intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy bé tính kỷ luật

Chia sẻ: Abcdef_16 Abcdef_16 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

95
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dạy bé yêu của bạn tính kỷ luật không có nghĩa là dạy bé bằng bạo lực hay quát mắng mà là chỉ dạy cho bé với tình yêu. Vì sao bé cần có tình kỷ luật? Bé thiếu tính kỷ luật có thể dẫn đến những trường hợp sau: Không chắc chắn: Bé sẽ không phân biệt đâu là những việc nên làm hay không nên làm. Sự tham lam: Bé mong muốn mọi thứ bé thích sẽ xảy ra, kể cả những điều không thực tế. Không vâng lời và không hợp tác: Bé sẽ không bao giờ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy bé tính kỷ luật

  1. Dạy bé tính kỷ luật Dạy bé yêu của bạn tính kỷ luật không có nghĩa là dạy bé bằng bạo lực hay quát mắng mà là chỉ dạy cho bé với tình yêu. Vì sao bé cần có tình kỷ luật? Bé thiếu tính kỷ luật có thể dẫn đến những trường hợp sau: Không chắc chắn: Bé sẽ không phân biệt đâu là những việc nên làm hay không nên làm. Sự tham lam: Bé mong muốn mọi thứ bé thích sẽ xảy ra, kể cả những điều không thực tế. Không vâng lời và không hợp tác: Bé sẽ không bao giờ muốn làm những gì mà người khác bảo bé làm.
  2. Sự thô bạo: Bé cũng không thèm để ý đến cảm xúc của những người xung quanh. Sự ích kỷ: Bé không bao giờ muốn chia sẻ bất cứ điều gì của mình với ai khác. Bạn cần nhớ rằng, một bé 2 tuổi nói chưa sõi thì có thể biểu lộ những điều bé muốn bằng những cơn giận dữ. Nhưng nếu bé 5 tuổi của bạn cũng biểu lộ bằng những cơn cáu giận và vứt đồ lung tung thì không thể chấp nhận được. Dạy bé như thế nào?
  3. Để dạy được bé yêu tính kỷ luật thì quan trọng nhất là bạn phải duy trì được sự cân bằng giữa tình yêu và sự kỷ luật. Dưới đây là một số điểm mà bạn nên tham khảo trước khi bắt tay vào dạy bé: Đặt ra những giới hạn, những ranh giới và thời gian biểu cho bé Bạn cần phải nói với bé về những quy tắc mà bé cần phải tuân theo cũng như điều gì sẽ xảy ra sau đó nếu bé mắc lỗi. Bạn và chồng bạn nên cùng nhau đặt ra những quy đinh trong nhà và giải thích cho bé hiểu rõ về những quy định đó. Chẳng hạn như bé chỉ được xem tivi vào những giờ nào, thời gian nào là thời gian bé đi tắm, bé đi ngủ lúc nào… Cần ghi nhớ là một khi bạn đã lập ra những quy định thì cần phải nhất quán và phù hợp với nếp sống gia đình bạn. Đưa ra những chỉ thị hiệu quả và rõ ràng
  4. Rất nhiều ông bố bà mẹ cứ nói và nói rất nhiều nhưng bé lại không hề nghe và cuối cùng quá mệt mỏi, họ không nói nữa và mặc kệ bé thích làm gì thì làm. Đó là bởi vì những chỉ thị họ đưa ra không hiệu quả. Bạn chỉ nên nói một đến hai lần trước khi bạn áp dụng hình phạt nếu bé không chịu nghe bạn. Chẳng hạn như khi thời gian xem tivi của bé đã hết, bạn chỉ cần nói với bé rằng: “Con yêu, đã hết giờ rồi!” hoặc là “Con đã xem đủ trong một tiếng rưỡi rồi!”… Không đưa ra quá nhiều mệnh lệnh với bé cùng một lúc Những chỉ thị bạn đưa ra cần ngắn gọn, đơn giản, rõ ràng và chỉ một lần. Bạn cũng cần để ý xem bé có chú ý nghe bạn không. Nếu cần bạn hãy tắt tivi và đến ngồi đối diện với bé, nhìn thẳng vào mắt bé để thu hút sự chú ý. Bạn cần theo dõi xem bé có làm theo những yêu cầu của bạn hay không và cần có những hình phạt cho bé nếu bé không thực hiện được. Chẳng hạn như: “Nếu bây giờ con không đi tắm, con sẽ không được xem tivi trước khi đi ngủ” và thực hiện đúng như lời bạn nói.
  5. Khen ngợi và khuyến khích Bạn hãy thưởng cho những hành động tốt của bé, chẳng hạn như: “Con nhường đồ chơi cho em như vậy là rất tốt. Mẹ sẽ thưởng 1 cái kem cho hành động nhường nhịn em của con.” Ngăn bé nghịch phá trong nhà Bạn đừng nên hy vọng rằng bé yêu 2 tuổi của bạn sẽ không nghịch ngợm bộ tách uống trà của bạn. Bạn nên cất nó ở một nơi cao mà bé không thể với tới được. Điều này tốt hơn là bạn dành cả ngày để giải thích, cũng như ngăn cấm bé. Hãy để bé được tự do khám phá, nghịch ngợm trong một môi trường an toàn, điều này sẽ giúp bé giải phóng năng lượng trong cơ thể theo một cách tích cực. Phân tán sự chú ý của bé Nếu bạn không muốn bé nghịch cái gì, bạn hãy đưa cho bé chơi một vật khác hoặc đưa bé ra chỗ khác và chỉ cho bé thấy một điều gì đó thú vị.
  6. Cố tình lờ đi Bạn tỏ ra không để ý đến một cử chỉ nào đó của bé cũng là một cách hiệu quả. Mặc dù đôi khi những cử chỉ đó của bé thường trở nên tồi tệ đi trước khi chuyển biến tốt lên. Những cử chỉ như cáu giận, khóc dai hay nói bậy… có thể giảm dần nếu bạn cứ kiên quyết “lờ tịt” đi. Bạn hãy thống nhất cùng chồng và những người thân trong gia đình để có cách đối xử nhất quán với những hành động xấu của bé. Đánh đòn Những ông bố bà mẹ tốt và công bằng cũng thường sử dụng phương pháp này để phạt bé. Một vài cái đánh bằng tay vào phần dưới bé là đủ. Bạn không nên đánh bé khi bạn đang trong cơn tức giận hay chỉ để xoa dịu sự thất vọng của bạn. Một vài cái “roi” đúng chỗ và đúng lúc sẽ giúp bé hiểu rằng có những giới hạn và bé sẽ bị phạt khi đi quá những giới hạn đó.
  7. Bạn không nên áp dụng hình thức đòn roi như là phương pháp chính để dạy bé tính kỷ luật. Đôi khi nếu bạn quá lạm dụng hình thức này sẽ làm bé sợ và không muốn đến gần bạn nữa, ảnh hưởng đến tình cảm giữa bạn và bé. Sau khi đánh đòn bé, bố mẹ nên âu yếm và tình cảm với bé hơn. Mọi sự xa cách lạnh lùng của bạn vào lúc này có thể trở thành phản tác dụng. Mai Ly (theo Women24)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2