intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cha mẹ và sự phát triển của con cái - Phần 14

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

83
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở tuổi này, trẻ em thường sợ những con thú nhỏ và côn trùng, sợ bóng tối, sợ người lạ, sợ mất tình thương của cha mẹ và sợ bị đau đớn. Tuy mỗi đứa trẻ thường có sự sợ hãi đối với một cái gì đó rất riêng biệt, nhưng có những chứng cớ cho thấy rằng đặc điểm của sự sợ hãi đó có những điểm chung sau: Sự tưởng tượng phong phú: Khi so sánh với nỗi sợ hãi thường gặp ở người lớn thì sự sợ hãi của trẻ con phong phú và đa dạng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cha mẹ và sự phát triển của con cái - Phần 14

  1. Sự sợ hãi của trẻ (3-4 tuổi) Ở tuổi này, trẻ em thường sợ những con thú nhỏ và côn trùng, sợ bóng tối, sợ người lạ, sợ mất tình thương của cha mẹ và sợ bị đau đớn. Tuy mỗi đứa trẻ thường có sự sợ hãi đối với một cái gì đó rất riêng biệt, nhưng có những chứng cớ cho thấy rằng đặc điểm của sự sợ hãi đó có những điểm chung sau: Sự tưởng tượng phong phú: Khi so sánh với nỗi sợ hãi thường gặp ở người lớn thì sự sợ hãi của trẻ con phong phú và đa dạng hơn. Sự tưởng tượng của trẻ phát triển rất nhanh và không có giới hạn. Nhiều khi trẻ cảm thấy sợ khi chẳng có sự nguy hiểm nào đe dọa chúng cả, trẻ tự tưởng tượng ra sự nguy hiểm đó. Ví dụ: con bạn sợ mèo ngay cả khi con vật này rất thụ động và thân mật, bởi trong tâm trí của trẻ, mèo là loài vật hung dữ vì có hàm răng nhọn và hay gầm gừ. Ngoài ra, trẻ có cảm giác bất lực khi tự mình đương đầu với nguy hiểm và điều này càng làm tăng thêm sự sợ hãi của trẻ. Khả năng tưởng tượng và hiện thực: Một lý do khác khiến trẻ sợ hãi là trẻ không phân biệt được thế giới hiện thực và thế giới trong trí tưởng tượng của trẻ. Sự tưởng tượng của trẻ, do chưa có kinh nghiệm trong cuộc sống, che mờ biên giới giữa thế giới thực và sản phẩm của trí tưởng tượng. Những tình huống do trẻ tự tưởng tượng ra và nhập vai vào đấy sẽ nhanh chóng khiến cho trẻ trở nên bị lẫn lộn giữa thế giới thực và thế giới của trí
  2. tưởng tượng. Sự kết hợp giữa các yếu tố tâm lý trên cho thấy trẻ rất dễ có cảm giác sợ hãi một điều gì đó. Sự sợ hãi ở trẻ chỉ mang tính tạm thời: Sự sợ hãi đó chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn, hiện tượng này kéo dài khoảng một năm, tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ sự sợ hãi đó lại diễn ra liên tục trong một thời gian dài hơn. Quan trọng là bạn tìm hiểu tác nhân làm cho trẻ sợ hãi và cách để chế ngự nỗi sợ hãi của chúng. Ví dụ, lần đầu tiên nhìn thấy chó là trẻ hoảng hốt, la hét hoặc khóc lóc, và bạn quyết định không bao giờ để cho trẻ ở gần động vật dễ thương này nữa, như vậy thì bạn đã vô tình khiến cho trẻ sợ chó. Ngược lại, nếu bạn dỗ dành và khuyên bảo trẻ là chúng luôn được an toàn thì khi nhìn thấy chó, trẻ sẽ cảm thấy an tâm hơn và trẻ sẽ nhanh chóng quên đi cuộc chạm trán đầu tiên. Hãy luôn nhớ rằng, ngôn ngữ của người lớn khác với ngôn ngữ của trẻ con. Những lời nhận xét nghe có vẻ rất bình thường đối với người lớn thì với sự tưởng tưởng của một đứa trẻ 3 tuổi sẽ diễn giải ra một cách khác nghiêm trọng hơn nhiều. Chỉ với một câu nói đơn giản của bà như "Bà mong rằng bà có thể sống lâu để dự sinh nhật lần tới của cháu" sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến suy nghĩ của trẻ. Trẻ luôn nghĩ đến câu nói của bà và tỏ ra lo lắng, liệu cái chết có xảy ra với bà hay không???
  3. Những lời khuyên chế ngự và làm giảm nỗi sợ hãi ở trẻ:  Tôn trọng trẻ. Ðôi khi người lớn chúng ta cho rằng sự sợ hãi của trẻ chỉ là vớ vẩn và không quan trọng, nhưng hãy nhớ rằng trẻ đang sợ thật sự. Ðừng cho rằng trẻ ngớ ngẩn.  An ủi trẻ. Trẻ ngây thơ tin rằng chúng không thể nào vượt qua được sự sợ hãi, vì vậy bạn phải an ủi và cam đoan với trẻ rằng chúng sẽ đối mặt và sẽ chiến thắng nỗi sợ hãi đó. Nói với trẻ như vậy thật nhiều lần, trẻ sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.  Khuyến khích trẻ không được bỏ cuộc. Con bạn không thể vượt qua nỗi sợ hãi nếu nó cứ cố tránh né những vật nó có cảm giác sợ. Trẻ cần phải đối mặt với nỗi sợ hãi của mình không những chỉ để vượt qua mà còn có thể phát triển khả năng giải quyết sự khó khăn về sau.  Bền bỉ. Hãy ở bên cạnh giúp đỡ cho đến khi trẻ đã chiến thắng trong cuộc đối mặt với nỗi sợ hãi. Có những nỗi sợ rất khó vượt qua, vì vậy phải cho trẻ thêm thời gian. Kiên nhẫn cho đến khi trẻ đạt được sự tiến bộ nào đó.
  4. Sửa tật nói ngọng "Nói ngọng" là một thuật ngữ không chuyên diễn tả cách trẻ phát âm sai từ. "Củ khoai" thành "củ phai", "mặt trời" thành "mặt chời"... Có sửa được tật nói ngọng không còn tùy vào tuổi của trẻ. Nếu con bạn phát âm như thế mà cháu chỉ mới lên 6 thì không có gì phải lo. Nhưng nên chú ý chỉ cho cháu để nó cố gắng sửa giọng cho đúng. Chuyện nói ngọng thường xảy ra với nhiều em, đa số sẽ hết khi lên 7 tuổi. Nếu con bạn đã 7 tuổi thì phải có một cô giáo nghiêm nghị, phát âm chuẩn (có thể là chị lớn của cháu, hoặc một sinh viên sư phạm) để bắt cháu tập đều đặn vì nói ngọng là một thói quen rất khó bỏ khi trẻ lớn lên. Cũng nên hỏi bác sĩ của cháu, hay nha sĩ, xem hàm, họng, răng cháu có vấn đề gì không. Nếu cháu nói ngọng nhiều, bạn không đủ sức mà bảo vệ cháu khỏi những lời trêu chọc. Nhưng vẫn còn những việc có thể giúp cháu cháu chống lại tật nói ngọng: - Chú ý nhắc nhở cháu sửa những âm sai và làm điều đó hàng ngày. - Hãy chữa trị bất cứ vấn đề về dị ứng, lạnh hay viêm xoang để con bạn có thể thở được khi ngậm miệng và thở bằng mũi. Tư thế thở khi miệng mở làm cho lưỡi dẹp xuống và thò ra. Và nói khi nghẹt mũi cũng vậy, nghẹt mũi cũng là một nguyên nhân gây nói ngọng.
  5. - Ðừng để con bạn cho tay vào miệng, vì bú tay có thể góp phần tạo nên tật nói ngọng dù không dễ dàng gì giúp cháu bỏ tật mút tay. Hãy nhằm vào những lúc cháu thích mút tay nhất, như khi xem tivi hoặc ngồi trên xe, và đưa cháu cầm một món đồ chơi cháu thích nhất. - Bỏ một ống hút vào ly đồ uống của cháu, vì cháu sẽ dùng môi thay vì dồn áp lực vào răng. Phương pháp này thúc đẩy sức điều khiển tiếng nói, điều này rất quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ. - Khuyến khích cháu chơi những hoạt động đẩy mạnh khả năng điều khiển tiếng nói. Tập cho cháu huýt gió. Ðây là một bài tập tốt bởi vì giúp cháu điều khiển luồng hơi trong miệng, làm môi dài ra và kiểm soát được cơ bắp, có khuynh hướng đẩy lùi lưỡi về phía sau. - Ngoài ra, mỗi ngày cho cháu thổi bong bóng cũng là một phương pháp tốt. - Cho cháu đứng trước gương để nhìn rõ miệng, lưỡi, răng cháu khi phát âm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2