Đề bài: Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng trích Truyện Kiều của Nguyễn Du
lượt xem 68
download
Truyện Kiều không chỉ xuất sắc về ngôn ngữ nghệ thuật mà còn về nội dung ý nghĩa độc đáo, sâu sắc. Nguyễn Du đã phản ánh một hiện thực xã hội bất công, tàn bạo chà đạp nên quyền sống của con người biệt là những người phụ nữ. Tham khảo đề bài "Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng trích Truyện Kiều của Nguyễn Du" để hiểu hơn về vấn đề này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề bài: Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng trích Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Phân tích đoạn trích “Chí khí anh hùng” trích Truyện Kiều của Nguyễn Du. Bài làm Truyện Kiều không chỉ xuất sắc về ngôn ngữ nghệ thuật mà còn về nội dung ý nghĩa độc đáo,sâu sắc.Nguyễn Du đã phản ánh một hiện thực xã hội bất công ,tàn bạo chà đạp nên quyền sống của con người biệt là những người phụ nữ.Điều ấy khiến Truyện Kiều thấm đượm tinh thần nhân đạo.Và khi đưa Tù Hảingười anh hùng đầu đội trời,chân đạp đất vào như một nét sáng tạo trong cốt truyện Nguyễn Du đac thể hiện giấc mơ về một xã hội công bằng tự do.Vẻ đẹp, phẩm chất anh hùng hiên ngang của Từ Hải được thể hiện rõ qua đoạn trích “Chí khí anh hùng”. Sau khi bị rơi vào lầu xanh lần hai,cuộc đời Thúy Kiều tưởng như bế tắc hoàn toàn .Giữa lúc nỗi buồn đang dâng nên cao trào thì Từ Hải đột nhiên xuất hiện .Từ Hải tìm đến với Thúy Kiều như tìm đến với tri âm ,tri kỉ.Trong vũng lầy nhơ nhớp của chốn lầu xanh ,Từ Hải đã tinh tương nhận ra phẩm chất cao quý của Thúy Kiều với con mắt tinh đời.Ngay từ cuộc gặp gỡ đầu tiên Kiều đã thầm khẳng định Từ Hải là người duy nhất có thể tát cạn bể oan tình cho mình.Sau cuộc gặp gỡ đặc biệt ,Kiều và Hải đã tìm thây sự hòa hợp về tâm hồn của nhau .Hai khoảng trống về tâm hồn đã được lấp đầy, san sẻ cho nhau bằng tình yêu.Sự tương xứng ấy đã tạo nên một kết thúc có hậu: Trai anh hùng gái thuyền quyên Phi nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng. Cuộc sống đôi lứa vừa mới chớm nở được “nửa năm” thì Từ Hải ra đi thực hiện nghiệp lớn: Nửa năm hương khói đương nồng Trượng phu thoát đã động lòng bốn phương Trông vời trời bể mênh mang Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong. Mặc dù trong thời gian sáu tháng ,tình yêu của họ luôn mặn nồng ,hạnh phúc “nửa năm hương khói đương nồng”nhưng tâm chí Từ Hải luôn suy nghĩ đến việc lớn lao,khát khao lập công danh nghiệp lớn .Vì thế Từ Hải “thoát đã động lòng bốn phương” là hợp lý. “Lòng bốn phương” ở đây là hình ảnh ước lệ tượng trưng cho chí nguyện lập công danh ,sự nghiệp của Từ Hải tạo nên tầm vóc lớn lao phi thường cho người chàng.Có thể nói tình yêu hay bất cứ một thứ gì khác cũng không ngăn nổi bước chân của chàng.Trong 3254 câu Kiều ,Nguyễn Du chỉ dành duy nhất một từ “trượng phu” cho Từ Hải để khẳng định sự trân trọng,kính phục của ông đối với Từ Hải.Nguyễn Du xây dựng hình ảnh Từ Hải song song,sánh ngang với hình ảnh trời đất.Nhắc đến Từ Hải là thấy hình ảnh cao rộng của trời đất vũ trụ .Những từ láy,từ biểu cảm chỉ độ rộng ,độ cao càng khắc họa rõ hơn tư thế của Từ Hải. Cái nhìn của chàng không phải là cái nhìn bình thường mà là “trông vời”cái nhìn ẩn chứa sự sáng suốt và suy nghĩ phi thường.Hình ảnh “thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”diễn tả phong thái ung dung ,hiên ngang không vướng bận của người anh hùng trên đường ra đi gây dựng sự nghiệp.
- Đối với Thúy Kiều ,Từ Hải không chỉ như một người chồng mà còn như một vị ân nhân ,một tri âm tri kỉ .Vì vậy ,trước quyết tâm ra đi thực hiện nghiệp lớn của chồng mình ,Thúy Kiều đã xin đi theo để chăm sóc ,nâng khăn sửa túi cho chàng: Nàng rằng : Phận gái chữ tòng Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi. Kiều biết Từ Hải ra đi trong cảnh “bốn bể không nhà” nhưng vẫn nguyện đi theo.Chữ “tòng” không chỉ đơn giản như trong sách vở của Nho giáo rằng phận nữ nhi phải “xuất giá tòng phu” mà còn bao hàm ý thức chia sẻ nhiệm vụ ,đồng lòng tiếp sức cho Từ khi gặp khó khăn trong cuộc sống. Trước lời xin đi theo của Kiều , Từ Hải như khiển trách : Từ rằng : Tâm phúc tương tri Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình. Từ Hải nói rằng Kiều chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình vừa là lời khiển trách vừa mong Kiều cứng cỏi hơn vừa là lời dặn dò và niềm tin Từ Hải gửi gắm nơi Thúy Kiều.Đã là “tâm phúc tương tri” thì Kiều phải hiểu ,động viên ,chia sẻ ,là chỗ dựa tinh thần vững chắc , từ đó vượt qua sự bịn rịn của nữ nhi thường tình để Hải có thể yên tâm lên đường ra đi thực hiên nghiệp lớn .Để rồi một ngày nào đó Từ Hải trong sự nghiệp vẻ vang đón Kiều về nhà chồng trong danh dự: Bao giờ mười vạn tinh binh Tiếng chiêng dậy đất ,bóng râm rợp đường Làm cho rõ mặt phi thường Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia Qua lời hứa với Thúy Kiều , ta thấy được lý tưởng lớn lao của Từ Hải.Nguyễn Du đã sự dụng một loạt các từ ngũ thuộc phảm trù không gian như “mười vạn tinh binh”, “tiếng chiêng dậy đất “...gợi nên khát vọng lớn lao ,mang tầm vóc vũ trụ của người anh hùng.Khát vọng “ làm cho rõ mặt phi thường “ chính là khát vọng xây dựng một sự nghiệp ,công danh lẫy lừng ,xuất chúng,hơn người.Thành công ấy sx chính là sính lễ để Từ Hải rước người tri kỉ “nghi gia”.Những lời nói của Từ Hải vào khoảnh khắc tiễn biệt này càng làm rõ chí khí anh hùng của nhân vật này ,thay vì những lời nói thể hiện sự bịn rịn ,quyên luyến khi chia tay thì là những ước mơ ,sự khẳng định nhất định sẽ thành công của chàng. Từ Hải còn thể hiện chí khí anh hùng của mình ở việc cho rằng Thúy Kiều đi theo sẽ “càng thêm bận” nhưng sâu thẳm bên trong là sự lo lắng cho Kiều khi đi theo sẽ phải chịu khổ cực ,nay đây mai đó : Bằng nay bốn bể không nhà Theo càng thêm bận biết là đi đâu? Đành lòng chờ đó ít lâu Chầy chăng là một năm sau vội gì! Không chút vấn vương, bi lụy, không dùng dằng, quyến luyến như trong các cuộc chia tay bình thường khác, Từ Hải có cách chia tay mang đậm dấu ấn anh
- hùng của riêng mình. Lời chia tay mà cũng là lời hứa chắc như đinh đóng cột; là niềm tin sắt đá vào chiến thắng trong một tương lai rất gần. Hai câu thơ cuối đoạn đã khẳng định thêm quyết tâm ấy: Quyết lời dứt áo ra đi, Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi. Nguyễn Du mượn hình ảnh phim bằng (đại bàng) trong văn chương cổ điển, thường tượng trưng cho khát vọng của những người anh hùng có bản lĩnh phi thường, muốn làm nên sự nghiệp lớn lao để chỉ Từ Hải. Cuộc ra đi đột ngột, không báo trước, thái độ dứt khoát lúc chia tay, niềm tin vào thắng lợi... tất cả đều bộc lộ chí khí anh hùng của Từ Hải. Đã đến lúc chim bằng tung cánh bay lên cùng gió mây chín ngàn dặm trên cao.Hình ảnh: gió mây bằng đã đến kì dặm khai là mượn ý của Trang Tử tả chim bằng khi cất cánh lên thì như đám mây ngang trời và mỗi bay thì chín vạn dậm mới nghỉ, đối lập với những con chim nhỏ chỉ nhảy nhót trên cành cây đã diễn tả những giây phút ngáy ngất say men chiến thắng cùa con người phi thường lúc rời khỏi nơi tiễn biệt. Nguyễn Du đã thành công trong việc chọn lựa từ ngữ, hình ảnh và biện pháp miêu tả có khuynh hướng lí tưởng hóa để biến Từ Hải thành một hình tượng phi thường với những nét tính cách đẹp đẽ, sinh động.Từ Hải hiện nên như một vị anh hùng đầy phóng khoáng ,dứt khoát ,nhanh nhẹn và oai nghiêm,có lý tưởng công danh lớn,rạch ròi giữa lý tưởng và tình cảm. Đoạn trích tuy ngắn nhưng ý nghĩa lại rất lớn. Nó góp phần tô đậm tính cách của người anh hùng Từ Hải nhân vật lí tưởng, mẫu người đẹp nhất trong kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào qua đó cho thấy giấc mơ về một xã hội tự do,công bằng của Nguyễn Du.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Văn mẫu lớp 10 Phân tích đoạn trích Trao Duyên - Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du
10 p | 1262 | 212
-
Tổng hợp 5 bài văn mẫu phân tích đoạn trích "Trao duyên" trong Truyện Kiều
9 p | 1474 | 202
-
ĐÊ: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
5 p | 600 | 69
-
Đề bài: Phân tích đoạn trích “Đất nước”
5 p | 159 | 23
-
Phân tích đoạn trích "Trao Duyên" trong tác phẩm Truyện Kiều
9 p | 253 | 19
-
Đề 1: Phân tích đoạn trích Việt Bắc ( trích phần một của bài thơ) của nhà thơ Tố Hữu
6 p | 433 | 15
-
Phân tích đoạn trích Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh
14 p | 326 | 13
-
Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Đăm Săn trong đoạn trích chiến thắng
7 p | 627 | 10
-
Văn mẫu lớp 11: Phân tích đoạn trích "Tình yêu và thù hận"
9 p | 152 | 10
-
Đề bài: Phân tích bài Một thời đại trong thi ca trích Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh
11 p | 178 | 7
-
Phân tích tinh thần thơ mới trong đoạn trích Một thời đại trong thi ca
10 p | 310 | 6
-
Văn mẫu lớp 11: Phân tích đoạn trích "Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác"
7 p | 127 | 5
-
Cảm nhận đoạn trích Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh)
7 p | 261 | 4
-
Phân tích ý nghĩa nhan đề Người cầm quyền khôi phục uy quyền của V.Huy-Gô
2 p | 110 | 3
-
Văn mẫu lớp 10: Phân tích đoạn trích Hồi trống Cổ thành
7 p | 105 | 3
-
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Đàn ghi-ta của Lorca - Thanh Thảo: Tây Ban Nha... tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy
3 p | 109 | 1
-
Bài giảng Ngữ văn 11: Đọc văn Lẽ ghét thương (Trích “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu)
14 p | 51 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn