intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm sao không nổi khùng khi chơi với con?

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

60
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trẻ em mắc lỗi là điều bình thường Nhiều bậc cha mẹ thực ra chưa hiểu hết về trẻ. Trên thực tế, trẻ con chỉ biết đến mình (chưa phát triển đến mức độ có thể nghĩ cho người khác), trẻ con thì thất bại (chưa phát triển đến mức biết dự đoán sự việc sẽ xảy ra), trẻ con không nghe lời (chưa lớn đến mức biết lắng nghe lời của người khác). Trẻ em thực tế là vậy mà bắt chúng phải biết cảm thông, phải biết tránh thất bại, phải biết lắng nghe người lớn thì đương nhiên là...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm sao không nổi khùng khi chơi với con?

  1. Làm sao không nổi khùng khi chơi với con? Trẻ em mắc lỗi là điều bình thường Nhiều bậc cha mẹ thực ra chưa hiểu hết về trẻ. Trên thực tế, trẻ con chỉ biết đến mình (chưa phát triển đến mức độ có thể nghĩ cho người khác), trẻ con thì thất bại (chưa phát triển đến mức biết dự đoán sự việc sẽ xảy ra), trẻ con không nghe lời (chưa lớn đến mức biết lắng nghe lời của người khác). Trẻ em thực tế là vậy mà bắt chúng phải biết cảm thông, phải biết tránh thất bại, phải biết lắng nghe người lớn thì đương nhiên là không được như ý rồi, sẽ phát cáu lên là phải thôi. Nhưng đấy mới là trẻ con. Những đứa trẻ bình thường đều như vậy. Bố mẹ phải biết chấp nhận điều đó. Nhưng chấp nhận thực tế con trẻ không hẳn là lép vế. Ba điểm này có thể nói theo cách nói khác như sau: Trước khi biết nghĩ cho người khác, trẻ cần phải biết lo cho bản thân. Đó là bằng chứng trẻ đang lớn lên khỏe mạnh và bình thường. Từ thất bại trẻ có cơ hội học được nhiều điều. Không nghe lời là biểu hiện của lòng tự lập. Cứ nghĩ là “nó coi thường mình”, “nó trêu ngươi mình”, “nó muốn mình điên tiết lên” thì sẽ càng thêm cáu giận. Nhưng thực ra, trẻ con thường
  2. không có ý đồ như vậy, càng không dám coi thường bố mẹ. Con không ăn cơm, không phải do nấu không ngon, mà có thể do nó còn no. Con không nghe bố mẹ nói, không phải vì nó coi thường bố mẹ mà vì nó còn là trẻ con. Cái kiểu nói khiêu khích, chỉ trích lời nói hành động của con trẻ theo kiểu ấy, sẽ khiến chúng bất bình phản kháng. Mặc dù vậy, trẻ con không có ý định công kích lại bố mẹ chúng. Đừng là bố mẹ mang nặng tính trách nhiệm Những ông bố bà mẹ luôn nghĩ một cách thái quá rằng mọi hành vi lời nói của con đều thuộc phần trách nhiệm của bố mẹ, rồi việc giáo dục con là nghĩa vụ của bố mẹ, thì sẽ luôn luôn thấy bực mình với con cái vì những hành vi lời nói không như ý họ muốn. Mọi hành vi lời nói của con trẻ đều là minh chứng cho sự bất tài, sự thiếu chín chắn… của mẹ, nghĩ vậy chỉ càng thấy bức bối, bực mình và mắng con. Nhưng thực ra con trẻ chỉ là con trẻ, chúng có tính cách của chúng. C ha mẹ không thể kiểm soát đến tận phần đó được. Bà hàng xóm chào hai mẹ con: “Xin chào”, con thì nấp vào sau đít mẹ không nói năng gì. Mẹ nổi cáu: “Sao có câu chào mà con không biết nói thế hả? Con định để cho mẹ phát ngượng với người ta đấy hả?” Thiết nghĩ, trên đời có biết bao nhiêu tính cách, con trẻ cũng vậy, có đứa thế này đứa thế kia, mỗi đứa mỗi tính rất đa dạng phong phú, chúng ta nên khen ngợi cá tính của chúng có phải hơn không?
  3. Nên chú ý điều gì để trẻ lớn lên không thành người hay nổi khùng. Câu trả lời rất rõ ràng: “Bố mẹ phải là người không hay nổi khùng?” Đặc biệt cách dạy con bằng đánh đập, bạo lực, thể phạt lặp đi lặp lại, thì con trẻ rất dễ bị bệnh hay nổi khùng. Nếu bố mẹ thường xuyên nổi khùng lên vì điều gì không như ý, vì bị chỉ trích, vì bị ai đó hiểu lầm, thì con cái cũng vậy, chúng học từ bố mẹ, trong những trường hợp như vậy, cứ “nổi khùng lên là được
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2