Đau ngực - Khi nào cần có sự can thiệp y khoa
lượt xem 6
download
Nếu bạn có những triệu chứng của đau ngực đặc biệt là lần đầu tiên, bạn nên đi đến bệnh viện. Bạn có thể gọi xe cấp cứu hoặc nhờ ai đó chở đến phòng cấp cứu gần nhất. Không nên tự lái xe một mình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đau ngực - Khi nào cần có sự can thiệp y khoa
- Đau ngực - Khi nào cần có sự can thiệp y khoa Nếu bạn có những triệu chứng của đau ngực đặc biệt là lần đầu tiên, bạn nên đi đến bệnh viện. Bạn có thể gọi xe cấp cứu hoặc nhờ ai đó chở đến phòng cấp cứu gần nhất. Không nên tự lái xe một mình. Vì nhiều nguyên nhân đau ngực thường tương tự như nhồi máu cơ tim hoặc những bệnh nguy hiểm đến tính mạng khác nên cần phải để các bác sĩ can thiệp nhanh nhất trong mức có thể. Nếu bạn nghi ngờ mình bị nhồi máu cơ tim hoặc những cơn đau ngực nguy hiểm đến tính mạng, hãy gọi xe cấp cứu và đi đến bệnh viện ngay. Không cố gắng tự lái xe một mình.
- Nếu bạn bị nhồi máu cơ tim, thời gian rất quan trọng. Thời gian bạn chờ đợi để được chẩn đoán và điều trị càng lâu thì càng có nhiều cơ tim bị tổn thương. Nếu bạn bị đau ngực do một nguyên nhân nghiêm trọng đang diễn ra, các bác sĩ có thể sẽ can thiệp sớm bằng những biện pháp hiệu quả để làm giảm nguy cơ dẫn đến tử vong hoặc các hậu quả nặng nề. Những phương pháp điều trị này có thể có hiệu quả tốt trong chất lượng sống lâu dài của bạn. Nếu không phải nhồi máu cơ tim hoặc những bệnh nguy hiểm đến tính mạng: Bạn sẽ không thể khẳng định được chắc chắn cho đến khi các bác sĩ t ìm ra được nguyên nhân đau ngực của bạn. Do đó, đừng nên tự lo lắng một cách quá mức. Nếu triệu chứng đau ngực của bạn không nguy hiểm đến tính mạng, bạn không nên cảm thấy bối rối hoặc nghĩ rằng mình đang làm mất thời gian của mọi người. Dù kết quả có thế nào đi chăng nữa, bạn luôn luôn phải đi đến bệnh viện hoặc phòng cấp cứu gần nhất. Khi bị đau ngực, bất kể nó có phải là do những nguyên nhân có thể đe dọa tính mạng của bệnh nhân hay không thì cũng đều cần phải được các bác sĩ đánh giá một cách kỹ lưỡng. Hãy chắc chắn rằng mình đã có một quyết định đúng đắn và cảm thấy thoải mái khi đến phòng cấp cứu mỗi khi bạn bị đau ngực. Nhồi máu cơ tim Tại phòng cấp cứu, bác sĩ sẽ thực hiện 3 thủ thuật để chẩn đoán xác định xem bệnh nhân có bị nhồi máu cơ tim hay không: Đầu tiên, thu nhập những triệu chứng của bệnh nhân. Thứ hai, thực hiện ECG (điện tâm đồ), đây là một phương pháp để đo điện học các hoạt động của tim. ECG có thể cho ta biết được những mạch máu nào bị tắc hoặc bị hẹp. Thứ ba, đo các enzyme do cơ tim sản xuất khi chúng không nhận đủ oxy. Những enzyme này có thể được nhận biết bằng xét nghiệm máu và được gọi là men tim. Đau thắt ngực Các bác sĩ cũng sử dụng những phương pháp chẩn đoán nhồi máu cơ tim để chẩn đoán đau thắt ngực. Trong đau thắt ngực, các xét nghiệm cho thấy không có sự tổn thương vĩnh viễn của cơ tim. Chẩn đoán chỉ được xác định sau khi đã có đủ bằng chứng để loại trừ nhồi máu cơ tim, thường là kết quả âm tính ở cả 3 lần thực hiện xét nghiệm men tim. Mặc dù ECG có thể cho thấy có bất thường, những thay đổi này có thể trở về bình thường.
- Một phương pháp khác để chẩn đoán đau thắt ngực là stress test: những xét nghiệm này sẽ ghi nhận ECG trong khi tập luyện hoặc những gắng sức khác nhằm khẳng định có những chỗ hẹp trong mạch máu của tim. Thông tim được sử dụng để xác định chỗ hẹp. Đây là phương pháp chụp X – quang chuyên biệt. Phương pháp này sử dụng một loại thuốc nhuộm vô hại để làm nổi bật những chỗ hẹp hoặc những bất thường khác của mạch máu. Bóc tách động mạch chủ Chẩn đoán bóc tách động mạch chủ dựa trên những triệu chứng mà bệnh nhân mô tả, X – quang ngực, và các chẩn đoán hình ảnh chuyện biệt khác. Trên X – quang ngực, động mạch chủ sẽ có những đường viền bất thường hoặc xuất hiện những chỗ phình ra. Siêu âm t im qua ngã thực quản là phương pháp siêu âm đặc biệt. Ở phương pháp này, người ta đưa đầu dò siêu âm vào bên trong thực quản để quan sát tim. Kỹ thuật này được thực hiện sau khi cho thuốc giảm đau hoặc gây mê. Bóc tách động mạch chủ có thể được xác định chắc chắn nhờ vào CT scan ngực hoặc chụp mạch máu. Thuyên tắc mạch máu phổi Chẩn đoán thuyên tắc mạch máu phổi có thể được xác định dựa trên nhiều dữ kiện khác nhau: Sự miêu tả các triệu chứng của bệnh nhân, kết quả trên ECG và X – quang ngực có thể góp phần chẩn đoán nhưng không phải là yếu tố quyết định Những bệnh nhân được chẩn đoán xác định nếu có những triệu chứng do cục máu đông ở chân. Bác sĩ sẽ lấy máu động mạch để đo nồng độ oxy và các chất khí có trong máu bệnh nhân (khí máu động mạch). Những bất thay đổi thường về nồng độ các chất khí trong máu cho biết phổi gặp vấn đề trong việc cung cấp đủ lượng oxy cho cơ thể. V/Q scan (ventilation-perfusion scan) được dùng để so sánh lượng máu chảy qua với lượng oxy nhận vào ở những phần khác nhau của phổi. Nếu có bất thường chỉ ở một phần nào đó của phổi cũng có thể chẩn đoán là tắc mạch phổi. Có thể chụp CTScan ở phổi thay vì V/Q scan để chẩn đoán xác định bệnh nhân có tắc mạch phổi hay không. Tràn khí màng phổi nguyên phát Chẩn đoán tràn khí màng phổi nguyên phát dựa trên khám lâm sàng và X – quang ngực. CTScan có thể có ích trong việc xác định những vùng tràn khí nhỏ.
- Thủng tạng rỗng Thường được xác định bằng X – quang ngực với tư thế đứng hoặc X – quang bụng với tư thế nằm nghiêng sang trái. Chụp X – quang ở những tư thế này có làm cho khí đi về phía cơ hoành, giúp phát hiện ra dễ dàng. Những triệu chứng, kết quả khám lâm sàng và những xét nghiệm khác cũng hổ trợ chẩn đoán. Viêm màng ngoài tim Viêm màng ngoài tim cấp được chẩn đoán dựa trên những triệu chứng của bệnh nhân, ECG chuỗi, và siêu âm tim. Một số xét nghiệm khác cũng có ích trong việc xác định nguyên nhân. Viêm phổi Viêm phổi được chẩn đoán dựa vào những triệu chứng của bệnh nhân, bệnh sử, khám lâm sàng và X – quang ngực. Những bệnh liên quan đến thực quản Những bệnh liên quan đến thực quản gây đau ngực đuợc chẩn đoán dựa trên nguyên tắc loại trừ. Chẩn đoán sẽ được xác định dựa trên những triệu chứng của bệnh nhân, bệnh sử và sau khi đã loại trừ các nguyên nhân từ tim và theo dõi xem bệnh nhân có giảm đau khi sử dụng thuốc kháng acid hay không.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA BỆNH ÁP XE PHỔI (Kỳ 4)
5 p | 199 | 27
-
Tim mạch học Việt Nam
116 p | 126 | 26
-
CHOLESTEROL THẾ NÀO LÀ BÌNH THƯỜNG
1 p | 212 | 23
-
Đau Tim, Tức Ngực
13 p | 113 | 13
-
Bệnh tim mạch ở người cao tuổi: Phần 1
59 p | 55 | 11
-
Tăng huyết áp: Vấn đề cần được quan tâm
5 p | 75 | 10
-
Bài giảng Chăm sóc người bệnh chấn thương sọ não
15 p | 20 | 9
-
Cách giúp bạn hạ huyết áp không cần dùng thuốc
8 p | 124 | 8
-
Chữa hạ đường huyết theo phương pháp đông y
3 p | 85 | 8
-
Đau bụng không dễ chẩn đoán
7 p | 108 | 7
-
CÁC BỆNH TÂM CĂN, CÁC RỐI LOẠN LIÊN QUAN ĐẾN STRESS VÀ CÁC RỐI LOẠN DẠNG CƠ THỂ (F40-F49) - 2
15 p | 103 | 6
-
Thuốc với các rối loạn đốt sống cổ
3 p | 85 | 5
-
Cắt thuỳ phổi kèm nạo vét hạch điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực một lỗ
4 p | 27 | 3
-
Chuyên đề cho người bệnh: Những điều bạn cần biết về đau thắt ngực ổn định
6 p | 40 | 2
-
Trời lạnh, con bị hen thì dùng thuốc thế nào?
5 p | 62 | 2
-
Bước đầu nghiên cứu giá trị của CT-SCAN ngực-bụng trong chẩn đoán bệnh u lympho ác tính không Hodgkin tại Viện Huyết học - Truyền máu TW năm 2019
9 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn