Dạy con như thế nào?
lượt xem 8
download
Lứa tuổi chập chững biết đi đặc biệt rất khó dạy bảo. Chúng nhõng nhẽo chỉ để mọi người biết rằng chúng là một phần của gia đình. Vì vậy, đôi khi bố mẹ cũng cần chịu nhịn/nhượng bộ đi một chút vì sự yên ổn của gia đình! Nhưng khi nhượng bộ trở thành thói quen, bọn trẻ sẽ coi việc cáu gắt của chúng là bình thường và điều này sẽ khiến bạn cảm thấy mình gần như bất lực trong chính ngôi nhà của mình. Đừng sợ! Cho dù bạn đang cố gắng để cuộc sống...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Dạy con như thế nào?
- Dạy con như thế nào?
- Lứa tuổi chập chững biết đi đặc biệt rất khó dạy bảo. Chúng nhõng nhẽo chỉ để mọi người biết rằng chúng là một phần của gia đình. Vì vậy, đôi khi bố mẹ cũng cần chịu nhịn/nhượng bộ đi một chút vì sự yên ổn của gia đình! Nhưng khi nhượng bộ trở thành thói quen, bọn trẻ sẽ coi việc cáu gắt của chúng là bình thường và điều này sẽ khiến bạn cảm thấy mình gần như bất lực trong chính ngôi nhà của mình. Đừng sợ! Cho dù bạn đang cố gắng để cuộc sống bạn không trở thành địa ngục hay bạn đang tìm cách để lấy lại thăng bằng, bạn có thể sử dụng những mẹo đơn giản không hề có hại cho con bạn nhưng lại giúp bạn làm chủ được tình huống. Và nếu bạn cục vàng của bạn vẫn đang ở trong độ tuổi bế ẵm trên tay, những lời khuyên sau sẽ giúp bạn tránh nhiều tình huống, thậm chí cả trước khi tình huống xảy ra. Thiết lập thời gian biểu Đưa ra thời gian biểu để đưa con bạn vào khuôn phép và giúp chúng đoán biết được chúng sắp phải làm gì - điều này bọn trẻ sẽ rất thích. Thời gian biểu cũng mang lại cho bạn thêm thời gian để có thể giải quyết những vụ việc do trẻ gây ra nếu xảy ra, hoặc để bạn có thời gian dành riêng cho mình mà không cảm thấy mình đang ích kỷ. Bạn nên lập thời gian biểu cho từng đứa trẻ. Điều cuối cùng bạn cần phải nhớ, đó là người bạn đời của bạn.
- Hãy nhớ rằng mình có người bạn đời bên cạnh. Đó là cách mang lại hạnh phúc cho tất cả mọi người. Dự đoán được hành động tiếp theo Một khi bạn đã lập ra thời gian biểu, bạn nên nhắc nhở con mình giờ nào phải làm gì và khi nào thì cần phải xong. Một ví dụ tôi có thể nêu ra ở đây là việc bạn chuẩn bị cho con đi trẻ vào mỗi buổi sáng. Hãy bảo với chúng rằng "Chúng ta sẽ đi trong mười phút nữa đấy nhé. Lúc đó là mấy giờ nhỉ?" và phải liên tục nhắc nhở chúng. Theo cách này, khi bạn bảo con trẻ mặc áo khoác vào để đi trẻ, chúng sẽ hiểu vì sao và sẽ không mè nheo gây rối nữa. Cho bọn trẻ tham gia vào công việc Nên cho bọn trẻ tham gia vào công việc để mọi thứ nhanh chóng sẵn sàng. Thuyết phục chúng tự mặc áo khoác, bảo chúng tự đi giày vào. Bạn có thể giúp chúng nhưng phải để chúng tự làm là chính. Trẻ con sẽ thích như vậy! Cứ tin tôi đi, trong vài năm nữa, bạn sẽ mong đến ngày bọn trẻ thích thú tự mình dọn bàn ăn... Chia sẻ công việc cùng nhau
- Ngay cả khi bạn chỉ có một mình, sẽ có lúc bạn bè bạn, người bạn mới của bạn hoặc gia đình lớn của bạn giúp bạn việc chăm sóc con nhỏ. Nếu bạn không làm việc theo nhóm, chắc chắn bạn đang tự làm cho cuộc sống của bạn trở nên khó khăn. Nếu bạn không hỗ trợ nhau, con cái bạn sẽ sớm cảm nhận được sự yếu kém trong "hệ thống" và bắt đầu đánh lộn nhau. Bạn sẽ thấy mình như không thể kiểm soát được tình hình nữa. Cùng phối hợp với bạn đời của mình hoặc người chăm sóc trẻ để tìm cách bảo bọn trẻ thôi ngay các trò nghịch ngợm. Cần đảm bảo rằng mọi người đều hiều cách đó và tuân thủ theo...! Nên nhớ rằng bọn trẻ rất dễ vào khuôn phép nếu mọi người đều nói với chúng theo đúng một cách. Nói thẳng Thực tế thì sớm muộn gì cũng sẽ có cách để bọn trẻ thôi các trò của chúng. Nhưng bao giờ cũng có cách để chúng làm theo ý của chúng ta/ hiểu ý chúng ta một cách hiệu quả. Hiểu bọn trẻ Cho dù là ai (thậm chí là đứa trẻ 3 tuổi), con người bình thường khó có thể phớt lờ người đang nhìn chằm chằm vào mắt mình. Thêm vào đó, nếu
- bạn nói thẳng với bọn trẻ, chúng sẽ dễ hiểu và nhận ra rằng bạn đang nói nghiêm túc chứ không phải bạn đang đùa với chúng. Thay đổi giọng Nói dứt khoát và hạ giọng. Đó cũng là cách để chúng hiểu rằng bạn đang không đùa với chúng. Điều này cũng cho bọn trẻ thấy thực tế bạn đang rất bực với chúng. Giải thích cho bọn trẻ những gì chúng làm là sai Bạn phải nói với con để chúng hiểu những gì chúng làm là sai, nếu không, chúng sẽ không hiểu vì sao bạn tức giận và chúng sẽ không hiểu khi nào thì một hành vi của chúng là tốt và khi nào thì xấu. Một ví dụ có thể kể ra là khi bạn nói với chúng: "Tommy, không được cắn người khác vì như thế sẽ là hư và sẽ làm họ đau". Khi bọn trẻ vừa bắt đầu "hành động" Sử dụng "bậc thang dành cho đứa trẻ hư" Bảo với chúng rằng nếu chúng tiếp tục như vậy, ra ngồi ở khu dành cho đứa trẻ hư (có thể là bất cứ nơi nào bạn chọn trên cầu thang nhà mình) –
- khu vực này tách biệt khỏi sinh hoạt và không khí vui vẻ của gia đình, không hề thú vị tẹo nào. Cho bọn trẻ cơ hội thể hiện là đứa trẻ ngoan. Nếu chúng vẫn không nghe lời, đưa chúng ra khu bậc thang dành cho đứa trẻ hư và một lần nữa, hãy bảo với chúng rằng những gì chúng làm là sai, bảo cho chúng biết chúng sẽ phải ngồi đó bao lâu. Ví dụ, "Ngồi đây cho đến khi con thấy mình sai và muốn nói xin lỗi" hoặc "Ngồi đây cho đến khi con thấy mình muốn ra bàn ngồi ăn". Theo dõi chúng. Không cho bọn trẻ rời khỏi bậc thang và không cho chúng tiếp tục hành vi sai vừa nãy. Phải rất kiên quyết và cứng rắn. Chú ý: Bạn có thể thay "bậc thang dành cho trẻ hư" bằng "góc nhà dành cho trẻ hư". Theo dõi hành động Hãy tưởng tượng ngân hàng thông báo với bạn rằng bạn phải trả lãi suất nếu bạn rút quá tiền trong tài khoản, nhưng lại cũng cho bạn qua và nói rằng "Chỉ lần này được bỏ qua thôi đấ y nhé" Bạn lại rút quá tay lần thứ hai và lần này họ lại không thể thu lãi của bạn được... Bạn sẽ sơm hiểu ra rằng cũng chẳng sao nếu bạn lại rút quá tiền vì ngân hàng sẽ không để ý.
- Điều này giống như khi bạn bảo con mình không được làm gì và đe doạ sẽ phạt chúng... nhưng sau đó nói: "Thôi được rồi, con không bị phạt ngồi ở bậc thang dành cho trẻ hư nữa, nhưng hứa với mẹ là không được hư như vậy nữa" và bạn lại ôm chúng vào lòng. VIệc này liệu có giúp bạn ngăn con bạn không một lần nữa cắn bạn Sarah nhà hàng xóm? Tôi không nghĩ vậy. Chìa khoá nằm ở chỗ, nếu bạn không giữ lời và làm như mình đã nói, con bạn sẽ không làm những gì bạn nói. Khen chúng mỗi khi con bạn làm được việc tốt Khen con bạn mỗi khi chúng cư xử đúng mực. Nếu chúng quay lại bàn ăn sau khi đã bị ngồi ở bậc thang dành cho trẻ hư, và ăn hết khẩu phần ăn, hãy ghi nhận điều đó. Lên giọng và nói nhẹ nhàng với chúng rằng "Ngoan lắm, con ăn hết rồi!". Suy cho cùng, thực sự thì chúng cũng đã làm được việc tốt và chúng sẽ vui vì biết chúng vừa làm hài lòng bạn. Nhất quán Quan trọng nhất là bạn phải theo dõi đứa trẻ sát sao. Đe doạ rồi bỏ đấy sẽ không thuyết phục được chúng, ngay cả đứa trẻ 2 tuổi cũng không sợ. Bạn có thể cảm thấy rằng mình thật tệ nếu bắt đứa trẻ phải cư xử bằng được hành động mà bạn cho là tốt. Nhưng hãy nhắc đứa trẻ nhớ đến khi chúng bị
- bạn bè thầy cô cười ở trường vì chúng liên tục quậy phá? Nhắc đứa trẻ nhớ đến những đứa bé hư cứ đòi bằng được theo cách của mình. Đó là hậu quả bạn gây ra nếu bạn để con mình muốn gì được nấy. Vì vậy, hãy làm vì con bạn nếu bạn vẫn thấy áy náy khi bắt con theo ý mình. Một số mẹo khác: Anh chị em chành choẹ nhau Bọn trẻ nhà bạn có thể thường xuyên cãi nhau, đặc biệt là khi bạn có cả con trai và con gái vì chúng không có cùng sở thích chọn đồ chơi. Hướng chúng vào những trò chơi mang tính đồng đội và đối kháng, không nên chỉ chơi trò chơi một mình. Đó là cách tốt để chúng có thể chơi hiền hoà với nhau. Chúng có thể học cách chơi theo nhóm mà không cắn, cấu, xé, hò hét hay khóc lóc. Đái dầm Không phải lúc nào bọn trẻ cũng đái dầm nhưng chúng ta cũng cần chú ý đến vấn đề này. Khi giường bị ướt, cần thay ga giường, và đứa trẻ đái dầm phải lên giường cùng bố mẹ dọn dẹp ga. Có thể chúng không cố t ình
- đái dầm nhưng bắt chúng lên giường dọn dẹp cùng bố mẹ sẽ giúp chúng chú ý tới vấn đề này. Một cách khác để giải quyết vấn đề này là nhẹ nhàng gọi đứa trẻ dậy và cho chúng đi toilet trước khi bạn đi ngủ. Sau đó, lại đưa chúng lên giường. Việc này có thể cũng giúp hạn chế việc tè dầm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Dạy giải một bài toán lớp 8 như thế nào?
19 p | 370 | 86
-
Kỹ năng sống cho trẻ mầm non - Hãy dạy trẻ từ ý thức
7 p | 651 | 77
-
Dạy con nơi đông người
5 p | 149 | 46
-
Kỹ năng làm cha mẹ - Phần 14
6 p | 108 | 41
-
Dạy con sử dụng tiền
5 p | 111 | 19
-
Giáo án mầm non - EM BÉ ĐƯỢC SINH RA NHƯ THẾ NÀO?
5 p | 635 | 18
-
Dạy con trẻ quản lý tiền túi
6 p | 95 | 14
-
Giáo dục kỹ năng sống mầm non: Dạy con khiêm tốn
7 p | 299 | 12
-
Cha mẹ và sự phát triển của con cái - Phần 6
7 p | 100 | 10
-
Bài giảng Nên thở như thế nào - Tự nhiên xã hội 3- GV. N.T.Sỹ
10 p | 154 | 9
-
Bài 2: Nên thở như thế nào - Giáo án Tự nhiên Xã hội 3 - GV:N.T.Sỹ
4 p | 234 | 9
-
Giai đoạn phát triển từ 1 - 2 tuổi
4 p | 103 | 9
-
Game ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như thế nào
5 p | 148 | 8
-
Sát cánh bên con
5 p | 91 | 7
-
Khi bé chửi thề/nói bậy
7 p | 110 | 6
-
Chỉ con biết cách ứng xử khi bé bị người khác đối xử tệ“
4 p | 84 | 6
-
Thể hiện tình yêu với con
5 p | 62 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn