SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH SÓC TRĂNG<br />
<br />
KỶ YẾU<br />
HỘI NGHỊ<br />
CHUYÊN ĐỀ “DẠY VÀ HỌC MÔN<br />
GIÁO DỤC CÔNG DÂN THEO ĐỊNH HƯỚNG<br />
THI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN”<br />
<br />
Thạnh Trị, ngày 22 tháng 12 năm 2016<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
9<br />
<br />
Phần I. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn<br />
GDCD theo định hướng phát triển năng lực học sinh<br />
<br />
1<br />
<br />
Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn GDCD theo định<br />
hướng phát triển năng lực học sinh - Huỳnh Văn Nghệ - Trường THPT<br />
Nguyễn Khuyến<br />
<br />
1<br />
<br />
Dạy và học bộ môn Giáo dục công dân lớp 12 theo hình thức chuyên đề<br />
nhằm cải thiện ý thức học tập cho học sinh - Ngô Thị Thúy Diễm - Trường<br />
THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai<br />
<br />
5<br />
<br />
Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn GDCD theo định<br />
hướng phát triển năng lực học sinh - Trần Thị Hồng Đào - Trường THPT<br />
Thuận Hòa<br />
<br />
8<br />
<br />
Đổi mới phương pháp kiểm tra miệng trong môn Giáo dục công dân theo<br />
định hướng phát triển năng lực của học sinh - Phan Thị Mỹ Duyên - Trường<br />
THPT Phú Tâm<br />
<br />
11<br />
<br />
Phần II. Cách thức ôn tập, xây dựng câu hỏi, đề thi môn GDCD theo<br />
các mức độ của ma trận theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan<br />
<br />
14<br />
<br />
Một số giải pháp ôn tập cho học sinh lớp 12 môn GDCD theo định hướng<br />
phát triển năng lực học sinh ở trường THPT Kế Sách - Nguyễn Thị Minh<br />
Tâm - Trường THPT Kế Sách<br />
<br />
14<br />
<br />
Phương pháp ôn thi tốt nghiệp THPT và kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm<br />
khách quan môn Giáo dục công dân - Trần Thị Kim Nhẫn - Trường THPT<br />
Trần Văn Bảy<br />
<br />
19<br />
<br />
Cách thức ôn tập, xây dựng câu hỏi, đề thi môn GDCD theo định hướng<br />
phát triển năng lực học sinh - Lê Thị Bé Liên - Trường THPT Mai Thanh<br />
Thế<br />
<br />
25<br />
<br />
Cách thức ôn tập, xây dựng câu hỏi, đề trắc nghiệm khách quan môn<br />
GDCD theo định hướng thi tốt nghiệp THPT năm 2017 - Trường THPT<br />
Hoàng Diệu<br />
<br />
31<br />
<br />
Phần III. Dạy học môn GDCD theo chủ đề tích hợp liên môn<br />
<br />
38<br />
<br />
Dạy học môn GDCD theo chủ đề tích hợp liên môn - Trần Thị Ngọc Huệ Trường THPT An Ninh<br />
<br />
38<br />
i<br />
<br />
10 Dạy học môn GDCD theo chủ đề tích hợp liên môn - Trần Quốc Trung Tín<br />
- Trường THPT Lịch Hội Thượng<br />
<br />
42<br />
<br />
11 Dạy học môn Giáo dục công dân theo chủ đề tích hợp liên môn - Nguyễn<br />
Thị Hường - Trường THPT Vĩnh Hải<br />
<br />
46<br />
<br />
12 Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn - Dương Hồng Cúc - Trường THPT<br />
Văn Ngọc Chính<br />
<br />
51<br />
<br />
13 Bài tích hợp liên môn GDCD lớp 10 - Chủ đề: Môi trường và sự phát triển<br />
bền vững - Đoàn Minh Thương - Trường THCS&THPT Mỹ Thuận<br />
<br />
54<br />
<br />
14 Dạy học môn GDCD theo chủ đề tích hợp liên môn - Ngô Thị Lệ Nghi Trường THPT Ngã Năm<br />
<br />
68<br />
<br />
Phần IV. Một số giải pháp giúp học sinh làm bài thi trắc nghiệm đạt<br />
hiệu quả cao<br />
<br />
71<br />
<br />
15 Một số điều cần lưu ý khi làm bài thi trắc nghiệm GDCD- Đặng Thị Thủy<br />
Tiên - Trường THCS&THPT Tân Thạnh<br />
<br />
71<br />
<br />
16 Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá giúp học sinh<br />
làm bài trắc nghiệm GDCD đạt hiệu quả cao - Huỳnh Hoàng Phong Trường THPT Thiều Văn Chỏi<br />
<br />
76<br />
<br />
17 Cần thay đổi cách dạy và cách học để làm bài thi trắc nghiệm môn GDCD<br />
đạt hiệu quả cao - Lý Thường Kiệt - Trường THPT Hòa Tú<br />
<br />
79<br />
<br />
18 Cập nhật kiến thức dạy học và rèn luyện kỹ thuật làm bài thi trắc nghiệm<br />
khách quan môn GDCD - Thái Dương Hồng Diễm - Trường THPT Huỳnh<br />
Hữu Nghĩa<br />
<br />
83<br />
<br />
19 Một số giải pháp giúp học sinh làm bài trắc nghiệm đạt hiệu quả cao môn<br />
GDCD - Nguyễn Thị Cẩm Loan - Trường THPT Lương Định Của<br />
<br />
86<br />
<br />
ii<br />
<br />
Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”<br />
<br />
PHẦN I<br />
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC<br />
VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN GDCD THEO<br />
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH<br />
<br />
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC<br />
VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN GDCD THEO<br />
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH<br />
Huỳnh Văn Nghệ<br />
Trường THPT Nguyễn Khuyến<br />
A. Lời mở đầu<br />
Để nâng cao chất lượng dạy học và kiểm tra, đánh giá môn GDCD theo<br />
định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT là một việc làm thiết<br />
thực và có ý nghĩa lớn trong giai đoạn hiện nay. Do đó giáo viên phải nắm được<br />
đặc điểm, khả năng của học sinh, để đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp đối<br />
với học sinh về các vấn đề thực tế cuộc sống hàng ngày.<br />
Để giúp học sinh hiểu, nắm vững các kiến thức và kĩ năng một cách chủ<br />
động tích cực để ứng xử trong cuộc sống hàng ngày, giáo viên cần có phương<br />
pháp dạy học phù hợp.<br />
B. Nội dung<br />
I. Thuận lợi và khó khăn<br />
1. Khó khăn<br />
Môn giáo dục công dân là một môn học tương đối khó hiểu, khó nhớ, một<br />
số nội dung cũng khá lạc hậu. Vì vậy tâm lí của người học không thích học<br />
thuộc lòng, ghi nhớ được nội dung kiến thức. Hơn nữa người học không hiểu<br />
một cách sâu sắc thì việc ghi nhớ nội dung kiến thức cũng không phải là một<br />
điều dễ dàng gì. Mặt khác một số nội dung kiến thức pháp luật lớp 12 là những<br />
vấn đề chung nhất cơ bản nhất. Cho nên từ việc tiếp nhận kiến thức để lí giải,<br />
vận dụng để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn là tương đối khó cho học sinh.<br />
2. Thuận lợi<br />
Đối với giáo viên<br />
Khi dạy pháp luật thì việc tìm ra những dẫn chứng, ví dụ sinh động không<br />
phải là vấn đề khó.<br />
Đối với học sinh<br />
1<br />
<br />
Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”<br />
<br />
Từ những kiến thức học được, học sinh có nhiều cơ hội liên hệ thực tiễn<br />
cuộc sống để thấy được những vấn đề còn bất cập, có kiến thức để lí giải những<br />
vấn đề trong cuộc sống.<br />
Chính từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên, việc đổi mới phương pháp<br />
giúp mang lại hiệu quả cao trong hoạt động giảng dạy để phát huy tính tích cực<br />
chủ động của học sinh là điều không thể thiếu. Nhưng thực tiễn đặt ra là làm thế<br />
nào giúp người học tiếp thu kiến thức một cách tích cực, chủ động, phát huy<br />
được một số sở trường của mình. Theo tôi để thực hiện yêu cầu trên thì cần phải<br />
thực hiện một trong số phương pháp sau.<br />
II. Giải pháp thực hiện nâng cao chất lượng dạy và học<br />
Trong giảng dạy không có phương pháp nào là hiệu quả cao nhất hay<br />
ngược lại. Mà phải tùy vào nội dung và người học mà có phương pháp phù hợp,<br />
hoài hòa, không quá thừa hay quá thiếu. Vì vậy trong quá trình giảng dạy cần có<br />
sự kết hợp một số phương pháp cụ thể sau.<br />
1. Đổi mới về soạn giảng<br />
Để giờ học có chất lượng thì soạn giảng phải đổi mới các hoạt động của<br />
giáo viên và học sinh. Bài soạn có các câu hỏi dành cho từng đối tượng học sinh<br />
yếu, trung bình, khá, giỏi và lấy ví dụ thực tế phải được minh chứng bằng các<br />
thông tin mang tính thời sự, hình ảnh, video để giúp học sinh hiểu được nội<br />
dung thông qua ví dụ và điều cuối cùng là xây dựng cho học sinh một tiết học<br />
nhẹ nhàng, sinh động, có tính mới mẻ.<br />
2. Đổi mới cách tổ chức học sinh<br />
Giáo viên quan tâm đến mọi đối tượng học sinh đặc biệt là học sinh yếu,<br />
học sinh thụ động bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập<br />
như: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động tranh luận ... giáo viên cho<br />
học sinh chuẩn bị một số hình ảnh, video, nghiên cứu trước nội dung cần tranh<br />
luận, sự kiện liên quan đến nội dung bài học. Khuyến khích kịp thời các em có<br />
sự cố gắng.<br />
3. Dạy học thông qua các hoạt động<br />
Hoạt động và giao tiếp là những đặc trung cơ bản của con người: Nhân<br />
cách của con người chỉ hình thành và phát triển thông qua các hoạt động giao<br />
tiếp. Chính vì vậy để hình thành và phát triển nhân cách học sinh, giáo viên phải<br />
thông qua các hoạt động giao tiếp bằng cách cho các em giao tiếp với thầy, với<br />
bạn thông qua thảo luận nhóm, xử lí tình huống, tranh luận… để các em có thể<br />
phát hiện và chiếm lĩnh nội dung bài học. Các hoạt động này do giáo viên thiết<br />
kế, dựa trên mục tiêu, nội dung của bài học, điều kiện thực tế của lớp học.<br />
4. Dạy học hợp tác<br />
Dạy học hợp tác là cách dạy học trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh<br />
hoạt động hợp tác với nhau trong các nhóm nhỏ để giải quyết nhiệm vụ học tập,<br />
nhằm đạt được mục tiêu học tập. Giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh được bày<br />
2<br />
<br />