intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy học văn học Việt Nam trung đại ở trường trung học trong điều kiện đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

36
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cần nhận thức rõ hơn nữa những thuận lợi khi dạy học văn học Việt Nam trung đại ở trường trung học hiện nay. Việc hướng dẫn dạy học Phú sông Bạch Đằng chưa tinh giản và chưa đúng với đặc trưng thể loại. Những điểm sai lệch lớn giữa bản dịch và nguyên tác cần nhận thức để “đọc” Phú sông Bạch Đằng gần với nguyên tác và hợp với đặc trưng thể loại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy học văn học Việt Nam trung đại ở trường trung học trong điều kiện đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục

  1. DẠY HỌC VĂN HỌC Khoa Sƣ phạm Ngữ văn, VIỆT NAM TRUNG Đại học Vinh ĐẠI Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC Điện thoại: 01662273468 TRONG ĐIỀU KIỆN Email: ĐỔI MỚI CĂN BẢN, hathuong0305@gmail.com TOÀN DIỆN NỀN TS. PHẠM TUẤN VŨ GIÁO DỤC TÓM TẮT Cần nhận thức rõ hơn nữa những thuận lợi khi dạy học văn học Việt Nam trung đại ở trƣờng trung học hiện nay. Việc hƣớng dẫn dạy học Phú sông Bạch Đằng chƣa tinh giản và chƣa đúng với đặc trƣng thể loại. Những điểm sai lệch lớn giữa bản dịch và nguyên tác cần nhận thức để “đọc” Phú sông Bạch Đằng gần với nguyên tác và hợp với đặc trƣng thể loại. Từ khóa: dạy học Văn học Việt Nam Trung đại, phú, Phú sông Bạch Đằng ABSTRACT Teaching Medieval Vietnamese Literature at Secondary Schools in the Period of Basic and Comprehenvive Innovation of Education It is necessary to better cognize the advantages in teaching Medieval Vietnamese Literature at secondary schools at present. The instructions of teaching and learning Phu Song Bach Dang (Ode to Bach Dang River) have not been shortened and suitable for the genre characteristics. The incorrectness and deviation between translated text and original should be recognized to “understand” Ode to Bach Dang River in the original. Key words: teaching Medieval Vietnamese Literature, ode, Ode to Bach Dang River 1. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục là quyết tâm chính trị to lớn của Đảng, chính phủ, nhân dân và toàn ngành giáo dục. Đi liền với điều này là sự đầu tƣ trí tuệ, công sức, tiền bạc lớn. Sự đổi mới thực sự phải thể hiện ở tầm vĩ mô (triết lý giáo dục, mục tiêu giáo dục, hệ thống giáo dục,…) cho đến phạm vi vi mô là từng tri thức, tình cảm, kỹ năng trong từng bài dạy học. 738
  2. Hiện tại chƣa biết đƣợc số tiết của từng kiểu bài thuộc văn học Việt Nam trung đại ở toàn cấp học, từng bậc học và ở từng lớp, chỉ có thể khẳng định đƣợc bộ phận văn học này vẫn là một trọng tâm của chƣơng trình Ngữ văn trung học. Lâu nay ngƣời ta đã nói nhiều đến những khó khăn của quá trình dạy học bộ phận văn học này. Đây là việc cần thiết để có tinh thần chủ động và có các phƣơng pháp thích ứng để từng bƣớc khắc phục. Trong tình hình mới, bên cạnh điều này chúng tôi thấy cũng cần nhận thức rõ hơn nữa những thuận lợi của dạy học phần văn học Việt Nam trung đại để khai thác chúng, làm cho việc dạy học đạt hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện mới. Những thuận lợi đó là: - Những văn bản đƣợc dạy học lâu nay đều có những giá trị cao, vƣợt qua đƣợc sự sàng lọc của thời gian dài. - Các văn bản đƣợc dạy học đều gắn bó với lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc oanh liệt của dân tộc, gắn bó với lịch sử giải phóng dân tộc, giải phóng con ngƣời trên dải đất chữ S này nên thấm nhuần chủ nghĩa yêu nƣớc và chủ nghĩa nhân đạo đích thực. - Tác giả của những áng văn chƣơng đó là những tài năng văn chƣơng lớn. Cùng với điều này, nhiều ngƣời còn là những nhà hoạt động chính trị xã hội nổi tiếng, có ngƣời là anh hùng dân tộc hoặc nhà văn hóa lớn. Lòng cảm phục, yêu mến tác giả là một điều kiện thuận lợi để tiếp thụ tác phẩm của họ. - Đặc điểm phổ quát của văn học trung đại phƣơng Đông và phƣơng Tây là quy phạm thể loại chặt chẽ (suy cho cùng là do hình thái xã hội đƣơng thời ít thay đổi, dẫn đến chuẩn mực thẩm mỹ chậm thay đổi) khiến cho các thể loại rất khác nhau và những văn bản cùng thể loại rất gần gũi nhau. Điều này đƣơng nhiên hạn chế sự đa dạng, phong phú của đời sống văn học, bên cạnh đó cũng khiến cho việc dạy học các văn bản văn chƣơng thời trung đại đỡ phức tạp. Chẳng hạn hình thức của thơ Đƣờng luật hàng ngàn năm không thay đổi. Nhìn vào từng bài thơ ngƣời am hiểu thể thơ này có thể thấy ngay bài đó có cấu trúc ý nghĩa theo thông lệ hay có sự khác biệt. Nhìn chung sự tuân thủ quy phạm còn chặt chẽ hơn ở các thể loại văn học chức năng. Tên thể loại đƣợc nêu từ nhan đề tác phẩm. Các thể loại này trƣớc hết nhằm đáp ứng những nhu cầu thực tiễn chủ yếu, ví dụ hịch kêu gọi ngƣời ta tập trung nhân tài vật lực làm một việc lớn của quốc gia. Cáo đƣợc ban bố khi đại sự dựng nƣớc hoặc giữ nƣớc thắng lợi. Cũng là văn bản bề tôi dâng lên nhƣng tấu để bàn về công việc, biểu để tạ ơn. - Tính chất hỗn dung thể loại ở không ít văn bản văn học Việt Nam trung đại cũng là một thuận lợi khi dạy học theo tinh thần tích hợp hiện nay. Ngày nay, trình độ tƣ duy của nhân loại phát triển, các hình thái ý thức phân hóa cao độ. Chẳng hạn văn học đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ bằng ngôn từ. Còn càng đi ngƣợc về xa xƣa, hiện tƣợng văn sử bất phân hoặc văn sử triết bất phân càng rõ rệt, khiến cho trên một văn bản có thể khai 739
  3. thác nhiều loại tri thức khác nhau, hình thành nhiều loại kỹ năng khác nhau. Chẳng hạn đến với Bình Ngô đại cáo, ngƣời dạy ngƣời học có thể tiếp thụ những hình tƣợng văn chƣơng kì vĩ, thấm nhuần chủ nghĩa yêu nƣớc và chủ nghĩa nhân đạo, đồng thời đƣợc thu nhận những tri thức lịch sử về cuộc kháng chiến chống quân Minh, rèn luyện thao tác tƣ duy, đáp ứng yêu cầu của việc tạo lập văn bản chính luận. Chúng tôi cho rằng ngày nay tâm thế đến với các giá trị văn chƣơng Việt Nam trung đại cũng cần có những sự điều chỉnh. Hiện tại dạy học rất chú trọng rèn luyện kỹ năng. Dạy học các văn bản văn chƣơng rất thuận lợi để hình thành kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, tạo lập văn bản, sử dụng các phép tu từ, trong đó dạy học văn học Việt Nam trung đại có vai trò lớn đối với việc sử dụng ngôn ngữ. Trong tiếng Việt có khoảng 2/3 trở lên là từ Hán – Việt. Đây là bộ phận từ ngữ có nguy cơ bị sử dụng sai nhiều nhất hiện nay. Việc tiếp thụ những áng văn chƣơng Việt Nam trung đại góp phần đắc lực hạn chế tình trạng này. Đƣơng nhiên là có từ có những nét nghĩa ngày nay đã biến đổi nhƣng số này không nhiều. 2. Chúng tôi đã có một số bài viết trong đó chỉ ra những chỗ cần nhận thức hợp lý hơn, có thể hƣớng dẫn dạy học tốt hơn các văn bản văn chƣơng Việt Nam trung đại ở trƣờng trung học [5, tr.291-298], [6, tr.62-64]. Trong bài này chúng tôi bàn thêm việc hƣớng dẫn dạy học một văn bản nữa thuộc phần văn học này. Những văn bản này nếu đƣợc tiếp tục dạy học trong chƣơng trình Ngữ văn phổ thông sau 2015 cần tu chỉnh. Trong chƣơng trình Ngữ văn trung học hiện hành Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú) của Trƣơng Hán Siêu (? – 1354) là văn bản duy nhất trong thể phú đƣợc đọc – hiểu và một đoạn trích từ Hàn nho phong vị phú của Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) đƣợc đọc thêm, đều ở lớp 10. Về phú đời Trần, Lê Quý Đôn (1726 – 1784) nhận xét: “Văn thể phú về triều nhà Trần phần nhiều khôi kỳ hùng vĩ, lƣu loát đẹp đẽ, âm vận cách điệu giống nhƣ thể văn nhà Tống” [1, tr.218]. Bằng sự đối sánh này, nhà bác học đã chỉ ra đặc điểm và đánh giá rất cao phú đời Trần. Có thể nói Phú sông Bạch Đằng là văn bản xuất sắc nhất trong số đó. Bài phú ca ngợi những chiến công oanh liệt trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử để giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Đây là một chủ đề có tính thời sự. Xét về nhiều phƣơng diện, có thể dạy học văn bản này nhằm đáp ứng các yêu cầu cao về cung cấp kiến thức, giáo dục tƣ tƣởng tình cảm và rèn luyện kỹ năng. Phú vốn là một thể loại văn chƣơng thẩm mỹ quan trọng của văn học Việt Nam trung đại nhƣng chỉ đƣợc dạy đọc – hiểu văn bản này nên tình thế đúng nhƣ ngƣời xƣa nói, “nếm một miếng biết cả vạc”, sự hay dở của hai tiết dạy học có thể tạo nên ở ngƣời dạy và ngƣời học 740
  4. nhận thức và thái độ tích cực hay tiêu cực về một thể loại văn chƣơng cổ. Vì những điều trên, càng cần phải đầu tƣ công sức, trí tuệ nhằm dạy học tốt văn bản này. Ở Trung Quốc từ lâu đã hình thành ngành phú học [8]. Sự nghiên cứu của các tác giả nƣớc này về bản chất thể loại rất đáng để chúng ta tham khảo, có thể kiểm chứng đƣợc ngay ở Bạch Đằng giang phú. Ở nƣớc ta, trong các thể loại văn chƣơng thẩm mỹ, phú – nhất là phú chữ Hán – đứng đầu về việc bảo lƣu truyền thống thể loại do: - Nằm trong đặc điểm phổ quát của văn học trung đại thế giới là tuân theo quy phạm một cách chặt chẽ. - Tiếp thụ thể loại cùng với tiếp thụ văn tự của Trung Hoa. - Gần gũi với học thuật. (Theo PGS Phan Ngọc, “giỏi phú mới đƣợc tiếng là ngƣời hay chữ”). - Đƣợc sử dụng trong thi cử. (Tiến sĩ Phan Thanh Giản, phó chủ khảo thi Hƣơng ở Thừa Thiên đã lấy đậu thí sinh có bài phú gieo sai một vần. Về sau việc bị phát giác, Phan bị vua quở trách và giáng một cấp) [4, tr.38]. Hƣớng dẫn dạy học văn bản Phú sông Bạch Đằng, Ngữ văn 10, tập Hai, sách giáo viên xác định “căn cứ vào đặc trƣng thể loại” [3,7]. Nhìn từ phƣơng diện này, thấy việc hƣớng dẫn sơ sài, có thái quá và có bất cập, không ít sai lệch. Điều này thấy cả trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập Hai, nâng cao hiện đang sử dụng. Phần Tri thức đọc – hiểu ở sách giáo khoa cung cấp những kiến thức về thể phú trong 16 dòng, theo chúng tôi có những điều cần cân nhắc: - “Phú… dùng lối văn có nhịp điệu” (tr.8). Viết nhƣ vậy đƣơng nhiên ngƣời dạy ngƣời học hiểu phú thuộc văn, trong khi đây là thể loại “bán thi bán văn” [7, tr.94]. Các tác giả Cổ đại Hán ngữ khẳng định “phú đích tính chất tại thi hòa tản văn chi gian” [9, tr.1278]. Vừa có tính chất của thơ vừa có tính chất của văn cũng không phải là phép cộng của thơ và văn. - “Cổ phú… cuối bài thƣờng đƣợc kết lại bằng thơ” (tr.8). Ngƣời xƣa chia thành ba loại: tản văn (văn xuôi), vận văn (văn vần), biền văn (văn biền ngẫu). Xét theo cấu tạo ngôn từ, thơ thuộc vận văn nhƣng vận văn không chỉ là thơ. Phần cuối bản dịch Phú sông Bạch Đằng là thơ nhƣng ở nguyên tác không phải là thơ. - “Văn phú… có dùng câu văn xuôi” (tr.8). Dùng câu văn xuôi không phải chỉ là đặc điểm của tiểu loại này. - “Cổ phú… thích khoa trƣơng hình thức” (tr.9). Thích hay không thích thuộc về tác giả, không thuộc về thể loại hay tiểu loại. Khoa trƣơng là thuộc tính nổi bật của thể 741
  5. phú, không phải riêng của tiểu loại cổ phú. Không khoa trƣơng không phải là phú. Không rõ ngƣời soạn sách viết rằng “cổ phú thích… hình thức” nghĩa là thế nào? Đƣa ra bốn tiểu loại của phú không phải là nói về đặc trƣng thể loại, hơn nữa là cung cấp kiến thức rộng dựa trên cứ liệu cực tiểu là không phù hợp với ngƣời dạy ngƣời học ở phổ thông. “Chủ – khách đối đáp” nhƣ sách giáo viên và sách giáo khoa nói đến cũng chƣa chạm đến đặc trƣng của thể phú vì chƣa làm rõ vì sao phú cần đến hình thức này. Bƣớc đầu tiên của thụ cảm văn bản phải trên cơ sở thông nghĩa. Dù là ngƣời dạy và ngƣời học chuyên chú với văn chƣơng, đọc bản dịch ngay từ đầu đã khó thông nghĩa: Sớm gõ thuyền chừ Nguyên, Tƣơng, Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt. Chú thích cho biết sông Nguyên, sông Tƣơng thuộc tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc), Vũ Huyệt thuộc tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Tỉnh của Trung Quốc đâu phải nhƣ tỉnh của Việt Nam, hơn nữa thuở ấy phƣơng tiện đi lại thô sơ, không thể trong thời gian nhƣ vậy mà đến đƣợc. Liền sau đó là: Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều Nguyên tác là 數 百 (sổ bách), một cách nói sắc thái ƣớc lƣợng rõ hơn. Ngƣời đọc không thể hiểu đƣợc tại sao trong bụng (dạ) một ngƣời chứa đƣợc mấy trăm cái đầm nƣớc, hơn nữa vẫn còn thấy thiếu? Với văn chƣơng, để thông nghĩa không phải chỉ cần giải thích nghĩa của từ ngữ mà quan trọng hơn phải tạo đƣợc tâm thế tiếp nhận phù hợp với thể loại. Các giá trị nghệ thuật chỉ thực sự có nghĩa khi nhìn nhận trong các hệ quy chiếu của thể loại. Với việc dạy học Phú sông Bạch Đằng, lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất giáo viên và học sinh phổ thông đƣợc đọc – hiểu tác phẩm phú. Hiển nhiên điều này tạo nên những khó khăn. Bên cạnh đó cũng có những thuận lợi về phƣơng pháp dạy học cần tận dụng, một trong số đó là dạy học Phú sông Bạch Đằng trong sự đối sánh công khai hoặc ngầm đối sánh với thơ Đƣờng luật – một thể loại mà học sinh đã và đang đƣợc học nhiều. Đối sánh phú với thơ Đƣờng luật chủ yếu để thấy sự khác biệt. Chẳng hạn, kể và tả trong thơ Đƣờng luật rất giản lƣợc, còn ở phú kể nhiều, tả kỹ. Trữ tình trong thể phú thƣờng đi liền với triết lý nghị luận, trong khi ở thơ điều này không nhất thiết. Do chất liệu nhiều nên thể phú có quy tắc tổ chức chất liệu. Quy tắc này đƣợc Trƣơng Hán Siêu tuân thủ tự nhiên đến độ ngƣời không biết lý thuyết thể loại phú thì không nhận ra. Chẳng hạn tả xa: 742
  6. Nƣớc trời: một sắc, phong cảnh: ba thu. kết hợp với tả gần: Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu, Sông chìm giáo gãy, gò đầy xƣơng khô. Quy tắc này từng đƣợc Tƣ Mã Tƣơng Nhƣ (đời Hán) khái quát. Do kết hợp tự sự, miêu tả, trữ tình và sử dụng chất liệu phong phú, thƣờng xuyên sử dụng bút pháp khoa trƣơng nên đƣơng thời phú là thể loại thích hợp nhất để tụng ca, không thể loại nào sánh đƣợc. Yêu cầu ngƣời dạy phải biết đối chiếu bản dịch với nguyên tác để có những hiệu đính cần thiết là quá sức đối với đa số giáo viên trung học phổ thông hiện nay nhƣng đây là công việc mà ngƣời biên soạn sách hƣớng dẫn giảng dạy (sách giáo viên) không thể không làm. Chúng tôi đơn cử vài dẫn chứng. Trƣơng Hán Siêu viết: 人跡所至,靡不經閱. 胸 吞 雲 夢 者 數 百, 而 四 方 之 壯 志 猶 闕 如 也 . (Nhân tích sở chí, mị bất kinh duyệt. Hung thôn Vân Mộng giả sổ bách, nhi tứ phƣơng chi tráng chí do khuyết nhƣ dã.) Bản dịch sách giáo khoa sử dụng dịch là: Nơi có ngƣời đi, đâu mà chẳng biết. Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều, Mà tráng chí bốn phƣơng vẫn còn tha thiết. Lời nguyên tác sáng rõ và hào mại một cách tự nhiên. Lời dịch có phần nôm na, tối nghĩa do các dịch giả theo đuổi vần điệu. Sự khác biệt đáng kể nhất là ở đoạn cuối. Nguyên tác là: 大 江 兮 滾 滾 , 洪 濤 巨 浪 兮 朝 宗 無 盡. 仁人兮聞名,匪人兮俱泯. …二聖兮並明,就此江兮洗甲兵. 胡塵不敢動兮,千古昇平. 743
  7. 信知:在不關河之險兮,惟在懿德之莫京. (Đại giang hề cổn cổn. Hồng đào cự lãng hề triều tông vô tận. Nhân nhân hề văn danh, phỉ nhân hề câu dẫn. ...Nhị thánh hề tịnh minh, tựu thử giang hề tẩy giáp binh. Hồ trần bất cảm động hề, thiên cổ thăng bình. Tín tri: bất tại quan hà chi hiểm hề, duy tại ý đức chi mạc kinh.) Khác biệt trƣớc hết là ở cấu tạo ngôn từ. Sách giáo viên viết: “Phú sông Bạch Đằng… kết thúc bằng một bài thơ” (tr.4), hiển nhiên là giáo viên học sinh tin nhƣ vậy. Ngƣời khá hơn sẽ phân vân không biết trong nguyên tác, thơ thể gì? Trong khi ở nguyên tác, nhƣ chúng tôi vừa dẫn, không thể gọi là thơ (thi). Bạch Đằng giang phú tuân thủ quy phạm thể loại: kết thúc tác phẩm bằng triết lý nghị luận. Toàn bộ sự miêu tả, tự sự, trữ tình ở các phần trên nhằm phục vụ nội dung này. Ai cũng biết nhìn chung triết lý nghị luận không phải là sở trƣờng của thơ. Bản dịch trữ tình hóa và lục bát hóa đoạn cuối đã tạo ra sự khác biệt đáng kể xét từ thi pháp thể loại. Sự lệch lạc ý nghĩa thấy rõ nhất ở đoạn dịch lời bô lão. Nguyên tác chúng tôi vừa dẫn không nói đến nghĩa và anh hùng. Bản dịch của Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến thêm vào anh hùng [2, tr.134]. Bùi Văn Nguyên chỉnh lý thêm vào bất nghĩa. Tác giả Phú sông Bạch Đằng cho rằng những ngƣời có nhân thì tên tuổi mãi lƣu truyền, còn những kẻ làm việc xấu xa đều bị mai một. Ai cũng biết nhân, anh hùng, nghĩa là những giá trị khác nhau. Ví dụ có thể gọi nhân vật Tào Tháo trong Tam quốc diễn nghĩa là anh hùng (là gian hùng đích đáng hơn), nhƣng không một trí tuệ lành mạnh nào coi Tào Tháo là ngƣời có nhân, có nghĩa. Điều tƣởng nhƣ tiểu tiết này lại làm tổn thƣơng đáng kể đến tinh túy của tƣ tƣởng và tài năng tác giả. Họ Trƣơng nồng nhiệt đề cao võ công bảo vệ đất nƣớc nhƣng cho rằng căn nguyên giá trị trƣờng tồn không phải tài binh đao mà lòng nhân. Đây là một truyền thống cao quý mà nhà chí sĩ mong muốn ngƣời đứng đầu quốc gia kế tục. Việc dịch khác đi những phạm trù cốt yếu trong lời bô lão sẽ tạo nên tình trạng lời của chủ thể này và lời khách “đầu Ngô mình Sở”. Trong nguyên tác, lời bô lão và lời khách hô ứng. Bô lão đề cao nhân, khách đề cao đức. Hai phạm trù này đến nay vẫn gần gũi. Không cho rằng “dịch là phản”, “dịch là diệt”, chúng tôi tin rằng xét từ bản thể, “dịch là khác”. Độc giả bình thƣờng có thể tiếp nhận bản dịch nhƣ là chữ nghĩa của tác giả nhƣng ngƣời soạn sách hƣớng dẫn dạy học thì không nên. Phú có tính thơ, mà dịch thơ là công việc khó nhất trong dịch văn bản văn chƣơng. Bởi vậy có thêm những chú dẫn, những sự đối sánh các văn bản dịch là điều tự nhiên. 744
  8. Chắc rằng ai cũng phản đối việc đại học hóa phổ thông, thay niềm vui hồn nhiên thụ cảm những áng văn chƣơng đặc sắc bằng việc phải công nhận những tri thức không có điều kiện kiểm chứng. Không nên làm cái việc mà nhà văn ngƣời Thổ Nhĩ Kỳ A.Nêxin đã cảnh báo một cách hài hƣớc rằng khoa học là biến đơn giản thành phức tạp. Và cũng thể cho rằng dạy học ở phổ thông chỉ cần na ná phú. Chúng tôi tin rằng với dung lƣợng nhƣ của phần Tri thức đọc – hiểu trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, có thể chọn lựa để đƣa vào những tri thức vừa sức, nhằm có ý niệm về thể phú và thiết thực phục vụ việc tiếp thụ Phú sông Bạch Đằng. Chỉ gọi là tinh giản khi cái tối thiểu phản ánh đƣợc nhiều điều cốt yếu. Cổ kim đã có biết bao áng văn chƣơng ca ngợi những chiến công trên dòng sông này nhƣng Phú sông Bạch Đằng vẫn không hề khuất lấp lẫn lộn, lừng lững riêng một cõi, vì thể phú nói chung, văn bản này nói riêng thực sự có những đặc sắc không thể loại và văn bản nào thay thế đƣợc. Cần phải dành tâm sức để dạy học tƣơng xứng với giá trị vốn có đó của văn bản này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Ngữ văn 10, tập 2, sách giáo viên, Nxb Giáo dục. 2. Lê Quý Đôn (1977), Kiến văn tiểu lục, Nxb KHXH. 3. Dƣơng Quảng Hàm (1943), Việt Nam văn học sử yếu, Nha học chính Đông – Pháp xuất bản. 4. Nguyễn Khắc Thuần (2001), Việt sử giai thoại, tập 8, Nxb Giáo dục. 5. Phạm Tuấn Vũ (2013), “Những góp ý xuất phát từ kỳ vọng về sách giáo khoa và sách giáo viên Ngữ văn THCS và THPT sắp biên soạn”, Kỷ yếu khoa học quốc gia về dạy học Ngữ văn ở trƣờng phổ thông Việt Nam, Nxb Đại học Sƣ phạm. 6. Phạm Tuấn Vũ (2013), “Trao đổi về một số điều trong hƣớng dẫn dạy học các văn bản truyện truyền kỳ”, Tạp chí Thế giới trong ta (số CĐ 134). Tiếng Trung Quốc 7. Chử Bân Kiệt (1990), Trung Quốc cổ đại văn thể khái luận, Bắc Kinh đại học xuất bản xã. 8. Tào Minh Cƣơng (1998), Phú học khái luận, Thƣợng Hải cổ tịch xuất bản xã. 9. Vƣơng Lực (chủ biên) (1964), Cổ đại Hán ngữ, hạ sách, đệ nhị phân sách, Trung Hoa thƣ cục. 745
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1