intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đâu là thủ phạm chính gây ra bệnh tim mạch

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

115
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cholesterol là chất béo trong có trong các mô tế bào và ở trong máu. Lượng cholesterol trong máu cao là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim mạch, đặc biệt dẫn đến các chứng xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não; thậm chí còn gây ra các bệnh về sỏi túi mật, đái tháo đường… Những năm 70 của thế kỷ trước, tỷ lệ người có lượng cholesterol (thành phần của các chất béo có trong máu) vượt ngưỡng chỉ chiếm khoảng vài phần trăm dân số thì đến nay, 29,1% dân số cả...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đâu là thủ phạm chính gây ra bệnh tim mạch

  1. Đâu là thủ phạm chính gây ra bệnh tim mạch Cholesterol là chất béo trong có trong các mô tế bào và ở trong máu. Lượng cholesterol trong máu cao là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim mạch, đặc biệt dẫn đến các chứng xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não; thậm chí còn gây ra các bệnh về sỏi túi mật, đái tháo đường… Những năm 70 của thế kỷ trước, tỷ lệ người có lượng cholesterol (thành phần của các chất béo có trong máu) vượt ngưỡng chỉ chiếm khoảng vài phần trăm dân số thì đến nay, 29,1% dân số cả nước có lượng cholesterol trong máu vượt ngưỡng. Đáng báo động, tỷ lệ này ở người thành thị lên tới 44,3%. Các nhà chuyên môn cảnh báo, lượng cholesterol trong cơ thể quá
  2. cao sẽ gây các bệnh về tim mạch, huyết áp, đái tháo đường… Vậy cần phải làm gì để phòng tránh nguy cơ trên? 44,3% thị dân có lượng cholesterol cao GS.TS Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam khuyến cáo, cholesterol là một dạng chất béo do gan sản xuất ra và dung nạp qua chế độ ăn uống. Khi dư thừa cholesterol trong máu rất nguy hiểm và việc tích tụ cholesterol sẽ khiến cho hẹp động mạch, máu đi qua khó khăn hơn, làm giảm lượng máu tới mô cơ thể, bao gồm cả tim. Vì thế, lượng cholesterol trong máu cao là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim mạch, đặc biệt dẫn đến các chứng xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não; thậm chí còn gây ra các bệnh về sỏi túi mật, đái tháo đường… Theo PGS.TS Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, kết quả khảo sát trên 4.800 người (từ 25 đến 74 tuổi) tại 4 vùng: thành thị (Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh), nông thôn, vùng núi và duyên hải trong 3 năm (2007 – 2010) của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, tỷ lệ người có lượng cholesterol cao là 29,1%, đặc biệt ở thành thị, tỷ lệ này lên đến 44,3% (trung bình cứ 2 người ở thành thị thì có 1 người thừa cholesterol).
  3. Đặc biệt, tỷ lệ cholesterol trong máu cao tăng nhanh khi bước sang tuổi 35 – 44 là 41,7% và tăng gần 3 lần ở người cao tuổi, khoảng 61,3%. GS. Mai giải thích, sự gia tăng mỡ máu, đặc biệt là cholesterol liên quan đến chế độ ăn. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, gần một nửa chất béo trong khẩu phần ăn của người thành phố là từ thịt, ngoài ra là từ trứng, sữa. Trong khi đó, người dân lại ăn rất ít rau xanh và hoa quả – yếu tố để tránh lượng cholesterol trong máu cao. Theo kết quả điều tra, tỷ lệ ăn rau quả của người Việt Nam trong suốt 2 thập niên qua không thay đổi, chỉ khoảng 200gram. Đáng lo hơn, cholesterol cao không biểu hiện rõ rệt dưới dạng bệnh nên người dân thường khó nhận biết và thường chủ quan hoặc không có biện pháp đối phó. Hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn Các chuyên gia khuyến cáo phương án dự phòng dựa trên cơ sở thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng, bao gồm: tăng cường các hoạt động thể lực; kiểm soát cân nặng; bỏ thói quen sử dụng thuốc lá…
  4. Theo TS. Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, đối với người rối loạn lipid máu và cholesterol cao nên tăng cường ăn các loại rau xanh và trái cây trong khẩu phần ăn hằng ngày; tăng cường ăn các loại đậu hoặc các chế phẩm; Mỗi tuần nên ăn ít nhất ba bữa cá để cung cấp axit béo hệ omega-3, có tác dụng bảo vệ tim mạch. Đồng thời, người có cholesterol cao nên giảm ăn đồ ngọt, chỉ nên ăn tối đa từ 10 – 20gr chất ngọt mỗi ngày. Hạn chế ăn chất béo từ động vật (tránh ăn mỡ động vật, ăn thịt gia cầm thì nên bỏ da, uống sữa đã tách kem, chọn các loại sữa chua hay phomát có hàm lượng chất béo ít, chỉ khoảng 1- 2%). Hạn chế ăn thức ăn rán (chiên), xào và các thực phẩm chế biến sẵn. Hạn chế dùng các loại thực phẩm từ phủ tạng động vật (não, bầu dục bò, tim, gan lợn…). Những loại này có tỷ lệ cholesterol khá cao. Tuy có nhiều cholesterol nhưng lòng đỏ trứng đồng thời cũng có nhiều lecithin, là một chất điều hoà chuyển hoá cholesterol trong cơ thể. Do đó, ở người có cholesterol máu cao, không nhất thiết kiêng hẳn trứng mà có thể ăn trứng 1-2 lần trong tuần. Đặc biệt, nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều vi chất tự nhiên giúp giảm cholesterol dư thừa như Gamma Oryzanol có dồi dào trong dầu màng gạo. “Nếu đúng chuẩn, trung bình mỗi người phải ăn 400gr rau xanh, hoa quả mỗi ngày sẽ làm giảm 2 lần
  5. nguy cơ bị các bệnh tim mạch, mỡ máu” – PGS.TS Lê Bạch Mai nhấn mạnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2