intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để bé thích được chia sẻ

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

67
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những gợi ý dưới đây rèn luyện tinh thần chia sẻ của bé, tổng hợp từ Youngparents: Bắt đầu từ nhà Thứ mà bạn nên chia sẻ với bé là những cuốn truyện (sách). Thỏa thuận với bé xem ngày hôm nay hai mẹ con sẽ đọc quyển sách nào hoặc có thể hỏi mượn bé một cuốn sách cho người bạn chơi của bé. Bằng cách này

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để bé thích được chia sẻ

  1. Để bé thích được chia sẻ Những gợi ý dưới đây rèn luyện tinh thần chia sẻ của bé, tổng hợp từ Youngparents: Bắt đầu từ nhà Thứ mà bạn nên chia sẻ với bé là những cuốn truyện (sách). Thỏa thuận với bé xem ngày hôm nay hai mẹ con sẽ đọc quyển sách nào hoặc có thể hỏi mượn bé một cuốn sách cho người bạn chơi của bé. Bằng cách này, bạn có thể thưởng thức những câu chuyện hay cùng bé, đồng thời giúp bé yêu thích sách. Bé cũng nên cùng chia sẻ hoa quả với mẹ và làm vài việc nhỏ trong nhà. Dạy bé về quyền sở hữu Bé cần được dạy rằng hành động cướp đồ chơi của bạn khác là không ngoan. Nếu muốn một thứ gì đó, bé cần phải hỏi mượn và chờ sự đồng ý của chủ nhân. Cha mẹ cũng nên nhắc bé có trách nhiệm với đồ vật được mượn, để nó không bị vỡ (hỏng) khi trả lại. Để bé được thực hành Nên cho bé hòa nhập với bạn cùng tuổi, bắt đầu bằng một nhóm nhỏ (3-4 bé). Thử quan sát cách các bé chia sẻ với nhau, bạn sẽ biết bé nhà mình hào phóng hay ích kỷ. Nếu bé "ky bo" và luôn hướng chú ý đến đồ chơi của người bên cạnh, bạn nên gợi ý để các bé trao đổi đồ chơi với nhau. Khuyến khích khi bé làm việc tốt Nên động viên ngay khi bé biết chia sẻ. Điều đó sẽ khiến bé hào hứng hành động tiếp vào những lần sau. Các bé rất thích lặp lại hành vi làm cho mẹ hạnh phúc. Chấp nhận thất bại
  2. Không phải lúc nào bé cũng sẵn lòng nhường đồ vật cho người khác. Đó là tâm lý bình thường. Cũng không phải bé cứ đưa cho bạn một món đồ và được nhận lại cái tương tự. Cha mẹ nên dạy bé biết tôn trọng quyết định của người đối diện và tìm hoạt động khác để các bé chơi vui vẻ với nhau. Bạn đừng lo lắng thái quá, hãy dành thời gian để dạy trẻ kỹ năng sống và giao tiếp xã hội, nói chuyện với con về những chủ đề trẻ quan tâm. Nếu trẻ nói rằng không có bạn nào chịu chơi với con vào giờ ra chơi, bạn nên dạy trẻ những kỹ năng cần thiết để tự mình hòa nhập với bạn bè. Nói với trẻ hãy tìm bạn nào cũng đang chơi một mình hoặc một nhóm bạn đang chơi tập thể như đá banh chẳng hạn để cùng tham gia. Dạy trẻ nên hoà đồng, tích cực và thân thiện. Khuyến khích trẻ mời một bạn nào đó về nhà để cùng chơi. Thông thường khi trẻ chơi một với một sẽ dễ kết thành bạn thân hơn. Đây cũng là cơ hội để bạn hiểu rõ hơn về tính cách của con mình khi cùng chơi chung với bạn, có thể trẻ sẽ ích kỷ, không muốn chia sẻ đồ chơi của mình với bạn, và qua đó bạn cũng sẽ phát hiện con mình có điều gì đó không thể hòa hợp được, đợi đến lúc bạn của trẻ ra về, hãy chỉ cho trẻ thấy những điều đúng và những việc không nên làm. Tạo cơ hội gặp gỡ, giao lưu với những trẻ khác có củng sở thích. Nếu con bạn thích hò hát, hãy cho trẻ tham gia lớp đàn hay lớp hát múa nào đó ở nhà thiếu nhi. Nếu trẻ thích tìm hiểu khoa học, tạo điều kiện cho trẻ tham gia câu lạc bộ khoa học vui ở trường... Những trẻ có cùng sở thích sẽ dễ dàng tạo mối quan hệ bạn bè thân thiết. Tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ lại không chơi với nhiều bạn bè, có phải bạn bè ở lớp nói điều gì đó xúc phạm đến lòng tự ái hay đúng vào điểm yếu của trẻ làm cho trẻ xa lánh mọi người, hoặc nói rằng
  3. không ai thích chơi với mình. Cũng có thể việc chia lớp năm học này không thích hợp với trẻ. Nếu đúng vậy hãy tìm cho trẻ tham gia một hoạt động ngoại khóa nào đó như câu lạc bộ thể dục thể thao hoặc cho phép trẻ chơi với các bạn hàng xóm cùng trang lứa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1