intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy cho trẻ biết thông cảm

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

92
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cho dù con bạn chỉ mới 2-3 tuổi nhưng từ bây giờ đã có thể dạy cho cháu biết thông cảm, hiểu người khác. Người ta nói "dạy con từ thuở còn thơ" là vậy! Mong đợi gì ở lứa tuổi này? Nhiều nghiên cứu cho thấy khi một đứa trẻ trong nhà trẻ khóc, thì những trẻ nào cùng khóc theo sẽ có khuynh hướng dễ đồng cảm, thông cảm với người khác khi chúng trưởng thành (Vì thế đừng phát cáu khi thấy con bạn cũng mếu máo ngay sau khi một đứa trẻ khác bật khóc)....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy cho trẻ biết thông cảm

  1. Dạy cho trẻ biết thông cảm Cho dù con bạn chỉ mới 2-3 tuổi nhưng từ bây giờ đã có thể dạy cho cháu biết thông cảm, hiểu người khác. Người ta nói "dạy con từ thuở còn thơ" là vậy! Mong đợi gì ở lứa tuổi này? Nhiều nghiên cứu cho thấy khi một đứa trẻ trong nhà trẻ khóc, thì những trẻ nào cùng khóc theo sẽ có khuynh hướng dễ đồng cảm, thông cảm với người khác khi chúng trưởng thành (Vì thế đừng phát cáu khi thấy con bạn cũng mếu máo ngay sau khi một đứa trẻ khác bật khóc). Là cha mẹ, bạn phải giáo dục con mình lòng thương yêu và thông cảm với người khác. Ví dụ, nếu trẻ ở giai đoạn đi chập chững đánh chị nó, bạn nói: "Khi con đánh người khác là làm cho người ta bị đau. Con đâu có muốn vậy phải không?". Phải đợi một thời gian nữa cháu mới hiểu hết lời bạn nói. Nhưng về mặt nào đó, lời nói của bạn sẽ được ghi nhận.
  2. Bạn nên làm gì?  Ðặt tên cho cảm giác: Nếu bạn gọi tên những cách cư xử của trẻ, chúng có thể hiểu được. Khi con hôn lên ngón tay đau của bạn, bạn hãy nói "Ồ, con ngoan lắm. Mẹ hết đau rồi." Trẻ sẽ học từ phản ứng của bạn rằng sự thông cảm của trẻ được nhận ra và có giá trị. Trẻ cũng cần được nhận biết những xúc cảm tiêu cực, vì thế bạn cũng đừng e ngại mà cứ nói ra khi con không biết quan tâm. "Con giành lấy cái trống lắc của em thì em sẽ buồn và khóc. Hai chị em chơi chung mới vui chứ".  Khen cách cư xử đồng cảm: Khi con có một hành động tốt, bạn hãy nói cho trẻ biết là nó làm đúng: "Cưng của mẹ ngoan lắm. Nhìn em con kìa, nó đang cười vì được con cho mượn gấu bông đó".  Khuyến khích trẻ nói về những xúc cảm của nó và của bạn: Hãy để cho con biết bạn quan tâm đến những cảm xúc của nó bằng cách chăm chú lắng nghe. Bạn nhìn vào mắt trẻ khi đang nói chuyện với bạn và diễn giải điều trẻ nói. Ví dụ khi trẻ la lên "Hoan hô!", bạn nói ngay: "À, có chuyện gì vui vậy con?". Trẻ sẽ không biết trả lời nếu bạn
  3. hỏi trẻ lý do tại sao, nhưng trẻ sẵn lòng nói về "cảm giác hạnh phúc". Tương tự như vậy, bạn hãy chia sẻ cảm xúc của bạn với trẻ: "Mẹ thấy buồn khi con đánh vào mẹ. Nếu không muốn mang đôi giày đó thì phải nói cho mẹ biết là nó bị ướt chứ". Trẻ sẽ học biết những hành động của trẻ ảnh hưởng đến người khác, một khái niệm không dễ dàng gì để trẻ nhỏ có thể hiểu.  Chỉ ra hành động của người khác: Hãy dạy cho trẻ quan tâm đến những cách cư xử tốt của người khác. "Con có nhớ cô bán rau trong chợ gần nhà mình không? Cổ tốt lắm! Hôm qua mẹ đánh rơi bóp tiền, cổ nhặt được và trả cho mẹ". Bằng cách này, bạn củng cố sự hiểu biết của trẻ về những hành động của một người có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của người khác như thế nào. Sách vở cũng cho ta nhiều gương tốt để học tập, vì thế bạn có thể hỏi trẻ xem nàng Bạch Tuyết cảm thấy thế nào; hay tại sao bé gái trong một câu chuyện khác lại mỉm cười… Nói với con bạn cảm thấy như thế nào khi bạn đóng vai Bạch Tuyết, và hỏi xem nếu con bạn tưởng tượng nó là một nhân vật nào đó thì nó phản ứng ra sao. Những trò chơi này giúp trẻ học biết về
  4. những cảm xúc của người khác và liên hệ đến chính bản thân trẻ.  Dạy trẻ phép lịch sự cơ bản: Tập cho con những thói quen tốt để thể hiện sự quan tâm và tôn trọng người khác. Dạy con nói "xin lỗi" và "cám ơn". Nói với con rằng bạn không hài lòng với cái giọng ra lệnh khi nhờ bạn làm điều gì. Dĩ nhiên, nếu bạn lịch sự với trẻ thì điều đó lại có hiệu quả gấp ngàn lần cứ mãi nhắc nhở về những luật lệ và lời giải thích. Bạn hãy nói "làm ơn" và "cám ơn" thường xuyên với trẻ và với người khác. Con bạn sẽ bắt chước dùng những lời như vậy khi giao tiếp ở nhà cũng như ngoài xã hội.  Ðừng dạy con trong lúc giận: Dù rất bực khi trẻ đánh bạn cùng chơi với nó, bạn cố gắng đừng mắng con ngay, nó sẽ khép mình lại và trở nên "lì lợm". Bạn hãy lấy lại bình tĩnh rồi nói dứt khoát: " Mẹ biết con bực tức, nhưng con không nên đánh bạn con. Con làm bạn đau, và làm cho mẹ buồn. Con xin lỗi bạn đi!"  Tập làm những việc nhỏ: Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ em học sống có trách nhiệm thì cũng biết quan tâm đến
  5. người khác. Trẻ 2 tuổi thích làm những việc nho nhỏ như cho chó ăn… Ðừng tiếc lời khen con khi nó làm một việc tốt: "Con nhìn con Ky vẫy đuôi kìa! Nó thích con cho nó ăn". Nhớ làm gương tốt cho trẻ: Những hành động tử tế và bác ái là phương pháp hay nhất để dạy trẻ lòng thông cảm. Bạn cho con đi theo đến giúp một người hàng xóm bị bệnh hay một người bạn mới sinh em bé. Cứ để cho con giúp bạn xách giỏ quần áo. Bạn có thể giải thích đơn giản rằng đôi khi người khác bị bệnh hoặc không có đủ cơm ăn áo mặc, họ cần sự giúp đỡ của người xung quanh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2