Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN: Thực trạng và khuyến nghị
lượt xem 1
download
Bài viết "Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN: Thực trạng và khuyến nghị" tập trung đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp vào khu vực Asean của các NHTM Việt Nam, chỉ ra một số bất cập và đề xuất các khuyến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động OFDI vào khu vực Asean của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AEC. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN: Thực trạng và khuyến nghị
- ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN: THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ ThS. NCS. Phùng Thanh Quang Viện Ngân hàng Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Cộng đồng kinh tế Asean sẽ chính thức được hình thành vào cuối năm 2015, hứa hẹn sẽ tạo ra một giai đoạn tăng trưởng mới về dòng lưu chuyển thương mại và đầu tư giữa các quốc gia nội khối. Tại Việt Nam, với việc Luật đầu tư số 67/2014/QH13 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2015, thay thế cho luật đầu tư số 59/2005/QH11, có thể nói dòng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (OFDI) của các doanh nghiệp Việt Nam cũng đứng trước những cơ hội lớn để tăng tốc và bước vào giai đoạn phát triển mới. Cùng với việc “xuất ngoại” của các doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam cũng ngày càng quan tâm tới việc đầu tư ra nước ngoài nhằm mở rộng thị trường, làm “cầu nối” cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp và cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Bài viết sẽ tập trung đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp vào khu vực Asean của các NHTM Việt Nam, chỉ ra một số bất cập và đề xuất các khuyến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động OFDI vào khu vực Asean của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AEC. Từ khóa: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, Ngân hàng thương mại, AEC 1. Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp vào các quốc gia Asean của các ngân hàng thương mại Việt Nam Các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu có những dự án OFDI từ năm 1989 (dự án đầu tư tại Nhật Bản với tổng số vốn đăng ký hơn 563 nghìn USD). Tuy nhiên, tính đến trước năm 2006, hoạt động OFDI của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn mang tính chất thăm dò, thử nghiệm, với hầu hết là các dự án có quy mô nhỏ, được thực hiện chủ yếu bởi các doanh nghiệp nhà nước. Sau khi Nghị định số 78/2006/NĐCP được ban hành ngày 09/08/2006 quy định về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, hoạt động đầu tư trực tiếp đã có sự nhảy vọt cả về số dự án đầu tư và lượng vốn đăng ký. Năm 2007, Sacombank là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam “xuất ngoại”, với việc mở văn phòng đại diện tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Việc mở văn phòng đại diện tại Trung Quốc được kỳ vọng là 75
- nhằm góp phần tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ giao thương ngày càng gia tăng của khách hàng khu vực biên giới giữa hai nước Việt - Trung, tăng cường thanh toán biên mậu... Tuy nhiên, “vạn sự khởi đầu nan”, chỉ sau 2 năm hoạt động, văn phòng đại diện của Sacombank tại Quảng Tây đã phải đóng cửa do chưa đáp ứng được những yêu cầu khắt khe chính phủ Trung Quốc về quy mô vốn của ngân hàng mẹ. Sau năm 2007, hoạt động OFDI của các ngân hàng thương mại có thể nói là ngày càng tăng tốc và đi vào thực chất hơn. Tính đến tháng 10/2015, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã có 11 dự án đầu tư thành lập chi nhánh/ ngân hàng liên doanh ở nước ngoài (Bảng 1). Bảng 1. Các ngân hàng/chi nhánh ngân hàng của các NHTM Việt Nam ở nước ngoài Lợi nhuận Nước nhận Tổng vốn dự Vốn VN - trước thuế Ngày cấp Ngân hàng năm 2014 đầu tư án (USD) USD - tổng (triệu USD) 08/02/2012 Lào 70.000.000 45.500.000 15.2 BIDV 14/08/2009 Campuchia 70.000.000 70.000.000 - 10/03/2010 Agribank Campuchia 39.000.000 39.000.000 - 07/12/2010 Lào 12.000.000 12.000.000 1.3 MB 07/12/2011 Campuchia 39.000.000 39.000.000 - 18/08/2011 Campuchia 38.000.000 38.000.000 1.7 Sacombank 20/12/2012 Lào 38.000.000 38.000.000 4.1 19/10/2011 Campuchia 39.000.000 39.000.000 2 SHB 14/05/2012 Lào 13.000.000 13.000.000 - 19/10/2011 Lào 22.000.000 22.000.000 - Vietinbank 28/06/2012 Đức 65.500.000 65.500.000 - Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư, Báo cáo thường niên các ngân hàng năm 2014 76
- Tính đến hết tháng 10/2015, có sáu NHTM Việt Nam đã đầu tư vốn thành lập ngân hàng/ chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài với tổng cộng 11 dự án được cấp phép. Trong đó, có tới 10 dự án OFDI được thực hiện tại các quốc gia trong khối Asean (và một dự án của Vietinbank thành lập chi nhánh tại CHLB Đức). Trong các ngân hàng có thực hiện hoạt động OFDI, BIDV có thể nói là ngân hàng dẫn đầu trong xu hướng “xuất ngoại”. Hiện nay, BIDV là chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài tại ba thị trường đầu tư trọng điểm là Lào, Campuchia và Myanmar. Ngân hàng liên doanh Lào Việt (LVB) do BIDV sở hữu 65% vốn điều lệ (phần vốn góp của ngân hàng Ngoại thương Lào BCEL là 35%) cũng đạt kết quả kinh doanh rất khả quan. Tổng tài sản năm 2014 của LVB là 695 triệu USD, tăng 33% so với cuối năm 2013, nợ xấu ở mức thấp là 1,75% tổng dư nợ, lợi nhuận trước thuế đạt 15,2 triệu USD, gấp 2,1 lần năm 2013, ROE đạt 14,3% (Báo cáo thường niên BIDV, 2014)... Tại thị trường Campuchia, BIDV đã góp vốn với Công ty Phương Nam thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC) vào tháng 8/2009 với số vốn điều lệ là 70 triệu USD. Tính đến tháng 5/2013, BIDC có tổng tài sản đạt 540 triệu USD tăng gấp 3,1 lần so năm 2009; dư nợ tín dụng đạt 380 triệu USD gấp 4,4 lần so với năm 2009; huy động vốn đạt gần 160 triệu USD tăng gấp 1,5 lần so năm 2010. Bên cạnh dự án Ngân hàng liên doanh Lào Việt, ngân hàng BIDC tại Campuchia, BIDV cũng đang tích cực xin thành lập ngân hàng con tại Myanmar và dự kiến sẽ hoàn tất thủ tục vào cuối năm 2015. Bên cạnh điểm sáng là BIDV, Sacombank cũng là một ngân hàng tiên phong trong xu hướng đầu tư vào các quốc gia trong AEC. Trong hai năm 2011 và 2012, Sacombank đã lần lượt mở ngân hàng 100% vốn ở Campuchia và chi nhánh tại Lào với số vốn đều là 38 triệu USD. Tính đến cuối năm 2014, huy động vốn của Sacombank Lào và Sacombank Campuchia tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2013. Lợi nhuận trước thuế hai tổ chức này lần lượt là 4,1 triệu USD, tăng 57,5% và 1,7 triệu USD, tăng 49,1% so với năm 2013. Tháng 8 năm 2015, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Lào (Sacombank Lào) cũng đã chính thức được thành lập. Như vậy, hiện nay, Sacombank có mạng lưới gồm 1 ngân hàng con 100% vốn và 7 chi nhánh tại Campuchia cùng một ngân hàng con và 2 chi nhánh tại Lào. Các chi nhánh/ngân hàng con của Sacombank ở Lào, Campuchia đều đã nhanh chóng có lợi nhuận và phát triển bền vững cả về quy mô, số lượng chi nhánh chỉ sau hơn ba năm thành lập. Với Ngân hàng SHB, hoạt động của Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội tại thị trường Lào và Campuchia cũng có nhiều điểm sáng đáng ghi nhận. Tại thị trường Campuchia, tính đến hết năm 2014, huy động vốn của SHB Campuchia đạt gần 35 triệu USD; Dư nợ cho vay đạt gần 145 triệu USD; Lợi nhuận đạt 2 triệu USD; Tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp chỉ 0,16%. Không chỉ đạt kết quả kinh doanh ấn tượng, SHB còn tích cực tham 77
