong khi ấy, những con bồ câu cũng không kém xôn xao sốt sắng hơn con sư tử trong tình yêu của mình, và mỗi lần có một con bồ câu bay chạm phớt qua mũi sư tử, con sư tử lại lắc đầu kinh ngạc, và há miệng cười ngây ngô.
- Khi nhìn thấy tất cả những cảnh tượng đó, Zarathustra chỉ thốt được một câu: “Các đứa con của ta đang tiến đến gần, các đứa con của ta!” - rồi Zarathustra trở nên câm lặng hoàn toàn. Nhưng lòng hắn được vơi dịu bớt và từ đôi mắt hắn, những giọt lệ ứa ra rơi xuống bàn tay. Zarathustra không để tâm đến bất cứ chuyện gì, hắn cứ ngồi đấy, bất động, không đưa tay ra ngăn cản những con vật. Lúc bấy giờ, những con bồ câu lượn qua lượn lại, đậu trên vai Zarathustra, vuốt ve mái tóc bạc phơ của hắn; và chúng chẳng hề mỏi mệt trong sự trìu mến cũng như bộc lộ tâm tình. Trong khi đó, con mãnh sư không ngớt le lưỡi liếm những giọt lệ rớt xuống trên hai bàn tay của Zarathustra, vừa liếm, nó vừa gầm gừ trách móc một cách rụt rè. Đấy là những gì mà các con vật đã làm. Tất cả những việc đó kéo dài rất lâu hay rất mau, chẳng ai biết được: bởi vì, đối với những sự việc như thế, trên mặt đất này chẳng có thời gian để đo đếm. - Song trong lúc đó, những con người thượng đẳng đã thức giấc trong hang đá của Zarathustra, họ cùng sửa soạn kéo nhau đi thành đoàn đến trước mặt Zarathustra để ngỏ lời chào mừng ban mai, bởi vì khi thức giấc, họ không thấy Zarathustra ở trong hang c ùng bọn họ. Nhưng khi họ đã ra đến cửa hang và âm thanh những bước chân của họ vang ra báo trước, thì con sư tử giật mình rồi đột nhiên nó bỏ Zarathustra ngồi đấy để nhảy phóng về phía hang, miệng rống lên những tiếng gầm giận dữ; lúc bấy giờ, nghe
- tiếng sư tử rống, những con người thượng đẳng buột mồm kêu lên một tiếng kinh hãi rồi bỏ chạy tháo lui; trong chớp mắt, họ biến mất dạng. Về phần Zarathustra, chính hắn cũng bị choáng tai và phóng tâ m lơ đãng, hắn đứng dậy khỏi tảng đá, đưa mắt nhìn xung quanh, rồi vẫn đứng đó, kinh ngạc, hắn tự vấn lòng mình, suy tưởng và cô đơn. Sau cùng, Zarathustra chậm rãi bảo: “Ta đã nghe thấy gì? Chuyện gì vừa xảy đến cho ta?” Và hồi niệm đã trở lại cùng Zarathustra và trong chớp mắt hắn đã hiểu rõ tất cả những gì đã xảy ra giữa ngày hôm qua và ngày hôm nay. Zarathustra vừa đưa tay vuốt chòm râu bạc vừa bảo: “Đây là tảng đá, đây là chỗ mà sáng hôm qua ta đã ngồi; và đấy chính là chỗ viên Bốc sư đã tiến đến gần ta, đấy là chỗ ta đã nghe lần đầu tiên tiếng kêu mà ta vừa mới nghe lúc nãy đây, tiếng kêu to thống khổ. Hỡi những con người thượng đẳng! Chính nỗi thống khổ của các ngươi là điều mà viên Bốc sư đã báo trước cho ta biết vào buổi sáng hôm qua,
- - chính nỗi thống khổ đó là điều mà viên Bốc sư đã muốn kéo lôi ta đến để cám dỗ thử thách ta; lão ta đã bảo: hỡi Zarathustra, tôi đến để đưa ngài tới tội lỗi cuối cùng của ngài đây. Tới tội lỗi cuối cùng của ta? Zarathustra buột miệng kêu lên, và hắn cười ồ giận dữ về chính lời nói mình. - Cái gì đã được dành cho ta như là tội lỗi cuối cùng của ta?” Một lần nữa, Zarathustra lại chìm đắm miên man trong chính mình, và lại ngồi xuống trên tảng đá lớn để trầm tư. Đột nhiên, hắn đứng bật dậy: “Lòng xót thương! Lòng xót thương bác ái đối với con người thượng đẳng!” Zarathustra bật kêu lên, và khuôn mặt hắn trở thành trơ trơ vô cảm. Ồ, điều đó đã qua rồi! Nỗi đam mê và lòng xót thương bác ái của ta, nào có quan hệ gì? Ta đã tìm kiếm hạnh phúc chăng? Không, ta đang tìm kiếm công trình của ta! Ồ! Con sư tử đã đến, những đứa con của ta đang đến gần, Zarathustra đã chín muồi, giờ của ta đã đến: Kia là Bình Minh của ta, ngày của ta đang khởi sự; hãy thức giấc, thức giấc, hỡi Ngọ Thiên vĩ đại!”
- Zarathustra đã nói như thế, rồi hắn rời khỏi hang đá, nồng nàn và mạnh mẽ như mặt trời buổi ban mai ló ra từ những ngọn núi đen sẫm u buồn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
LỢI NHUẬN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
27 p | 149 | 310
-
Tìm hiểu Lịch sử Đà Nẵng (1858-1945): Phần 1
188 p | 145 | 31
-
Người sắp chết có những dấu hiệu gì báo trước?
2 p | 250 | 15
-
Tục sơn đầu kỳ dị ở Việt Nam
8 p | 93 | 8
-
Dấu hiệu ngữ dụng và văn hóa trong lời cảm thán tiếng Việt
7 p | 69 | 5
-
Dấu hiệu của tính đại chúng trong tiến trình vận động của văn học Đàng Trong
12 p | 77 | 5
-
Ngôn ngữ đa sắc thái trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
9 p | 56 | 4
-
Hiểu và dịch tiểu từ Well của tiếng Anh như một dấu hiệu diễn ngôn: Một nghiên cứu dịch thuật trên cơ sở ngữ dụng học
5 p | 85 | 4
-
Sao đổi ngôi của Chu Văn - một tiểu thuyết chân thực với dấu ấn “Tiên báo” trên phương diện nội dung phản ánh
8 p | 71 | 3
-
Dấu ấn của Ngôn ngữ Văn học giai đoạn giao thời trong "Nho phong" và "Người quay to" của Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh)
7 p | 56 | 3
-
Ký hiệu “Tóc bạc” trong thơ tha hương thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX
12 p | 7 | 3
-
Đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay
15 p | 7 | 2
-
Thực trạng rối loạn trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ xã hội của bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi tại thành phố Đà Nẵng
5 p | 52 | 2
-
Giọng điệu trần thuật của truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỉ XX - sự biến đổi theo hướng hiện đại
5 p | 35 | 2
-
Những biểu hiện về nguy cơ sử dụng ma túy ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông
11 p | 57 | 2
-
Thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Thực trạng và giải pháp
8 p | 7 | 1
-
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Ấn Độ
7 p | 2 | 1
-
Giải pháp nâng cao kỹ năng nghe hiểu cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn tại Đại học Thủ Dầu Một
9 p | 4 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn