intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án bảo vệ môi trường mô tả các công trình xử lý môi trường

Chia sẻ: Tran Duyen Duyen | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

93
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay môi trường đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam đã kiên quyết chọn con đường phát triển bền vững, hướng tới sự cân bằng giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài không những vì hạnh phúc của các thế hệ ngày nay mà còn sự phát triển của thế hệ mai sau. Cơ sở kinh doanh nhà nghỉ ................. có địa chỉ tại Thôn ........................... đi vào hoạt động từ năm 2010 ………………… ngành nghề kinh doanh là: Kinh doanh nhà nghỉ để phục vụ nhu cầu nghỉ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án bảo vệ môi trường mô tả các công trình xử lý môi trường

  1. MỞ ĐẦU Hiện nay môi trường đang là vấn đề quan tâm của toàn xã h ội. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam đã kiên quy ết chọn con đ ường phát triển bền vững, hướng tới sự cân bằng giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài không những vì hạnh phúc của các thế hệ ngày nay mà còn sự phát tri ển c ủa thế hệ mai sau. Cơ sở kinh doanh nhà nghỉ ................. có địa chỉ tại Thôn ........................... đi vào hoạt động từ năm 2010 ………………… ngành nghề kinh doanh là: Kinh doanh nhà nghỉ để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi của khách trong và ngoài huyện. Trong quá trình kinh doanh, sau một thời gian gặp khó khăn ban đầu, hiện tại nhà nghỉ ................ đã dần đi vào ổn định. Tuy nhiên từ khi xây dựng và đi vào hoạt động đến nay nhà nghỉ chưa thực hiện các thủ tục về môi trường vì nhiều lý do khách quan. Do vậy, nhận thức được yêu cầu về tính pháp lý cũng như để đảm bảo phát triển bền vững, cơ sở kinh doanh nhà nghỉ ............... quyết định lập hồ sơ xin cấp giấy xác nhận về môi trường. ………………. Cơ sở kinh doanh nhà nghỉ ............... thuộc trường hợp phải lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản giản áp dụng cho cơ sở không có dự án đầu tư và được quy định theo Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi Trường. Để đảm bảo tuân th ủ các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Cơ sở chúng tôi tiến hành lập “Đề án bảo vệ môi trường đơn giản”. Căn cứ lập Đề án: 1. Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Vi ệt Nam thông qua ngày 29/11/2005; 1
  2. 2. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; 3. Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính ph ủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; 4. Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về lập, thẩm định, phê duy ệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi ti ết; l ập và đăng ký đ ề án bảo vệ môi trường đơn giản; 5. Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước th ải vào nguồn nước; 6. Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, s ử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; 7. Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại; 8. Quyết định số 130/2012/QĐ-UBND ngày 18/5/2012 của UBND tỉnh .................. ban hành Quy định một số trình tự, thủ tục đánh giá môi tr ường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường và đ ề án bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh ...............; CHƯƠNG I: MÔ TẢ TÓM TẮT CƠ SỞ 1.1. TÊN CỦA CƠ SỞ Cơ sở kinh doanh nhà nghỉ ........................................ Địa chỉ: .......................................... 1.2. CHỦ CƠ SỞ Họ và tên: Bà ........................ Chức vụ: Chủ hộ kinh doanh 2
  3. Sinh ngày: 07/3/1971 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam Chứng minh nhân dân số: 1..................................... Ngày cấp:14/6/2008 Nơi cấp: CA tỉnh Bắc Giang Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ............................................................... Chỗ ở hiện tại: : 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA CƠ SỞ Cơ sở kinh doanh nhà nghỉ ........... – hộ gia đình Bà ............. nằm trong khu vực d©n cư ®«ng ®óc cã ®êng giao th«ng thuËn lîi (nằm cạnh quốc lộ 1A cũ) tại ............ + Phía Bắc: Tiếp giáp với nhà dân sinh + Phía Đông: Tiếp giáp với cánh đồng + Phía Tây: Tiếp giáp với nhà dân sinh + Phía Nam: Tiếp giáp với cánh đồng 1.4. QUY MÔ KINH DOANH 1.4.1. Số lượng nhân viên của nhà nghỉ ............. Chủ nhà nghỉ ......................:...người, không có nhân viên. 1.4.2. Quy mô kinh doanh a. Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh nhà nghỉ. b. Trang thiết bị, máy móc 01 máy phát điện dự phòng công suất 5KVA.? 01 môteur bơm nước. 02 ổn áp 20 KVA; 3 máy điều hòa Tại mỗi phòng của nhà nghỉ gia đình tôi có bố trí 01 tivi, 01 quạt cây và bình nóng lạnh. Tại mỗi tầng đã bố trí 2 bình chữa cháy (CO2). 3
  4. c. Nguyên liệu Bánh kẹo, nước giải khát.... d. Nhiên liệu Nước dùng cho sinh hoạt nước tưới cây trong vườn trước nhà khoảng 80 m3/tháng ? Nguồn điện: Nhu cầu tiêu thụ điện được sử dụng để cung cấp cho kinh doanh được cung cấp từ Trạm biến thế trung tâm xã .................... Tổng cộng nhu cầu tiêu thụ điện/năm: 13500 KWh. e. Năm cơ sở vào hoạt động: Nhà nghỉ ......................... của gia đình tôi đi vào hoạt động từ năm 2010 f. Diện tích mặt bằng của cơ sở Tổng diện tích là: 804 m2 . Trong đó nhà nghỉ được xây dựng thành 3 tầng với diện tích là 80 m2 còn lại là các công trình: Sân, vườn, bếp ăn. Nhà nghỉ .................... gồm có 7 phòng cho thuê được xây dựng với kết cấu: + Tầng 1: Quầy lễ tân, phòng ngủ gia đình. + Tầng 2: có 3 phòng cho thuê. + Tầng 3: 1 phòng thờ, 4 phòng cho thuê và sân phơi đồ. CHƯƠNG II: NGUỒN CHẤT THẢI VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ/XỬ LÝ 2.1. NGUỒN CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG Do đặc điểm hoạt động của cơ sở là kinh doanh nhà nghỉ nên chất th ải rắn phát sinh chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt từ các hoạt động ăn uống, gi ải khát của khách đến nghỉ ngơi, nhân viên trong cơ sở và chất thải rắn từ các hoạt động của gia đình. 2.1.1. Chất thải rắn sinh hoạt: a. Nguồn phát sinh 4
  5. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh do hoạt động sinh hoạt của khách và nhân viên trong cơ sở, bao gồm: Vỏ nước giải khát, tuýp đánh răng, bàn ch ải đánh răng, vỏ bánh kẹo... Theo đánh giá của Tổ chức y tế thế giới (WHO) ước tính mỗi ngày một người thải ra từ các nhu cầu sinh hoạt khoảng 0,3 kg/người/ngày đêm, Cơ sở kinh doanh gồm 2 người tự quản lý cùng với số lượng khách đ ến c ơ s ở khoảng 5- 6 người/ngày tương đương với 63 kg/tháng. Do đó ước lượng chất thải rắn sinh hoạt là: Q = 7 người x 0,3 kg/người/ngày = 2,1 kg/ngày Thành phần rác thải sinh hoạt và chất thải rắn thông th ường trong quá trình hoạt động của cơ sở được trình bày trong bảng sau: Bảng 1. Thành phần rác thải sinh hoạt Thành phần rác T ỷ lệ ( % ) Giấy bìa 30 Chất hữu cơ dễ phân hủy 25 Thủy tinh 12 Chất dẻo 10 Kim loại 6 Chất sợi 2 Các chất khác 15 Nguồn: Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường Khi thải vào môi trường, các chất thải này sẽ phân h ủy hoặc không phân hủy làm gia tăng nồng độ các chất dinh dưỡng, tạo ra các hợp chất vô cơ, hữu cơ độc hại... làm ô nhiễm nguồn nước, gây hại cho h ệ vi sinh v ật đ ất, các sinh vật thủy sinh trong nước hay tạo điều kiện cho vi khuẩn có h ại, ru ồi mu ỗi phát triển và là nguyên nhân gây các dịch bệnh. b. Biện pháp xử lý + Đối với loại chất thải có giá trị tái sử dụng, cơ sở bán lại cho người thu mua sắt vụn. + Đối với loại chất thải không còn giá trị sử dụng được cơ sở thu gom hàng ngày để trong sọt nhựa chứa rác, có nắp đậy kín tại mỗi phòng nghỉ. Cơ sở 5
  6. hợp đồng với Tổ vệ sinh môi trường của xã ............ thu gom, vận chuy ển đ ến nơi xử lý theo đúng quy định với tần suất thu gom 3 lần/tuần. Với lượng phát sinh từ nguồn chất thải trên và các giải pháp đã được áp dụng thì những tác động đến môi trường là không lớn. 2.2. NGUỒN CHẤT THẢI LỎNG 2.2.1. Nước thải sinh hoạt a. Nguồn phát sinh Nước thải sinh hoạt của nhà nghỉ phát sinh từ hoạt động vệ sinh, tắm rửa,… Thành phần nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất l ơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật gây hại,… Hiện tại cơ sở đã kinh doanh ổn định, với tổng số lượng khách đến nghỉ ngơivà quản lý khoảng 5 – 6 người. Ước tính lượng nước thải sinh hoạt được tính bằng 80% lượng nước cấp cho sinh hoạt. Lấy Qdùng = 2 m3 Qthải = 80%. Qdùng = 80% × 2 = 1.6 m3/ngày.đêm. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân h ủy sinh h ọc, s ự ô nhi ễm do các chất hữu cơ dẫn đến suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan dễ phân hủy các chất hữu cơ. Oxy hòa tan giảm s ẽ khiến cho các loài thủy sinh vật trong khu vực thi ếu oxy đ ể sinh s ống. Ngoài ra đây cũng là nguyên nhân gây hiện tượng phú dưỡng nguồn nước. Để kh ắc ph ục các tác động tiêu cực từ nước thải sinh hoạt cơ s ở s ử d ụng các công trình x ử lý cục bộ mang tính khả thi cao. b. Biện pháp xử lý Nguồn nước thải sinh hoạt phát sinh trong nhà nghỉ chủ yếu là nước thải từ khu vực nhà vệ sinh do khách đến nghỉ ngơi, tắm rửa. Do vậy ngay từ khi xây dựng nhà nghỉ đã bố trí nhà vệ sinh tại mỗi tầng với hệ thống xử lý và thu gom nước thải là bể tự hoại 3 ngăn dung tích bể tự hoại 18 m3. 2.2.2. Nước thải sản xuất Không phát sinh nước thải sản xuất. 6
  7. 2.2.3. Nước mưa chảy tràn: a. Nguồn phát sinh Chủ yếu là nước mưa chảy tràn qua mái nhà, sân đường nội bộ, lượng nước này không thường xuyên. Nước mưa có thể lôi cuốn các loại rác và chất thải rắn xuống các vùng trũng của khu vực. Các chất có thể bị nước mưa rửa trôi tại mặt bằng của cơ sở kinh doanh nhà nghỉ ............ chủ yếu là đất, cát bụi. Các loại cặn này, nói chung ít gây độc hại đến môi trường. b. Biện pháp xử lý nước mưa chảy tràn Hệ thống xử lý nước mưa chảy tràn của cơ sở kinh doanh nhà nghỉ là hệ thống mạng lưới mương thoát nước mưa chảy tràn trên bề mặt. So với nước thải sinh hoạt, nước mưa khá sạch, nhưng do chảy tràn qua diện tích lớn nên kéo theo nhiều đất, cát trên bề mặt. Cơ sở đã xây dựng hệ thống thu gom và thoát nước mưa đồng bộ v ới h ệ thống thoát nước chung của khu vực. Các rãnh thoát nước được bố trí xung quanh khu vực nhà nghỉ có nơi lắng đọng các chất cặn và định kỳ nạo vét thường xuyên để đảm bảo nước mưa chảy tràn sẽ được tiêu thoát nhanh, k ể c ả khi có mưa to kéo dài. 2.3. NGUỒN CHẤT THẢI KHÍ 2.3.1. Ngu ồn phát sinh khí th ải a. Nguồn phát sinh khí thải - Khí th ải phát sinh tại khu nhà vệ sinh của các phòng nghỉ b. Nguồn phát sinh bụi Chủ yếu phát sinh từ quá trình vào ra của các phương tiện giao thông như xe máy, xe ô tô của cơ sở và các phương tiện tham gia giao thông trên QL1A cũ . Nguồn gây ô nhiễm của cơ sở là không đáng kể. 2.3.2. Biện pháp xử lý Nguồn phát sinh khí thải từ ống xả của các phương tiện giao thông ra vào cơ sở là trường hợp cố hữu không có giải pháp hữu hiệu, giải pháp giảm thiểu cơ sở đưa ra đó là nhân viên bảo vệ sắp xếp các phương tiện giao thông theo thứ tự trước sau. 7
  8. Trồng cây xanh: Là giải pháp tốt nhất đối với việc giảm thiểu ô nhi ễm bụi, không khí trong khu vực xung quanh khuôn viên của cơ sở, vì ngoài việc tạo cảnh quan cây xanh còn hấp thụ bụi và các khí độc. Nguồn phát sinh chất thải từ các phòng vệ sinh, cơ sở đã có gi ải pháp x ử lý cụ thể đó là: Hàng ngày được các nhân viên làm vệ sinh lau chùi s ạch s ẽ, các phòng vệ sinh của cơ sở đều lắp đặt hệ thống nước tự chảy và có viên khử mùi Amoniac nên đảm bảo được vấn đề mùi từ phòng vệ sinh, không còn mùi hôi phát sinh. 2.4. NGUỒN CHẤT THẢI NGUY HẠI 2.4.1. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại Chủ yếu là bóng đèn huỳnh quang trong quá trình thắp sáng bị cháy, bị hỏng.. 2.5. NGUỒN TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG 2.5.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn Phát sinh chủ yếu trong quá trình sử dụng máy phát điện c ủa c ơ s ở (ch ỉ s ử dụng khi mất điện), quạt gió, điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, tivi nh ưng m ức đ ộ thấp do các thiết bị được trang bị mới nên tiếng ồn không đáng kể. Trong quá trình hoạt động hoạt động của các ph ương tiện giao thông: ho ạt động ô tô, xe máy vào cơ sở và các phương tiện lưu thông trên đường QL 1A cũ( do cơ sở nằm gần đường) 2.5.2. Biện pháp xử lý Định kỳ bảo dưỡng máy móc, thiết bị điện tử lắp đặt trong các phòng ngh ỉ để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng về tiếng ồn và độ rung. Đối với tiếng ồn phát sinh từ động cơ của ô tô, xe máy vào và ra c ơ s ở: Đây là trường hợp cố hữu nên yêu cầu giảm tiếng ồn trong trường hợp này là không cần thiết. 8
  9. 2.6. NGUỒN CHÁY, NỔ 2.6.1. Nguồn phát sinh Các nguồn dễ cháy, nổ từ hoạt động kinh doanh của nhà nghỉ chủ yếu do chập điện, cháy nổ. 2.6.2. Các biện pháp phòng chống cháy nổ Thực hiện nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn, quy phạm, quy định về phòng cháy chữa cháy. Các loại vật liệu dễ cháy, nổ được cất giữ riêng biệt cách xa nguồn có khả năng gây cháy, nổ. Cơ sở đã đầu tư 02 bình phòng cháy, chữa cháy nổ tại mỗi tầng c ủa nhà nghỉ. Ngoài ra, cơ sở còn tuyên truyền cho nhân viên tác h ại c ủa cháy n ổ và được hướng dẫn kỹ về biện pháp khắc phục khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Đã lắp đặt hệ thống chống sét. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 1. KẾT LUẬN Nhìn chung hoạt động của cơ sở kinh doanh nhà ………. phát sinh các vấn đề liên quan đến chất thải( bao gồm các biện pháp quản lý/xử lý môi trường nước, không khí- bụi, tiếng ồn…..) cũng như các vấn đề liên quan đến chất thải rắn được đánh giá là không nghiêm trọng và hoàn toàn có thể chủ động, kiểm soát, xử lý và quản lý. Hoạt động của cơ sở kinh doanh nhà nghỉ với đầy đủ các hệ thống giao thông, điện, nước cấp, nước thải… sẽ hạn chế đến mức tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường và dân cư xung quanh, đảm bảo sự phát triển bền vững của cơ sở Các biện pháp xử lý chất thải đầy đủ và có tính hiệu qu ả cao, do đó khi ho ạt động sẽ tuân thủ được các quy định về các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam, đảm bảo yếu tố phát triển kinh tế và hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường. Các biện pháp loại bỏ tối đa các yếu tố tiềm ẩn rủi ro dẫn đến sự cố môi trường, các biện pháp khác như: an toàn lao động, phòng cháy, ch ữa cháy đã được tính đến và mang tính khả thi cao. 9
  10. 2. KIẾN NGHỊ Cơ sở kinh doanh nhà nghỉ đề nghị ………………… và các cơ quan có liên quan giúp đỡ cơ sở trong quá trình quản lý và kiểm soát các chất ô nhiễm phát sinh tại cơ sở để đảm bảo quyền lợi người lao động trực tiếp và cộng đồng dân cư xung quanh. Cơ sở kinh doanh nhà nghỉ ................ kính đề nghị ………….. xem xét, thẩm định và xác đề án bảo vệ môi trường đơn giản của “Cơ sở kinh doanh nhà nghỉ ...................” và giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình hoạt động. 3. CAM KẾT Chủ cơ sở cam kết thực hiện những nội dung về bảo vệ môi trường đã nêu trong đề án bảo vệ môi trường đơn giản, cụ thể như sau: - Cam kết đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường h ợp s ẽ xảy ra các sự cố trong quá trình hoạt động của cơ sở. - Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy h ại theo Ngh ị định s ố 59/2007/NĐ- CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn và Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy đ ịnh về quản lý chất thải nguy hại. - Cam kết lắp đặt hệ thống xử lý nước thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở đảm bảo đạt QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia v ề n ước thải sinh hoạt trước khi thải ra môi trường. - Thực hiện tốt công tác phòng chống cháy nổ theo Luật phòng cháy và ch ữa cháy năm 2011 và các an toàn lao động theo Chương IX – An toàn lao động, vệ sinh lao động, Bộ Luật lao động sửa đổi năm 2002. - Thực hiện quan trắc, giám sát môi trường định kỳ hàng năm như sau: * Giám sát chất lượng môi trường không khí - Số điểm, vị trí: 02 điểm: 01 vị trí bên trong và 01 vị trí bên ngoài cơ sở kinh doanh nhà nghỉ ............................ - Thông số: Nhiệt độ, tiếng ồn, bụi lơ lửng, SOx, NOx, CO, H2S, NH3... - Tần suất giám sát: 02 lần/năm. 10
  11. Tiêu chuẩn áp dụng: TC 3733/2002/QĐ-BYT; QCVN 05:2009/BTNMT và QCVN 30:2010/BTNMT. *Giám sát chất lượng nguồn nước - Số điểm: 01 điểm - Vị trí giám sát: Nước thải lấy tại cống thoát nước của cơ sở trước khi ra hệ thống thoát nước chung của khu vực. - Thông số giám sát nước thải: Nhiệt độ, PH, BOD, COD, chất rắn lơ lửng, chất hoà tan, Fe, Mn, Zn,... - Tần suất giám sát 02 lần/năm. - Tiêu chuẩn áp dụng: QCVN 14: 2008/BTNMT cột B. Cơ sở cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam và không vi phạm các công ước quốc tế, các tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam, cam kết không để xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. CHỦ CƠ SỞ ............... MỤC LỤC MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................1 Căn cứ lập Đề án:............................................................................................................................1 CHƯƠNG I: MÔ TẢ TÓM TẮT CƠ SỞ..........................................................................................2 1.1. TÊN CỦA CƠ SỞ.....................................................................................................................2 1.2. CHỦ CƠ SỞ ............................................................................................................................2 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA CƠ SỞ.....................................................................................................3 1.4.1. Số lượng nhân viên của nhà nghỉ .....................................................................................3 1.4.2. Quy mô kinh doanh............................................................................................................3 2.1. NGUỒN CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG........................................................................4 2.1.1. Chất thải rắn sinh hoạt: ....................................................................................................4 2.2. NGUỒN CHẤT THẢI LỎNG.....................................................................................................6 2.2.1. Nước thải sinh hoạt..........................................................................................................6 11
  12. 2.2.3. Nước mưa chảy tràn:.......................................................................................................7 2.3. NGUỒN CHẤT THẢI KHÍ..........................................................................................................7 2.3.2. Biện pháp xử lý ..................................................................................................................7 2.4. NGUỒN CHẤT THẢI NGUY HẠI..............................................................................................8 2.5. NGUỒN TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG...............................................................................................8 2.5.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn...................................................................................................8 2.5.2. Biện pháp xử lý...................................................................................................................8 2.6. NGUỒN CHÁY, NỔ..................................................................................................................9 2.6.1. Nguồn phát sinh................................................................................................................9 2.6.2. Các biện pháp phòng chống cháy nổ...............................................................................9 1.KẾT LUẬN.....................................................................................................................................9 2. KIẾN NGHỊ.................................................................................................................................10 3.CAM KẾT.....................................................................................................................................10 MỤC LỤC.......................................................................................................................................11 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2