- gia các hoạt động an sinh xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần và đóng góp cho sự phát triển văn hóa xã hội của địa phương. SHB đã tham gia nhiều chương trình tài trợ và ủng hộ từ thiện như: ủng hộ cho Mặt trận tổ quốc, Hội Phụ nữ Campuchia; Ủng hộ xây chùa và trường học tỉnh Kampong Thom; Ủng hộ đội bóng Preah Khan Reach… Năm 2015, SHB đã được vinh danh là ngân hàng nước ngoài tiêu biểu năm 2015 tại thị trường Campuchia. Tại thị trường Lào, SHB cũng đã chính thức thành lập ngân hàng con 100% vốn tại tỉnh Champasak với vốn điều lệ là 50 triệu USD vào tháng 4/2015, trên cơ sở chuyển đổi chi nhánh được thành lập từ năm 2012. Như vậy, SHB đã trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên, mở đầu cho “làn sóng” thành lập ngân hàng con 100% vốn tại xứ sở triệu voi. Với ngân hàng Vietinbank, đây là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam có mặt tại thị trường Đức và châu Âu, VietinBank chi nhánh tại Đức chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9 năm 2011 với trụ sở đầu tiên tại Frankfurt và tiếp đó khai trương chi nhánh thứ hai tại Berlin vào ngày 07 tháng 05 năm 2012. VietinBank chi nhánh Đức phục vụ cả đối tượng khách hàng cá nhân lẫn doanh nghiệp tại Đức. Với Vietinbank chi nhánh Lào, tháng 7/2015, chi nhánh tại Lào đã chính thức được nâng cấp thành ngân hàng trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Công Thương Việt Nam tại Lào, với vốn điều lệ là 50 triệu USD. Kết thúc năm 2014, tổng tài sản của VietinBank Chi nhánh Lào tăng trưởng 43,29%, lợi nhuận tăng hơn 2 lần so với năm 2013 - đạt 100,2% kế hoạch, hạn mức tín dụng cam kết cho khách hàng là 200 triệu USD. Đây là những con số khả quan cho thấy hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Vietinbank đang đi đúng hướng, đặc biệt là tại thị trường Lào. Với các ngân hàng còn lại là Agribank và MB, hoạt động mở chi nhánh tại nước ngoài được đánh giá là đang trong giai đoạn “đầu tư giữ chỗ”, với lợi nhuận thu được còn hạn chế hoặc lợi nhuận chưa ổn định. Với ngân hàng MB chi nhánh Lào, lợi nhuận công bố năm 2014 là 1,3 triệu USD, ROE đạt 10,83%. Tuy nhiên, trong quý I năm 2015, MB Lào công bố tổng thu nhập hoạt động là 10,7 tỷ VND, một con số rất khiêm tốn so với các chi nhánh trong nước. Thu nhập hạn chế nhưng tổng chi phí trong kỳ lại tăng bất thường, dẫn đến MB Lào đã báo lỗ 160,38 triệu KIP trong quý I/2015, tương đương khoảng 426,6 triệu VND. Tuy số lỗ quý I/2015 là không lớn nhưng cũng cho thấy hoạt động của MB chi nhánh Lào chưa thật sự đi vào ổn định. Ngân hàng Agribank chi nhánh Campuchia cũng gặp không ít khó khăn do bản thân ngân hàng mẹ ở Việt Nam đang trong quá trình tái cơ cấu và tính cạnh tranh tại thị trường tài chính của Campuchia là khá cao. Tuy nhiên, một điểm sáng trong hoạt động của Agribank chi nhánh Campuchia là hoạt động thanh toán biên mậu. Từ năm 2006, Agribank tiến hành thanh toán biên mậu với Campuchia thông qua thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng 78
- ACLEDA của nước này. Đến nay, Agribank vẫn là ngân hàng duy nhất cung cấp dịch vụ thanh toán biên mậu cho khách hàng tại khu vực biên giới Campuchia-Việt Nam, góp phần quan trọng thúc đẩy giao thương tại khu vực biên giới hai nước. Biểu đồ . Vốn đầu tư lũy kế của NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 -2014 (tính cả các dự án cấp mới và tăng vốn) Đơn vị tính: USD 600.000.000 500.000.000 Vietinbank 400.000.000 SHB 300.000.000 Sacombank 200.000.000 MB Agribank 100.000.000 BIDV 0 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2. Đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp vào các quốc gia Asean của các ngân hàng thương mại Việt Nam Thứ nhất, số dự án thành lập ngân hàng/chi nhánh ngân hàng tại nước ngoài còn rất ít, hiện chỉ có 11 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký của nhà đầu tư Việt Nam là 421 triệu USD, quy mô vốn trung bình là 38,2 triệu USD/dự án. Trong số đó, có tới 10/11 dự án được thực hiện đầu tư tại các quốc gia trong Cộng đồng kinh tế Asean AEC. Nhiều NHTM lớn như Vietcombank, LienVietPostBank, Techcombank… vẫn chưa thành lập chi nhánh ở nước ngoài. Với số dự án còn ít, dòng vốn của các NHTM Việt Nam cũng tập trung chủ yếu vào hai thị trường trọng điểm là Lào (5 dự án, 155 triệu USD vốn đăng ký, chiếm 45,5% về số dự án và 36,8% lượng vốn đầu tư) và Campuchia (5 dự án, 275 triệu USD vốn đăng ký, chiếm 45,5% về số dự án và 65,3% lượng vốn đầu tư). Các thị trường tiềm năng khác trong khu vực Asean như Myanmar, Singapore … vẫn còn bỏ ngỏ cho các NHTM Việt Nam tiếp tục tìm hiểu và khai phá (thực tế, Vietcombank và BIDV đều lần lượt có văn phòng đại diện tại Singapore, 79
- Myanmar từ năm 1997 và 2010. Tuy nhiên, các văn phòng đại diện chưa có chức năng kinh doanh mà chỉ là đầu mối nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin phục vụ cho việc tư vấn khách hàng và tìm kiếm cơ hội kinh doanh). Thứ hai, các NHTM Việt Nam đang chuyển dần từ chiến lược “đầu tư giữ chỗ” sang việc nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư đã được cấp phép. Cả 11 dự án đang còn hiệu lực đều được cấp phép trong giai đoạn 2009-2012. Trong giai đoạn từ năm 2013 đến tháng 10 năm 2015, không có dự án mới nào được các NHTM thực hiện ở nước ngoài. Tuy nhiên, hoạt động OFDI của các NHTM không phải vì thế mà trầm lắng. Trên thực tế, hàng loạt các ngân hàng đã và đang tích cực nâng cấp các dự án hiện có để thành lập ngân hàng con tại nước ngoài. Năm 2015, SHB, Sacombank và Vietinbank đã chính thức thành lập ngân hàng 100% vốn tại Lào. BIDV cũng đang tích cực hoàn tất thủ tục đăng ký mở ngân hàng con tại Myanmar vào cuối năm nay. Đây là những tín hiệu đáng mừng, cho thấy các NHTM Việt Nam đã thực sự quan tâm tới việc nâng cao năng lực, quy mô vốn để cải thiện sức cạnh tranh tại thị trường nước ngoài, đặc biệt là hướng tới các quốc gia trong cộng đồng kinh tế Asean AEC. Thứ ba, một số ngân hàng đã thu được lợi nhuận, tỷ lệ nợ xấu công bố khá thấp. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu công bố thấp chưa hẳn đã thật sự an toàn. Hầu hết các chi nhánh/ngân hàng con tại nước ngoài đều mới thành lập, dư nợ cho vay tăng trưởng nhanh, nợ xấu có thể còn tiềm tàng trong những khoản tín dụng dài hạn chưa đến kỳ thu nợ. Thêm nữa, phần lớn dư nợ của các ngân hàng tại nước ngoài là đồng USD. Điều này góp phần giúp các ngân hàng gia tăng lợi nhuận do lãi suất đồng USD tại các thị trường Lào, Campuchia hiện cao hơn lãi suất tại thị trường trong nước. Tuy nhiên, thị trường Lào hiện nay còn khá sơ khai, chưa có thị trường liên ngân hàng. Do đó, rủi ro thanh khoản đối với các khoản tín dụng ngoại tệ là điều cần đặc biệt lưu tâm. Với thị trường Campuchia, cạnh tranh tại thị trường này cũng ngày càng gay gắt khi khối ngân hàng nước ngoài chiếm tới 65% thị phần toàn hệ thống; đặc biệt là vị thế của bốn ngân hàng lớn nhất gồm ACLEDA Bank, Canadia Bank, Campubank và ANZ Royal (chiếm tới 64% tổng tài sản, 72% tổng dư nợ và 70% tổng tiền gửi toàn hệ thống). Do đó, nếu không có chiến lược khách hàng và phân đoạn thị trường phù hợp, các NHTM Việt Nam khó có thể cạnh tranh với các NHTM lớn đang đầu tư tại Campuchia. Thứ tư, trong lộ trình cam kết gia nhập Cộng đồng kinh tế Asean, AEC sẽ hướng tới thực hiện tự do luân chuyển đối với vốn, hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động lành nghề. Mục tiêu của AEC là tạo thành một khối sản xuất, đầu tư và thương mại thống nhất, tạo ra một thị trường chung với dân số trên 650 triệu người. Đối với lĩnh vực tài chính- ngân hàng, các cam kết về mở cửa thị trường trong AEC nhìn chung là khá mạnh mẽ, đặc biệt là việc tự do hóa tài khoản vốn, tự do hóa tài chính, qua đó thúc đẩy 80
- đầu tư và thương mại nội khối. Theo đó, hiệp định đầu tư toàn diện Asean (ACIA) đã cụ thể hóa các quy định về tự do hóa đầu tư, giải quyết các tranh chấp phát sinh, chuyển giao và đãi ngộ đầu tư theo đúng các pha trong AEC. Với những cam kết mạnh mẽ về mở cửa thị trường trong AEC, đặc biệt là lĩnh vực tài chính- ngân hàng và tự do di chuyển lao động lành nghề, cơ hội và thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc đứng vững trên sân nhà và “đem chuông đi đánh xứ người” là rất rõ ràng. Các ngân hàng thương mại Việt Nam cần tích cực tìm hiểu các cơ hội đầu tư, mạnh dạn khai phá những thị trường phát triển hơn như Singapore, Malaysia… bên cạnh việc đẩy mạnh đầu tư vào những địa bàn truyền thống như Lào, Campuchia. 3. Một số khuyến nghị Thứ nhất, đối với chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, cần khẩn trương ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành luật đầu tư năm 2014. Cụ thể, cần ban hành Nghị định quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thay thế Nghị định số 78/2006/NĐ-CP đã bộc lộ nhiều hạn chế. Ngân hàng Nhà nước cũng cần sớm hoàn thiện Nghị định quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Trên thực tế, ranh giới giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp là không rõ ràng (khi đầu tư với một lượng vốn đủ lớn thì đầu tư gián tiếp sẽ trở thành đầu tư trực tiếp). Việc nhanh chóng ban hành hai Nghị định này sẽ đảm bảo hành lang pháp lý của hoạt động đầu tư ra nước ngoài của cộng đồng doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng. Thứ hai, phải có một chiến lược tổng thể từ phía chính phủ, Ngân hàng Nhà nước về việc thực hiện OFDI của các doanh nghiệp nói chung và của các NHTM Việt Nam nói riêng. Việc “xuất ngoại” của các NHTM chủ yếu nhằm phục vụ các dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại quốc gia bản địa. Do chưa có chiến lược tổng thể về OFDI của các doanh nghiệp Việt Nam, các NHTM cũng chưa có được định hướng rõ ràng để yên tâm đầu tư, làm “cầu nối” cung ứng dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp. Thứ ba, về phía các NHTM, cần thận trọng với việc đẩy mạnh tín dụng tại những thị trường mới, thường xuyên đánh giá lại và tiến tới phân loại nợ theo xếp hạng tín nhiệm. Thực tế hiện nay các NHTM tại nước ngoài đều có tỷ lệ cấp tín dụng/vốn huy động khá lớn, dẫn đến việc thường xuyên phải “bơm vốn” từ ngân hàng mẹ sang các chi nhánh để đáp ứng cho nhu cầu cấp tín dụng ở nước ngoài. Điều này một phần sẽ làm gia tăng rủi ro thanh khoản cả ở trong nước và chi nhánh ở nước ngoài. Do đó, cần cẩn trọng trong khâu lọc hồ sơ khách hàng, tập trung tín dụng cho những khách hàng tốt, có quan hệ tín dụng thường xuyên và có nguồn thu ngoại tệ ổn định có thể hoàn trả vốn cho ngân hàng. Đồng thời, cần tăng cường các kênh huy động vốn để có thể tăng khả năng cân đối vốn của các ngân hàng tại nước ngoài. 81
- Thứ tư, các ngân hàng thương mại Việt Nam cần tăng cường liên kết với nhau để nâng cao năng lực cạnh tranh. “Buôn có bạn, bán có phường”, các ngân hàng thương mại Việt Nam hoạt động tại nước ngoài cần tích cực chia sẻ thông tin về thị trường, thông tin về pháp lý và đặc biệt là hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động cân đối vốn của từng ngân hàng trong bối cảnh thị trường liên ngân hàng tại Lào, Campuchia còn chưa hình thành hoặc chưa phát triển. Bên cạnh đó, từng ngân hàng cũng cần tích cực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, nâng cao năng lực tài chính, áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro như Basel 2, Basel 3… để có thể cung ứng nhiều dịch vụ ngân hàng và mở thêm chi nhánh tại nước ngoài… Thứ năm, các NHTM tại nước ngoài cần thực hiện nghiêm chế độ báo cáo định kỳ. Trong đó, đặc biệt