intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy trẻ khám phá cảm giác cuộc sống

Chia sẻ: Lanhleo Dalat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

74
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đôi khi, những sự vật chúng ta nhìn, nghe, hoặc cảm thấy phải được diễn giải thì chúng ta mới có thể hiểu được ý nghĩa. Bạn có thể giúp bé bằng cách mang đến cho bé nhiều trải nghiệm và bằng cách giúp bé hiểu được ý nghĩa của kinh nghiệm. Bài học đầu tiên về cảm giác của trẻ là sờ nắn mọi vật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy trẻ khám phá cảm giác cuộc sống

  1. Dạy trẻ khám phá cảm giác cuộc sống Đôi khi, những sự vật chúng ta nhìn, nghe, hoặc cảm thấy phải được diễn giải thì chúng ta mới có thể hiểu được ý nghĩa. Bạn có thể giúp bé bằng cách mang đến cho bé nhiều trải nghiệm và bằng cách giúp bé hiểu được ý nghĩa của kinh nghiệm. Bài học đầu tiên về cảm giác của trẻ là sờ nắn mọi vật.
  2. Trò chơi khám phá cảm giác là gì? Tất cả chúng ta đều học từ cảm giác. Chúng ta học từ việc thấy, nghe, nếm, ngửi và sờ. Chúng ta cũng học từ cảm giác chuyển động. Trò chơi của bạn – và của bé – nên bao gồm tất cả những cảm giác này. Trẻ bắt đầu học từ cảm giác khi nào? Trẻ sơ sinh hoàn toàn thích một số cảm giác hơn những cảm giác khác. Chúng đáp ứng với những sự việc mà chúng nhìn thấy. Chúng thích giọng nói và thích ngọt hơn mặn và đắng. Chúng thích mùi dễ chịu hơn là mùi nồng và cay. Bé cũng có sở thích trên những vật mà bé cảm thấy; thường thì bé sẽ thích vải lụa mềm hoặc vuốt ve của người mẹ hơn là khăn lông nhám. Khi bé lớn hơn, bé có thể phân biệt hình dáng, âm thanh, mùi và chất liệu và học ý nghĩa của những cảm giác khác nhau này. Bé biết rằng giọng cao là mẹ, giọng trầm là
  3. bố và rằng thức ăn sẽ đến khi chúng nhìn vào bình sữa. Khi những kỹ năng cơ thể ngày càng được cải thiện, bé tìm tòi bằng những ngón tay và bàn tay. Bé thích thí nghiệm với vải, thường làm bẩn bằng những thứ như bánh, cà chua hoặc nước. Bạn có thể giúp con bạn sử dụng cảm giác để khám phá và học như thế nào? Từ khi sinh đến 1 tuổi: Treo những đồ vật di động ngang qua giường cũi để cho bé nhìn. Mở những âm thanh mới trên máy nghe nhạc. Tạo cơ hội cho bé sử dụng khứu giác và xúc giác trong khi tắm bằng cách dùng xà phòng thơm và thoa dầu hoặc phấn thơm.
  4. trẻ có thể phân biệt một số chất liệu khác nhau. Nguồn: images. Lau, vuốt ve là những cử chỉ rất tốt nếu con của bạn cứng nhắc hoặc mềm nhũn. Những bé có khuynh hướng cứng nhắc thường đáp ứng tốt hơn với vuốt ve thư giãn chậm rãi; bé mềm nhũn thích động tác xoa bóp nhanh và mạnh. Ngay khi bé có thể mở được bàn tay, chúng có thể khám phá những chất liệu khác nhau. Gắn những đồ vật một cách an toàn vào dây hoặc chốt và buộc nó ngang qua giường cũi. Dùng những đồ vật không tách rời ra hoặc vỡ, chẳng hạn: - Dụng cụ cuộn tóc
  5. - Cuộn chỉ màu lớn - Nắp bình - Những vòng bằng nhựa Con của bạn cũng đã bắt đầu hành trình khám phá mùi vị. Khi nấu ăn, hãy để cho bé ngửi các mùi gia vị khác nhau, chẳng hạn quế, những lá bạc hà, vỏ cam và chanh. Bé lớn hơn có thể ngồi không cần đỡ để bàn tay của bé được tự do. Treo những đồ chơi trên một khung để chúng không lăn đi chỗ khác. Sờ và nếm có thể được khám phá bằng cách vẽ bằng ngón tay với bánh hoặc sữa chua. Có thể cho bé bóp, kéo và ném mì ống đã nấu chín.
  6. thời gian tuyệt vời để bé khám phá cảm giác. Nguồn: images Tắm là thời gian tuyệt vời để khám phá những cảm giác. Cho nước chảy qua những ngón tay của bé và bàn tay của bé sẽ té nước làm nước văng tung tóe. Bạn có thể trợ giúp thêm nếu bé không thể ngồi trong thau tắm mà không có ai đỡ – một giỏ đựng quần áo giặt bằng nhựa có lưới ở bên có thể giúp bé ngồi vững hơn. Nếu con của bạn bị khiếm thị, hãy giúp bé tìm đồ chơi trong bồn tắm. Bé thường thích những trò chơi có âm thanh khi
  7. gần đến tuổi thôi nôi. Giấu những đồ chơi có âm nhạc hoặc những đồ vật phát ra tiếng động để bé có thể tìm chúng. Trẻ bị khiếm thị có thể cần trợ giúp. Trong lần đầu tiên bạn chơi trò chơi này, nên đặt đồ chơi có âm thanh ở gần đó để bé tìm thấy dễ dàng. Trẻ 1 tuổi khám phá bằng cách sờ. Trong một ngăn kéo đặc biệt, giữ những đồ vật an toàn khi bé sờ đến hoặc chơi (chẳng hạn muỗng , xoong cũ hoặc một cuốn tạp chí cũ). Đèn pin là một đồ chơi khác cho lứa tuổi này. Bé thích kiểm tra công tắc và chiếu sáng trong một phòng tối. Bạn có thể thực hiện những trò chơi so sánh tương tự với mùi. Đặt hành, tỏi, chanh, trong hộp nhỏ. Đậy bình bằng giấy. Để cho bé so sánh những mùi này với nhau. Chơi cát và nước cũng là những trò chơi mang lại
  8. nhiều hứng thú cho bé. Con của bạn cũng có thể cảm thấy rất thú vị với việc cho cát khô chảy qua những kẽ ngón tay. Trẻ 2 tuổi sờ mó và nếm mọi thứ mà trẻ bắt gặp, vì vậy bạn phải bảo vệ ổ cắm điện và để dây điện ở ngoài tầm tay của bé và để những vật dễ vỡ ở trên kệ cao. Trẻ 2 tuổi rất thích khám phá những thứ cho cảm giác mới hoặc âm thanh mới (chẳng hạn cát, bùn, hoặc những lá cây). Trẻ 2 tuổi có thể so sánh những thứ có chất liệu khác nhau – phủ những cặp khối vuông bằng những chất liệu khác nhau. Lúc này bé xác định dễ dàng những mùi trong nhà khác nhau; chơi trò chơi gọi tên mùi (chẳng hạn xà phòng, cà phê và thịt nướng). Trẻ 2 tuổi cũng thích những trò chơi đòi hỏi phân biệt giữa khô và ẩm. Hãy hỏi bé xem quần có khô
  9. không và khen ngợi nếu bé trả lời đúng. Trẻ 3 tuổi học hỏi nhiều hơn về thế giới xung quanh. Bắt chước là cách trẻ 3 tuổi làm để hiểu sự vật; chúng “lái” xe và “quét” nhà. Trẻ 3 tuổi thích nghịch nước – làm bể bong bóng, tóe nước, tìm đồ chơi giấu dưới bọt xà phòng – và nghịch cát – làm cát chảy, làm đầy và đổ cát ra. Giấu đồ chơi trong cát để khích lệ bé khám phá.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2