intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đau và chọn thuốc giảm đau

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

99
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đau là một cảm giác khó chịu, xuất hiện cùng lúc với sự tổn thương của các mô tế bào. Đau là kinh nghiệm được lượng giá bởi nhận thức chủ quan tùy theo từng người, từng cảm giác về mỗi loại đau, là dấu hiệu của bệnh tật và phải tìm ra nguyên nhân để chữa. Đau cũng là cảm giác tạo ra bởi hệ thống thần kinh khi có tác động tại các thụ cảm thể nhận cảm đau (nociceptor). Nhờ biết đau mà sinh vật có phản ứng, theo phản xạ hay kinh nghiệm, tránh để...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đau và chọn thuốc giảm đau

  1. Đau và chọn thuốc giảm đau Đau là một cảm giác khó chịu, xuất hiện cùng lúc với sự tổn thương của các mô tế bào. Đau là kinh nghiệm được lượng giá bởi nhận thức chủ quan tùy theo từng người, từng cảm giác về mỗi loại đau, là dấu hiệu của bệnh tật và phải tìm ra nguyên nhân để chữa. Đau cũng là cảm giác tạo ra bởi hệ thống thần kinh khi có tác động tại các thụ cảm thể nhận cảm đau (nociceptor). Nhờ biết đau mà sinh vật có phản ứng, theo phản xạ hay kinh nghiệm, tránh để không tiếp tục bị chấn thương. Đau cấp tính là đau mới xuất hiện, có cường độ mạnh mẽ, có thể được coi là một dấu hiệu báo động hữu ích giúp chẩn đoán cần thiết nhằm xác định chứng đau có nguồn gốc thực thể hay không. Đau cấp tính bao gồm: đau sau phẫu thuật; đau sau chấn thương; đau sau bỏng và đau sản khoa.
  2. Ngược lại với đau cấp tính, đau mạn tính là chứng đau dai dẳng tái đi tái lại nhiều lần. Nó làm cho cơ thể bị phá hủy về thể lực và cả về tâm lý và xã hội. Bệnh nhân đau mạn tính thường đi điều trị nhiều nơi, với nhiều thầy thuốc và các phương pháp điều trị khác nhau nhưng cuối cùng chứng đau vẫn không khỏi hoặc không thuyên giảm. Điều đó làm cho bệnh nhân lo lắng và mất niềm tin làm cho bệnh tình ngày càng trầm trọng hơn. Đau mạn tính rất đa dạng như đau lưng và cổ, đau cơ, đau do nguyê n nhân thần kinh... Gần đây nhiều người quan tâm đến thuốc trị đau trong ung thư do sự xâm lấn và đè ép của tế bào ung thư vào mô lành gây tổn thương mô và kích thích thụ cảm thân thể và nội tạng. Đau có tính chất đau nhức, như dao đâm, chật chội, day dứt... Các thuốc điều trị đau Các thuốc giảm đau có tác dụng giảm đau nhanh, mạnh và kéo dài, tuy nhiên đa phần chúng đều có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, bởi vậy khi dùng thuốc kéo dài cần giám sát chặt chẽ các tác dụng phụ này. Nhóm thuốc giảm đau gây nghiện bao gồm morphin và các dẫn xuất của nó có tác dụng giảm đau mạnh theo cơ chế trung ương. Khi sử dụng các thuốc này cần lưu ý thuốc tác dụng giảm đau do ức chế trung tâm đau ở não và ngăn cản đường dẫn truyền cảm giác đau từ tủy sống lên não. Do tác dụng giảm đau thường
  3. kèm theo tác dụng gây ngủ nên nhóm thuốc này cũng được gọi là thuốc giảm đau gây ngủ. Có thể lựa chọn nhóm giảm đau mạnh như morphin, pethidin, fentanyl, methadon... Loại giảm đau trung bình có codein, tramadon, propoxyphen... Nhóm thuốc giảm đau ngoại vi hiện nay được sử dụng tương đối phổ biến. Các thuốc chống viêm nhóm corticoid như dexamethazol, prednisolon, hydrocortisol... có tác dụng chống viêm nên cũng có tác dụng giảm đau mạnh yếu tùy từng hoạt chất. Tuy nhiên đây cũng là nhóm thuốc có khá nhiều tác dụng phụ và bị lạm dụng trong cộng đồng. Các thuốc giảm đau kháng viêm không có gốc steroid (NSAID) như meloxicam, piroxicam, indometacin, aspirin, diclofenac, ibuprofen, paracetamol... là những thuốc giảm đau ngoại biên được sử dụng tương đối rộng rãi hiện nay. Cần chú ý, khi sử dụng các thuốc giảm đau ngoại vi phải tôn trọng cách sử dụng để hạn chế các tác dụng không mong muốn. Phản ứng có hại được nói đến nhiều nhất là gây loét đường tiêu hóa. Tất cả các thuốc giảm đau nhóm corticoid cũng như các NSAID đều gây loét đường tiêu hóa, đặc biệt là gây viêm loét dạ dày- tá tràng nếu sử dụng không đúng cách. Các thuốc NSAID còn có đặc điểm là độ tan thấp và kích ứng rất cao do tính acid của phân tử. Để tránh các phản ứng có hại của NSAID cần uống thuốc ngay sau bữa ăn và phải uống thuốc với nhiều nước (200-250ml cho mỗi lần uống thuốc). Tuy
  4. nhiên cũng còn tùy thuộc vào dạng bào chế vì hiện nay có nhiều sản phẩm đã được tạo thành viên bao tan ở ruột thì cần uống xa bữa ăn. Một số chế phẩm viên sủi bọt hoặc dạng dung dịch uống như viên efferangan codein có paracetamol hoặc gói bột aspegic thì cần tuân theo lời hướng dẫn in trên vỏ hộp. Điều quan trọng là phải hòa tan chế phẩm thành dung dịch rồi mới uống. Thuốc giảm đau phổ biến nhất hay dùng vẫn là các thuốc giảm đau hạ sốt như paracetamol, aspirin, ibuprofen vì tính an toàn của nó và tác dụng giảm đau tốt. Ngoài ra, trong các chứng đau như bệnh gut có dùng các thuốc chữa gut như colchicin nhưng tác dụng của nó chủ yếu để làm giảm acid uric, nguyên nhân gây đau trong căn bệnh này. Các thuốc tê, phong bế dẫn truyền và tiêm tại chỗ dùng trong phẫu thuật được coi là những thuốc giảm đau chuyên dụng để phục vụ những can thiệp ngoại khoa thường chỉ được dùng trong bệnh viện. Nói chung khi điều trị đau, cần tuân theo hướng dẫn chỉ định của Tổ chức Y tế Thế giới như sau: Đau ít hay còn gọi là đau bậc 1 chỉ dùng các thuốc giảm đau ngoại biên như paracetamol, aspirin và các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Khi đau vừa hay gọi là đau bậc 2 thì dùng các thuốc giảm đau trung ương yếu như codein, dextropropoxyphen kết hợp với
  5. các thuốc giảm đau ngoại biên. Chỉ khi nào đau nặng (đau bậc 3) mới dùng các thuốc giảm đau trung ương mạnh như morphin và các dẫn xuất như pethidin (dolargan, dolosan...). Các phương pháp vật lý tuy tác dụng giảm đau không mạnh như thuốc, nhưng hầu như không có tác dụng phụ, độ an toàn cao, phù hợp cho những chứng đau mạn tính kéo dài, hay các bệnh nhân đã có tai biến do dùng thuốc giảm đau. Người ta có thể dùng nhiệt như chườm nóng hoặc chườm lạnh, dùng dòng điện, ánh sáng hoặc các biện pháp cơ học như xoa bóp, vận động, nước hoặc kéo dãn để điều trị đau trong một số trường hợp. Điều trị đau bằng y học cổ truyền là phương pháp điều trị cũng mang lại hiệu quả cao, an toàn. Có thể dùng các thuốc y học cổ truyền hoặc châm cứu cũng có kết quả giảm đau tốt . Như trên đã nói, đau là một hội chứng có nhiều căn nguyên rất khác nhau. Vì vậy khi điều trị đau cần cân nhắc để chọn loại thuốc thích hợp. Không nên lạm dụng các thuốc giảm đau trung ương mạnh sẽ gây tình trạng lệ thuộc thuốc (nghiện thuốc) cho người sử dụng. Điều trị đau hiện nay bao gồm tất cả các phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc nhằm làm giảm hoặc mất cảm giác đau cho người bệnh. Trong nhiều trường hợp đau
  6. do tâm lý, không cần dùng thuốc mà chỉ cần các biện pháp giải thích, nghỉ ngơi sẽ có hiệu quả tốt và an toàn hơn. Người ta có thể dùng nhiệt như chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm đau trong một số trường hợp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2