Đề án môn học Truyền thông Marketing: Thực trạng xúc tiến bán với người tiêu dùng của siêu thị Big C Thăng Long trong năm 2014 - ĐH Kinh Tế Quốc Dân
lượt xem 57
download
Đề án môn học Truyền thông Marketing: Thực trạng xúc tiến bán với người tiêu dùng của siêu thị Big C Thăng Long trong năm 2014 nhằm tìm hiểu sâu hơn về lý thuyết xúc tiến bán đã được vận dụng cụ thể trong công ty, cụ thể là hoạt động xúc tiến bán với người tiêu dùng ở siêu thị Big C trong năm 2014 và từ đó có đề xuất gợi ý cho siêu thị này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án môn học Truyền thông Marketing: Thực trạng xúc tiến bán với người tiêu dùng của siêu thị Big C Thăng Long trong năm 2014 - ĐH Kinh Tế Quốc Dân
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA MARKETING -------o0o------- ĐỀ ÁN MÔN HỌC TRUYỀN THÔNG MARKETING Đề tài: THỰC TRẠNG XÚC TIẾN BÁN VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG CỦA SIÊU THỊ BIG C THĂNG LONG TRONG NĂM 2014 Sinh viên thực hiện: VŨ THỊ ANH Mã sinh viên: 11120258 Lớp: TRUYỀN THỒNG MARKETING 54 Giáo viên hướng dẫn: THS. NGUYỄN MINH HIỀN Hà Nội – 2015 1
- Mục Lục ..................................................................................................... 30 PHẦN MỞ ĐẦU Tầm quan trọng của việc nghiên cứu đề án Ngày nay, kinh tế phát triển, cạnh tranh trở lên ngày càng gay gắt, mỗi công ty doanh nghiệp đều có những chiến lược kinh doanh riêng biệt, áp dụng khoa học công nghệ để tồn tại được trên thị trường khó khăn này. Trước nhiều sự lựa chọn khác nhau về thương hiệu, sản phẩm, giá cả hay dịch vụ cung cấp,..., người tiêu dùng trở thành mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp và marketing ngày càng quan trọng và có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Tìm kiếm khách hàng mục tiêu, tạo lòng tin và sự trung thành của khách hàng là điều mà các doanh nghiệp đang ra sức làm. Các hoạt động marketing: nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, truyền thông... ngày càng phát triển mạnh. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp, những người làm marketing nhận thức được rằng truyền thông không chỉ là quảng cáo, mà còn là kết hợp với nhiều công cụ khác nữa: pr, bán hàng cá nhân, marketing trên internet, khuyến mại... Nói đến khuyến mại là nói đến rất nhiều công cụ cổ động nhằm kích thích thị trường đáp ứng nhanh và mạnh hơn đối với sản phẩm và dịch vụ của Công ty. Hầu hết các tổ chức kinh doanh đều sử dụng các công cụ khuyến mại. Có nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngòai công ty góp phần làm cho hoạt động khuyến mại tăng lên dữ dội. Bên trong Công ty, sự nhận thức vai trò quan trọng của khuyến mại ở mọi cấp quản trị đã được khẳng định. Bên ngòai Công ty do cạnh tranh, do lạm phát, do suy thoái kinh tế, đã làm cho việc bán hàng trở nên khó khăn, mặt khác do chi phí quảng cáo cao, phải chen chúc nhau trong các phương tiện truyền thông v..v…làm cho người ta sử dụng khuyến mại càng nhiều hơn. Tại Việt Nam, chi phí quảng cáo bị 2
- giới hạn là lí do cho các công ty đẩy mạnh các công cụ khác trong đó có cả xúc tiến bán. Theo báo cáo của Kantar Media, 88,8% dân số Việt Nam đi siêu thị và 20,5% người dân đi mua sắm tại kênh này ít nhất một lần mỗi tuần. Vai trò của kênh bán lẻ hiện đại ( bao gồm siêu thị và trung tâm thương mại) đã tồn tại và đang trỗi dậy ngày càng quyết liệt trong bối cảnh khó khăn hiện nay... Ngành bán lẻ Việt Nam tuy còn khá non trẻ nhưng ngày càng có nhiều tập đoàn bán lẻ chen chân vào khai thác. Điểm qua có thể thấy Metro, Co.opmart, Maximark, Citimart, Parkson, Lotte, Family Mart, Circle K, Giant, Daiso,... Trong đó ta phải kể đến siêu thị Big C một trong những nhà bán lẻ dẫn đầu về giá rẻ tại thị trường Việt Nam. Nghiên cứu đề tài “ thực trạng xúc tiến bán với người tiêu dùng của Big C năm 2014”, tôi mong muốn tìm hiểu sâu rộng hơn về thực trạng xúc tiến bán của nhà bán lẻ tại Việt Nam trong tình huống cụ thể tại Big C Thăng Long. Mục tiêu nghiên cứu đề án Đề án này nghiên cứu nhằm muốn tìm hiểu sâu hơn về lý thuyết xúc tiến bán đã được vận dụng cụ thể trong công ty như thế nào, cụ thể là hoạt động xúc tiến bán với người tiêu dùng ở siêu thị Big C trong năm 2014 và từ đó có đề xuất gợi ý cho siêu thị sau này. Nhiệm vụ nghiên cứu đề án Nhiệm vụ của đề án bao gồm những ý chính sau: Hệ thống hóa lại lí thuyết về xúc tiến bán Tìm hiểu các hoạt động xúc tiến bán với người tiêu dùng của Big C Nhận xét, đánh giá và đưa ra đề xuất Đối tượng, phương pháp, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đề án này là siêu thị Big C Thăng Long và các hoạt động xúc tiến bán với người tiêu dùngcủa nó. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tại bàn 3
- Giới hạn nghiên cứu: Không gian: siêu thị Big C Thời gian: năm 2014 Hạn chế của đề tài Do hạn chế về nguồn tin có thể tìm hiểu được và lượng thời gian cho phép, đề án còn nhiều phần hạn chế khi nghiên cứu đến siêu thị Big C Thăng Long. Hi vọng vào lần sau, tôi sẽ thực được đầy đủ và chuyên sâu hơn. Cấu trúc đề án Đề án gồm các phần: Lời mở đầu Giới thiệu lí do nghiên cứu đề án, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phương pháp nghiên cứu, hạn chế của đề tài, cấu trúc đề tài Phần 1. Một số vấn đề lý luận về xúc tiến bán Phần 2. Hệ thống siêu thị Big C và hoạt động Marketing của hệ thống Phần 3. Thực trạng xúc tiến bán với người tiêu dùng tại siêu thị Big C Thăng Long năm 2014 Phần kết luận 4
- Phần 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ THUYẾT XÚC TIẾN BÁN 1.1. Khái niệm, bản chấtvà các hình thức của xúc tiến bán 1.1.1. Khái niệm, bản chất của xúc tiến bán Khái niệm: xúc tiến bán được định nghĩa như là một sự kích thích trực tiếp thông qua việc cung cấp một giá trị tăng thêm hoặc động cơ cho sản phẩm đối với lực lượng bán hàng, nhà phân phối hoặc người tiêu dùng cuối cùng với mục đích chính là làm tăng bán hàng ngay lập tức. Xúc tiến bán về bản chất là bất kì hình thức ưu đãi nào ngoài lợi ích căn bản do một thương hiệu đem lại, đó là giá trị tăng thêm từ sản phẩm hay thương hiệu mà khách hàng cảm nhận được. Nó là một công cụ trong truyền thông marketing tích hợp, được thiết kế để đẩy mạnh quá trình bán hàng và tăng khối lượng bán tối đa. 5
- Xúc tiến bán chỉ hướng đến thời gian ngắn và có khả năng ảnh hưởng tới hành vi của người mua vì nó đem lại giá trị vượt trội và khiến họ cảm thấy thích hơn khi mua hàng. Nếu quá lạm dụng xúc tiến bán sẽ khiến khách hàng nghi ngờ về giá thành thật sự của sản phẩm, không có tin tưởng về thương hiệu. Khi một chương trình xúc tiến bán thành công không chỉ đóng góp và thúc đẩy sức tiêu thụ sản phẩm của khách hàng mà còn thuyết phục người kinh doanh (nhà bán lẻ, bán buôn) mua một thương hiệu. 1.1.2. Các hình thức của xúc tiến bán Xúc tiến bán chủ yếu có hai hình thức sau: Xúc tiến bán thương mại: là hình thức thúc đẩy nhà phân phối (nhà bán buôn, bán lẻ) nhập sản phẩm hay thương hiệu của mình. Hình thức này sử dụng khi nhà sản xuất sử dụng chiến lược đẩy. Xúc tiến bán với người tiêu dùng: là hình thức tác động đến khách hàng trực tiếp nhằm thú hút sự chú ý của họ, kích thích tiêu thụ nhằm làm tăng số lượng hàng bán ra. Ở đây, tôi xin tập trung vào hệ thống hóa lí thuyết về xúc tiến bán với người tiêu dùng để phục vụ cho đề tài của đề án. 1.2. Kế hoạch xúc tiến bán 1.2.1. Phân tích cơ sở xây dựng kế hoạch xúc tiến bán Không thể phủ nhận rằng nghiên cứu thị trường là một phần quan trọng cho các nhà nghiên cứu marketing xây dựng một kế hoạch xúc tiến bán hiệu quả. Từ việc phân tích cơ hội hay đe dọa từ phía thị trường, phân tích khách hàng và phân tích đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp mới chớp được thời cơ vàng tung ra chương trình xúc tiến bán của mình mới hiệu quả. Chính vì thế hiểu biết về thị trường, đối thủ cạnh tranh mới đặt được mục tiêu xúc tiến bán có tính khả thi, kế hoạch xúc tiến bán mới hiệu quả. 1.2.2. Mục tiêu của xúc tiến bán 6
- Trọng tâm của một doanh nghiệp thành công là sự hiểu biết sâu sắc về nhu cầu của khách hàng, thế nên bạn cần phải hiểu rõ ràng khách hàng hiện tại và tiềm năng của mình là ai. Đi từ sự hiểu biết về khách hàng, ta mới vạch ra được mục tiêu, chiến lược kinh doanh và mục tiêu chiến lược marketing. Những mục tiêu đó làm kim chỉ nam cho nhà kinh doanh xác định được các mục đích chiến chiến thuật của mình. Mục tiêu của xúc tiến bán phải gắn chặt với mục tiêu của chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing. Xúc tiến bán gồm mười hai mục tiêu cốt lõi sau: Tăng khối lượng bán Tăng dùng thử Tăng mua lập lại Tăng sự trung thành Mở rộng việc sử dụng Tạo ra mối quan tâm Tạo ra nhận thức Làm lệch hướng sự chú ý từ giá Tăng sự hỗ trợ trung gian Phân biệt đối xử giữa người sử dụng và người không sử dụng Phục hồi nhận thức thương hiệu và làm chênh lệch hướng sự chú ý từ khiếu nại sau việc xử lý sai tài khoản khách hàng Duy trì nhận thức thương hiệu khi dịch vụ thất bại Bất cứ khi nào, xúc tiến bán phải được xác định từ mười hai mục tiêu cốt lõi của nó với cả chiến lược và những mục tiêu marketing tổng thể mà xúc tiến bán là một phần trong đó. Lượng hóa được các mục tiêu ngay từ ban đầu giúp nhà Marketing đo lường và theo dõi sự thành công của xúc tiến bán. Các nhà Marketing phải lập kế hoạch xúc tiến với người tiêu dùng bằng việc chỉ đạo phân tích tình hình và xác định vai trò cụ thể của xúc tiến bán trong chương trình truyền thông marketing tích hợp. Họ phải quyết định 7
- những gì xúc tiến được thiết kế để đạt tới mục tiêu đã định. Phải thiết lập và có thể đo lường được các mục tiêu của xúc tiến bán. Các mục tiêu xúc tiến bán với người tiêu dùng thường đặt ra là: Dùng thử và mua lại Tăng mức tiêu thụ của các thương hiệu đã thành lập. Gữi chặt khách hàng hiện tại Nhắm vào một đoạn thị trường cụ thể Làm tăng hiệu quả của truyền thông marketing tích hợp và gắn giá trị thương hiệu 1.2.3. Thiết lập chương trình xúc tiến bán Khi doanh nghiệp đã thiết lập được các mục tiêu kinh doanh, mục tiêu marketing và biết được những gì xúc tiến bán sẽ làm trong chiến dịch, ta cần phải định hướng xúc tiến bán, lập một một kế hoạch xúc tiến bán cụ thể. Quy trình lập kế hoạch xúc tiến bán gồm các bước cơ bản sau: Sử dụng nhà cung cấp dịch vụ xúc tiến bán Sáng tạo chương trình xúc tiến bán ( lựa chọn công cụ xúc tiến bán) Kế hoạch thực hiện chương trình xúc tiến bán Đánh giá hoạt động xúc tiến bán Tóm lại, lập kế hoạch xúc tiến bán được mô phỏng qua sơ đồ sau: 8
- Sơ đồ 1 Quá trình xúc tiến bán tại công ty kinh doanh 1.3. Các công cụ xúc tiến bán với người tiêu dùng 1.3.1. Mẫu hàng dùng thử Mẫu hàng dùng thử là bất kì phương pháp nào được sử dụng để cung cấp một sản phẩm thực tế hoặc dùng thử nó có kích thước cho người tiêu dùng. Mẫu dùng thử có nhiều hiểu quả vì nó mang lại cho người tiêu dùng cơ hội để trải nghiệm một thương hiệu nhất định, nó cho phép tương tác trực tiếp chủ động đến khách hàng và gần như là một điều kiện cần thiết khi giới thiệu một sản phẩm mới. Tuy nhiên, mẫu dùng thử có một số nhược điểm cần lưu ý đến là thương hiệu đó phải có một số lợi ích đặc biệt hoặc vượt trội cho một chương trình mẫu thì mới đánh giá được hiệu quả, với một số sản phẩm đặc thù như mĩ phẩm, thực phẩm chức năng... lợi ích của nó khó đánh giá ngay được. 9
- Mẫu nên sử dụng trong trường hợp thương hiệu mới hoặc sản phẩm được cải tiến có những lợi thế khác biệt hay khi khái niệm sản phẩm tiên tiến rất khó truyền thông bằng cách quảng cáo một mình hoặc khi ngân sách xúc tiến bán có thể đủ khả năng tạo ra dùng thử đối với người tiêu dùng. 1.3.2. Phiếu mua hàng Phiếu mua hàng là một công cụ xúc tiến bán dành cho người tiêu dùng trong việc mua sắm những thương hiệu cung cấp phiếu giảm giá bằng việc đưa ra một khoản tiền trên phiếu. Doanh nghiệp có thể cung cấp phiếu mua hàng bằng một số phương pháp như là: Cung cấp ở các cửa hàng phân phối sản phẩm Gửi thư trực tiếp đến khách hàng Chèn phiếu trên tạp chí và báo Gửi kèm theo sản phẩm (để trong hoặc dán ngoài hộp, bao gói sản phẩm) Cung cấp phiếu mua hàng trực tuyến Sử dụng phương pháp phiếu mua hàng cũng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp bởi phiếu mua hàng thường được sử dụng do những người sử dụng thương hiệu hiện tại, các hộ gia đình có khả năng sử dụng phiếu mua hàng nhất cũng như có nhiều khả năng mua thương hiệu ở nơi đầu tiên. Vì thế doanh nghiệp cung cấp phiếu mua hàng để tránh bị mất người tiêu dùng bởi thương hiệu khác cung cấp phiếu mua hàng. 1.3.3. Xúc tiến bán qua giá Xúc tiến bán qua giá là hình thức giảm giá bán sản phẩm, thương hiệu so với giá bán vốn có kích thích khách hàng mua và tiêu dùng sản phẩm. Có hai hình thức giảm giá đó là: giảm giá ngay và giảm giá sau. Các hình thức giảm giá ngay là: Giảm giá theo mùa Mua nhiều 10
- Đóng gói theo lô Giá được giảm trên kệ Cung cấp giá được giảm trên hộp Đóng gói thêm khối lượng Các hình thức giảm giá sau là: Phiếu mua hàng Phiếu giảm giá bằng tiền mặt Cung cấp mua lại Các giao dịch tài chính Xúc tiến bán qua giá thường là hình thức hay dùng của doanh nghiệp để thưởng cho người tiêu dùng hiện tại, người tiêu dùng sẽ mua với số lượng lớn hơn bình thường, thiết lập mua hàng lập lại, đảm bảo tiền xúc tiến tiếp cận người dùng. 1.3.4. Quà tặng Quà tặng là một hàng hóa hay dịch vụ được cung cấp như một quà tặng để tạo ra những hành động của người tiêu dùng, nhà bán lẻ và lưc lượng bán. Quà tặng đại diện cho những công cụ xúc tiến bán linh hoạt để tạo ra mua dùng thử, khuyến khích mua lặp lại, nâng cao hình ảnh thương hiệu. Ngoài ra, quà tặng được cung cấp để tăng sự trung thành thương hiệu của người tiêu dùng và thúc đẩy mua mới. Để tạo ra cung cấp quà tặng tốt, có tính hấp dẫn người tiêu dùng cần lựa chọn đối tượng cao cấp và phương pháp phân phối dựa trên một chi tiết rõ ràng về những gì đang thực hiện. Tuy nhiên mặt hàng cao cấp đó cần phải phù hợp với hình ảnh của thương hiệu và phù hợp với thị trường mục tiêu. 1.3.5. Xúc tiến bán giải thưởng Chương trình xúc tiến bán giải thưởng khác với các hình thức xúc tiến bán với người tiêu dùng khác là lợi ích của người tiêu dùng tùy thuộc vào họ có 11
- thắng hay không trong trò chơi mà doanh nghiệp đưa ra. Có hai hình thức cho xúc tiến bán này là rút thăm trúng thưởng và các cuộc thi. Công cụ này có ba đặc điểm chính sau: Chúng cung cấp một chi phí tối đa có thể dự đoán trước mà không hề thay đổi với số lượng người tham gia Một lợi ích lớn có thể được cung cấp trong một chương trình xúc tiến bán qua giải thưởng với tất cả mọi người cùng tham gia Chúng phải tuân thủ theo quy định của luật thương mại 2005 về hoạt động khuyến mại Chương trình xúc tiến bán giải thưởng này cung cấp một phần thưởng ngay lập tức cho người thắng cuộc, tạo hứng thú, kích thích sự quan tâm đến thương hiệu và củng cố lòng trung thành thương hiệu. Tuy nhiên, cần phải tránh sự lộn xộn đe dọa niềm tin của người tiêu dùng trong bảo mật hoạt động trò chơi và tính toàn vẹn của kết quả cuộc thi. Có hai hình thức của xúc tiến bán qua các trò chơi là: Rút thăm trúng thưởng: trong đó người thắng cuộc được xác định hoàn toàn dựa trên cơ sở của cơ hội chứng thực mua hàng không thể được yêu cầu như một điều kiện tham gia Các cuộc thi: trong đó những người tham gia phải hành động theo những nguyên tắc của cuộc thi và có thể hoặc không yêu cầu cung cấp những chứng từ mua hàng 12
- Phần 2. HỆ THỐNG SIÊU THỊ BIG C VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA HỆ THỐNG 13
- 2.1. Giới thiệu về hệ thống siêu thị Big C và siêu thị Big C Thăng Long 2.1.1. Hệ thống siêu thị Big C Hệ thống siêu thị Big C hoạt động kinh doanh theo mô hình “Trung tâm thương mại” hay “Đại siêu thị”, là hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại đang được Tập đoàn Casino (Tập đoàn mẹ của siêu thị Big C) triển khai. Casino là một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới, với hơn 307.000 nhân viên làm việc tại hơn 12.000 chi nhánh, tại Việt Nam, Thái Lan, Argentina, Uruguay, Brazil, Columbia, Pháp, Madagascar và Mauritius. Big C gia nhập thị trường Việt Nam bằng việc khai trương đại siêu thị đầu tiên tại Đồng Nai năm 1998. Hiện nay, các cửa hàng Big C hiện diện ở hầu hết các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Biên Hòa, Cần Thơ, TP.HCM. Hệ thống Big C là một chuỗi siêu thị gồm 26 điểm trải dài khắp lãnh thổ Việt Nam. Cơ cấu tổ chức của Big C cũng khá đơn giản, mỗi siêu thị tự quản lý công việc của mình theo chỉ đạo của tổng giám đốc, và phù hợp với địa lý của từng siêu thị Big C. Sau đây là sơ đồ tổ chức của hệ thống siêu thị Big C: 14
- Sơ đồ 2. Sơ đồ tổ chức bộ máy của hệ thống siêu thị Big C Với sự nỗ lực của tập thể hơn 8000 thành viên và 26 điểm Big C trên toàn quốc, siêu thị Big C cung cấp cho người tiêu dùng Việt không gian mua sắm hiện đại, thoáng mát, thoải mái với chủng loại hàng hóa đa dạng, phong phú, chất lượng kiểm soát và giá cả hợp lý. Bên cạnh đó, tất cả các siêu thị Big C trên toàn quốc đều cung cấp những kinh nghiệm mua sắm với nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng. Trong chữ Big C, “Big“ có nghĩa tiếng Việt là “To lớn”, điều đó thể hiện quy mô lớn của các siêu thị Big C và sự lựa chọn rộng lớn về hàng hóa cung cấp. Hiện tại, mỗi siêu thị Big C có khoảng hơn 40.000 mặt hàng để đáp ứng cho nhu cầu của Khách hàng. Chữ “C“ là cách viết tắt của chữ “Customer”, có nghĩa tiếng Việt là “Khách hàng”. Chữ “C” đề cập đến những khách hàng thân thiết của doanh nghiệp vì chính họ là chìa khóa dẫn đến thành công trong chiến lược kinh doanh của siêu thị Big C. Đó cũng là 2 tiêu chí quan trọng mà Big C cho là định hướng và chiến lược kinh doanh của họ. Ngoài cung cấp không gian mua sắm hàng tiêu dùng, hành lang thương mại siêu thị Big C cung cấp không gian cho thuê bên trong và ngoài đại siêu thị Big C để các doanh nghiệp có thể tự kinh doanh tại siêu thị Big C. Tuy nhiên, những hàng hóa và dịch vụ kinh donh trong khu vực này cần tạo sự khác biệt với những sản phẩm được bày bán tại siêu thị Big C. Nhờ đó, khách hàng đến mua sắm tại 15
- siêu thị Big C có thể lựa chọn mỗi sản phẩm và dịch vụ tiện ích chỉ tại một nơi nhất định, góp phần làm tăng kinh nghiệm mua sắm của khách hàng tại siêu thị Big C. Hoạt động kinh doanh tại các hành lang thương mại Big C chia thành bốn nhóm chính: Ăn uống: nhà hàng, khu thức ăn nhanh, khu ẩm thực Giải trí: rạp chiếu phim, quầy karaoke, sân chơi cho thiếu nhi Những cửa hàng khác: nhà sách, cửa hàng quần áo, cửa hàng điện thoại, điện tử Dịch vụ: máy rút tiền tự động Hiện nay, siêu thị Big C hợp tác với các nhà cung cấp địa phương để đẩy mạnh việc phát triển nhãn hàng riêng bao gồm “Wow! Giá hấp dẫn”, “Big C”, “Bakery by Big C”. Sau hơn 10 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, Big C đã là một trong số những nhà bán lẻ lớn nhất tại thị trường Việt Nam về mức tiêu thụ hàng hóa và mức giá bán rẻ. Ngày 23/12/2012, tại Tp.HCM, hệ thống siêu thị Big C đã vinh dự nhận giải thưởng “Thương hiệu Việt được yêu thích nhất 2012” và giải thưởng “Thương hiệu Vàng được bình chọn 5 năm liên tiếp” do báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức và trao tặng. 2.1.2. Siêu thị Big C Thăng Long Big C Thăng Long là một điểm siêu thị lớn trong hệ thống Big C miền Bắc. Với hàng trăm gian hàng được bày biện trong khoảng không gian trên bốn nghìn mét vuông, Big C Thăng Long hiện là siêu thị lớn nhất trong hệ thống siêu thị Big C Hà Nội. Siêu thị Big C Thăng Long nằm ở 222 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, gần ngã tư Phạm Hùng và Trần Duy Hưng; thuộc khu trung tâm thương mại Thăng Long. Đây là vị trí đắc địa, nơi các tuyến đường giao nhau nên hàng ngày rất nhiều người qua lại thuận tiện cho việc đi mua sắm. Big C Thăng Long được đánh giá là siêu thị có mặt bằng khá đẹp với hai mặt tiền, quay ra hai trục đường chính, dễ dàng thu hút sự chú ý của người qua lại, tạo điều kiện thúc đẩy hàng hóa. Hơn nữa có nhiều tuyến xe Bus đi qua, bãi đỗ xe miễn phí, rộng rãi 16
- là ưu điểm lớn của Big C Thăng Long hấp dẫn người đi mua sắm ghé thăm điểm này. (vị trí Big C Thăng Long, nguồn: www.bigc.vn ) Giờ mở cửa của Big C Thăng Long: Thứ hai đến thứ năm, từ 8:0022:00 Thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật, từ 8:0022:00 Cuối năm 2014, Big C Thăng Long được vinh danh trong Lễ công bố Top 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Đây là lần thứ 5 liên tiếp Big C Thăng Long nằm trong bảng xếp hạng này. 2.2. Tình hình hoạt động marketing của hệ thống siêu thị Big C Thăng Long Hơn mười năm có mặt tại thị trường Việt Nam, việc phát triển thương hiệu Big C thực hiện khá tốt với việc đầu tư vào Marketing để nghiên cứu thị 17
- trường và dịch vụ chăm sóc khách hàng đã giúp công ty nâng cao doanh số, tăng sản lượng tiêu thụ trên thị trường. Công ty nên liên tục duy trì những gì đã đạt được và tiếp tục không ngừng việc phát triển thị trường và mở rộng quy mô kinh doanh. Cứ đều đặn ba tuần, Big C phát hành một bản tin khuyến mại với chính sách giá và quà tặng hấp dẫn. Các chương trình khuyến mại quy mô lớn chưa từng có, với gam hàng phong phú theo chủ đề (làm đẹp, mua sắm thiếu nhi, nội trợ, thời trang…) tạo ra sự lựa chọn đa dạng cho khách hàng, giảm giá mạnh như chương trình “giá rẻ chưa từng thấy” với khoảng 20 mặt hàng thiết yếu đã được khách hàng rất hoan nghênh. 2.2.1. chiến lược cạnh tranh và chiến lược tăng trưởng của siêu thị Big C Thăng Long Dẫn đầu về chi phí Big C đã thực hiện rất tốt những biện pháp để giảm chi phí một cách tốt nhất như: giảm tồn kho và chi phí cung ứng; thúc đây nhanh sự sẵn có của các bộ phận của thế hệ tiếp; nâng cao chất lượng nguyên liệu, phụ tùng được cung ứng; siết chặt việc tiết kiệm chi phí cho cả hai bên. Chiến lược khác biệt hóa và tập trung Để hưởng ứng các chương trình kích cầu tiêu dùng và quảng bá hàng Việt tại vùng sâu vùng xa do Chính phủ phát động. vì vậy, 95% hàng hóa phân phối trong toàn hệ thống Big C là hàng sản xuất trong nước. Đối tượng khách hàng mà Big C hướng tới là những người dân có trung bình thấp trở lên và chú trọng vào quảng bá hàng Việt. Chiến lược đa dạng hóa Để thỏa mãn tốt các nhu cầu thiết yếu và giải trí của khách hàng Big C đã triển khai chính sách: Liên tục nghiên cứu thị trường, nhu cầu của người dân để bổ sung sản phẩm mới chất lượng tốt đáp ứng kịp thời nhu cầu, làm đa dạng hóa sản phẩm. Bổ sung nhiều dịch vụ tại siêu thị như: quầy ăn nhanh, khu ẩm thực, café... để đáp ứng nhiều nhu cầu của khách khi đến siêu thị. 18
- 2.2.2. Chiến lược Marketing mix của siêu thị Big C Thăng Long Chiến lược sản phẩm Sản phẩm bán tại siêu thị chủ yếu chia ra thành năm ngành chính như sau: Thực phẩm tươi sống: thịt, hải sản, trái cây và rau củ, thực phẩm chế biến, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm bơ sữa, bánh mì. Thực phẩm khô: gia vị, nước giải khát, nước ngọt, rượu, bánh snack, hóa phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm cho thú cưng và những phụ kiện. Hàng may mặc và phụ kiện: thời trang cho nam, nữ, trẻ em và trẻ sơ sinh, giày dép, túi sách. Hàng điện gia dụng: các sản phẩm điện gia dụng bao gồm thiết bị nhà bếp, thiết bị giải trí tại gia, máy vi tính, các dụng cụ và các thiết bị tin học. Vật dụng trang tri nội thất: bàn ghế, dụng cụ bếp, đồ nhựa, đồ dùng trong nhà, những vật dụng trang trí, vật dụng nâng cấp, bảo trì và sửa chữa, phụ kiện di động, xe gắn máy, đồ dùng thể thao và đồ chơi. Tại Việt Nam, Big C là một đơn vị tiêu biểu đang tập trung cho nhãn hàng riêng. Năm 2007, Big C tung ra nhãn hàng riêng “wow! Giá hấp dẫn” với khoảng 60 mặt hàng do Big C sản xuất độc quyền. Đến đầu năm 2009, Big C đã giới thiệu đến khách hàng nhãn hiệu bánh mì, bánh ngọt “Barkery by Big C”. Đặc biệt trong tháng 5/2011, Big C bắt đầu triển khai thêm một nhãn hàng mới mang chính tên “Big C” với mức giá tiết kiệm hơn 1530% nhờ tiết kiệm được các chi phí marketing. Điểm bán và tổ chức tại điểm bán Nằm ngay ngã tư Khuất Duy TiếnTrần Duy Hưng, nơi có mật độ người đi lại nhiều, lại gần ngay khu đô thị Trung HòaNhân Chính, và nhiều khu đất xung quanh đã quy hoạch để xây dựng trung cư, nhà ở. Đó sẽ là tiềm năng lớn cho Big C khai thác ưu thế về vị trí địa lý của mình. Bên cạnh đó, việc bố trí ngay tại siêu thị cũng là yếu tố quan trọng. Đối với tâm lý khách hàng những điều kiện vật chất, kĩ thuật của siêu thị cũng có 19
- sức tác động, lôi quấn rất lớn. nếu siêu thị tạo cho khách hàng cảm giác thuận lợi, an toàn, vui vẻ, trang bị tiện nghi đầy đủ, phục vụ chu đáo thì khách hàng sẽ thường xuyên lui tới và có cơ hội bán được sản phẩm tốt hơn. Chính vì vậy mà siêu thị đã xây dựng khu trông giữ xe rộng lớn; đồng thời bố trí các quầy giữ đồ, mũ bảo hiểm nhằm tạo sự an toàn, yên tâm cho khách hàng lui tới. Bãi đỗ xe chứa được hơn hai nghìn xe máy, xe đạp; có mái che, vòm trần cao, phân chia thành từ ô, từng khu riêng biệt; phía trước siêu thị là bãi đỗ xe ô tô rộng hơn thiết kế hai cổng, lối ra lối vào riêng biệt tránh gây ùn tắc. Đặc biệt hơn, khách hàng được gửi xe, gửi đồ miễn phí mà không nhất thiết phải mua hàng. Đây là yếu tố thu hút được khách hàng tiềm năng đến với siêu thị. Yếu tố con người Cả hệ thống siêu thị Big C có khoảng 8000 nhân viên, tất cả đều được đào tạo kĩ năng bán hàng chuyên nghiệp để phục vụ khách hàng tốt nhất có thể. Ngoài ra Big C có riêng một bộ phận chăm sóc khách hàng, phục vụ khách hàng toàn thời gian. Tuy nhiên, với những ngày khuyến mại lớn, những ngày cuối tuần, cầu quá lớn khiến nhân viên khó tránh khỏi áp lực lớn mà dẫn đến những khiếu nại của khách hàng không được thỏa mãn khiến khách hàng thất vọng. Truyền thông Truyền thông là yếu tố không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp. Big C cũng không ngoại lệ. Dựa vào những ưu thế của mình, Big C xây dựng một chiến lược phù hợp. Với lợi thế về điểm bán, không chỉ là nơi thuận tiện mua sắm của người tiêu dùng, vị trí địa lí của siêu thị Big C Thăng Long còn là điều kiện tốt giúp các nhà marketing thực hiện truyền thông. Vị trí đắc địa này rất phù hợp cho treo banner quảng cáo và đã đem lại thành công không hề nhỏ. Ngoài ra Big còn thực hiện quảng cáo trên Internet và trên đài FM, vừa tiết kiệm được chi phí vừa đem lại hiệu quả cao. Nội dung quảng cáo của Big C chủ yếu là truyền thông về chương trình khuyến mãi hấp dẫn của Big C. Big C với định vị là hàng hóa giá rẻ, vì thế, họ liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi, các sẩn phẩm giá rẻ phù hợp với túi tiền của người dân. Nhất là các mặt hàng thiết yếu, rât được lòng khách hàng. Chương trình 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm môn marketting – đề trắc nghiệm câu hỏi chương 11
5 p | 80 | 18
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Truyền thông đại chúng năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 40 | 7
-
Đề cương học phần Truyền thông Marketing
13 p | 17 | 6
-
Đề thi kết thúc học phần học kỳ I năm học 2019-2020 môn Truyền thông kinh doanh - ĐH Ngân hàng TP.HCM
5 p | 27 | 4
-
Khảo sát về ảnh hưởng của đặc điểm sử dụng phương tiện truyền thông xã hội đối với sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng Lotteria
6 p | 8 | 3
-
Nghiên cứu ứng dụng đặt món ăn trực tuyến bằng công nghệ NFC trong hoạt động kinh doanh nhà hàng tại các khách sạn thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 10 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn