intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy con cách chia sẻ

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

78
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Con muốn nó! Trả cho con! Nó là của con! Bạn nghe có thấy quen không? Nếu bạn có con nhỏ, câu trả lời tất nhiên là có. Mặc dù trẻ con cũng vui vẻ khi tặng ai đó món quà gì, nhưng để thành kỹ năng biết chia sẻ là cả một quá trình, bởi nó là một tình huống xã hội khá phức tạp. Dẫu vậy, đó vẫn là kỹ năng trẻ cần có. Làm thế nào để chúng biết dành đồ cho người khác, và biết đợi đến lượt mình, hãy tham khảo các lời khuyên dưới...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy con cách chia sẻ

  1. Dạy con cách chia sẻ Con muốn nó! Trả cho con! Nó là của con! Bạn nghe có thấy quen không? Nếu bạn có con nhỏ, câu trả lời tất nhi ên là có. Mặc dù trẻ con cũng vui vẻ khi tặng ai đó món quà gì, nhưng để thành kỹ năng biết chia sẻ là cả một quá trình, bởi nó là một tình huống xã hội khá phức tạp. Dẫu vậy, đó vẫn là kỹ năng trẻ cần có. Làm thế nào để chúng biết dành đồ cho người khác, và biết đợi đến lượt mình, hãy tham khảo các lời khuyên dưới đây: Đừng yêu cầu quá nhiều Đừng hy vọng con bạn chia sẻ thứ gì cực kỳ quan trọng với nó. Đó có thể là đòi hỏi quá lớn. Bạn có rất nhiều cơ hội khác để giúp con thực hành việc chia sẻ khi đang chơi đùa với nhóm trẻ. Thêm nữa, nó cũng cho bé thấy bạn coi trọng ước muốn của bé, chứ không chỉ là ước muốn của những đứa trẻ khác. Đừng hy vọng sự hoàn hảo Đừng buộc trẻ phải chia sẻ thật công bằng, nhanh chóng, hoặc th ường xuyên. Ai cũng sợ rằng nếu con mình không học kỹ năng này ngay bây giờ, nó sẽ không bao giờ học được. Hãy nhớ rằng con bạn có vô số cơ hội khác để thể hiện điều đó. Đặt mốc thời gian
  2. Khi con bạn không muốn chia sẻ hoặc chờ đến lượt mình, hãy cho bé một khoảng thời gian để bé biết không lâu nữa sẽ phải bỏ lại vật yêu thích đó. Hãy nói kiểu: "Mẹ sẽ đếm đến 10, và con sẽ chuyển sang cái bút màu đỏ". Bé sẽ nghe thấy sự thúc giục trong tiếng đếm của bạn, và khi bé làm theo, hãy khen ngợi. Nhờ con giúp đỡ Thay vì yêu cầu trẻ phải chia sẻ, hãy đưa bé vào tình huống giải quyết vấn đề, chẳng hạn: "Bạn Ben cũng muốn ngồi xích đu ngay bây giờ. Chúng ta n ên làm thế nào? Con có ý kiến gì không?" Bạn sẽ kinh ngạc khi thấy trẻ cuối cùng có thể đưa ra giải pháp rất tốt cho tình huống này, mà không cần ép buộc chúng. Có thể bé sẽ sẵn sàng nhường chỗ, hoặc tìm trò vui hơn cho cậu bạn ấy. Chọn đúng thời điểm Nhớ rằng trẻ con có sự liên tưởng từ mọi trải nghiệm của chúng. Nếu bạn yêu cầu chia sẻ vào lúc bé đã mệt nhoài, hoặc đang buồn rầu, thì nó sẽ trở thành kỷ niệm đau khổ. Hãy khuyến khích chia sẻ vào lúc bé đang vui vẻ, và kiểm soát bản thân tốt (không khóc lóc hay ném, quăng đồ...). Điều đó sẽ tạo ấn tượng tốt mà bạn có thể khen ngợi. Đôi khi cũng có thể từ chối Sẽ không sao nếu thỉnh thoảng bạn nói với bé khác hoặc cha mẹ bé đó, rằng: "Ben không muốn chia sẻ hôm nay". Vì, cùng với việc dạy trẻ cách chia sẻ, một kỹ năng quan trọng khác bé cần học là chăm sóc bản thân và bảo vệ quyền lợi của mình. Vì thế, đừng cứng nhắc muốn bé phải chia sẻ hoặc cho đi mọi lúc. Bỏ qua khán giả Các bậc cha mẹ thường rất để ý đến những người xung quanh (thường là các vị phụ huynh khác) nghĩ gì về cách ứng xử của mình. Không cần làm điều đó trước
  3. mặt họ. Nếu bạn cần nói với con về việc chia sẻ đồ chơi ở công viên, hãy kéo bé ra một bên và nói riêng với bé. Cẩn trọng với thông điệp của bạn Nếu bạn giằng món đồ chơi khỏi tay con để đưa cho bé khác, bạn đang làm gương cho hành vi "hy sinh tuyệt đối". Bạn chắc không muốn con mình sẽ dành toàn bộ thời gian để làm vui lòng người khác. Bạn muốn chúng cân nhắc tới cảm giác của người khác, trong khi vẫn ý thức được nguyện vọng của mình. Hãy tìm cách dung hòa để có được kết quả tốt nhất cho các bên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2