Đầu tư trực tiếp (FDI) của nhật bản ở Ấn Độ (1991-2011)
lượt xem 3
download
Triển vọng đầu tư FDI của Nhật Bản ở Ấn Độ được dự báo là rất lớn trong những thập niên tới. Bài viết nghiên cứu quá trình đầu tư FDI của Nhật Bản ở Ấn Độ kể từ sau Chiến tranh lạnh và rút ra bài học về thu hút đầu tư FDI ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đầu tư trực tiếp (FDI) của nhật bản ở Ấn Độ (1991-2011)
- UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.2, NO.1 (2012) ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP (FDI) CỦA NHẬT BẢN Ở ẤN ĐỘ (1991-2011) Nguyễn Văn Sang* TÓM TẮT Quan hệ Nhật Bản và Ấn Độ được thúc đẩy hơn nữa kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Sau 20 năm, Nhật Bản trở thành quốc gia đứng đầu về viện trợ phát triển chính thức ODA và thứ 4 về đầu tư trực tiếp (FDI) ở Ấn Độ. Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ở Ấn Độ chú trọng trong lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, thông tin liên lạc và cơ sở hạ tầng. Chính bằng nguồn vốn FDI, Nhật Bản đã tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Ấn Độ. Triển vọng đầu tư FDI của Nhật Bản ở Ấn Độ được dự báo là rất lớn trong những thập niên tới. Bài viết nghiên cứu quá trình đầu tư FDI của Nhật Bản ở Ấn Độ kể từ sau Chiến tranh lạnh và rút ra bài học về thu hút đầu tư FDI ở Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Nhật Bản và Ấn Độ là hai nền kinh tế lớn ở Châu Á. Năm 1957, Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ kinh tế với Ấn Độ. Kể từ đó, quan hệ kinh tế Nhật - Ấn đạt được những bước tiến quan trọng thông qua viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản cho Ấn Độ. Sau năm 1991, khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cuộc cải cách kinh tế bắt đầu được thực hiện mạnh mẽ, Ấn Độ đã mở rộng thu hút đầu tư từ nước ngoài nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tư trực tiếp (FDI) của Nhật Bản trong thời điểm đó phù hợp với nhu cầu và từng bước khẳng định vai trò ngày càng lớn trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội của Ấn Độ. 2. Đầu tư trực tiếp (FDI) của Nhật Bản ở Ấn Độ từ sau Chiến tranh lạnh 2.1. Các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp FDI của Nhật Bản ở Ấn Độ Khi Chiến tranh lạnh kết thúc, chính phủ Ấn Độ đã thực hiện đồng loạt các chính sách tạo điều kiện để Nhật Bản mở rộng quan hệ đầu tư. Chính phủ Ấn Độ đưa ra sáng kiến “bãi bỏ việc kiểm soát công nghiệp, đơn giản hóa thủ tục đầu tư, tự do hóa chính sách thương mại, cam kết đầy đủ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cải cách lĩnh vực tài chính, tự do hóa các quy định về trao đổi..., để cung cấp một môi trường đầu tư thân thiện, tự do và thu hút các nhà đầu tư” [2]. Chính phủ Ấn Độ còn sáng lập Ban Thư ký Hỗ trợ phát triển công nghiệp; các website để phổ biến chính sách, thủ tục đầu tư; tổ chức các sự kiện và các diễn đàn kinh tế tại các quốc gia có tiềm năng nhằm quảng bá môi trường đầu tư ở Ấn Độ. Cơ quan Hợp tác đầu tư nước ngoài của Ấn Độ (FIIA) ra đời và hoạt động với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các dự án. FIIA là một diễn đàn giúp giải quyết các vấn đề nảy sinh trong đầu tư một cách hiệu quả. Chính phủ Ấn Độ cũng nỗ lực tiến hành một loạt các biện pháp như: “Các dự án nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực hàng không nội địa tăng từ 40% đến 49%, dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài lên đến 100% được cho phép đầu tư trong lĩnh vực phát triển xây dựng, xây dựng nhà ở và đô thị. Đối với các dịch vụ viễn thông có vốn đầu tư nước ngoài lên đến 74% cũng đã được chính phủ phê duyệt cho phép đầu 71
- TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 2, SỐ 1 (2012) tư” [2]. Ngoài ra, các thủ tục về cư trú của công dân nước ngoài như chuyển đổi từ công dân thường trú sang tạm trú cũng đã được đơn giản hóa và linh hoạt thay đổi tùy thuộc vào chính sách đối với FDI trên các lĩnh vực có liên quan. Chính phủ Ấn Độ đã thành lập tổ chức chuyên dụng “Tế bào Nhật Bản” trong các bộ (sở). Tổ chức này cho phép các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư ở Ấn Độ có thể tìm kiếm được sự hỗ trợ được tốt nhất đối với những vấn đề liên quan đến việc đầu tư. Chính phủ Ấn Độ còn cố gắng cải thiện môi trường đầu tư thông qua đối thoại trực tiếp với chính phủ Nhật Bản. Chính phủ hai nước đã đi đến ký biên bản sửa đổi hiệp ước về thuế thu nhập ngày 24/2/2006 tại Tokyo. Biên bản này có hiệu lực làm giảm 10% tỷ lệ khấu trừ thuế đối với lãi cổ phần, tiền lãi, tiền bản quyền và phí dịch vụ kỹ thuật thanh toán giữa hai nước. Hơn nữa, trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, các nhà đầu tư Nhật Bản nhìn thấy ở Ấn Độ triển vọng về một thị trường địa phương với chi phí lao động thấp và sự dồi dào của lực lượng lao động tay nghề cao. Theo khảo sát của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) năm 2008, Ấn Độ là quốc gia đầu tư dài hạn ưa thích nhất của các doanh nghiệp Nhật Bản. Tiềm năng về thị trường địa phương, nguồn nhân lực chất lượng cao đã được liệt kê như những lý do hàng đầu cho Ấn Độ là một điểm hấp dẫn. Vì vậy, chính phủ Nhật Bản và các cơ quan liên quan đã chủ động thúc đẩy đầu tư của Nhật Bản vào thị trường Ấn Độ. Nhật Bản đã thành lập Tổ chức Nghiên cứu Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) được thành lập để nghiên cứu thị trường và môi trường đầu tư từ các nước và ký kết điều ước đầu tư song phương (BIT) với một số nước để thúc đẩy các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư ra nước ngoài. Nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong nước đầu tư ra nước ngoài - trong đó có thị trường Ấn Độ - với quy mô lớn hơn nữa, chính phủ Nhật Bản hỗ trợ các nhà đầu tư bằng cách cung cấp bảo hiểm khi họ buộc phải ngừng hoạt động vì chiến tranh, khủng bố, thiên tai,… Biện pháp đó giúp các nhà đầu tư Nhật Bản mạnh dạn hơn trong đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài mà Ấn Độ là một sự lựa chọn lý tưởng. 2.2. Quá trình và thành tựu đầu tư trực tiếp (FDI) của Nhật Bản ở Ấn Độ Xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế, Ấn Độ nhanh chóng điều chỉnh về chính sách với mục đích tăng cường tiềm lực quốc gia và ảnh hưởng toàn cầu. Do đó, Ấn Độ đã nỗ lực để xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản. Đầu tư của Nhật Bản ở Ấn Độ từ sau năm 1991 phản ánh xu thế hợp tác của hai nước trong thập niên cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Nhật Bản hiện là nhà đầu tư FDI lớn thứ 4 ở Ấn Độ. Tích lũy dòng vốn FDI từ Nhật Bản vào Ấn Độ đạt đến mức 3.324 triệu USD trong thời gian 2000 - 2011. Mặc dù Nhật Bản là một trong mười nhà đầu tư hàng đầu ở Ấn Độ kể từ năm 1991, nhưng đóng góp của dòng vốn FDI chỉ chiếm 5,79% của tổng số dòng vốn FDI thu được ở Ấn Độ giai đoạn 1991-2011. Sự suy giảm thị phần của Nhật Bản trong tổng số FDI vào Ấn Độ chủ yếu là ở giai đoạn 2003-2007. Điều này là hệ quả của nhiều nguyên nhân, trong đó sự thất bại của các công ty Nhật Bản trong chiếm lĩnh thị trường Ấn Độ là vấn đề cốt lõi 72
- UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.2, NO.1 (2012) nhất. Một phân tích về lĩnh vực đầu tư của Nhật Bản ở Ấn Độ cho thấy rằng: Nguồn vốn FDI từ Nhật Bản chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp nặng, trong đó ngành ô tô nhận được FDI với khối lượng đầu tư lớn nhất từ 2002-2011, chiếm gần 41% tổng số FDI được Nhật Bản đầu tư vào Ấn Độ. Các lĩnh vực khác cũng được chính phủ Ấn Độ khuyến khích, nhất là những lĩnh vực thế mạnh của Nhật Bản. (Bảng 1) Bảng 1. Đóng góp của các ngành hàng đầu thu hút nguồn vốn FDI từ Nhật Bản (tháng 2/2000 đến tháng 11/2011) Tổng số FDI % vốn FDI từ Nhật TT Ngành Đồng Rupees Đô la Mỹ Bản 1 Công nghiệp ô tô 36203.8 792.7 40.58 2 Thiết bị điện 16378.0 385.0 18.36 3 Thương mại 6086.9 145.7 6.82 4 Các ngành dịch vụ 2672.8 59.1 3.00 5 Viễn thông 2440.8 54.8 2.74 Tổng 63782.3 1437.3 71.5 [Nguồn: DIPP, Japan Cell (www.dipp.nic.in)] Từ 1991 đến 2011, theo kết quả hợp tác đầu tư và chuyển giao công nghệ, Nhật Bản đã thực hiện ở Ấn Độ 863 dựa án hợp tác kỹ thuật, chiếm 10,93% của tổng số dự án được phê duyệt kể từ tháng 8 năm 1991 đến tháng 11/2011. Số lượng hợp tác kỹ thuật lớn nhất thuộc lĩnh vực công nghiệp giao thông vận tải, các thiết bị điện và hóa chất cũng chiếm tỉ trọng lớn. Ấn Độ đặc biệt chú trọng thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ của Nhật Bản với mục tiêu tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. Về phía Nhật Bản, trong nỗ lực khuyến khích đầu tư hơn nữa tại Ấn Độ, Nhật Bản đã thành lập một trung tâm hỗ trợ kinh doanh ở Mumbai. Trung tâm thương mại đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thỏa thuận hợp tác đầu tư chuyển giao kỹ thuật giữa các công ty Nhật Bản và Ấn Độ, đồng thời đó là cơ sở để các nhà đầu tư Nhật Bản tìm hiểu thực tế thị trường đầu tư ở Ấn Độ nhằm hướng đến những giải pháp xúc tiến quá trình đầu tư. Bên cạnh đó, các công ty Nhật Bản còn quan tâm đầu tư liên doanh với các công ty Ấn Độ, bởi chính sách hạn chế đầu tư FDI của chính phủ Ấn Độ trong một số lĩnh vực. Dòng vốn FDI từ Nhật Bản thông qua các công ty Ấn Độ là một hướng đi quan trọng trong tổng số FDI của Nhật Bản ở Ấn Độ. Từ tháng 8 năm 1991 đến tháng 11 năm 2011, các công ty như: Công ty TNHH Yamaha Motor, Sanyo BPL Pvt. Ltd, Toyota Kirloskar,... đã đầu tư ở Ấn Độ với quy mô lớn. Theo Đại sứ quán Nhật Bản tại Ấn Độ, năm 2008 có 550 công ty Nhật Bản hoạt động ở Ấn Độ thông 73
- TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 2, SỐ 1 (2012) qua các liên doanh với các công ty Ấn Độ. Một số dự án đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Ấn Độ như công ty Honda đầu tư 205,25 triệu USD vào nhà máy Rajasthan, Maruti Suzuki India Ltd (MSIL) đầu tư 1,8 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển tại một cơ sở mới ở Haryana. Hình thức đầu tư này cho phép nguồn vốn FDI của Nhật Bản tiếp cận nhanh hơn với thị trường và môi trường đầu tư ở Ấn Độ. Đầu tư của Nhật Bản vào Ấn Độ từ sau Chiến tranh lạnh có những thay đổi nhanh chóng, với quy mô lớn, lĩnh vực đa dạng. Thành tựu đầu tư FDI của Nhật Bản ở Ấn Độ có vai trò to lớn đối với sự phát triển của hai quốc gia trong những thập niên cuối của thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Tuy nhiên, đầu tư của Nhật Bản ở Ấn Độ chưa thực sự tương xứng với tiềm năng. 2.3. Vai trò của đầu tư trực tiếp (FDI) Nhật Bản ở Ấn Độ Đối thoại chính sách Nhật Bản - Ấn Độ (JIPD) được thành lập năm 2004 đã xóa bỏ những rào cản đối với tăng trưởng thương mại giữa hai nước. Vì vậy, nguồn FDI của Nhật Bản được đầu tư với quy mô lớn hơn và đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của Ấn Độ kể từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Sau Chiến tranh lạnh, các nhà đầu tư Nhật Bản khi xâm nhập thị trường Ấn Độ đã gặp phải trở ngại bởi “mức thuế suất cao, thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết; thiếu thông tin về quy định đầu tư, cơ hội đầu tư và thiếu sự minh bạch trong việc áp dụng pháp luật và các thủ tục hành chính, những quy định về lao động và phúc lợi cho công nhân”[1]. Các vấn đề này đã cản trở tiến trình hợp tác đầu tư của Nhật Bản và các nước. Tuy nhiên khi nguồn vốn FDI của Nhật Bản đầu tư ở Ấn Độ được mở rộng đã có vai trò to lớn trong việc cải thiện môi trường, chính sách đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài ở Ấn Độ. Đối thoại chính sách Nhật Bản và Ấn Độ (JIPD) đầu tiên được tổ chức trong tháng 4 năm 2005 đã thành lập một nhóm nghiên cứu chung (WG). Cả hai bên đã thảo luận cách để phổ biến các thông tin về Ấn Độ, bao gồm thành lập một bộ phận khuyến khích đầu tư và hợp tác với Nhật Bản và cách để cung cấp cơ hội liên doanh giữa các công ty Ấn Độ và Nhật Bản bao gồm cả hỗ trợ cho hội thảo và hội chợ thương mại được tổ chức ở cả hai nước Ấn Độ, Nhật Bản. Ngay khi chính sách đầu tư thông thoáng với Nhật Bản, các chính sách đầu tư tương tự cũng được áp dụng với nhiều nước khác, tạo nên một môi trường đầu tư năng động ở Ấn Độ, thu hút ngày càng nhiều FDI của các nước, góp phần tạo nguồn vốn hữu ích đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Đối với quá trình phát triển kinh tế Ấn Độ, thủ tướng Chính phủ Ấn Độ đã tuyên bố rằng riêng lĩnh vực cơ sở hạ tầng cần đầu tư để phát triển kinh tế có thể phải chi phí lên đến 150 tỷ USD trong vài năm tới. Đầu tư FDI của Nhật Bản với tổng số 7.736 dự án, trong đó 863 dự án về kĩ thuật đã được triển khai đi vào thực hiện, trên thực tế góp phần vào cải thiện cơ sở hạ tầng của Ấn Độ. Hơn nữa tính đến tháng 11 năm 2011, ở Ấn Độ có khoảng 550 công ty Nhật Bản, đầu tư trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. 74
- UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.2, NO.1 (2012) Các công ty có thể kể đến như: Công ty TNHH Yamaha Motor, Sanyo BPL Pvt. Ltd, Toyota Kirloskar Motors Ltd,... Sự hiện diện của hệ thống các công ty ở các tiểu bang thúc đẩy sự có mặt của các nhà đầu tư Nhật Bản đồng thời tạo nên cơ hội việc làm cho nguồn nhân công và cung cấp sản phẩm cho thị trường địa phương. Hơn nữa, một bộ phận trong số các công ty Nhật Bản đầu tư ở Ấn Độ tồn tại dưới hình thức liên doanh. Cho nên, đầu tư trong công nghiệp của Nhật Bản còn góp phần chuyển giao công nghệ cho Ấn Độ, từng bước cải thiện cơ sở hạ tầng, kĩ năng quản lý cho các nhà đầu tư ở Ấn Độ. Bên cạnh đó, vai trò của nhà đầu tư Nhật Bản được thể hiện rất rõ qua sự tham gia của các lĩnh vực có vốn đầu tư FDI. Các nhà đầu tư Nhật Bản đã tham gia vào thị trường Ấn Độ trên các lĩnh vực: phát thanh truyền hình, phương tiện truyền thông, công nghiệp quốc phòng (tổng số vốn đầu tư FDI không vượt qua 26% tổng chi phí đầu tư); dịch vụ truyền hình, cơ sở hạ tầng dịch vụ, hàng không nội địa (tổng số vốn đầu tư FDI không vượt qua 49% tổng chi phí đầu tư); dịch vụ viễn thông và ngân hàng tư nhân (tổng số vốn đầu tư FDI không vượt qua 74% tổng chi phí đầu tư); phát triển hệ thống sân bay, dầu khí, nông nghiệp (tổng số vốn đầu tư FDI không vượt qua 100% tổng chi phí đầu tư)[3]. Nhật Bản từ năm 2000 đến tháng 11 năm 2011 đã đầu tư vào Ấn Độ 3.324 triệu USD. Bằng nguồn FDI cùng với những hỗ trợ về ODA, Nhật Bản đã giúp chính phủ Ấn Độ cải thiện cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống công nghiệp và giao thông vận tải phục vụ phát triển kinh tế, thúc đẩy các doanh nghiệp Ấn Độ nâng cao năng lực cạnh tranh trước xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Với xu thế và triển vọng đầu tư của Nhật Bản vào thị trường Ấn Độ, trước mắt và trong tương lai, nguồn vốn FDI của Nhật Bản sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng góp chung vào quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của Ấn Độ, giúp Ấn Độ tiếp cận các mục tiêu thiên niên kỷ và thực hiện các vấn đề an sinh xã hội. 2.4. Xu thế và triển vọng đầu tư trực tiếp (FDI) của Nhật Bản ở Ấn Độ Thành tựu sau 20 năm đầu tư đã khẳng định tầm quan trọng của hợp tác kinh tế song phương Nhật - Ấn. Thực tế cho thấy đầu tư FDI của Nhật Bản ở Ấn Độ chưa tương xứng tiềm năng hợp tác kinh tế của hai nước. Thách thức đặt ra đối với quan hệ Nhật - Ấn là xúc tiến đầu tư và thu hút đầu tư toàn diện hơn nữa ở những lĩnh vực thế mạnh của Nhật Bản. Cho nên, chiến lược trước mắt và lâu dài của cả Nhật Bản và Ấn Độ là cần hướng vào đối thoại để giải quyết các vấn đề thuộc về cơ chế, chính sách và môi trường đầu tư. Thứ nhất, Ấn Độ cần cung cấp thông tin đầu tư rộng rãi hơn nữa theo yêu cầu của nhà đầu tư Nhật Bản. Chính phủ Ấn Độ có thể cung cấp thông tin này thông qua các kênh thông tin song ngữ trên các diễn đàn, website, hoặc các cơ quan chính phủ thông qua chiến dịch xúc tiến để khám phá những tiềm năng hợp tác kinh doanh và đầu tư, đặc biệt là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặt khác, Ấn Độ cần tăng cường tổ chức các hội thảo và triển lãm đầu tư, quảng bá thị trường và môi trường đầu tư trong nước với 75
- TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 2, SỐ 1 (2012) các nhà đầu tư Nhật Bản. Đồng thời, tiếp tục duy trì hệ thống cung cấp thông tin đầu tư từ trước trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Quảng bá thông tin đầu tư tốt sẽ giúp các nhà đầu tư Nhật Bản đưa ra quyết định về việc đầu tư và thành lập nhà máy, các công ty ở Ấn Độ nhanh chóng hơn. Thứ hai, tăng cường và thường xuyên tổ chức đối thoại giữa hai chính phủ Nhật Bản và Ấn Độ, bao gồm tăng cường trao đổi cấp chính phủ và trao đổi cấp địa phương. Trong các cuộc đối thoại chiến lược cấp cao, cần nhanh chóng xúc tiến quá trình ký kết thỏa thuận hợp tác kinh tế Ấn Độ - Nhật Bản toàn diện, thiết lập một ủy ban trong Cục Chính sách Công nghiệp và xúc tiến để giải quyết một cách hiệu quả những phản ánh và yêu cầu từ các nhà đầu tư Nhật Bản và đảm bảo rằng họ được đầu tư trong môi trường thuận lợi nhất. Ban khiếu nại cần được thành lập để tạo điều kiện thuận lợi trong giúp đỡ các nhà đầu tư triển khai nguồn vốn FDI trên thực tế, và đảm bảo rằng các yêu cầu, nguyện vọng của nhà đầu tư Nhật Bản được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả. Thứ ba, nền kinh tế của Ấn Độ và Nhật Bản được đánh giá cao về sự bổ sung trong tiềm năng và năng lực đầu tư. Thế mạnh của Ấn Độ là phần lớn dân số đang ở trong độ tuổi lao động, nguồn nhân lực có trình độ khá lớn, trình độ công nghệ cao trong lĩnh vực phần cứng và dịch vụ phần mềm máy tính, môi trường đầu tư đang từng bước được cải thiện. Cho nên, Ấn Độ cần phát huy lợi thế của mình trong cạnh tranh quốc tế với mục đích tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi nhất, thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ hơn nữa, trong đó có Nhật Bản. Ngược lại, sức mạnh công nghệ và khả năng tài chính của các công ty Nhật Bản là những yếu tố cần phải được sử dụng để phát huy tiềm năng của họ trong đầu tư vào thị trường Ấn Độ. Sự bổ trợ cho nhau trong hợp tác đầu tư được dự báo sẽ làm tăng tính hấp dẫn trong tiến trình hợp tác đầu tư Nhật - Ấn. Thứ tư, đầu tư ở Ấn Độ hầu như tập trung trong tất cả các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, dịch vụ sản xuất. Các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, như điện, viễn thông, đường giao thông,… vốn đang phát triển nhanh cần được đầu tư, phát triển chuyên sâu. Sản xuất, ô tô, dệt may, dược phẩm,… cũng là một số các lĩnh vực đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư Nhật Bản. Vì thế, cần cải thiện hệ thống hàng không dân dụng liên kết giữa hai nước, đồng thời khẩn trương tổ chức các cuộc đàm phán hàng không dân sự song phương và thực hiện các biện pháp giúp mở rộng các liên kết giữa Ấn Độ và Nhật Bản và tăng cường hơn nữa dòng chảy du lịch để mở rộng quan hệ đầu tư của Nhật Bản ở Ấn Độ. 3. Kết luận Các chính sách FDI thuận lợi và thị trường trong nước rộng lớn đã giúp Ấn Độ trở thành một điểm đến hấp dẫn cho đầu tư FDI của Nhật Bản ở khu vực Nam Á. Đầu tư FDI của Nhật Bản ở Ấn Độ đã tăng lên đáng kể sau chiến tranh lạnh, nhất là trong thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI. FDI của Nhật Bản mở rộng phạm vi đầu tư trong nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ và hứa hẹn về triển vọng trong tương lai. Hiện tại, đầu tư FDI của Nhật Bản đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế Nhật Bản và Ấn Độ, tăng cường quan hệ hợp tác giữa Ấn Độ và Nhật Bản, thúc đẩy sự thịnh vượng và ổn 76
- UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.2, NO.1 (2012) định ở khu vực Châu Á. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Geethanjali Nataraj (1/2010), “India - Japan investement relations: Trends and prospects”, Working Papers, Indian Council for Research on International Economic Relations, No. 245, India, http://www.icrier.org/pdf/WorkingPaper245.pdf. [2] Ministry of Foreign Affairs of Japan (5/2006), Report of the Indian - Japan joint study group, http://www.mofa.go.jp/region/asia-paci/india/report0606.pdf. [3] Srabani Roy Choudhury (12/2009), “Japan’s Foreign Direct Investment Experiences in India: Lessons Learnt from Firm Level Surveys”, Indian Council for Research on International Economic Relations, India. [4] Sanjana Joshi (5/1/2011), “India - Japan Relations: It’s Economics All the Way”, Institute of Foreign Policy Studies, http://www.caluniv.ac.in/ifps/5th_February_2011.pdf, Page 1 - 5. JAPAN’S FOREIGN DIRECT INVESTMENT (FDI) IN INDIA (1991 - 2011) Nguyen Van Sang The University of Danang – University of Science and Education ABSTRACT The relationship between Japan and India has been strengthened since the end of Cold War. After 20 years, Japan has become the leading nation in Offical Development Assistance (ODA) and the fourth in Foreign Direct investment (FDI) in India. Direct investment from Japan in India focused on the sectors such as industry, transportation, communications and infrastructure. Through the FDI flows, Japan was directly involved in the process of socio-economic development in India. The prospect of Japanese FDI in India is expected to be huge in the coming decades. This paper aims to investigate the process of Japanese FDI in India since the Cold War, and consequently to draw the lessons in attracting FDI in Vietnam. * Nguyễn Văn Sang, Email: nguyenvansang168@gmail.com,Trường ĐHSP, ĐHĐN 77
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) - Nguyễn Hoàng Bảo
47 p | 180 | 39
-
Những vấn đề cơ bản trong hoạch định lại chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
16 p | 142 | 19
-
Tính hai mặt của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam
9 p | 152 | 17
-
Xu hướng vận động của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới và các giải pháp thu hút vào Việt Nam
9 p | 191 | 14
-
Về hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010
5 p | 88 | 7
-
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gắn liền với việc bảo vệ môi trường – thực hiện mục tiêu phát triển bền vững
3 p | 26 | 7
-
Một số vấn đề về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam
10 p | 119 | 7
-
Đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi EVFTA
10 p | 15 | 6
-
Một số kết quả và kinh nghiệm của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh trong việc lãnh đạo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 2006 đến 2010
8 p | 83 | 6
-
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho phát triển công nghiệp phụ trợ của Đài Loan và hàm ý chính sách cho Việt Nam
8 p | 85 | 6
-
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam sau khi gia nhập WTO
18 p | 94 | 4
-
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và hình thức của nó trong thực tiễn
5 p | 77 | 3
-
Mối quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế và xu hướng thu hút vốn FDI xanh tại Việt Nam
9 p | 5 | 3
-
Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và những chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài: Phần 2
177 p | 7 | 3
-
Nhìn lại 30 năm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
4 p | 33 | 2
-
Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới xuất khẩu Việt Nam
11 p | 3 | 1
-
Đánh giá tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và đề xuất một số hàm ý chính sách
14 p | 6 | 1
-
Đóng góp của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho nền kinh tế Việt Nam
3 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn