intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đau vai

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

180
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đau vai là một triệu chứng thường gặp do bong gân, hoặc do các phần mềm quanh khớp vai hoạt động quá mức, có thể gây viêm quanh khớp vai, viêm gân trên gai, viêm hôm dưới mỏm cùng vai, viêm bao hoạt dịch gân cơ nhị đầu dài cánh tay… a- Viêm quanh ổ khớp vai: Thường do thoái hoá kéo dài và viêm bao hoạt dịch cùng các phần mềm của khớp vai. Bệnh bắt đầu bằng hiện tượng bong gân nhẹ hay giá lạnh tại chỗ, hoặc có thể tự phát. Đau bao trùm một khu vực rộng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đau vai

  1. Đau vai Đau vai là một triệu chứng thường gặp do bong gân, hoặc do các phần mềm quanh khớp vai hoạt động quá mức, có thể gây viêm quanh khớp vai, viêm gân trên gai, viêm hôm dưới mỏm cùng vai, viêm bao hoạt dịch gân cơ nhị đầu dài cánh tay… a- Viêm quanh ổ khớp vai: Thường do thoái hoá kéo dài và viêm bao hoạt dịch cùng các phần mềm của khớp vai. Bệnh bắt đầu bằng hiện tượng bong gân nhẹ hay giá lạnh tại chỗ, hoặc có thể tự phát. Đau bao trùm một khu vực rộng rồi lan toả đến vùng cổ gáy và cánh tay, kèm theo đau tại chỗ lan toả. Đau tăng khi nghỉ ngơi là đặc điểm nổi bật, giơ tay, giang tay hoặc đưa cánh tay ra sau đều bị hạn chế. Dấu hiệu đặc trưng khác của bệnh này là đau, một chứng trạng chủ yếu xuất hiện sớm; ở giai đoạn sau, rối loạn chức phận là chính. b- Viêm gân trên gai: Là tình trạng viêm nhiễm mạn tính hoặc thoái hoá gân, thường gặp ở những người lao động trên tuổi trung niên. Đau thường biểu hiện ở mé ngoài vai, và đau gân nối phần trên gai với mấu động to xương cánh tay. c- Viêm hõm dưới mỏm cùng vai: Triệu chứng chủ yếu là đau ở mé ngoài vai. Đau và rối loạn chức năng khi cánh tay xoay ra trước, ra sau hoặc giơ ngang.
  2. d- Viêm bao hoạt dịch gân cơ nhị đầu dài cánh tay: Triệu chứng chính là đau, sưng và đau nhói khi ấn vào cơ nhị đầu dài cánh tay phía trước vai. Khi gấp khuỷu tay, đau tăng trội lên. Đau càng rõ rệt khi giang, giơ hay duỗi cánh tay ra sau. Điều trị: Chọn huyệt ở chi, huyệt tại chỗ hoặc ở xa theo đường tuần hành kinh mạch. Kích thích hơi mạnh. Có thể cứu hay châm điện. Chỉ định huyệt: (a) Điều khẩu, Thừa sơn, Mũi kim có thể hướng thẳng và xuyên kim từ Điều khẩu đến Thừa sơn. (b) Kiên ngung, Nhu du, Dương lăng tuyền, Khúc trì. Huyệt vị theo triệu chứng: Viêm quanh ổ khớp vai: Thiên tông Viêm gân trên gai: Cự cốt Viêm hõm dưới mỏm cùng vai: Kiên liêu Ghi chú: Lúc đầu dùng huyệt ở chi dưới về phía bị bệnh: Điều khẩu hay Dương lăng tuyền. Trong khi vê kim, bảo bệnh nhân tập vận động bên vai đau
  3. càng mạnh càng tốt. Sau khi rút kim, châm tiếp tại chỗ. Mỗi ngày châm một lần hoặc châm cách nhật.
  4. Đau vùng thượng vị - Viêm dạ dày cấp tính và mạn tính, sa dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, rối loạn thần kinh chức năng dạ dày, đều có thể gây đau ở vùng thượng vị. - Viêm dạ dày cấp tính thường do ăn thức ăn có tính kích thích mạnh hoặc bị ô nhiễm. Triệu chứng thường đột ngột, khởi đầu bằng nôn, mửa, đau bụng và ỉa chảy, kèm theo nhức đầu, ớn lạnh và sốt. Viêm dạ dày mạn tính và loét dạ dày hay tá tràng chủ yếu hay gặp ở lứa tuổi thanh niên và trung niên. Triệu chứng thể hiện đau bụng trên, chán ăn và ợ chua, nóng bụng, đầy bụng… Trong loét dạ dày, cơn đau thường xảy ra từ 30 phút đến một giờ sau bữa ăn, kéo dài 1 – 2 giờ. Trong loét tá tràng, cơn đau xuất hiện từ 2 đến 4 giờ sau khi ăn, có thể giảm đau khi ăn vào. Nếu ấn vào giữa bụng hay bên trái bụng trên mà thấy đau thì có thể nghĩ tới loét dạ dày; nếu đau nhiều về bên phải, có thể là loét tá tràng. Những dấu hiệu khác là đau khi ấn cả hai bên dọc theo các mỏm gai sống từ D8 đến D12, chiếu, chụp X.quang khi cho uống barýt, có thể nhìn thấy ổ loét ở thành dạ dày hay tá tràng. Thường có triệu chứg ỉa phân đen.
  5. - Sa dạ dày là một thể sa nội tạng. Hầu hết bệnh nhân bị bệnh này đều có thể tạng gầy yếu. Đặc điểm lâm sàng là căng chướng bụng trên, có thể có nôn, mửa, ợ, ăn kém mặc dầu bệnh nhân đói bụng. Sờ nắn, thấy bờ dưới dạ dày ở vùng rốn, và nghe thấy tiếng nước chuyển óc ách. Mức độ sa dạ dày được xác định khi chiếu chụp X.quang có barýt. - Rối loạn thần kinh chức năng dạ dày chủ yếu do yếu tố tinh thần. Tổn thương có thể nhẹ hoặc nặng, kéo dài hay từng đợt. Triệu chứng bao gồm tức ngực, ợ hơi, đau bụng, ỉa chảy, sôi bụng, nôn ra khi ăn, kèm theo triệu chứng suy nhược thần kinh. Chiếu chụp X.quang thường không thấy dấu hiệu khác thường. - Điều trị: Chọn huyệt theo phương pháp phối huyệt “Bối – Du và huyệt Mộ” và “8 huyệt giao hội của 8 kinh kỳ”. Thông thường chỉ kích thích nhẹ. Trong cơn kịch phát cần kích thích mạnh. - Chỉ định huyệt: Vị du, Trung du, Nội quan, Công tôn: A thị huyệt ở lưng trong bệnh cấp tính. - Huyệt theo triệu chứng. - Rối loạn thần kinh chức năng dạ dày: Can du, Thái xung. - Khó tiêu: Túc tam lý, Nội đình.
  6. - Sa dạ dày: cứu Vị Thương (kỳ huyệt), Khí hải. - Ghi chú: Đau vùng thượng vị có thể xảy ra trong một số chứng bệnh khác như giai đoạn đầu của viêm ruột thừa, viêm túi mật, viêm tụy và các bệnh thuộc tim phổi. Bởi vậy, cần chẩn đoán chính xác, tránh nhầm lẫn những chứng bệnh khác. - Tiến hành điều trị hàng ngày; lưu kim 15 – 20 phút.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2