TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62A, 2010<br />
VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ THÁI LAN, TRUNG QUỐC<br />
TRONG VIỆC HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP VÀO<br />
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO - BÀI HỌC CHO VIỆT NAM<br />
Nguyễn Văn Thắng<br />
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trong những năm gần đây, Thái Lan và Trung Quốc là hai nước luôn nằm trong tốp dẫn<br />
đầu về đầu tư trực tiếp vào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Có được vị trí đó là nhờ họ đã<br />
xây dựng một chiến lược tổng thể nhằm hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đầu tư<br />
trực tiếp ra nước ngoài. Nghiên cứu kinh nghiệm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào<br />
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào của chính phủ Thái Lan và Trung Quốc để vận dụng vào quá<br />
trình thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp vào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân<br />
Lào là hết sức cần thiết.<br />
<br />
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment: FBI) là một xu hướng<br />
tất yếu khách quan trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Hoạt động FDI<br />
không chỉ có các nước phát triển đóng vai trò là chủ đầu tư mà trong những giai đoạn<br />
gần đây đã có sự tham gia tích cực của các nước đang phát triển vào hoạt động này. Thế<br />
giới đã, đang và sẽ phát triển theo xu thế mở cửa, hội nhập sâu hơn vào quan hệ kinh tế<br />
quốc tế, điều này đã biến nền kinh tế thế giới trở thành một mạng lưới rộng lớn, trong<br />
đó mỗi quốc gia đóng vai trò là một mắt lưới không thể thiếu. Vì vậy, các quốc gia phát<br />
triển cũng như các quốc gia đang phát triển tất yếu phải tham gia đầu tư trực tiếp ra<br />
nước ngoài.<br />
Trong khu vực ASEAN, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào nổi lên<br />
như là một trong những nơi thu hút FDI một cách đáng kể của các nước ASEAN và trên<br />
thế giới. Đặc biệt, Thái Lan và Trung Quốc đang là những quốc gia hàng đầu đầu tư trực<br />
tiếp vào CHDCND Lào. Đây là những quốc gia có một số đặc điểm tương đồng với Việt<br />
Nam. Vì vậy, nghiên cứu kinh nghiệm đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào của hai quốc<br />
gia này, Việt Nam có thể rút ra những bài học bổ ích để từ đó vận dụng vào hoạt động<br />
FDI của mình vào CHDCND Lào một cách có hiệu quả nhất.<br />
1. Vai trò của chính phủ Thái Lan và Trung Quốc trong việc hỗ trợ các doanh<br />
nghiệp đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào<br />
1.1. Thái Lan<br />
Thái Lan là một quốc gia đã rất thành công trong việc thu hút FDI, vì vậy, họ có<br />
135<br />
<br />
nhiều kinh nghiệm để tổ chức bộ máy điều hành, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp Thái<br />
Lan đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đặc biệt là CHDCND Lào. Đầu tư trực tiếp của Thái<br />
Lan vào CHDCND Lào được đẩy mạnh với hai ngành quan trọng là ngành năng lượng<br />
và khai thác khoáng sản.<br />
Ở Thái Lan, chính phủ luôn khuyến khích, ưu đãi (ưu đãi về vốn) tạo điều kiện<br />
thuận lợi cho các công ty, tập đoàn, các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư trực tiếp vào<br />
CHDCND Lào. Chính phủ Thái Lan thực hiện nới lỏng các hạn chế về vốn đầu tư trực<br />
tiếp vào CHDCND Lào đối với các công ty, xí nghiệp. Các biện pháp, chính sách của<br />
Nhà nước đều tập trung mở rộng khả năng đầu tư vào CHDCND Lào, bãi bỏ các điều<br />
luật và điều lệ gây hạn chế đầu tư vào CHDCND Lào trước đây. Chính phủ Thái Lan<br />
thành lập cơ quan quản lý vốn đầu tư ra nước ngoài nói chung, đầu tư vào CHDCND<br />
Lào nói riêng, đồng thời xây dựng một hệ thống các chính sách quản lý vốn đầu tư trực<br />
tiếp vào CHDCND Lào và thực hiện có hiệu quả. Các hoạt động đầu tư vào CHDCND<br />
Lào với giá trị vốn lớn đều do Ngân hàng Thái Lan phê chuẩn. Cùng với chính sách đối<br />
ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa, hợp tác khu vực, các hoạt động đầu tư trực tiếp của<br />
Thái Lan vào CHDCND Lào ngày càng tăng.<br />
Từ năm 1997, do các công ty, doanh nghiệp Thái Lan bận rộn với việc cải tổ lại<br />
cơ cấu kinh tế sau khủng hoảng nên đầu tư trực tiếp của Thái Lan vào CHDCND Lào có<br />
giảm nhưng nhờ các chính sách khuyến khích đầu tư ra nước ngoài của nhà nước, đầu<br />
tư trực tiếp của Thái Lan vào CHDCND Lào dần dần tăng lên. Đứng đầu danh sách các<br />
nước đầu tư vào Lào là Thái Lan, có tổng vốn đầu tư là 2,649 triệu USD với 241 dự án;<br />
tiếp theo là Trung Quốc với tổng vốn đầu tư 2,585 triệu USD với 340 dự án; Việt Nam<br />
đứng thứ 3 với 2,163 triệu USD vốn đầu tư cho 211 dự án. Các nước đứng kế tiếp là<br />
Pháp với 454 triệu USD (68 dự án); Nhật Bản: 433 triệu USD (42 dự án); Hàn Quốc<br />
445 triệu USD (142 dự án); Ấn Độ: 352 triệu USD (6 dự án); Australia: 334 triệu USD<br />
(32 dự án); Malaixia: 151 triệu USD (43 dự án); Singapore: 113 triệu USD (29 dự án);<br />
Canada: 58 triệu USD (14 dự án). Các nước và vùng lãnh thổ khác như: Anh, Nga, Đài<br />
Loan, Mỹ Đức, Ba Lan cũng có nhiều dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư từ 4 triệu USD<br />
đến trên 17 triệu USD [10 - 115].<br />
Chính phủ Thái Lan rất chú trọng đảm bảo phát triển mạng lưới thông tin liên<br />
lạc phục vụ lợi ích của các công ty hoạt động trong và ngoài nước. Ngoài ra, chính phủ<br />
còn chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ và công nhân cho các tập đoàn, đây là yếu tố thiết<br />
thực cho các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ở CHDCND Lào. Thái Lan đã thông qua<br />
hoạt động đầu tư để chiếm lĩnh thị trường CHDCND Lào, vì vậy, những năm gần đây,<br />
95% hàng hóa trên thị trường CHDCND Lào là của Thái Lan, hầu hết người dân<br />
CHDCND Lào đều ưa chuộng hàng Thái Lan.<br />
Một vấn đề có tính quyết định trong việc đưa Thái Lan trở thành nhà đầu tư lớn<br />
nhất ở CHDCND Lào là đầu tư chiếm lĩnh thị trường CHDCND Lào với nhịp độ tăng<br />
tốc nhằm chiếm chỗ và giữ chỗ. Trên thực tế, có nhiều dự án, công trình chưa có lãi,<br />
136<br />
<br />
công trình làm ra chưa sử dụng hết công suất nhưng họ vẫn làm để chiếm chỗ cho sau<br />
này khi địa bàn đầu tư và tài nguyên ở trong nước họ đã cạn. Chính phủ Thái Lan đã<br />
khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hầu hết là công ty tư nhân đầu tư<br />
vào CHDCND Lào.<br />
1.2. Trung Quốc<br />
Trong chính sách mở cửa của Trung Quốc, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là biện<br />
pháp quan trọng nhằm thúc đẩy các công ty, xí nghiệp ở trong nước tìm kiếm thị trường ở<br />
bên ngoài, thực hiện chuyển dịch nguồn vốn mở cửa ra thị trường thế giới, nâng cao sức<br />
cạnh tranh, đẩy mạnh khai thác nguồn tài nguyên ở ngoài nước, tham gia hợp tác đầu tư,<br />
hợp tác lao động với nước ngoài, tạo vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế. Quan<br />
điểm của Trung Quốc là chỉ có mạnh dạn, tích cực đi ra ngoài mới có thể lấp được sự<br />
thiếu hụt về nguồn vốn và thị trường trong nước; mới có thể đưa kỹ thuật, thiết bị, sản<br />
phẩm của Trung Quốc ra nước ngoài, mới có thể có điều kiện nhập khẩu kỹ thuật mới hơn<br />
để phát triển ngành nghề mới, mới có thể hình thành công ty xuyên quốc gia của mình từ<br />
nhỏ đến lớn để tham gia toàn cầu hóa tốt hơn. Trung Quốc đề ra chiến lược “đi ra ngoài”<br />
bằng việc tăng cường đẩy mạnh, hướng dẫn và khuyến khích các công ty, xí nghiệp mở<br />
rộng đầu tư xây dựng nhà máy, tham gia khai thác tài nguyên, thầu khoán xây dựng các<br />
hạng mục công trình, đầu tư vào hoạt động gia công chế biến và buôn bán sản phẩm ở<br />
ngoài nước; đồng thời đưa những sản phẩm, thiết bị, kỹ thuật và lao động trong nước xuất<br />
khẩu ra bên ngoài nhằm tranh thủ cả hai thị trường, hai nguồn tài nguyên trong và ngoài<br />
nước, góp phần tạo ra thực lực lớn mạnh cho nền kinh tế Trung Quốc.<br />
CHDCND Lào có một vị trí chiến lược ngày càng quan trọng đối với Trung<br />
Quốc, vừa là một nguồn tài nguyên thiên nhiên, vừa là cửa ngõ và tuyến đường trung<br />
chuyển để cho hàng hóa của Trung Quốc xâm nhập thị trường Đông Nam Á. Mặc dù chỉ<br />
khôi phục các mối quan hệ ngoại giao thông thương với CHDCND Lào từ năm 1988 và<br />
bắt đầu chuyển hướng đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào nhưng giờ đây Trung Quốc<br />
đã nhanh chóng xác lập, vươn lên vị trí thứ hai trong tổng số các nước đầu tư trực tiếp<br />
vào CHDCND Lào. Vai trò của chính phủ Trung Quốc thể hiện ở những vấn đề cơ bản<br />
sau đây:<br />
Thứ nhất, nhà nước Trung Quốc đã rất chú trọng đẩy mạnh xúc tiến quan hệ đầu<br />
tư, xây dựng được hệ thống pháp luật bảo đảm để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các<br />
công ty, xí nghiệp đầu tư của Trung Quốc ở CHDCND Lào.<br />
Tuy chỉ mới bình thường hóa quan hệ ngoại giao và hợp tác kinh tế với<br />
CHDCND Lào, nhưng đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc tại CHDCND Lào tăng<br />
lên một cách nhanh chóng như để bù đắp thời gian đã mất. Nhờ có chính sách xúc tiến<br />
đầu tư của chính phủ mà các doanh nghiệp Trung Quốc đã tăng cường mạnh mẽ đầu tư<br />
trực tiếp tại CHDCND Lào. Thông qua các khoản viện trợ, đầu tư, thương mại; những<br />
món trợ cấp xuất khẩu hào phóng cũng như những khoản cho vay không lãi của Bắc<br />
Kinh mà CHDCND Lào đã giữ vững được đồng Kíp trong thời điểm khủng hoảng tài<br />
137<br />
<br />
chính năm 1997. Sau đó là một loạt những hiệp định hợp tác song phương trong các lĩnh<br />
vực kinh tế, kỹ thuật, phát triển hạ tầng cơ sở và đầu tư, ngân hàng. Trung Quốc đã xóa<br />
khoản nợ 1,7 tỉ đô la của CHDCND Lào vào năm 2003.<br />
Trong chuyến viếng thăm của ông Ôn Gia Bảo tới Viêng Chăn tháng 3 năm<br />
2008, đồng thời dự Hội nghị thượng đỉnh Tiểu vùng thượng nguồn sông Mê-kông, có 7<br />
hiệp định hợp tác thương mại, kỹ thuật, năng lượng cũng như xây dựng chính phủ điện<br />
tử đã được ký kết. Trung Quốc cũng đã đề nghị một khoản tín dụng cho xuất khẩu sản<br />
phẩm xe hơi và máy bay trực thăng qua Lào.<br />
Lợi ích được Bắc Kinh chú trọng trước hết là xây dựng các đập thủy điện, khai<br />
thác các mỏ vàng, đồng, sắt, bô xít. Trung Quốc cũng đẩy mạnh đầu tư vào nông sản<br />
như bắp, khoai mì, mía đường, cao su. Trao đổi thương mại đôi bên năm 2007 gần 250<br />
triệu đôla, nhưng sẽ lên đến 1 tỉ đô la trong những năm tới. Trung Quốc đã dành sự chú<br />
ý đặc biệt cho phát triển mở rộng nhanh chóng mạng lưới đường sá phía Bắc Lào.<br />
Nhiều cầu đường cũng đang được ráo riết xây dựng ở phía Bắc Lào nối liền với Thái<br />
Lan bằng ngân sách của nhà nước Trung Quốc. Với việc xây dựng các tuyến đường Bắc<br />
Lào sẽ cho phép nước này vận chuyển hiệu quả hơn hàng hóa qua Thái Lan tới phần còn<br />
lại của Đông Nam Á và cung cấp một mắt xích kết nối với các cảng biển của Thái Lan.<br />
Nhiều công trình văn hóa khác cũng đang được Bắc Kinh tài trợ cho Lào một cách hào<br />
phóng, hoàn toàn không mang tính chất thương mại mà mang tính chất “ảnh hưởng<br />
mềm” nhằm xác lập “quyền lực mềm”.<br />
Thứ hai, mở rộng chính sách thẩm định phê chuẩn đầu tư trực tiếp vào<br />
CHDCND Lào, đơn giản hóa trình tự thẩm định.<br />
Chính phủ Trung Quốc thực hiện việc phân định và điều chỉnh chức năng của<br />
các ngành hữu quan một cách hợp lý và có hiệu quả, đơn giản hóa trình tự, thu hẹp nội<br />
dung thẩm định phê chuẩn, giảm bớt các khâu phức tạp, cải tiến quản lý, chú trọng khâu<br />
hỗ trợ trong đầu tư. Căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế, chính phủ đã thay đổi căn<br />
bản một số quy định trong chế độ thẩm định đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào phù<br />
hợp pháp luật đầu tư của CHDCND Lào. Tăng cường giám sát các và quản lý các hạng<br />
mục đầu tư sau khi đã hoàn thành.<br />
Thứ ba, thực hiện cải cách ngành quản lý ngoại hối, hoàn thiện hệ thống dịch vụ<br />
tiền tệ cho hoạt động đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Trung Quốc vào CHDCND Lào.<br />
Trung Quốc chú trọng cải thiện chính sách cho vay ngoại hối nhằm khuyến<br />
khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các xí nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp vào CHDCND<br />
Lào. Cục quản lý ngoại hối đã nới lỏng hạn chế về ngoại hối, đơn giản hóa các thủ tục,<br />
thực hiện xóa bỏ chế độ thẩm tra rủi ro đối với đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào bằng<br />
ngoại tệ. Các danh mục tài liệu về nguồn vốn đầu tư vào CHDCND Lào cần thẩm tra<br />
được rút gọn từ 11 xuống còn 5; thời gian, trình tự thẩm định cũng được rút ngắn tạo<br />
điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt được thời cơ đầu tư. Trung Quốc thực<br />
138<br />
<br />
hiện xóa bỏ chế độ chủ thể đầu tư phải giao nộp lợi nhuận bảo đảm bằng vàng về nước<br />
nhằm mục đích đẩy mạnh đầu tư hơn nữa vào CHDCND Lào.<br />
Mặt khác, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các xí nghiệp đầu tư trực tiếp vào<br />
CHDCND Lào, Trung Quốc hoàn thiện hệ thống dịch vụ tiền tệ, xây dựng chế độ bảo<br />
đảm rủi ro về chính trị cho các xí nghiệp trong đầu tư trực tiếp ở CHDCND Lào, đồng<br />
thời xây dựng và hoàn thiện chế độ bảo đảm cung cấp tín dụng cho các công ty xuyên<br />
quốc gia.<br />
Thứ tư, hoàn thiện chính sách và chế độ quản lý đầu tư trực tiếp ở CHDCND Lào.<br />
Trung Quốc xóa bỏ quan niệm coi lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chỉ là<br />
một bộ phận kết hợp hữu cơ trong chính sách mậu dịch đối ngoại, chú trọng nâng cao<br />
tính độc lập của lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; xác lập chính sách đầu tư ra<br />
nước ngoài phù hợp với tình hình tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh đầu tư vào<br />
CHDCND Lào.<br />
Trung Quốc tăng cường hoàn thiện chế độ quản lý đầu tư trực tiếp vào CHDCND<br />
Lào thông qua các biện pháp: thực hiện chế độ đãi ngộ quốc dân đối với các xí nghiệp của<br />
mọi thành phần kinh tế kể cả xí nghiệp dân doanh; xây dựng cơ quan chuyên ngành dịch<br />
vụ tư vấn thông tin về các mặt tin tức, pháp luật, tài chính, sở hữu trí tuệ cho các xí nghiệp<br />
đầu tư ở CHDCND Lào giúp các xí nghiệp nhanh chóng nắm bắt được cơ hội đầu tư phát<br />
triển sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ; tăng cường bồi dưỡng và đào tạo nhân<br />
viên chuyên môn lành nghề để giúp cho các xí nghiệp xây dựng được một đội ngũ các<br />
doanh nghiệp và nhân viên quản lý có trình độ cao có thể triển khai hoạt động đầu tư kinh<br />
doanh xuyên quốc gia; khuyến khích các xí nghiệp đẩy mạnh đầu tư kinh doanh ở<br />
CHDCND Lào nhằm thu hút nguồn tài nguyên và lao động, góp phần khắc phục nguồn<br />
lực hạn hẹp của Trung Quốc trong lĩnh vực FDI xuyên quốc gia.<br />
Có thể nói, việc Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào đã<br />
đạt được nhiều lợi ích quan trọng. Đẩy mạnh FDI vào CHDCND Lào, Trung Quốc mở<br />
rộng được thị trường và xuất khẩu ngày càng nhiều sản phẩm và lao động ra nước ngoài.<br />
Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên của CHDCND Lào để<br />
cung cấp một cách ổn định nguồn nguyên liệu nhập khẩu cho các công ty đầu tư trực<br />
tiếp tại CHDCND Lào và các công ty khác ở Trung Quốc. Nhanh chóng nắm bắt những<br />
thông tin thị trường và thông tin kỹ thuật, bước đầu áp dụng những kỹ thuật tiên tiến và<br />
kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật bán hàng thực tế của nền công nghiệp một cách khoa học.<br />
2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam<br />
2.1. Tình hình đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào của Việt Nam<br />
Tính đến ngày 20 tháng 12 năm 2008, Việt Nam đã có 145 dự án đầu tư sang<br />
Lào với tổng số vốn đầu tư đăng ký hơn 1,52 tỉ USD, quy mô bình quân một dự án là<br />
10,4 triệu USD.<br />
139<br />
<br />