Cha mẹ và sự phát triển của bé - Phần 24
lượt xem 6
download
Tham khảo tài liệu 'cha mẹ và sự phát triển của bé - phần 24', tài liệu phổ thông, mầm non - mẫu giáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cha mẹ và sự phát triển của bé - Phần 24
- Giúp bé phát triển vốn từ vựng Thường xuyên trò chuyện với con Học ngôn ngữ và gia tăng vốn từ bằng cách lắng nghe mọi người xung quanh nói chuyện hoặc đối thoại với nhau rất có lợi cho trẻ. Nghe người khác nói càng nhiều thì ngôn ngữ cá nhân của trẻ càng phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, có nhiều phương thức sáng tạo lý thú không những làm tăng vốn từ của trẻ mà còn củng cố được các mối quan hệ và tăng thêm niềm hạnh phúc trong gia đình. Gây chú ý Nên dán lên tủ quần áo, tủ lạnh hay ở những chỗ dễ nhìn những tờ giấy ghi chú những từ hay hoặc có thể vẽ hình minh họa cho các từ đó nếu cần để làm tăng vốn từ của trẻ. Trong khi ăn, có thể dùng những từ đó để nói chuyện. Đọc lớn tiếng Dĩ nhiên, bạn đã từng đọc lớn tiếng cho con bạn nghe hồi cháu mới sinh, nên đọc cho con nghe loại sách có nhiều nhân vật và sự kiện, dành thời gian thảo luận và chỉ cho con biết những từ mới. Trò chuyện
- Dành thời gian chỉ bảo và nói chuyện cho cháu nghe mỗi khi gia đình quây quần bên nhau. Mỗi khi đi đâu về, cố thu thập về vài món đồ vật cho trẻ. Hãy cho trẻ khoảng trống để kể về những đồ vật đặc biệt mà trẻ ưa thích, những đồ vật đó có tác dụng chia sẻ thông tin và kinh nghiệm cho trẻ. Khi cho từ mới, bạn nên tránh những từ tuy ngắn nhưng lại có những chữ cái giống nhau nhiều quá dễ gây nhầm lẫn. Các em có thể nhớ được những từ dài miễn là không trùng lặp nhiều. Để phát triển vốn từ của trẻ, đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của trò chuyện về trao đổi thông tin. Sử dụng những từ khác nhau để miêu tả Nên dùng những từ miêu tả phù hợp với mỗi vật như: ngủ ngon, áo đẹp, búp bê dễ thương v.v. Khi đến một cửa hàng tự chọn để mua một cái khăn quàng cổ, hãy nói về loại khăn quàng cổ. Khi đến nhà kính chọn mua cây mới để trồng trong vườn, hãy nói cho con nghe về những loại cây mới đó. Khi làm một món ăn mới, hãy nói chuyện về cái chảo, dầu đậu phộng, xì dầu, các loại đậu, v.v.
- Giúp bé rèn luyện ý chí Ý chí là phẩm chất quan trọng, là điều kiện cốt yếu cho thành công. Nhờ có ý chí mà con người bỏ bớt được lỗi lầm, thói xấu để để xây dựng nhân cách và bản lĩnh. Trẻ em thiếu ý chí dễ tiêm nhiễm thói hư tật xấu. Trong sinh hoạt hàng ngày có rất nhiều cơ hội để cha mẹ rèn luyện ý chí cho con. Bạn nên hướng dẫn ý muốn của bé theo kỷ luật nhất định như quy định giờ giấc sinh hoạt vui chơi, ăn ngủ. Bạn cũng nên khuyến khích trẻ làm những việc mà chúng không yêu thích, tập các thói quen tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Lúc đầu bé sẽ cảm thấy bị bắt buộc, nhưng khi đã quen rồi thì bé sẽ tự giác làm và đến khi đó bạn cũng đừng quên khen ngợi bé nhé! Cha mẹ là tấm gương cho con noi. Nếu cha mẹ có ý chí, biết khắc phục khó khăn để vươn lên trong học tập, công tác, rèn luyện sức khỏe, thì con cái ít nhiều cũng sẽ được những ảnh hưởng tốt ấy. Giúp bé tự tin những con số (-G) Bạn có thể giúp con tự tin với những con số, làm toán qua trò chơi. Ở độ tuổi chưa đi học, đừng bắt các em tiếp xúc với bài tập hay bất kỳ thứ gì làm cho môn toán trở nên tẻ nhạt, đừng làm cho các em cảm thấy sợ toán. Những em nào chơi trò chơi có liên quan đến hình học và số học thường sẽ phát triển khả năng toán học mang tính trực giác. Tất nhiên không phải tất cả các em
- đều trở thành thiên tài toán học, nhưng sẽ không vô ích khi tiếp xúc với toán sớm. Có nhiều cách đố vui toán bằng chữ. 1. Hát. Những em biết đếm trước khi đi học thường có lợi thế hơn, và hát là cách dạy đếm dễ dàng. Có thể hát đếm số khi ru con ngủ; hát trên xe, khi lên cầu thang, trong tiệm tạp hóa, và kể cả khi đang làm việc vặt. Những bài hát đếm lùi số là kỹ năng quan trọng khi làm toán trừ. Khi hát bạn nên thêm vào một số từ quen thuộc về những con vật được ưa thích như : "Một chú voi con, hai chú voi con, ba chú voi con" và đếm dần lên "mười chú voi con". Sau đó hát ngược lại các con số: "Mười con mèo, chín con mèo...". Tùy theo độ tuổi mà bạn thêm bớt các con số và các từ đi kèm. 2. Thơ vần. "Một, hai, ba con gà" ; "Ba, bốn, năm cây tăm". Thơ vần và nhạc giúp các em dễ hình dung để nhớ các con số. Tìm đọc các loại sách dùng để đếm dành cho lứa tuổi của các em, hoặc bịa ra những bài hát vui cùng hát với các em. 3. Mọi thứ đều có thể đếm được. Trẻ em có thể đọc thuộc các con số nhưng lại không hiểu số 5 là gì chẳng hạn. Số 5 thực ra tượng trưng cho 5 cái gì đó. Ðể giúp các em đối chiếu tương ứng giữa con số và số lượng, hãy tập cho các em quan sát và cảm nhận được các vật thể có thực khi đếm. Khi lau ghế, lấy quần áo ra khỏi máy giặt, hoặc nhặt vỏ sò ở bãi biển, bạn hãy đếm cùng với các em. 4. Sử dụng các bộ phận trên cơ thể để đếm. Trẻ em ở độ tuổi 2 - 4 thường hay mân mê khắp mình mẩy, và rất thích các đồ chơi toán học mà đi đâu chúng cũng mang theo. Hãy đếm mắt của trẻ rồi cộng lại : Một mắt cộng một mắt bằng hai mắt.
- Có bao nhiêu tay, chân... Thử cộng 2 với 2 bằng cách giơ 2 ngón tay ở mỗi bàn tay rồi cộng lại. Còn 5 ngón chân cộng với 5 ngón chân thì sao? (để tránh lẫn lộn nên dùng hai vật cùng tên). Nếu trẻ thực sự thích thú thì hãy tiếp tục, còn không thì đừng ép. 5. Nhớ số. Khuyến khích các em chú ý đến những con số được viết ở các địa chỉ ngoài đường, số xe... Ðể cho các em tự đánh dấu ngày sinh của mình trên lịch. Ðiều này không những tạo thêm kinh nghiệm đọc số cho các em, mà còn nhấn mạnh cho các em biết rằng con số là những cái rất bình thường trong cuộc sống hàng ngày. 6. Tác dụng của hình khối. Toán học không chỉ nói đến các con số mà còn nói đến diện tích, kích thước, chiều không gian, hình thể, và so sánh. Ðó là lý do tại sao các hình khối truyền thống lại là những đồ chơi toán học không thể thay thế được. 7. Phân loại. Toán học đòi hỏi khả năng phân biệt những thuộc tính giống và khác nhau và sắp chúng thành từng loại. Ðể thiết lập các kỹ năng này, hãy khuyến khích trẻ sắp xếp đồ vật thành từng nhóm theo những thuộc tính riêng của nó như: bút chì màu theo từng màu, đồ chơi riêng rẽ với dụng cụ học tập, quần áo theo từng màu và từng loại... 8. Ðo lường. Chỉ cho trẻ biết cách sử dụng thước. Ðo xem cái bàn, con chó, cái giường... cao bao nhiêu, dài bao nhiêu. Một sợi bún dài hơn hay ngắn hơn cái thước đó? Ðôi giầy của ai lớn hơn? Cho trẻ đứng dựa vào bức tường, đánh dấu và
- để cháu tự lấy thước đo xem mình cao bao nhiêu. Khi cháu lớn hơn, chỉ cho nó cách sử dụng centimet (cm) để đo những vật nhỏ chính xác hơn . 9. Nấu ăn. Khi chiên thịt, nướng bánh..., hãy tán gẫu bằng toán học. Ðể bắt đầu, bạn nên hỏi những câu như: miếng thịt nào lớn hơn miếng thịt nào nhỏ hơn... Tại sao phải cân đo trứng và đường khi làm bánh? Hãy tôn trọng ý kiến của con bạn khi tán gẫu. Không cần trẻ phải trả lời đúng, chỉ cần biết cách tính toán của nó mà thôi. 10. Ðừng quên những trò chơi cổ điển như chơi "Năm Mười" (trốn tìm), chơi đếm "một con chuột có 1 cái đuôi, hai cái tai, một cái đầu và bốn cái chân". "Hai con chuột có 2 cái đuôi, bốn cái tai..." Nhiều chuyên gia đề nghị cho trẻ chơi đôminô, chơi cờ cá ngựa để dễ nhận ra cả khối số trên đôminô mà không cần phải đếm từng dấu chấm một, hoặc cho ngựa đi một đoạn mà không cần đếm từng ô một. Giúp con đối phó khi bị chế nhạo (-G) Nếu con mình hay bị người khác chế nhạo, cách tốt nhất cha mẹ có thể làm là dạy cho trẻ các cách tích cực nhằm đối phó. Có nhiều điều trẻ có thể làm để tỏ phản ứng khi bị chế nhạo mà không phải “ăn miếng trả miếng". Sau đây là một vài việc cha mẹ nên làm: Thu thập thông tin: Đầu tiên, cha mẹ nên cố gắng thu thập các thông tin mấu chốt liên quan đến việc trẻ bị chế nhạo từ chính bản thân trẻ. Ví dụ: Cha mẹ phải
- cố gắng biết được trẻ bị chế nhạo về chuyện gì, ai chế nhạo trẻ, chuyện xảy ra ở đâu, trẻ phản ứng ra sao, và kết quả là chuyện gì xảy ra. Cha mẹ nên theo dõi chặt chẽ các thông tin này trong một vài ngày để hiểu rõ nguyên nhân nào dẫn đến việc trẻ bị chế nhạo, trẻ đã có những hành động gì khiến chúng bị kẻ khác chọc ghẹo... Dạy trẻ tập phớt lờ: Nhiều kẻ có thói chế nhạo người khác lại tỏ ra mau chán và từ bỏ chuyện gây rối khi chúng không còn “khán giả”. Cha mẹ có thể dạy con mình cách phớt lờ việc bị chế nhạo bằng cách quay lưng bỏ đi, không thèm buông một lời nào với kẻ chế nhạo mình. Tuy nhiên, cha mẹ nên nhắc nhở trẻ nhớ rằng có thể lúc đầu kẻ chế nhạo sẽ dùng những lời lẽ và cử chỉ nặng nề và “ép phê” khiến trẻ mất kiềm chế và phản ứng lại một cách tiêu cực. Quan trọng là trẻ phải giữ vững lập trường của mình và đừng tỏ phản ứng. Có thể sẽ mất một ít thời gian trước khi bọn chế nhạo đầu hàng và từ bỏ ý định trêu chọc trẻ. Dạy trẻ “phản ứng nhanh”: Đôi lúc một câu phản ứng nhanh sẽ bất ngờ hạ gục kẻ chế nhạo, làm chúng mất phương hướng. Tuy nhiên, điều quan trọng là câu phản ứng nhanh này không mang ý chế nhạo trả đũa. Ví dụ, trẻ có thể nói: “Tôi biết anh đang cố chế nhạo tôi; điều đó sẽ chẳng có kết quả gì đâu dù anh có bày trò gì đi nữa”. Tập thực hành: Cha mẹ nên thực hành cùng với trẻ các tình huống phản ứng. Có thể đóng giả tình huống trong vai kẻ chế nhạo và người bị chế nhạo. Trong vai kẻ
- chế nhạo, cha mẹ có thể giả nói ra những lời hay có những hành động tương tự kẻ chế nhạo, và trẻ sẽ tập cách phản ứng lại lời chế nhạo ra sao. Thực hành thường xuyên cách phản ứng không những giúp trẻ quen với việc chế nhạo và bớt bối rối khi bị chế nhạo, mà còn phát triển nơi trẻ những cách phản ứng thích hợp khi gặp phải trường hợp đó. Trẻ càng thực hành thường xuyên những cách thức phản ứng thích hợp khi bị chế nhạo, khi gặp thực tế chúng sẽ càng phát huy hiệu quả các cách thức đó. Thể hiện tình yêu thương đối với trẻ và luôn khuyến khích chúng: Khi trẻ nghĩ ra được một phương pháp nào đó có hiệu quả, cha mẹ nên tỏ vẻ ủng hộ những nỗ lực của chúng. Cha mẹ nên nói với trẻ rằng mình tự hào về chúng biết bao khi trẻ cố gắng tìm cách giải quyết các tình huống bị chế nhạo. Nếu trẻ bị chế nhạo ở trường lớp, hãy nói chuyện với thầy cô dạy trẻ: Trong trường hợp này, hãy phối hợp với thầy cô để giải quyết. Cha mẹ nên biết rằng đứa trẻ nào cũng bị chế nhạo ít nhất một lần trong đời, không lúc này thì lúc khác. Nếu trẻ quá nhạy cảm với những lời chế nhạo hay việc chế nhạo đã kéo dài một thời gian, cha mẹ có thể can thiệp, cùng trẻ tìm cách đối phó với những lời chế nhạo đó.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cha mẹ và sự phát triển của bé - Phần 1
5 p | 129 | 23
-
Khởi đầu sự phát triển toàn diện của trẻ bằng âm nhạc
8 p | 123 | 16
-
Cha mẹ và sự phát triển của bé - Phần 25
6 p | 114 | 16
-
Cha mẹ và sự phát triển của bé - Phần 8
5 p | 115 | 15
-
Cha mẹ và sự phát triển của bé - Phần 5
4 p | 131 | 14
-
Cha mẹ và sự phát triển của con cái - Phần 5
7 p | 127 | 14
-
Cha mẹ và sự phát triển của bé - Phần 10
6 p | 100 | 13
-
Cha mẹ và sự phát triển của con cái - Phần 8
7 p | 115 | 13
-
Cha mẹ và sự phát triển của bé - Phần 30
5 p | 104 | 13
-
Cha mẹ và sự phát triển của bé - Phần 22
5 p | 94 | 13
-
Cha mẹ và sự phát triển của bé - Phần 12
6 p | 97 | 13
-
Cha mẹ và sự phát triển của con cái - Phần 12
4 p | 99 | 10
-
Cha mẹ và sự phát triển của bé - Phần 20
6 p | 106 | 10
-
dinh dưỡng và sự phát triển trẻ thơ: phần 1
73 p | 65 | 10
-
Cha mẹ và sự phát triển của con cái - Phần 13
4 p | 100 | 8
-
Cha mẹ và sự phát triển của con cái - Phần 14
5 p | 82 | 8
-
Cha mẹ và sự phát triển của bé - Phần 21
7 p | 82 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn