intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cha mẹ và sự phát triển của con cái - Phần 6

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

101
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tính cách khôi hài của bé phát triển và thay đổi như thế nào? Óc khôi hài có thể làm giảm tối thiểu sự căng thẳng, khiến trẻ cảm thấy thoải mái và hoạt động hiệu quả hơn. Để cho con bạn chuyển từ tính ngờ nghệch ở tuổi chập chững tập đi sang tính cách khôi hài và tế nhị hơn ở tuổi sắp bước vào tuổi dậy thì, bạn cùng con ngồi lại với nhau, khuyến khích con cười, và hãy tận hưởng giai đoạn đầy ắp tiếng cười này. Những nụ cười đầu tiên (từ lúc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cha mẹ và sự phát triển của con cái - Phần 6

  1. Óc khôi hài của bé Tính cách khôi hài của bé phát triển và thay đổi như thế nào? Óc khôi hài có thể làm giảm tối thiểu sự căng thẳng, khiến trẻ cảm thấy thoải mái và hoạt động hiệu quả hơn. Để cho con bạn chuyển từ tính ngờ nghệch ở tuổi chập chững tập đi sang tính cách khôi hài và tế nhị hơn ở tuổi sắp bước vào tuổi dậy thì, bạn cùng con ngồi lại với nhau, khuyến khích con cười, và hãy tận hưởng giai đoạn đầy ắp tiếng cười này. Những nụ cười đầu tiên (từ lúc mới sinh đến 2 tuổi) Những biểu hiện sớm nhất về tính khôi hài thường xuất hiện vào khoảng tháng thứ 3 hoặc thứ 4 sau khi sinh, khi con bạn lần đầu tiên biểu hiện một nụ cười thực sự. Khoảng tháng thứ 6 hoặc thứ 7, trẻ sơ sinh bắt đầu cười nhiều hơn, có thể tiếng cười chỉ là tiếng kêu ré lên. Không lâu sau ngày sinh nhật đầu tiên, những lần vui đùa với con đột nhiên sẽ trở nên hấp dẫn trẻ, khiến trẻ cười khúc khích to tiếng. Trò chơi “ú òa” vui đùa với trẻ sẽ giúp cho trẻ học được tính cách chiếm ưu thế, nhất là khi trẻ bắt đầu tham gia một cách tích cực vào các trò chơi đó. Loại tác động này giúp cho trẻ cảm thấy vui và cười thỏa thích. Vai kịch vui ở trường mẫu giáo (từ 3 đến 5 tuổi)
  2. Những em từ 3 đến 5 tuổi có thể có một số tính cách kỳ lạ mà bạn chưa hề gặp bao giờ. Các em có vẻ thành thạo trong khi chơi gõ nhịp và thường nói huyên thuyên những câu nói nghe có vẻ vớ vẩn và buồn cười. Nói chuyện đủ thứ chuyện với ba hoặc mẹ trong phòng tắm là một đặc trưng khác nữa của trẻ mẫu giáo. Các em thường vỗ tung nước và nói huyên thuyên đủ mọi thứ và để ý xem phản ứng của bố mẹ thế nào. Nên nhớ, với trẻ em việc dạy theo từng tình huống là rất có ích, như việc dạy trẻ cách đi nhà vệ sinh chẳng hạn. Trẻ em ở độ tuổi này thường rất tự nhiên và chỉ hiểu theo nghĩa đen, do đó chưa thể nói những lời hoặc những trò đùa có ẩn ý được. Các em thường thích những phim video và sách hình vui, đặc biệt loại sách và phim xuất hiện những con thú có tính hư cấu hay những người ngờ nghệch. Vui chơi hài hước (từ 6 tuổi trở lên) Trong suốt những năm đi học, óc khôi hài sẽ hình thành nên một hình thức hoàn toàn mới trong cuộc sống của trẻ. Các em sẽ học cách thích ứng hợp lý hơn, và chính sự khôi hài sẽ phản ánh quá trình phát triển này. Con bạn sẽ hiểu được những ẩn ý phức tạp, có thể diễn đạt nó một cách thoải mái hơn. Khi một đứa trẻ có khả năng nói tốt thường bộc lộ tính cách khôi hài một cách dễ dàng và có thể kể lại một cách rõ ràng những câu chuyện vui hoặc trình bày một vấn đề rắc rối hơn. Nhưng nếu đứa trẻ nói năng kém hơn thì thường bộc lộ tính cách khôi hài thô thiển hơn, cười nói vô cớ khi giả bộ bắn “đùng” lên tường hoặc làm đổ mấy cái ghế.
  3. Cũng có trường hợp, sự khôi hài ở trẻ cũng có thể chuyển sang tính ích kỷ trong những năm đi học, đặc biệt là những lời chọc ghẹo dễ gây tổn thương hay những lời nói ác ý nhắm vào các bạn bè cùng trang lứa với mình. Các chuyên gia cho rằng đây là một đặc trưng của tuổi đi học, bởi vì các em sử dụng sự khôi hài của mình như một cách sao chép lại tính thiếu tự tin riêng ở mình. Bằng cách chọc ghẹo những người khác là ngu ngốc, các em cảm thấy mình là giỏi, là tốt hơn. Bố mẹ có thể điều chỉnh hành vi này của các em bằng cách giải thích rõ rằng khôi hài là một công cụ mang tính xây dựng chứ không phải là một công cụ phá hủy. Cho dù con bạn bao nhiêu tuổi đi nữa, thì việc đưa sự khôi hài vào cuộc sống mỗi ngày cũng là một nghệ thuật để nâng cao tinh thần gia đình. Sau đây là một vài cách sẽ giúp gia đình bạn luôn có tiếng cười.  Tạo không khí hài hước trong gia đình. Tạo “góc cười” hay một khoảng không gian nào khác mà bạn có thể treo lên đó hình những nhân vật trong hoạt hình, những câu nói hóm hỉnh, những bức hình chụp hay những bức tranh trông ngộ nghĩnh.  Cùng đọc truyện cười. Cùng đọc truyện cười với con là một cách hay để gây cười và dạy cho con cách khôi hài tế nhị.  Xem các chương trình khôi hài. Xem các chương trình hài kịch trên TV thích hợp với từng độ tuổi hoặc cùng xem hoạt hình mỗi tuần.  Khuyến khích con mình tạo cách khôi hài riêng. Dạy cho con tạo sự khôi hài chính ngay trong cuộc sống hàng ngày.
  4. Ông già Noel và những mơ ước Một mùa Giáng sinh nữa lại đến gần. Thông thường, người ta hay nghĩ rằng Giáng sinh là hạnh phúc, may mắn, vui vẻ, là ngày mà trẻ con nhận được nhiều quà. Những năm gần đây, mỗi khi Giáng sinh đến thì những bức thư gửi ông già Noel của trẻ em viết để thăm hỏi và xin quà ngày càng nhiều. Những món quà tuy hết sức bình thường nhưng lại làm không ít các bậc cha mẹ phải giật mình vì có thể một lúc vô tâm nào đó họ chưa hiểu được những ước mơ, suy nghĩ thầm kín của con trẻ. Mới đầu tháng 12, Khoa (học sinh lớp 2) đã treo lên sân thượng trước nhà một lá thư gửi ông già Noel. "Năm nào ông già Noel cũng gửi quà cho con, mẹ con bảo viết chữ càng đẹp thì ông sẽ càng cho nhiều quà". Món quà Khoa xin vào đêm Giáng sinh năm nay là một chiếc xe chạy bằng pin điều khiển từ xa, "năm vừa rồi con được phần thưởng, chắc chắn ông già Noel sẽ gửi quà cho con" - Khoa vừa nói vừa cười... Còn Dũng, anh họ của Khoa thì "con muốn có một chiếc xe đạp mới để tự đi đến trường". Nhân viên một công ty chuyên mở dịch vụ ông già Noel kể một kỷ niệm khó quên: vào đêm trực, một em bé tên Hoàng đã gọi điện liên tục với lời đề nghị: "Ông làm cho mẹ con sống lại rồi gửi mẹ về cho con, con sẽ ngồi chờ ông ở nhà", các "ông già Noel" có mặt ở công ty lúc đó phải trổ hết "năng lực" để dỗ dành, khuyên nhủ
  5. cậu bé này cho đến khi em cảm thấy yên tâm và thôi không còn gọi điện tìm ông già Noel để đòi mẹ nữa. Khi được hỏi: Ông già Noel có thật hay không? Bé Bảo - học sinh lớp 3 - gật đầu "ông già Noel có chứ". Năm nào, Bảo cũng viết thư xin quà, khi thì là chiếc xe hơi điện tử, lúc là con robot biết đi... nhưng năm nay thì "chỉ xin truyện Đôrêmon để đọc". Bảo mơ màng "con sẽ cố thức để xem mặt ông Noel, mấy năm trước con toàn ngủ quên". Còn Minh, một em nhỏ đánh giày thì có một mơ ước thật giản dị: "Cháu muốn có gia đình, có quần áo mới và được ăn thật ngon". Năm nay từ đầu tháng 12, bé Hân đã gửi e-mail cho ông Noel để xin quà cho nhanh. Ước muốn của em thật bình thường: xin cho bé có thời gian rảnh để tha hồ vẽ bậy mà không sợ mẹ la hoặc thầy đừng bắt làm nhiều bài tập toán nâng cao, bố đi làm về sớm và mẹ đừng đi công tác nhiều... Cô bảo mẫu nói là chỉ có những trẻ ngoan mới gặp được ông Noel. Bố thì bảo ông Noel đến với mọi người không kể giàu nghèo, hư hay ngoan. Mẹ lại nói ông Noel ở xa lắm bao giờ thuận tiện ông mới ghé nhà mình... Gì cũng được miễn là năm nào ông cũng tặng quà là được rồi. Một phụ huynh đã giật mình khi đọc được lá thư con mình viết cho ông già Noel. Gia đình chị không thiếu thốn nhưng món quà mà cô con gái nhỏ của chị viết thư để xin ông già Noel là hai cuốn tập trắng. Ngạc nhiên vì ở nhà có rất nhiều tập chưa xài tới, chị hỏi thì cô bé trả lời: "nhà mình có nhiều tập nhưng mẹ có cho con
  6. lấy để vẽ những gì con thích đâu, tập mà ông già Noel cho, con dùng để vẽ gì cũng được mà không sợ bị mẹ mắng". Còn Vân, học sinh lớp 2: "Con không thích đồ chơi bố mua, chỉ muốn Noel có mẹ về thăm, mẹ đi làm xa lâu lắm rồi không về..." Bố mẹ Vân không sống chung với nhau nữa, bố cô bé không bao giờ nhắc đến mẹ trước mặt em nên "con không dám nói với bố là con nhớ mẹ, con sợ bố buồn", còn bố em thì "năm nào nó cũng bảo chỉ thích đồ chơi thôi chứ có nói gì với tôi đâu". Đọc lá thư gửi ông già Noel của con, mẹ của Bảo ngạc nhiên: "mình không cho con đọc truyện tranh vì sợ nó mê, không chịu đọc sách khác làm văn sẽ không tốt, đâu có biết là nó lại "mê" Đôrêmon đến vậy". Thế là món quà Noel là một bộ đồ chơi xếp hình Lego đành phải "hoãn lại" để thay thế vào đó là bộ Đôrêmon theo ý thích của cậu bé. Còn nhân viên của một công ty du lịch nọ vẫn nhớ: món quà mà khách hàng của công ty gửi tặng cho cô con gái là một bộ áo đầm xinh xắn với đầy đủ giày, vớ đồng bộ... Nhưng khi mở gói quà, cô bé không tỏ ra vui mừng mà lại òa khóc "con xin ông già Noel một con mèo con cơ mà..." Hỏi ra mới biết con mèo cô bé nuôi bị chết cách đó vài ngày, còn mẹ cô bé thì "trước giờ vẫn thấy nó thích mặc đồ mới, mình đâu có để ý". Những nhà tổ chức dịch vụ ông già Noel đều có chung một nhận xét: những năm gần đây, càng ngày ông già Noel càng nhận được nhiều thư và những cú điện thoại của trẻ em gọi đến để thắc mắc, trò chuyện và xin quà. Thường món quà các em xin ông già Noel là những món quà khó có thể xin ở gia đình, cha mẹ... mà chỉ có thể xin ông già Noel. Nhưng những lá thư, những giờ trò chuyện cùng ông già
  7. Noel của các em cũng giúp cha mẹ của các bé phần nào hiểu được những ước mơ, suy nghĩ thầm kín của riêng con mà ngày thường, các bé không nói ra với cha mẹ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2