intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sát cánh bên con

Chia sẻ: Abcdef_14 Abcdef_14 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

92
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi con gặp thất bại, bạn sẽ làm gì để giúp con đối mặt và vượt qua giai đoạn khó khăn đó để trưởng thành hơn? Khi con gặp thất bại trong cuộc sống, bạn sẽ ứng xử như thế nào? Trách mắng con? Khi việc kinh doanh đầu tiên của con bị thua lỗ, bạn sẽ chì chiết và khiến chúng mệt mỏi hơn? Đó là những phản ứng thường gặp. Thế nhưng, chị Ngọc Thi, 35 tuổi, ngụ Q. Bình Tân, TP. HCM, không làm như vậy. Ngọc Mai, cô con gái cưng, không đậu đại học....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sát cánh bên con

  1. Sát cánh bên con Khi con gặp thất bại, bạn sẽ làm gì để giúp con đối mặt và vượt qua giai đoạn khó khăn đó để trưởng thành hơn? Khi con gặp thất bại trong cuộc sống, bạn sẽ ứng xử như thế nào? Trách mắng con? Khi việc kinh doanh đầu tiên của con bị thua lỗ, bạn sẽ chì chiết và khiến chúng mệt mỏi hơn? Đó là những phản ứng thường gặp. Thế nhưng, chị Ngọc Thi, 35 tuổi, ngụ Q. Bình Tân, TP. HCM, không làm như vậy. Ngọc Mai, cô con gái cưng, không đậu đại học. Dù rất buồn nhưng chị không lớn tiếng với con mà nói rất nhẹ nhàng: “Nếu con muốn, mẹ sẽ cho con đi ôn luyện để năm sau thi lại. Nếu con muốn học nghề, mẹ sẽ ủng hộ”. Năm sau, Mai thi đầu á khoa vào chính ngôi trường đại học mình thi trượt lần trước. Mai cho biết: “ Chính thái độ của mẹ đã khiến tôi quyết tâm hơn. Mẹ nói sẽ ủng hộ mọi quyết định của tôi, nhưng tôi biết, bà vẫn mong con cái học hành đến nơi đến chốn. Bản thân tôi cũng thích học, nhưng có lẽ lần trước chưa chuẩn bị kỹ nên không đạt được kết quả như ý”.
  2. Thế mới thấy các ứng xử của bố mẹ khi con cái gặp thất bại quan trọng đến thế nào. Tùy phản ứng của con trước thất bại, bố mẹ cần có thái độ thích hợp. Chuyên gia tâm lý Lê Minh Nga, Trung tâm Tư vấn Tâm lý Giáo dục và Tình yêu- Hôn nhân- Gia đình, tư vấn cách xử trí trong những tình huống cụ thể: *Trường hợp 1: Con bạn chán nản, thất vọng Tốt nghiệp đã hơn một năm nhưng lần nào đi dự tuyển, Thiện Anh, 23 tuổi, ngụ tại Q. Bình Thạnh, TP.HCM, đều không được nhận việc. Càng ngày, cô càng thu mình lại, không thiết nói chuyện với ai.
  3. Chị Nhu Tâm, mẹ Thiện Anh, tâm sự trong nước mắt: “Con bé học hành thuận lợi. Học phổ thông, năm nào Anh cũng được học sinh khá giỏi, tốt nghiệp đại học cũng đạt loại khá. Thế nhưng không hiểu sao khi thi tuyển lại không đậu. Vợ chồng tôi có la mắng cháu tiếng nào đâu. Tôi chẳng biết làm gì để giúp con nữa”. Chuyên gia Lê Minh Nga khuyên: Khi gặp thất bại liên tiếp, con bạn sẽ mất tự tin, mất dần ý chí và không dám đối diện với sự thật. Lúc này, lời trách mắng của bố mẹ chỉ thêm dầu vào lửa. Con bạn sẽ càng cảm thấy áp lực và bế tắc hơn. Việc chị Tâm giữ bình tĩnh và không nặng lời với con là đúng, nhưng chị cũng cần giúp con đối mặt và vượt qua thất bại. Chị có thể trở thành người bạn của con, giúp Thiện Anh hiểu rằng thất bại thật sự là khi chúng ta ngừng cố gắng. Chính thái độ lạc quan và nỗ lực sẽ giúp con chị đạt được mục tiêu trong cuộc sống. Cùng con phân tích, rút kinh nghiệm từ thất bại là một cách để giúp con đứng lên. Thiện Anh cũng sẽ cảm thấy tình cảm gần gũi của cha mẹ đối với mình. *Trường hợp 2: Con quá sốc, ảnh hưởng đến tâm lý và thần kinh Con bạn có thể bị chấn động tâm lý mạnh trong hai trường hợp sau:
  4. Đặt nhiều niềm tin và tâm huyết vào việc đang thực hiện, nhưng kết quả không như ý. Trường hợp còn lại là khi con bạn đang buồn vì thất bại, lại phải chịu lời lẽ, thái độ tiêu cực từ gia đình, người thân. Tất cả những điều đó tạo nên áp lực khổng lồ khiến trẻ không chống chọi nổi. Chuyên gia Lê Minh Nga khuyên: Bạn thường không có đủ kiến thức để xử lý trong trường hợp này. Việc cần nhất là đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh hoặc chuyên viên tư vấn tâm lý để được tư vấn. Không nên tỏ thái độ bi quan để giúp con bình tĩnh lại. Tránh đề cập đến thất bại đó vì sẽ khiến con bạn có phản ứng tiêu cực. Một chuyến đi chơi xa cùng cả gia đình để mọi người cùng nghỉ ngơi, lấy lại tinh thần sẽ rất tốt. *Trường hợp 3: Con bạn xem thường thất bại Tại sao con bạn chấp nhận thất bại một cách dễ dàng, không hề băn khoăn? Có thể con bạn quá vô tư hoặc đã quen với việc được bố mẹ sửa chữa những thất bại của mình.
  5. Chuyên gia Lê Minh Nga khuyên: Thay vì tìm cách giải quyết hậu quả con gây ra, bạn hãy để chúng tự xử lý. Như vậy, con bạn mới cảm nhận rõ hơn về sự thất bại. Nếu chúng có xu hướng trốn tránh, hãy nói chuyện để giúp con đối diện với thực tế. Bạn cũng đừng quên cho con biết mình yêu nó thế nào. Theo: Eva
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2