intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lễ hội cầu mùa của người Dao Tuyển ở Lào Cai

Chia sẻ: Sunshine_2 Sunshine_2 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

123
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cầu mùa, một lễ hội dân gian truyền thống tốt đẹp của người Dao Tuyển, không cầu kỳ nhưng mang nhiều yếu tố tâm linh sâu sắc của cả cộng đồng. Lễ hội thường diễn ra vào ngày Tý tháng giêng hàng năm. Địa điểm chọn cho lễ cầu mùa là các khu đất bằng phẳng hay ở một khu ruộng với không gian thoáng đãng thuận tiện cho tổ chức các nghi lễ. Qua các nghi lễ truyền thống, lễ hội cầu mùa thể hiện sự tôn kính của bà con dân bản với thần rừng, thần núi, thần...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lễ hội cầu mùa của người Dao Tuyển ở Lào Cai

  1. Lễ hội cầu mùa của người Dao Tuyển ở Lào Cai
  2. Cầu mùa, một lễ hội dân gian truyền thống tốt đẹp của người Dao Tuyển, không cầu kỳ nhưng mang nhiều yếu tố tâm linh sâu sắc của cả cộng đồng. Lễ hội thường diễn ra vào ngày Tý tháng giêng hàng năm. Địa điểm chọn cho lễ cầu mùa là các khu đất bằng phẳng hay ở một khu ruộng với không gian thoáng đãng thuận tiện cho tổ chức các nghi lễ. Qua các nghi lễ truyền thống, lễ hội cầu mùa thể hiện sự tôn kính của bà con dân bản với thần rừng, thần núi, thần trời và thần đất. Nó mang nhiều nét tâm linh huyền bí trong tín ngưỡng thờ cúng các nhiên thần của cộng đồng các dân tộc. Trên tất cả đó là ước vọng của người dân cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cây cốt tốt tươi cho nhiều bông nhiều trái, thóc lúa đầy bồ, lợn gà đầy chuồng, bản làng no ấm… Trước khi mở hội, những người già trong bản là những người cao tuổi, có uy tín sẽ chịu trách nhiệm làm bàn thờ chuẩn bị cho việc cúng tế. Cột bàn thờ được làm
  3. bằng bốn cây gỗ, xung quanh đan bằng nan nứa, phía bên trong đặt ba ống bầu to dùng làm bát hương. Ba bát hương đó thể hiện có trời, có đất và có con người, trong có đặt một ít tiền vàng mã. Dưới gầm bàn thờ là một bó ngọn mía như muốn cho mọi điều ngon ngọt, tốt lành sẽ đến với thôn bản. Ngày lễ chính, các gia đình trong làng góp tiền mua sắm lễ vật gồm: lợn, gà, bánh chưng, bánh mật, giấy tiền, vàng mã… để cầu mong các vị thần tiên trên trời, dưới đất phù hộ cho dân làng có cuộc sống yên ổn, ấm no. Lễ vật dâng cúng các vị thần được dân làng bày thành từng mâm và được các thanh niên mang đến địa điểm tổ chức. Trong các mâm lễ người ta quan niệm phải có nam có nữ vì thế nhất thiết là các con gà trên mâm lễ phải có cả gà trống, gà mái. Khi vào lễ, bốn người trẻ tuổi ăn mặc chỉnh tề đội lễ từ bốn hướng đi về nơi được chọn làm lễ. Sau đó thầy mo đọc bài cầu khấn trời đất cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, bội thu, con cháu học hành thành đạt, nhà nhà no đủ, cầu mong mọi sự bình yên, cái đói cái nghèo không còn nữa. Xong các nghi thức tế lễ, mọi người cùng nâng chén, chúc mừng một mùa vụ mới với nhiều may mắn. Sau phần lễ là phần hội náo nhiệt thu hút đông đảo bà con dân bản, đặc biệt nam thanh nữ tú tham gia. Đặc biệt không khí lễ hội sôi nổi hơn cả trong các trò chơi dân gian như: kéo co, đẩy gậy, ném còn… Trong trò chơi ném còn, người Dao còn quan niệm rằng nếu ai ném quả còn qua vòng đầu tiên trong lễ hội là người đó sẽ gặp nhiều may mắn trong năm. Lễ cầu mùa đầu năm đã tạo không khí vui tươi, hào hứng cho mọi người trong bản trước khi bước vào mùa vụ mới. Hiện nay lễ hội vẫn thường xuyên được tổ chức và trở thành món ăn tinh thần quan trọng không thể thiếu trong đời sống của đồng bào người Dao nơi vùng cao này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2