TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015<br />
<br />
<br />
<br />
ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN<br />
Ở THANH HÓA: NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC<br />
VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA<br />
Lê Thị Bình1, Lê Thị Thu Hà1<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là vấn đề luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp,<br />
các ngành và xã hội quan tâm nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu<br />
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Thời gian qua Nhà nước đã<br />
tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo<br />
đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn,<br />
khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao<br />
động nông thôn. Bài báo nghiên cứu những kết quả đạt được trong công tác đào tạo nghề<br />
cho lao động nông thôn ở Thanh Hóa trong giai đoạn 2010 - 2014, từ đó đưa ra một số<br />
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong tỉnh trong<br />
thời gian tới.<br />
<br />
Từ khóa: Thanh Hóa, đào tạo nghề, lao động nông thôn, cơ sở dạy nghề<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) theo Quyết định<br />
1956/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ giai đoạn 2010 - 2020. Theo đó, qua 5 năm triển<br />
khai thực hiện (2010 - 2014) tại Thanh Hóa, công tác đào tạo nghề cho LĐNT đã đƣợc các<br />
cấp ủy đảng, chính quyền từ cấp tỉnh đến xã quan tâm chỉ đạo một cách quyết liệt và đồng<br />
bộ từ khâu điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của ngƣời lao động, năng lực dạy<br />
nghề của các cơ sở dạy nghề và nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo tạo nghề của cơ sở<br />
sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả các chƣơng trình, đề án và để ngƣời<br />
dân đƣợc hƣởng lợi đầy đủ các chính sách, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ<br />
cấu lao động nông thôn, nâng cao trình độ sản xuất của ngƣời lao động không phải là điều<br />
đơn giản. Bởi vì, hiện nay chất lƣợng lao động nông thôn trong cả nƣớc nói chung và ở<br />
tỉnh Thanh Hóa nói riêng còn thấp. Vì vậy, việc đánh giá đƣợc những kết quả đạt đƣợc và<br />
các vấn đề còn tồn tại trong công tác đào tạo nghề cho LĐNT giai đoạn 2010 - 2014, từ đó<br />
đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho LĐNT ở Thanh<br />
Hóa là hết sức cần thiết.<br />
<br />
1<br />
ThS. Giảng viên khoa KT-QTKD, Trường Đại học Hồng Đức<br />
<br />
<br />
13<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015<br />
<br />
<br />
<br />
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Thanh Hóa giai<br />
đoạn 2010 - 2014<br />
2.1.1. Kết quả thực hiện các hoạt động của Đề án<br />
2.1.1.1. Hoạt động tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các<br />
cơ sở dạy nghề - công lập<br />
Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề: Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 102 cơ sở dạy<br />
nghề (trong đó có 71 cơ sở tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn), gồm: 05 trƣờng<br />
cao đẳng nghề (trong đó có 02 trƣờng công lập, 03 trƣờng ngoài công lập); 18 trƣờng trung<br />
cấp nghề (07 trƣờng công lập cấp tỉnh, 07 trƣờng công lập cấp huyện, 04 trƣờng ngoài<br />
công lập); 18 trung tâm dạy nghề (11 trung tâm công lập cấp huyện, 03 trung tâm thuộc<br />
đoàn thể, 04 trung tâm ngoài công lập); 61 cơ sở khác có đăng ký hoạt động dạy nghề<br />
(18 công lập và 43 ngoài công lập).<br />
Hỗ trợ đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở<br />
dạy nghề công lập cấp huyện: Trong giai đoạn 2010 - 2014, toàn tỉnh đã có 23 cơ sở dạy<br />
