intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

dạy học trong kỷ nguyên số - phần 2

Chia sẻ: K Loi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:292

54
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

nội dung của "dạy học trong kỷ nguyên số" trình bày các nguyên tắc chỉ dẫn cho việc dạy học có hiệu quả trong kỷ nguyên khi mà mỗi người, và đặc biệt là các sinh viên mà chúng ta đang dạy, đang sử dụng công nghệ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: dạy học trong kỷ nguyên số - phần 2

Dạy học trong kỷ nguyên số, Tony Bates, xuất bản lần đầu 15/04/2015<br /> <br /> Bản cập nhất tới hết tháng 8/2015<br /> <br /> Chương 8: Việc chọn và sử dụng các phương<br /> tiện trong giáo dục: Mô hình SECTIONS<br /> Mục đích của chương này<br /> Mục đích chính của chương này là để cung cấp một khung công việc cho việc ra các quyết định có<br /> hiệu quả về sự lựa chọn và sử dụng các phương tiện cho việc dạy và học. Khung công việc được<br /> sử dụng là mô hình SECTIONS, viết tắt các ký tự đầu tiếng Anh của:<br /> •<br /> <br /> S tudents - sinh viên<br /> <br /> •<br /> <br /> E ase of use - Dễ sử dụng<br /> <br /> •<br /> <br /> C osts - Chi phí<br /> <br /> •<br /> <br /> T eaching functions - Các chức năng dạy học<br /> <br /> •<br /> <br /> I nteraction - Tương tác<br /> <br /> •<br /> <br /> O rganisational issues - Các vấn đề về tổ chức<br /> <br /> •<br /> <br /> N etworking - Kết nối mạng<br /> <br /> •<br /> <br /> S ecurity and privacy - An toàn và tính riêng tư<br /> <br /> Khi kết thúc chương này, bạn sẽ có khả năng chọn các phương tiện và công nghệ đúng thích hợp<br /> cho bất kỳ chủ đề nào bạn có thể sẽ dạy, và có khả năng chứng minh cho quyết định của bạn.<br /> Điều gì được đề cập tới trong chương này<br /> •<br /> <br /> 8.1 Các mô hình lựa chọn các phương tiện<br /> <br /> •<br /> <br /> 8.2 Các sinh viên<br /> <br /> •<br /> <br /> 8.3 Dễ sử dụng<br /> <br /> •<br /> <br /> 8.4 Chi phí<br /> <br /> •<br /> <br /> 8.5 Việc dạy học và lựa chọn các phương tiện<br /> <br /> •<br /> <br /> 8.6 Sự tương tác<br /> <br /> •<br /> <br /> 8.7 Các vấn đề về tổ chức<br /> <br /> •<br /> <br /> 8.8 Việc kết nối mạng<br /> <br /> •<br /> <br /> 8.9 An toàn và tính riêng tư<br /> <br /> •<br /> <br /> 8.10 Việc quyết định<br /> <br /> Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học & Công nghệ, Bộ Khoa học & Công nghệ<br /> <br /> Trang 313/604<br /> <br /> Dạy học trong kỷ nguyên số, Tony Bates, xuất bản lần đầu 15/04/2015<br /> <br /> Bản cập nhất tới hết tháng 8/2015<br /> <br /> Hơn nữa trong chương này bạn sẽ thấy các hoạt động sau:<br /> •<br /> <br /> Hoạt động 8.1 Ra quyết định ban đầu về lựa chọn các phương tiện<br /> <br /> •<br /> <br /> Hoạt động 8.2 Hiểu biết về các sinh viên của bạn<br /> <br /> •<br /> <br /> Hoạt động 8.4 Hiệu quả về kinh tế sẽ thế nào cho quyết định của bạn về các phương tiện nào<br /> sẽ sử dụng?<br /> <br /> •<br /> <br /> Hoạt động 8.5 Các nguyên tắc thiết kế đa phương tiện<br /> <br /> •<br /> <br /> Hoạt động 8.6 Sử dụng các phương tiện để khuyến khích hoạt động của sinh viên<br /> <br /> •<br /> <br /> Hoạt động 8.10 Chọn các phương tiện và công nghệ<br /> <br /> Những điều chính rút ra được<br /> 1. Việc lựa chọn các phương tiện và công nghệ là một quy trình phức tạp, có liên quan tới một<br /> dải rộng lớn các biến tương tác.<br /> 2. Hiện không có lý thuyết hoặc quy trình đúng phù hợp để lựa chọn các phương tiện. Tuy<br /> nhiên mô hình SECTIONS đưa ra một tập hợp các tiêu chí hoặc câu hỏi mà kết quả của<br /> chúng có thể giúp thông tin cho người chỉ dẫn khi ra các quyết định về các phương tiện<br /> hoặc công nghệ nào sẽ sử dụng.<br /> 3. Vì dải rộng lớn các yếu tố có ảnh hưởng tới sự lựa chọn và sử dụng các phương tiện, một<br /> tiếp cận quy nạp và trực giác cho việc ra quyết định, nhưng được một phân tích cẩn thận tất<br /> cả các tiêu chí trong khung SECTIONS cho biết, là một cách thức thực tế để tiếp cận việc<br /> ra quyết định về các phương tiện và công nghệ cho việc dạy và học.<br /> <br /> Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học & Công nghệ, Bộ Khoa học & Công nghệ<br /> <br /> Trang 314/604<br /> <br /> Dạy học trong kỷ nguyên số, Tony Bates, xuất bản lần đầu 15/04/2015<br /> <br /> Bản cập nhất tới hết tháng 8/2015<br /> <br /> 8.1 Các mô hình để lựa chọn các phương tiện<br /> <br /> Hình 8 Mô hình SECTIONS<br /> <br /> 8.1.1 Tài liệu nói cho chúng ta biết điều gì<br /> Đưa ra tầm quan trọng của chủ đề, có khá ít tài liệu về cách chọn các phương tiện hoặc công nghệ<br /> đúng phù hợp cho việc dạy học. Đã từng có một loạt các xuất bản phẩm không thật hữu dụng về chủ<br /> đề này vào những năm 1970 và 1980, nhưng khá ít kể từ đó (Baytak, không ghi ngày tháng). Quả<br /> thực, Koumi (1994) đã nêu rằng:<br /> chưa tồn tại một lý thuyết có thể thực hành được đầy đủ cho việc lựa chọn các phương tiện<br /> đúng phù hợp cho các chủ đề, các nhiệm vụ học tập và các dân số đích được đưa ra ... thực<br /> hành phổ biến nhất là không sử dụng một mô hình nào cả. Trong trường hợp đó, không ngạc<br /> nhiên là sự phân bổ các phương tiện từng được kiểm soát nhiều hơn bởi các yếu tố chính trị /<br /> con người và kinh tế thực hành hơn là bằng những cân nhắc sư phạm (trang 56).<br /> Mackenzie (2002) bình luận với cảm hứng tương tự:<br /> Khi tôi đang thảo luận về hiện trạng của công nghệ với các giáo viên khắp đất nước, điều trở<br /> nên rõ ràng là họ cảm thấy bị ràng buộc bởi sự truy cập của họ tới công nghệ, bất kể tình<br /> huống của họ ra sao. Nếu một giáo viên có một thiết lập máy tính - truyền hình, thì đó là<br /> những gì anh/chị ta sẽ sử dụng trong phòng học. Mặt khác, nếu có một máy chiếu LCD được<br /> móc vào một trạm trình diễn của một giáo viên trong một phòng thí nghiệm được trang bị<br /> Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học & Công nghệ, Bộ Khoa học & Công nghệ<br /> <br /> Trang 315/604<br /> <br /> Dạy học trong kỷ nguyên số, Tony Bates, xuất bản lần đầu 15/04/2015<br /> <br /> Bản cập nhất tới hết tháng 8/2015<br /> <br /> đầy đủ, thì anh/chị ta sẽ có lựa chọn nhiều hơn để sử dụng thiết lập đó. Các giáo viên đã<br /> luôn làm tốt nhất bất kể thứ gì họ từng có trong tay, mà đó là những gì chúng ta phải làm<br /> việc. Các giáo viên hoàn thành thôi.<br /> Mackenzie (2002) đã gợi ý xây dựng sự lựa chọn công nghệ xung quanh lý thuyết nhiều sự hiểu biết<br /> của Howard Gardner (Gardner, 1983, 2006), đi theo sự tuần tự các quyết định:<br /> người học → mục đích dạy học → trí tuệ → lựa chọn phương tiện.<br /> Mackenzie sau đó phân bổ các phương tiện khác nhau để hỗ trợ cho sự phát triển từng sự hiểu biết<br /> của Gardner. Lý thuyết nhiều sự hiểu biết của Gardner từng được kiểm thử và áp dụng rộng rãi, và<br /> những phân bổ các phương tiện của Mackenzie cho những hiểu biết có ý nghĩa trực quan, nhưng tất<br /> nhiên nó phụ thuộc vào các giáo viên và những người chỉ dẫn áp dụng lý thuyết Gardner cho việc<br /> dạy học của họ.<br /> Một rà soát lại các xuất bản phẩm gần đây hơn về sự lựa chọn các phương tiện gợi ý rằng bất chấp<br /> những phát triển nhanh chóng trong các phương tiện và công nghệ trong vòng 20 năm qua, mô hình<br /> ACTIONS của tôi (Bates, 1995) là một trong những mô hình chính vẫn còn đang được áp dụng, dù<br /> với những sửa đổi bổ sung thêm (xem, ví dụ, Baytak, không đề ngày tháng; Lambert và Williams,<br /> 1999; Koumi, 2006). Quả thực, bản thân tôi đã sửa đổi mô hình ACTIONS, điều đã được phát triển<br /> cho giáo dục từ ở xa, sang mô hình SECTIONS để bao trùm sử dụng các phương tiện trong giáo<br /> dục dựa vào khu trường cũng như giáo dục từ ở xa (Bates và Poole, 2003).<br /> Patsula (2002) đã phát triển một mô hình gọi là CASCOIME bao gồm vài tiêu chí trong các mô<br /> hình của Bates, nhưng cũng thêm các tiêu chí bổ sung và có giá trị như tính bền vững chính trị - xã<br /> hội, sự thân thiện về văn hóa, và tính mở/tính mềm dẻo, để tính tới các quan điểm quốc tế. Zaied<br /> (2007) đã tiến hành một nghiên cứu theo kinh nghiệm để kiểm thử các tiêu chí nào để lựa chọn các<br /> phương tiện đã được các giáo viên, các chuyên gia CNTT và các sinh viên cho là quan trọng, và đã<br /> nhận diện được 7 tiêu chí. 4 trong số đó đã phù hợp hoặc tương tự với các tiêu chí của Bates. 3 tiêu<br /> chí khác là sự thỏa mãn của sinh viên, sự năng động của sinh viên và sự phát triển nghề nghiệp,<br /> chúng giống các điều kiện thành công hơn và không thật dễ để nhận diện trước khi ra quyết định.<br /> Koumi (2006) và Mayer (2009) đã đi tới gần nhất với việc phát triển các mô hình lựa chọn các<br /> phương tiện. Mayer đã phát triển 12 nguyên tắc thiết kế đa phương tiện dựa vào nghiên cứu rộng<br /> rãi, tạo ra những gì Mayer gọi là một lý thuyết có tính nhận thức về việc học tập đa phương tiện.<br /> (Về một ứng dụng xuất sắc của lý thuyết Mayer, xem UBC Wikis). Koumi (2005) gần đây hơn đã<br /> phát triển một mô hình cho việc quyết định về sự pha trộn và sử dụng tốt nhất video và in ấn để chỉ<br /> dẫn thiết kế các xMOOCs.<br /> Tiếp cận của Mayer là có giá trị ở mức vi mô hơn khi nó đi đến việc thiết kế các tư liệu giáo dục đa<br /> phương tiện đặc thù, như công việc của Koumi. Lý thuyết có tính nhận thức của Mayer về thiết kế<br /> đa phương tiện gợi ý sự kết hợp tốt nhất của từ ngữ và hình ảnh, và các quy tắc để tuân thủ như việc<br /> đảm bảo sự mạch lạc và tránh quá tải về tính nhận thức. Khi quyết định sử dụng một ứng dụng đa<br /> phương tiện đặc thù, nó đưa ra các chỉ dẫn rất mạnh. Dù vậy là khó khăn hơn để áp dụng ở mức vĩ<br /> Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học & Công nghệ, Bộ Khoa học & Công nghệ<br /> <br /> Trang 316/604<br /> <br /> Dạy học trong kỷ nguyên số, Tony Bates, xuất bản lần đầu 15/04/2015<br /> <br /> Bản cập nhất tới hết tháng 8/2015<br /> <br /> mô. Vì trọng tâm của Mayer là vào việc xử lý có tính nhận thức, lý thuyết của ông không làm việc<br /> trực tiếp với sự kham được hoặc các đặc tính sư phạm duy nhất của các phương tiện khác. Cả<br /> Mayer và Koumi đều không giải quyết các vấn đề phi sư phạm trong lựa chọn các phương tiện, như<br /> chi phí hoặc truy cập. Công việc của Mayer và Koumi không cạnh tranh nhiều như sự bổ sung tới<br /> những gì tôi đang đề xuất. Tôi đang cố gắng nhận diện các phương tiện nào (hoặc các kết hợp các<br /> phương tiện) để sử dụng trước nhất. Lý thuyết của Mayer sau đó có thể chỉ dẫn cho thiết kế ứng<br /> dụng thực sự. Tôi sẽ thảo luận về 12 nguyên tắc của Mayer xa hơn trong Phần 5 của chương này, nó<br /> làm việc với các chức năng dạy học.<br /> Không ngạc nhiên rằng chưa có nhiều mô hình để lựa chọn các phương tiện. Các mô hình được phát<br /> triển trong những năm 1970 và 1980 đã chọn tiếp cận rất đơn giản hóa theo chủ nghĩa hành vi đối<br /> với sự lựa chọn các phương tiện, thường tạo ra vài trang về các cây quyết định, điều hoàn toàn là<br /> không thực tế để áp dụng, đưa ra các thực tế dạy học, và các mô hình đó vẫn còn bao gồm cả sự<br /> không thừa nhận sự kham được duy nhất của các phương tiện khác nhau. Quan trọng hơn, công<br /> nghệ tuân theo sự thay đổi nhanh, có các quan điểm cạnh tranh về các tiếp cận sư phạm đúng phù<br /> hợp cho việc dạy học, và ngữ cảnh của việc học tập biến đổi quá nhiều. Việc tìm kiếm một mô hình<br /> thực tế, có khả năng quản lý được và tìm thấy được trong nghiên cứu và kinh nghiệm có thể được<br /> áp dụng rộng rãi đã chứng minh là rất thách thức.<br /> <br /> 8.1.2 Vì sao chúng ta cần một mô hình<br /> Cùng lúc, mỗi giáo viên, người chỉ dẫn, và ngày càng gia tăng mỗi người học, cần phải ra các quyết<br /> định trong lĩnh vực này, thường trên cơ sở hàng ngày. Một mô hình lựa chọn công nghệ và ứng<br /> dụng là cần thiết vì thế nó có các đặc tính sau:<br /> •<br /> <br /> nó sẽ làm việc trong sự đa dạng rộng lớn các ngữ cảnh của việc học tập;<br /> <br /> •<br /> <br /> nó cho phép các quyết định được đưa ra cả ở các mức chiến lược, rộng khắp cơ sở, và chiến<br /> thuật, giảng dạy;<br /> <br /> •<br /> <br /> nó đưa ra sự chú ý ngang bằng nhau cho các vấn đề giáo dục và vận hành;<br /> <br /> •<br /> <br /> nó sẽ nhận diện những khác biệt then chốt giữa các phương tiện và công nghệ khác nhau, vì<br /> thế xúc tác cho một sự pha trộn đúng phù hợp sẽ được chọn cho bất kỳ ngữ cảnh nào được<br /> đưa ra;<br /> <br /> •<br /> <br /> nó là dễ hiểu, thực dụng và hiệu quả về chi phí;<br /> <br /> •<br /> <br /> nó sẽ điều tiết được các phát triển mới trong công nghệ;<br /> <br /> Vì các lý do đó, thế là, tôi sẽ tiếp tục sử dụng mô hình SECTIONS của Bates, với vài sự điều chỉnh<br /> để tính tới các phát triển gần đây trong công nghệ, nghiên cứu và lý thuyết. Mô hình SECTIONS là<br /> dựa vào nghiên cứu, đã trải qua kiểm thử của thời gian, và đã được thấy là thực tế. SECTIONS là<br /> viết tắt các chữ cái đầu của các từ tiếng Anh sau đây:<br /> •<br /> <br /> S tudents - sinh viên<br /> <br /> Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học & Công nghệ, Bộ Khoa học & Công nghệ<br /> <br /> Trang 317/604<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2