phải báo cáo về thực trạng rủi ro của từng chi nhánh ở nước ngoài. Riêng về rủi ro thanh khoản, phải chuyển sang việc báo cáo theo từng loại tiền. Hiện nay, việc báo cáo rủi ro thanh khoản được tính theo VND quy đổi theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN. Điều nà làm giảm tính chân thực về thực trạng rủi ro thanh khoản của các ngân hàng, đặc biệt là rủi ro thanh khoản về USD. Thứ sáu, với việc Cộng đồng kinh tế Asean AEC chính thức được hình thành từ cuối năm 2015, các cam kết về tự do hóa tài chính, mở cửa thị trường vốn, tự do hóa đầu tư nội khối đang ngày càng đi vào thực chất. Hội nhập và phải hội nhập thành công là con đường mà các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các ngân hàng thương mại không được quyền lùi bước. Các rào cản nội khối trong AEC đã được dỡ bỏ và cắt giảm mạnh mẽ, vấn đề là các NHTM Việt Nam cần nỗ lực, chủ động vượt qua các rào cản tâm lý, tích cực khai phá các cơ hội đầu tư mới. Các ngân hàng thương mại lớn của Việt Nam như Vietcombank, LienViet PostBank… cần tích cực tìm kiếm các cơ hội đầu tư tại thị trường nước ngoài, đặc biệt là tại các nước trong AEC. Ngân hàng chính là cầu nối để nâng bước hoạt động của các doanh nghiệp tại thị trường nước ngoài, do đó, các ngân hàng Việt Nam cần phải có lộ trình cụ thể để xâm nhập các thị trường, đặc biệt là các quốc gia trong Cộng đồng kinh tế Asean AEC. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Kỷ yếu 20 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 2. Báo cáo thường niên các ngân hàng Vietinbank, BIDV, Agribank, SHB, Sacombank, MB năm 2013, 2014 . 82
- 3. Phùng Thanh Quang, Nguyễn Nhất Linh, Nguyễn Quang Thái, “Ứng dụng mô hình IDP để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô tới dòng vốn OFDI của các doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, tháng 09/2014. 4. Ngọc Ước, “SHB nhận giải thưởng Ngân hàng Tiêu biểu tại Campuchia 2015”, http://www.shb.com.vn/TabId/503/ArticleId/1630/PreTabId/479/Default.aspx, truy cập ngày 20/10/2015. 5. Cộng Đồng Kinh tế Asean, “Sổ tay Kinh doanh”, VCCI, 2015. 83
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tính hai mặt của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam
9 p | 151 | 17
-
Một số giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
10 p | 125 | 13
-
Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại ASEAN và Trung Quốc
3 p | 121 | 9
-
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố Cần Thơ
10 p | 85 | 8
-
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam: Thành công và hạn chế
3 p | 88 | 7
-
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
8 p | 71 | 7
-
Nâng cao vai trò của nhà nước Việt Nam đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
4 p | 54 | 5
-
Lý do Đồng Băng sông cửu Long không thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
12 p | 68 | 5
-
Thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
12 p | 42 | 4
-
Thực trạng và đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
8 p | 15 | 4
-
Đầu tư trực tiếp của Mỹ và khả năng thu hút của Việt Nam
8 p | 71 | 3
-
Vai trò của chính phủ Thái Lan, Trung Quốc trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - bài học cho Việt Nam
10 p | 66 | 3
-
Tháo gỡ rào cản đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm với Việt Nam
11 p | 51 | 3
-
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Thành tựu và những vấn đề đặt ra
5 p | 86 | 3
-
Nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
4 p | 92 | 2
-
Hiệu ứng của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với kinh tế của Việt Nam
11 p | 41 | 2
-
Quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng sản phẩm tại tỉnh Bình Dương thời gian qua và khuyến nghị
10 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn