HNUE JOURNAL OF SCIENCE<br />
Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 8, pp. 3-12<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0143<br />
<br />
PHÁT TRIỂN CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC TRUNG ĐẠI<br />
VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC<br />
<br />
Nguyễn Thanh Tùng<br />
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Tóm tắt. Xuất phát từ thực tiễn vận dụng phương pháp dạy học tích hợp (trong đó có việc<br />
xây dựng chủ đề tích hợp) tác phẩm văn học trung đại Việt Nam ở trường trung học hiện nay,<br />
bài báo xác định những phương hướng cần thiết để phát triển chủ đề tích hợp để góp phần<br />
nâng cao hiệu quả việc dạy học đó theo đúng định hướng tiếp cận năng lực. Trên cơ sở các<br />
định hướng đó, bài báo đề xuất hệ thống các chủ đề tích hợp (có minh hoạ bằng việc triển<br />
khai một chủ đề cụ thể) để dạy học theo chủ đề theo hướng phát triển năng lực cốt lõi cho học<br />
sinh trung học. Tác giả bài viết hi vọng những đề xuất đó sẽ có ý nghĩa tham khảo nhất định<br />
cho những người xây dựng chương trình, viết sách giáo khoa và giáo viên Ngữ văn trung học<br />
hiện nay.<br />
Từ khóa: Chủ đề tích hợp, tiếp cận năng lực, văn học trung đại Việt Nam, ngữ văn trung học,<br />
dạy học theo chủ đề.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Văn học trung đại Việt Nam là di sản văn học, văn hoá quý giá của cha ông ta. Những kiến<br />
thức hàm chứa trong văn học trung đại Việt Nam chính là nền tảng để có tri thức liên ngành về<br />
khoa học xã hội và nhân văn, một thành tố không thể thiếu trong việc hình thành nhân cách toàn<br />
diện, có bản sắc của một công dân Việt Nam cho học sinh trung học (cơ sở và phổ thông). Tuy<br />
nhiên, văn học trung đại Việt Nam được sản sinh trong một thời kì văn hoá đã cách xa, có nhiều<br />
khác biệt với thời hiện đại nên việc tiếp cận, dạy học gặp không ít khó khăn và nhiều khi gây mất<br />
phương hướng, hứng thú của cả giáo viên lẫn học sinh. Làm thế nào vượt qua được trở ngại, bế<br />
tắc đó, đồng thời, khai thác được giá trị quý báu của chúng trong công cuộc đổi mới căn bản và<br />
toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay? Dạy học theo chủ đề tích hợp chính là một trong những<br />
chiếc chìa khoá để giải quyết vấn đề. Dạy học theo chủ đề tích hợp “cho phép học sinh khám phá,<br />
thu thập, vận hành, cải tiến và đưa ra những thông tin về các chủ đề mà họ muốn khảo sát mà<br />
không bị kìm nén bởi những rào cản áp đặt về môn học truyền thống” và “tập hợp tất cả những<br />
hoạt động chứa đựng các cơ hội để người học có thể học được nhiều nội dung” [9; tr.18]. Dạy học<br />
theo hướng này sẽ tận dụng được và cũng rất thích hợp với đặc thù “văn sử triết bất phân” của văn<br />
học trung đại Việt Nam [12]. Việc dạy học này có khả năng cung cấp cho học sinh những tri thức<br />
phương pháp luận và những tri thức mang tính định hướng, chỉ đạo hành động và tư duy, mặt<br />
khác có khả năng giải phóng sức sáng tạo của cá nhân học sinh, phát huy tính chủ động, tích cực,<br />
hình thành các năng lực cốt lõi cho họ.<br />
Nhận thức được lợi ích, giá trị của dạy học theo chủ đề tích hợp, nhiều cá nhân, đơn vị đã<br />
triển khai hướng đi này trong nhà trường trung học. Tuy nhiên, theo dõi thực tế triển khai, chúng<br />
tôi nhận thấy, việc vận dụng này dường như còn nhiều hạn chế và chưa thực sự thành công. Vì thế<br />
Ngày nhận bài: 19/5/2018. Ngày sửa bài: 1/8/2018. Ngày nhận đăng: 10/8/2018.<br />
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thanh Tùng. Địa chỉ e-mail: nguyentunghnue@gmail.com<br />
<br />
3<br />
<br />
Nguyễn Thanh Tùng<br />
<br />
trong bài viết này, căn cứ vào đặc điểm nội dung cơ bản của một số tác phẩm văn học trung đại<br />
Việt Nam cũng như nội dung và mục tiêu dạy học ở trường trung học (cơ sở và phổ thông), chúng<br />
tôi sẽ thử đề xuất và trình bày ý tưởng về một số chủ đề mà chúng tôi cho là phù hợp và hữu ích.<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Vài nét về dạy học theo chủ đề tích hợp và việc phát triển chủ đề tích hợp theo<br />
hướng tiếp cận năng lực<br />
2.1.1. Dạy học theo chủ đề tích hợp<br />
Theo nhận thức phổ biến hiện nay, dạy học theo chủ đề tích hợp là sự tìm kiếm các khái niệm,<br />
quan niệm, nội dung tri thức, đề tài,… có sự gặp gỡ, tương đồng về mặt lí thuyết và thực tiễn<br />
trong các môn học (liên môn) hoặc trong các bộ phận của một môn học (nội môn) để “tích hợp”,<br />
tạo thành một nội dung học có chủ đề thống nhất có ý nghĩa hơn, có giá trị thực tiễn cao hơn, từ<br />
đó, người học có thể tự làm việc nhiều hơn để thu nhận được tri thức và vận dụng nó vào thực tiễn.<br />
Dạy học theo chủ đề tích hợp được xem là một mô hình mới cho hoạt động của lớp học thay thế<br />
cho lớp học truyền thống [9; tr.54]. Sự khác biệt cơ bản (cũng là ưu thế và là đặc trưng) của mô<br />
hình lớp học mới so với mô hình truyền thống là: thay vì giáo viên đóng vai trò là trung tâm<br />
truyền thụ những bài học ngắn, cô lập, ở mô hình mới học sinh đóng vai trò trung tâm (chủ động,<br />
tích cực hơn) là tìm kiếm và vận dụng tri thức thông qua làm việc với những nội dung học tập có<br />
tính tổng quát, tích hợp, có liên hệ mạng lưới, liên quan đến nhiều lĩnh vực và gắn chặt với thực<br />
tiễn. Dạy học theo chủ đề tích hợp có trọng tâm vẫn là nội dung dạy học (tích hợp, khái quát, gắn<br />
với thực tiễn, giàu tính ứng dụng…) nhưng tất yếu cũng sẽ có tác động đến việc đổi mới phương<br />
pháp dạy học (dạy học kiến tạo, dạy học tương tác, dạy học trải nghiệm, dạy học phân hoá,v.v…).<br />
Một điểm cần nhấn mạnh là, trong việc dạy học theo chủ đề tích hợp, cần tổ chức lại một số bài<br />
học thành một chủ đề được cho là sự tích hợp tốt hơn, có ý nghĩa thực tiễn hơn cách trình bày của<br />
sách giáo khoa mà chúng ta đang có.<br />
Vì những ưu thế nêu trên, dạy học theo chủ đề tích hợp đã đang là một xu hướng được quan<br />
tâm và áp dụng rộng rãi trên thế giới bởi nó đáp ứng được một số yêu cầu bức thiết của nền giáo<br />
dục hiện đại như: phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh; thích ứng được với quá trình<br />
bùng nổ thông tin, tri thức và nhu cầu cập nhật kiến thức của người học; tăng cường tính thực tiễn,<br />
tính ứng dụng của nội dung học; tăng cường rèn luyện các kĩ năng sống phong phú, thiết thực cho<br />
người học; phát triển năng lực vận dụng kiến thức tổng hợp hoặc liên quan đến nhiều môn học để<br />
giải quyết các vấn đề trong thực tiễn [8; tr.253-254]. Ở nước ta, dạy học theo chủ đề tích hợp cũng<br />
đã từng bước được cho là “chìa khoá” trong công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục<br />
ở nước ta hiện nay mà trọng tâm là định hướng phát triển năng lực người học [1-2, 13]. Vì vậy,<br />
hướng dạy học này đã được chú ý nghiên cứu, vận dụng trong những năm trở lại đây ở các cấp<br />
học và các môn học. Tuy nhiên, hiệu quả của việc áp dụng cụ thể ở các địa phương, các cấp học,<br />
các môn học khác nhau vẫn còn nhiều điều cần trao đổi, rút kinh nghiệm và cải thiện [4].<br />
2.1.2. Phát triển chủ đề tích hợp theo hướng tiếp cận năng lực<br />
Trong khi dạy học theo chủ đề tích hợp, có những yêu cầu rất quan trọng mà chủ đề tích hợp<br />
cần phải có như: học sinh đóng vai trò trung tâm, tìm kiếm tri và vận dụng tri thức thông qua làm<br />
việc với những nội dung học tập có tính tổng quát, tích hợp, có liên hệ mạng lưới, liên quan đến<br />
nhiều lĩnh vực và gắn chặt với thực tiễn, hướng đến nhu cầu của người học,… (chú trọng tính thực<br />
tiễn, tính ứng dụng). Những yêu cầu như vậy thực chất là xuất phát từ hướng tiếp cận năng lực<br />
trong giáo dục hiện đại. Nói khác đi, việc phát triển chủ đề tích hợp phải hướng đến phát triển<br />
năng lực của người học.<br />
Về cơ bản, việc phát triển chủ đề tích hợp phải xác định được hệ thống năng lực cần hình<br />
thành cho học sinh. Theo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể vừa được ban hành tháng 7<br />
năm 2017, có 10 “năng lực cốt lõi” cần hình thành cho học sinh, trong đó chia làm hai nhóm: một<br />
4<br />
<br />
Phát triển chủ đề tích hợp trong dạy học Văn học trung đại Việt Nam ở trường trung học theo hướng tiếp cận…<br />
<br />
là, nhóm năng lực chung được tất cả các môn góp phần hình thành (năng lực tự chủ và tự học,<br />
năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo); hai là, nhóm năng lực<br />
chuyên môn được hình thành, phát triển từ những môn học nhất định (năng lực ngôn ngữ, năng<br />
lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng<br />
lực thẩm mỹ, năng lực thể chất) [1; tr.6-7]. Hay mục tiêu của dự thảo Chương trình giáo dục phổ<br />
thông môn Ngữ văn mới là: “Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung như năng lực<br />
tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt,<br />
chương trình môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ thông<br />
qua các hoạt động đọc, viết, nói và nghe; cung cấp hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về văn<br />
học và tiếng Việt, để góp phần phát triển vốn học vấn căn bản của một người có văn hoá; hình<br />
thành và phát triển con người nhân văn, biết tiếp nhận, cảm thụ, thưởng thức, đánh giá các sản<br />
phẩm ngôn từ và các giá trị cao đẹp trong cuộc sống” [2; tr.6]. Từ các định hướng xác định năng<br />
lực nêu trên, có thể căn cứ, vận dụng vào việc xác định năng lực đầu ra cho các chủ đề tích hợp cụ<br />
thể ở các môn học cụ thể.<br />
Cụ thể hơn, căn cứ vào gợi ý của các chuyên gia giáo dục học về việc xây dựng chương trình<br />
dạy học theo hướng tiếp cận năng lực [8; tr.252-253] [14; tr.11-12] chúng tôi cho rằng việc phát<br />
triển chủ đề tích hợp theo hướng tiếp cận năng lực cũng cần phải đáp ứng được một số yêu cầu cơ<br />
bản sau đây:<br />
1 - Mục tiêu dạy học chủ đề tích hợp phải tường minh kết quả học tập của học sinh (các năng<br />
lực: kĩ năng, kiến thức, thái độ,…) được trông đợi.<br />
2 - Các kết quả học tập (năng lực) của học sinh phải có tính xác định, có thể định lượng, định<br />
tính, đánh giá được.<br />
3 - Các năng lực của học sinh phải hướng đến những năng lực bậc cao (giải quyết vấn đề, tư<br />
duy phản biện, năng lực đánh giá, năng lực sáng tạo,…).<br />
4 - Chủ đề tích hợp phải tạo điều kiện, thậm chí thúc đẩy sự tương tác (thảo luận, trao đổi,<br />
tranh luận, phản biện, hợp tác,…) giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với nhau, góp phần<br />
tạo hứng thú cho chủ đề, tạo môi trường học tập thân thiện, tích cực cũng như phát triển sự tự tin,<br />
chủ động của học sinh.<br />
5 - Chú trọng, thiết kế các hoạt động tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm, vận dụng kiến thức để<br />
giải quyết các vấn đề, tình huống gắn với thực tế đời sống.<br />
6 - Chủ đề tích hợp phải vừa tính đến kiến thức, kinh nghiệm có sẵn của học sinh vừa đòi hỏi<br />
học sinh phải có sự chủ động, tự giác,… để tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin. Giáo viên không<br />
làm thay những việc đó.<br />
7 - Vai trò của giáo viên là hướng dẫn, đồng hành, giúp đỡ học sinh thông qua việc học chủ<br />
đề tích hợp thay đổi chính họ, ý thức về sự thay đổi của họ và biết điều chỉnh sự thay đổi đó một<br />
cách tích cực, hữu ích nhất.<br />
<br />
2.2. Tổng quan về thực trạng dạy học văn học trung đại Việt Nam theo chủ đề tích<br />
hợp ở trường trung học hiện nay<br />
Như đã nói trên, việc dạy học văn học trung đại Việt Nam theo chủ đề tích hợp ở trường<br />
trung học đã được triển khai nhưng chưa thực sự tạo được sự đột phá so với các phương thức<br />
truyền thống và đạt được hiệu quả phát triển năng lực người học như yêu cầu mới đặt ra. Cụ thể,<br />
như sau:<br />
Ở loại chủ đề tích hợp đơn môn, các chủ đề được tiến hành dạy học mới dừng lại ở các mối<br />
liên hệ thuần tuý kiến thức văn học (văn học sử) như: tác giả (tập trung ở các tác giả lớn, có nhiều<br />
tác phẩm được dạy học trong chương trình như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu,…)<br />
[5-6]; tác phẩm (tập trung ở tác phẩm lớn được dạy học nhiều nhất là Truyện Kiều) [3, 5]; thể loại<br />
(văn nghị luận trung đại, truyện thơ Nôm, thơ Nôm Đường luật,…) [5, 13]; hình tượng nhân vật<br />
(như: “hình tượng người phụ nữ trong văn học trung đại Việt Nam”…) [5-6]; khuynh hướng cảm<br />
5<br />
<br />
Nguyễn Thanh Tùng<br />
<br />
hứng (như “khuynh hướng yêu nước trong văn học trung đại Việt Nam”, “khuynh hướng nhân đạo<br />
trong văn học trung đại Việt Nam”) [5-6]; ngôn ngữ nghệ thuật (như “ngôn ngữ nghệ thuật của<br />
Nguyễn Du trong Truyện Kiều” – một chuyên đề dự kiến ở lớp 11 trong chương trình Ngữ văn<br />
Trung học phổ thông mới) [2], bút pháp (như: “bút pháp ước lệ tượng trưng trong thơ trung đại<br />
Việt Nam” một chuyên đề dự kiến ở lớp 12 trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông mới)<br />
[2],v.v… Đây là các chủ đề có “hình bóng” từ các chuyên đề trong chương trình văn học trung đại<br />
ở trường đại học, nặng về kiến thức văn học sử và lí luận văn học [10-11]. Các chuyên đề như vậy<br />
tuy bám sát chương trình và có hàm lượng kiến thức cao, có giá trị khoa học và sư phạm nhưng<br />
chưa thực sự tạo ra bước đột phá, đặc biệt là tạo ra hứng thú cho học sinh và bám sát hơn nữa thực<br />
tiễn đời sống và góp phần phát triển năng lực của họ. Nói một cách cụ thể và thẳng thắn hơn, các<br />
chủ đề tích hợp được đưa ra dường như chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu: “gắn với thực tiễn<br />
cuộc sống, gần gũi và hấp dẫn với người học; người học cần phải giải thích, phân tích, lập luận<br />
hoặc tiến hành các thí nghiệm, xây dựng các mô hình… để giải quyết vấn đề. Chính qua đó, tạo<br />
điều kiện phát triển các phương pháp và kĩ năng cơ bản của người học như: lập kế hoạch, phân<br />
tích, tổng hợp thông tin, đề xuất các giải pháp một cách sáng tạo,…; tạo cơ hội kích thích động cơ,<br />
lợi ích và sự tham gia vào các hoạt động học, thậm chí với các các HS trung bình và yếu về năng<br />
lực học” [14; tr.14].<br />
Ở loại chủ đề tích hợp liên môn, chúng tôi hầu như chưa thấy có những chủ đề tích hợp liên<br />
môn thực sự dành cho các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam. Các chủ đề dạy học vẫn chủ yếu<br />
là chủ đề của các bài học cụ thể, sẵn có trong chương trình được tích hợp thêm một số thành tố<br />
kiến thức liên môn, liên ngành. Ở đây, có hai thiên hướng tích hợp có liên quan đến tác phẩm văn<br />
học trung đại Việt Nam. Thứ nhất, nếu lấy tác phẩm văn học trung đại Việt Nam làm “bản vị”, thì<br />
việc tích hợp liên môn sẽ dừng lại ở mức độ lồng ghép/liên hệ các kiến thức bên ngoài vào để lí<br />
giải tác phẩm hoặc liên hệ thực tiễn. Cụ thể là, khi học các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam,<br />
các giáo viên và học sinh sẽ lồng ghép vào đó các tri thức về lịch sử, địa lí, triết học, giáo dục<br />
công dân có liên quan (nhiều nhất là lồng ghép tri thức lịch sử) [6-7]. Chẳng hạn, dạy Thiên đô<br />
chiếu của Lý Thái Tổ, giáo viên và học sinh lồng ghép tri thức địa lí về Thăng Long – Hà Nội;<br />
dạy bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, giáo viên và học sinh liên hệ với lí tưởng sống của thanh<br />
thiếu niên ngày nay, v.v… Thứ hai, nếu lấy các tri thức thuộc các môn học, chuyên ngành khác<br />
làm “bản vị” thì tác phẩm văn học trung đại Việt Nam được lấy làm ví dụ, dẫn chứng minh hoạ.<br />
Chẳng hạn, dạy học về lịch sử Việt Nam thế kỉ XV, Bình Ngô đại cáo, đoạn trích Hiền tài là<br />
nguyên khí quốc gia sẽ được lấy làm dẫn chứng [7]; hoặc dạy về “văn hoá Việt Nam từ thế kỉ X<br />
đến giữa thế kỉ XIX” (một chủ đề tích hợp liên môn đích thực hiếm hoi), các tác phẩm văn học<br />
trung đại cũng được huy động làm minh chứng, minh trưng cho những thành tựu văn hoá [14]. Có<br />
thể thấy, ở cả hai phương diện này, việc tích hợp mới chỉ dừng lại ở mức độ lồng ghép liên hệ; các<br />
mức độ cao hơn (“vận dụng kiến thức liên môn”, “hoà trộn” trong các chủ đề “hội tụ”) vẫn chưa<br />
thực sự diễn ra. Tóm lại, có thể thấy, nếu nhìn một cách chặt chẽ, loại chủ đề tích hợp liên môn<br />
dành cho các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam thực sự chưa được phát triển và đưa vào áp<br />
dụng.<br />
<br />
2.3. Đề xuất xây dựng một số chủ đề tích hợp trong dạy học các tác phẩm văn học<br />
trung đại Việt Nam theo hướng tiếp cận năng lực<br />
2.3.1. Định hướng xây dựng chủ đề tích hợp theo hướng tiếp cận năng lực<br />
Tác phẩm văn học trung đại Việt Nam có nội dung đa dạng, phong phú, có tính thực tiễn, gắn<br />
với đời sống rất cao. Điều này xuất phát từ đặc trưng của văn học trung đại: quan niệm về “văn<br />
học” của người trung đại rất rộng dẫn đến hiện tượng “văn sử triết bất phân” và sự tồn tại đồng<br />
thời hai bộ phận văn học (văn học chức năng và văn học nghệ thuật, trong đó văn học chức năng<br />
chiếm ưu thế) [10; tr.8-9]; tác phẩm văn học trung đại chính là kho tàng kinh nghiệm sống, ứng xử<br />
của người xưa với tự nhiên, xã hội và với chính bản thân (vì vậy có ý nghĩa giáo dục rất lớn)<br />
6<br />
<br />
Phát triển chủ đề tích hợp trong dạy học Văn học trung đại Việt Nam ở trường trung học theo hướng tiếp cận…<br />
<br />
[12;tr.7-8]. Đây chính là thuận lợi để xây dựng các chủ đề tích hợp hấp dẫn, thiết thực trong việc<br />
dạy học các tác phẩm này. Với mục tiêu nhằm phát triển năng lực toàn diện, thiết thực của học<br />
sinh, tạo ra hứng thú cho các em, đồng thời cung cấp cho các em các tri thức khái quát, tổng hợp,<br />
mang tính công cụ để có thể chiếm lĩnh được kho tàng văn học trung đại Việt Nam, rút kinh<br />
nghiệm từ việc xây dựng các chủ đề tích hợp đã có, trên cơ sở nghiên cứu dự thảo chương trình<br />
ngữ văn mới, chúng tôi đề xuất một số định hướng xây dựng chủ đề tích hợp như sau:<br />
Trước hết, ngoài các chủ đề đã được đề xuất nêu trên (chủ yếu là chủ đề nội môn, thiên về<br />
văn học sử), cần chú trọng phát triển các chủ đề có tính khái quát, liên môn, liên ngành (lịch sử,<br />
địa lí, luân lí học, văn hóa, giáo dục, pháp luật, địa phương học,…). Trong đó, chúng tôi chú trọng<br />
đến các “chủ đề văn hoá” (đặc biệt là các ứng xử văn hoá đặt trên các trục quan hệ trong đó người<br />
học là trung tâm, là xuất phát điểm, cụ thể: ứng xử với bản thân, ứng xử với tự nhiên, ứng xử với<br />
xã hội, ứng xử với văn hoá nhân loại). Một sự mở rộng như vậy sẽ làm mới nội dung dạy học các<br />
tác phẩm văn học trung đại Việt Nam, đồng thời đưa các nội dung dạy học chúng đến gần với các<br />
vấn đề thực tế mà học sinh có thể có hứng thú, quan tâm và và ít nhiều đều có các kinh nghiệm,<br />
liên hệ thực tế. Nhờ đó, các chủ đề dạy học sẽ có những nội dung mới mẻ, hấp dẫn cũng như có<br />
tính chất tổng hợp, khái quát và tính ứng dụng cao hơn.<br />
Thứ hai, các chủ đề được xây dựng dựa trên xương sống là nội dung căn bản của các tác<br />
phẩm văn học trung đại đã, đang và sẽ có thể được dạy học trong nhà trường các cấp. Chúng tôi<br />
vẫn chủ trương dạy học các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam một cách độc lập, không phá vỡ<br />
hoàn toàn ngành học, môn học (như ở mức độ “hoà trộn”, “xuyên môn”). Nhưng các tác phẩm<br />
văn học trung đại ở đây sẽ không được dạy học một cách đơn lẻ, độc lập như trước mà sẽ được<br />
“xâu chuỗi” lại với nhau thành các cụm, các nhóm tác phẩm có chung một chủ đề nhất định và các<br />
chủ đề này hướng đến có tính liên môn, liên ngành. Nhờ đó, sẽ không còn tình trạng dạy các tác<br />
phẩm một cách rời rạc, cô lập và có nhiều nội dung bị trùng lặp ở nhiều bài học, lớp học hoặc<br />
cấp học.<br />
Thứ ba, các chủ đề này được sử dụng một cách linh hoạt, không quá gò bó cả về cấu trúc,<br />
thành phần lẫn thời gian và đối tượng dạy học. Giáo viên và học sinh có thể lựa chọn cho mình<br />
những nội dung nhất định, tác phẩm nhất định (thậm chí có thể kết hợp cả với các tác phẩm văn<br />
học Việt Nam hoặc nước ngoài; tác phẩm văn học hiện đại) với mức độ kiến thức nhất định phù<br />
hợp trong chủ đề để tiến hành dạy học chứ không phải nhất thiết phải rập khuôn cứng nhắc, miễn<br />
cưỡng. Nói khác đi, đối với mỗi lớp học, cấp học, thì mục tiêu, yêu cầu, nội dung và phương thức<br />
hoạt động cần được thiết kế cụ thể ở các trình độ, mức độ khác nhau. Điều này cũng phù hợp với<br />
chương trình Ngữ văn mới sắp được triển khai trong thực tế (cho phép giáo viên và học sinh linh<br />
hoạt trong việc lựa chọn ngữ liệu dạy học, phương pháp triển khai dạy học, phương pháp kiểm tra<br />
đánh giá,v.v…) [15].<br />
Thứ tư, chủ đề tích hợp này sẽ được dùng để tổ chức các hoạt động đa dạng của học sinh<br />
trong đó tích hợp các khâu: đọc hiểu văn bản (theo thể loại văn học trung đại); phát triển kiến thức<br />
ngôn ngữ, giao tiếp (Tiếng Việt), xây dựng văn bản (tập làm văn) và trình bày văn bản. Qua đó,<br />
chủ đề giúp phát triển cả 4 kĩ năng của học sinh là nghe, nói, đọc, viết để phát triển các năng lực<br />
chung và năng lực đặc thù của môn ngữ văn theo định hướng của chương trình tổng thể [1] và<br />
chương trình môn ngữ văn mới [2].<br />
Theo các định hướng trên, chúng tôi dự kiến đưa ra 10 chủ đề tích hợp để dạy học các tác<br />
phẩm văn học trung đại Việt Nam. Đại thể như sau:<br />
Tt<br />
Tên<br />
Năng lực cần đạt<br />
Nội dung cơ bản của<br />
Ngữ liệu (tác phẩm/<br />
chủ<br />
đề<br />
đoạn<br />
trích)<br />
chủ đề<br />
(khái quát)<br />
1<br />
<br />
Con người - Hoàn cảnh và thái độ, Thiên Trường vãn Tự học, tự nghiên cứu;<br />
với thiên phương thức ứng xử của vọng, Côn Sơn ca, Giải quyết vấn đề và<br />
nhiên<br />
người trung đại đối với Cảnh ngày hè, Tùng sáng tạo; Giao tiếp, hợp<br />
7<br />
<br />