nghề công lập đƣợc hỗ trợ đầu tƣ cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề, gồm: 7 trƣờng trung cấp<br />
nghề, 10 trung tâm dạy nghề và 05 trung tâm giáo dục thƣờng xuyên - dạy nghề và Trung<br />
tâm Giáo dục Lao động xã hội thuộc Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Trong đó có 09<br />
cơ sở dạy nghề đƣợc đầu tƣ xây dựng cở sở vật chất xƣởng thực hành: Trƣờng Trung cấp<br />
nghề Miền núi, Trƣờng Trung cấp nghề Nga Sơn, Thọ Xuân, Cẩm Thủy, Thạch Thành,<br />
Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Đông Sơn, Yên Định. Hiện tại nhà xƣởng đã hoàn thành và đƣa vào<br />
sử dụng, riêng Trung tâm Dạy nghề Thọ Xuân đang trong quá trình xây dựng. Tổng kinh<br />
phí thực hiện đầu tƣ cơ sở vật chất, thiết bị trong giai đoạn 2010 - 2014 là 78.300 triệu<br />
đồng (Ngân sách Trung ƣơng).<br />
Các thiết bị dạy nghề đƣợc mua sắm chủ yếu là: thiết bị nghề chăn nuôi - thú y, nuôi<br />
trồng thủy sản, trồng nấm, may công nghiệp, máy công nghiệp, cơ khí gò - hàn, điện công<br />
nghiệp, điện dân dụng, điện lạnh và một số thiết bị phục vụ dạy nghề lƣu động cho lao<br />
động nông thôn. Nhìn chung cơ sở vật chất, trang thiết bị đƣợc đầu tƣ mua sắm đã đƣa vào<br />
sử dụng, từng bƣớc đáp ứng yêu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh.<br />
2.1.1.2. Hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên, người dạy nghề, cán bộ quản<br />
lý nghề<br />
Phát triển đội ngũ giáo viên, người dạy nghề: Bằng nguồn kinh phí chƣơng trình<br />
mục tiêu quốc gia Trung ƣơng hỗ trợ, Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội đã phối hợp<br />
với Trƣờng Cao đẳng nghề cơ giới Ninh Bình, Trƣờng Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh<br />
Hóa tổ chức các lớp đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm dạy nghề và kỹ năng dạy học<br />
cho ngƣời dạy nghề trên địa bàn tỉnh, đến nay cơ bản đội ngũ giáo viên các trung tâm dạy<br />
nghề đã đƣợc chuẩn hóa về nghiệp vụ sƣ phạm dạy nghề và ngƣời dạy nghề tham gia dạy<br />
nghề của các cơ sở sản xuất kinh doanh đều đƣợc bồi dƣỡng kỹ năng dạy nghề.<br />
<br />
<br />
14<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015<br />
<br />
<br />
<br />
Số giáo viên đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm dạy nghề trong năm 2014<br />
là 100 ngƣời và trong giai đoạn 2010 - 2014 là 360 ngƣời; Số ngƣời dạy nghề đƣợc đào<br />
tạo, bồi dƣỡng kỹ năng dạy học trong năm 2014 là 60 ngƣời và trong giai đoạn 2010 - 2014<br />
là 260 ngƣời. Số lƣợng giáo viên, ngƣời dạy nghề tham gia dạy nghề cho lao động nông<br />
thôn năm 2014 là 48 ngƣời và giai đoạn 2010 - 2014 là 245 ngƣời.<br />
Nhìn chung, chất lƣợng đội ngũ giáo viên tham gia dạy nghề cho LĐNT: đảm bảo về<br />
trình độ chuyên môn, cơ bản đạt chuẩn về nghề vụ sƣ phạm dạy nghề. Ngoài ra, các cơ sở<br />
dạy nghề đã huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sƣ, ngƣời lao động<br />
có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến<br />
nông - lâm - ngƣ, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề.<br />
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề: Đến thời điểm hiện tại mới chỉ có 5/27<br />
huyện (Thiệu Hóa, Triệu Sơn, Thạch Thành, Lang Chánh, Yên Định) bố trí cán bộ chuyên<br />
trách theo dõi công tác dạy nghề thuộc phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Số cán<br />
bộ quản lý dạy nghề ở cấp huyện và cán bộ theo dõi công tác dạy nghề cho LĐNT ở cấp xã<br />
đƣợc bồi dƣỡng về nghiệp vụ quản lý và tƣ vấn chọn nghề, tìm việc làm cho LĐNT trong<br />
năm 2014 là 180 ngƣời và trong giai đoạn 2010 - 2014 là 862 ngƣời.<br />
2.1.1.3. Hoạt động phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề; xây<br />
dựng, phê duyệt danh mục nghề đào tạo, định mức chi phí đào tạo nghề<br />
Hiện tại có 30 nghề, nhóm nghề nông nghiệp và 28 nghề, nhóm nghề phi nông<br />
nghiệp đƣợc phê duyệt trong danh mục nghề đào tạo và đƣợc phê duyệt định mức chi phí<br />
đào tạo; Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội hƣớng dẫn các cơ sở dạy nghề tham gia dạy<br />
nghề cho LĐNT xây dựng chƣơng trình, giáo trình, học liệu dạy nghề theo quy định tại<br />
Thông tƣ số 31/2010 ngày 08/10/2010 của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội để tổ<br />
chức dạy nghề cho LĐNT. Tổng số đã đƣợc xây dựng mới đƣợc 35 chƣơng trình dạy nghề<br />
(trong đó nghề nông nghiệp 24, nghề phi nông nghiệp 11). Ngoài ra các cơ sở dạy nghề sử<br />
dụng và chỉnh sửa chƣơng trình dạy nghề nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển<br />
nông thôn ban hành và chƣơng trình dạy nghề phi nông nghiệp do Tổng cục Dạy nghề ban<br />
hành phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng. Việc xây dựng danh mục nghề đào tạo<br />
phù hợp với các ngành nghề đang phát triển tại địa phƣơng. Mức chi phí đào tạo đảm bảo<br />
việc tổ chức thực hiện dạy nghề, chƣơng trình dạy nghề phù hợp về nội dung, thời gian đào<br />
tạo và đối tƣợng ngƣời học (chủ yếu dạy nghề từ 02 đến 03 tháng).<br />
2.1.1.4. Hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động<br />
nông thôn<br />
Sở Thông tin và Truyền thông đã hƣớng dẫn, chỉ đạo các cơ quan báo chí trong tỉnh,<br />
hệ thống truyền thanh cơ sở triển khai công tác tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng<br />
nhân dân về các chủ trƣơng của Đảng, chính sách phát luật của Nhà nƣớc về ý nghĩa, tầm<br />
quan trọng của công tác đào tạo nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc;<br />
Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về đào tạo nghề cho<br />
LĐNT cũng nhƣ các mô hình dạy nghề có hiệu quả.<br />
<br />
<br />
15<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015<br />
<br />
<br />
<br />
Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa đã xây dựng đƣợc các chuyên mục phát<br />
sóng phù hợp với yêu cầu của công tác phát triển nghề trên địa bàn tỉnh nhƣ: Chƣơng trình<br />
đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; Chƣơng trình khoa giáo về kỹ năng trồng trọt, chăn<br />
nuôi, nuôi trồng - chế biến thủy sản, các nghề tiểu thủ công nghiệp…<br />
Năm 2014, các cơ quan báo chí, thông tin tuyên truyền trên địa bàn tỉnh đã xây<br />
dựng chuyên mục phát trên sóng truyền hình tỉnh, mỗi tuần 01 chuyên mục, phát sóng<br />
03 lần/tuần, tổng số trong năm xây dựng đƣợc 64 chuyên mục; Xây dựng đƣợc 33<br />
chuyên mục trên Báo Thanh Hóa, Báo Văn hóa và Đời sống với 58 tin bài; Tuyên<br />
truyền trên hệ thống đài phát thanh tỉnh với 174 chuyên mục, bản tin; Tuyên truyền trên<br />
hệ thống truyền thanh huyện, xã với 4.540 bản tin. Kết quả đã có 10.215 tin, bài tuyên<br />
truyền về công tác đào tạo nghề cho LĐNT từ khi triển khai đến khi thực hiện đề án<br />
đến nay. Số lƣợng cán bộ làm công tác tuyên truyền, tƣ vấn học nghề, việc làm đƣợc<br />
đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ trong 2014 là 180 ngƣời và trong giai đoạn 2010 - 2014<br />
là 826 ngƣời. Số lƣợng lao động nông thôn đƣợc tƣ vấn học nghề và việc làm năm 2014<br />
là 11.320 ngƣời và trong giai đoạn 2010 - 2014 là 52.538 ngƣời.<br />
Đội ngũ tuyên truyền viên là các bộ Hội Nông dân; Hội Phụ nữ; Tỉnh đoàn Thanh<br />
niên đã tổ chức tuyên truyền vận động hội viên tham gia học nghề bằng nhiều hình thức,<br />
biện pháp phong phú nhƣ thông qua tập huấn, sinh hoạt, trên các phƣơng tiện thông tin đại<br />
chúng, các tổ chức đoàn thể đã tuyên truyền đến hội viên về các chủ trƣơng, chính sách,<br />
các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách phát luật của Nhà nƣớc về lĩnh vực dạy nghề<br />
cho LĐNT.<br />
2.1.2. Kết quả hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn<br />
Bảng 1. Kết quả thực hiện hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn<br />
Đơn vị tính: người<br />
<br />
Trong đó Số ngƣời có việc làm<br />
Tổng số<br />
Tổng ngƣời Đƣợc Thành<br />
Giai Đối Đối Đối Đƣợc DN<br />
đoạn số DN Tự tạo lập tổ<br />
tƣợng tƣợng tƣợng có việc bao tiêu<br />
tuyển việc làm hợp sản<br />
01 02 03 làm sản phẩm<br />
dụng xuất<br />
2010 -<br />
29.166 13.286 877 15.003 24.479 4.674 5.248 14.486 71<br />
2014<br />
Năm<br />
8.379 2.438 315 5.626 7.183 1.783 1.069 4.331<br />
2014<br />
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa<br />
Theo bảng 1, trong giai đoạn 2010 - 2014: tổng số lao động nông thôn hỗ trợ học<br />
nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dƣới 03 tháng theo chính sách Đề án 1956 là<br />
29.166 ngƣời (916 lớp), trong đó: đối tƣợng 1 là 13.286 ngƣời, đối tƣợng 2 là 877 ngƣời,<br />
đối tƣợng 3 là 15.003 ngƣời. Số lao động nông thôn có việc làm sau học nghề là 24.470<br />
ngƣời, đạt 84% so với tổng số ngƣời đã học nghề xong (trong đó: doanh nghiệp tuyển<br />
<br />
<br />
16<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015<br />
<br />
<br />
<br />
dụng: 4.674 ngƣời, bao tiêu sản phẩm: 5.248 ngƣời; tạo việc làm: 14.486 ngƣời, thành<br />
lập tổ hợp sản xuất là 71 ngƣời). Đạt 112% so với mục tiêu Đề án về tỷ lệ có việc làm sau<br />
đào tạo nghề.<br />
Trong năm 2014: toàn tỉnh đã hỗ trợ đƣợc 277 lớp nghề với 8.379 lao động nông<br />
thôn học nghề, trong đó: đối tƣợng 1 là 2.438 ngƣời, đối tƣợng 2 là 315 ngƣời, đối<br />
tƣợng 3 là 5.626 ngƣời. Vƣợt 67,58% so với kế hoạch năm 2014 và vƣợt 4,8% so với thực<br />
hiện năm 2013. Số lao động nông thôn có việc sau học nghề là 7.183 ngƣời, đạt 85,7% so<br />
với tổng số ngƣời đã học nghề xong (trong đó: doanh nghiệp tuyển dụng: 1.783 ngƣời, bao<br />
tiêu sản phẩm: 1.069 ngƣời; tạo việc làm: 4.331 ngƣời). Đạt 100% so với kết quả thực hiện<br />
năm 2013.<br />
2.2. Đánh giá công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong giai đoạn<br />
2010 - 2014<br />
2.2.1. Những mặt đạt được<br />
Việc dạy nghề cho lao động nông thôn có những hiệu quả hết sức tích cực trên địa<br />
bàn tỉnh.<br />
- Về mặt kinh tế: Đối với nghề nông nghiệp, lao động học nghề xong có thể áp dụng<br />
những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi. Đã<br />
thành lập đƣợc nhiều tổ hợp sản xuất, hợp tác xã giải quyết việc làm cho nhiều LĐNT.<br />
Từng bƣớc cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng<br />
nông thôn mới. Đối với nghề phi nông nghiệp, cơ sở dạy nghề chủ yếu là những doanh<br />
nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức dạy nghề, cung ứng nguyên vật liệu và bao tiêu<br />
sản phẩm cho lao động, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động trong lúc nông nhàn, góp<br />
phần tăng thu nhập cho gia đình nhƣ: nghề mây giang xiên, sản xuất hàng thủ công mỹ<br />
nghề từ bèo tây, vật liệu tết bện, dệt thổ cẩm, dệt chiếu, mây tre đan…<br />
- Về mặt xã hội: Lao động đào tạo có việc làm đã góp phần ổn định trật tự an ninh xã<br />
hội. Nhiều địa phƣơng đã gắn chƣơng trình xây dựng nông thôn mới với đào tạo nghề, góp<br />
phần từng bƣớc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hƣớng lao động nông<br />
nghiệp sang phi nông nghiệp.<br />
- Về các cơ sở dạy nghề đã đƣợc quan tâm đầu tƣ cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề để<br />
phục vụ dạy nghề cho LĐNT. Việc hỗ trợ đầu tƣ tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị<br />
dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề cấp huyện ngày càng đƣợc chú trọng.<br />
- Về hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề của các cơ sở dạy nghề công<br />
lập cơ bản đạt chuẩn theo quy định. Giáo viên các cơ sở dạy nghề ngoài công lập (các cơ<br />
sở sản xuất kinh doanh) phần lớn là thợ lành nghề, đã qua lớp bồi dƣỡng kỹ năng dạy học<br />
cho ngƣời dạy nghề, chủ yếu là tổ chức dạy nghề theo hình thức kèm cặp truyền nghề từ<br />
01 đến dƣới 03 tháng với các nghề thủ công mỹ nghệ.<br />
- Về hoạt động phát triển chƣơng trình, giáo trình, học liệu dạy nghề, các cơ sở dạy<br />
nghề đã sử dụng và chỉnh sửa chƣơng trình dạy nghề nông nghiệp với danh mục nghề đào<br />
<br />
<br />
17<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015<br />
<br />
<br />
<br />
tạo phù hợp với các ngành nghề đang phát triển tại địa phƣơng và mức chi phí đào tạo phù<br />
hợp với nội dung, thời gian, đối tƣợng ngƣời học.<br />
- Về hoạt động tuyên truyền, tƣ vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông<br />
thôn: Các sở, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã phối hợp tốt trong<br />
việc triển khai thực hiện dạy nghề cho LĐNT. Huy động đƣợc toàn bộ hệ thống chính trị,<br />
xã hội các cấp tham gia tích cực trong công tác tuyên truyền, tƣ vấn học nghề, việc làm,<br />
kiểm tra giám sát thực hiện Đề án, đặc biệt là sự tham gia phối hợp có hiệu quả các Trung<br />
tâm giáo dục cộng đồng tại các xã. Kết quả của việc thực hiện Đề án đã tác động đến nhận<br />
thức của LĐNT về công tác đào tạo nghề đƣợc chuyển biến theo hƣớng tích cực, số lƣợng<br />
LĐNT tham gia học nghề tăng hàng năm.<br />
2.2.2. Một số vấn đề còn tồn tại<br />
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, việc thực hiện đề án đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh<br />
Thanh Hóa vẫn còn một số vấn đề tồn tại nhƣ:<br />
Các trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thƣờng xuyên - dạy nghề cấp huyện<br />
đƣợc đầu tƣ cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề song mới chỉ tham gia dạy nghề cho LĐNT<br />
một số nghề thích hợp và theo kinh phí đƣợc giao, còn việc dạy nghề cho lao động xã hội<br />
còn hạn chế do chất lƣợng đào tạo nghề chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thị trƣờng lao động,<br />
dẫn đến việc thiết bị dạy nghề đƣợc đầu tƣ chƣa phát huy hiệu quả sử dụng cao.<br />
Các cơ sở dạy nghề công lập cấp huyện chƣa đƣợc bố trí đủ giáo viên cơ hữu. Đội<br />
ngũ cán bộ quản lý, theo dõi công tác dạy nghề còn thiếu về số lƣợng, chủ yếu là kiêm<br />
nhiệm nên ảnh hƣởng đến việc quản lý cũng nhƣ chất lƣợng triển khai, kiểm tra, giám sát<br />
thực hiện các hoạt động của đề án trên địa bàn.<br />
Về chƣơng trình dạy nghề: các cơ sở dạy nghề đã căn cứ vào hƣớng dẫn của Bộ Lao<br />
động - Thƣơng binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn xây dựng chƣơng<br />
trình dạy nghề. Tuy nhiên, việc triển khai còn chậm, chƣa sát thực với yêu cầu của thị<br />
trƣờng lao động, chƣa thực sự đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời học nghề.<br />
Công tác tuyên truyền, tƣ vấn học nghề, việc làm cho lao động nông thôn đã đƣợc<br />
quan tâm nhƣng kết quả chƣa đƣợc cao. Lao động nông thôn, đặc biệt là khu vực miền núi<br />
đa số trình độ dân trí thấp, một bộ phận không nhỏ còn trong chờ ỷ lại vào chính sách hỗ<br />
trợ của Nhà nƣớc do đó chƣa nhận thức rõ vai trò của học nghề đối với giải quyết việc làm,<br />
tăng thu nhập, cải thiện đời sống.<br />
<br />
3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ<br />
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở THANH HÓA<br />
Để đạt đƣợc các mục tiêu đặt ra trong thời gian tới, nâng cao chất lƣợng công tác<br />
đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tỉnh Thanh Hóa cần phải thực hiện một số giải<br />
pháp sau:<br />
Nâng cao chất lƣợng dạy nghề cho lao động xã hội thông qua việc nâng cao chất<br />
lƣợng đào tạo nghề để đáp ứng đƣợc yêu cầu thị trƣờng lao động, từ đó phát huy hiệu quả<br />
sử dụng của các thiết bị dạy nghề.<br />
<br />
<br />
18<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015<br />
<br />
<br />
<br />
Căn cứ thực trạng giáo viên dạy nghề, ngƣời dạy nghề và cán bộ quản lý dạy nghề,<br />
các cơ sở tham gia dạy nghề cho LĐNT có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế<br />
hoạch tuyển dụng, đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý. Mặt khác,<br />
thƣờng xuyên sàng lọc, kiểm tra, đánh giá năng lực của đội ngũ giáo viên dạy nghề đảm<br />
bảo về số lƣợng và chất lƣợng.<br />
Gắn việc xây dựng chƣơng trình dạy nghề phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế -<br />
xã hội của địa phƣơng, từ đó đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các<br />
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và đáp ứng yêu cầu của ngƣời học nghề.<br />
Tiếp tục tuyên truyền, triển khai, tƣ vấn dạy nghề và việc làm cho LĐNT trên<br />
phƣơng tiện thông tin đại chúng. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, tƣ vấn học nghề, lựa<br />
chọn nghề học, nơi học nghề và việc tổ chức lớp dạy nghề cho lao động nông thôn phù hợp<br />
với chuyển dịch cơ cấu lao động và phát triển ngành nghề của địa phƣơng.<br />
<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hƣớng nâng cao chất lƣợng hiệu<br />
quả đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với<br />
trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình sẽ là điều kiện tiên quyết<br />
để xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững cho các địa phƣơng miền núi, góp phần<br />
đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc./.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] Sở LĐ - TB và Xã hội tỉnh Thanh Hóa, 2013, Báo cáo sơ kết 4 năm thực hiện Quyết<br />
định số 1956/TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án<br />
“Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.<br />
[2] Thủ tƣớng Chính phủ (2009), Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 về phê<br />
duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.<br />
[3] UBND tỉnh Thanh Hóa (2010), Quyết định số 3906/QĐ-UBND ngày 29/10/2010 về<br />
việc phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến<br />
năm 2020”.<br />
<br />
VOCATIONAL TRAINING SCHEME FOR RURAL LABORS<br />
IN THANH HOA PROVINCE: THE ACHIEVEMENTS<br />
AND CURRENT PROBLEMS<br />
Le Thi Binh, Le Thi Thu Ha<br />
<br />
ABSTRACT<br />
<br />
Vocational training for rural labor is the cause of the Party and State, as well as all<br />
levels, and social sectors in order to improve the quality of rural labor, to meet the<br />
<br />
<br />
19<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015<br />
<br />
<br />
<br />
requirements of industrialization and modernization of agricultural and rural<br />
industrialization. The State has been increasing investment to develop vocational training<br />
for rural labor and implemented policies to ensure social justice for training opportunities<br />
to all rural labor, encourage, mobilize and facilitate events for the whole society to<br />
participate in vocational training for rural labor. The paper studied the results achieved in<br />
vocational training for rural labor in Thanh Hoa in the current period, which gives some<br />
solutions to improve the efficiency of vocational training for rural labor in the province.<br />
Keywords: Thanh Hoa, vocational training, rural labors, vocational training<br />
institutions<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />