intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để con yêu nói “không' với cái tính ích kỉ

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

79
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự biến mình thành "cái rốn của vũ trụ" của con trong nhiều tình huống đã khiến cha mẹ cảm thấy lo lắng, tuy nhiên bạn có thể giúp con yêu nói "không" với đức tính không tốt này. Tại sao con yêu của bạn trở nên ích kỷ?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để con yêu nói “không' với cái tính ích kỉ

  1. Để con yêu nói “không" với tính ích kỉ Sự biến mình thành "cái rốn của vũ trụ" của con trong nhiều tình huống đã khiến cha mẹ cảm thấy lo lắng, tuy nhiên bạn có thể giúp con yêu nói "không" với đức tính không tốt này. Tại sao con yêu của bạn trở nên ích kỷ? - Sự nuông chiều thái quá của người thân: Sự đáp ứng mọi nhu cầu của bé, sự quan tâm quá mức, chăm sóc quá kỹ khiến trẻ không thể nào có cơ hội học quan tâm đến người khác, biết nghĩ đến người khác. Trẻ sẽ say đắm trong cảm giác được tán dương, chỉ biết "nhận" mà không biết "cho", không sẻ chia cùng mọi người và không còn coi việc quan tâm của con cũng là một nghĩa vụ. Lâu dần thành thói quen và tạo cho bé tính ích kỷ lúc nào không hay.
  2. Sự đáp ứng mọi nhu cầu của bé, sự quan tâm quá mức, chăm sóc quá kỹ khiến trẻ không thể nào có cơ hội học quan tâm đến người khác, biết nghĩ đến người khác. (Ảnh Gettyimages) Ở nhiều gia đình, thậm chí mọi việc như đi rửa tay, đi giày, xếp sách vở vào cặp sách đều do người thân làm hộ cho bé, đáp ứng bất kỳ nhu cầu khi trẻ muốn. Thậm chí, khi cả gia đình đang xem một chương trình tivi, nếu bé yêu cầu xem phim hoạt hình thì ngay lập tức được đáp ứng. Đôi khi, trẻ quậy phá, la hét, gắt gỏng hay có những hành động thái quá chỉ vì muốn thu hút sự chú ý của mọi người bạn cũng cho là bình thường. Hoặc khi con yêu tỏ ra rất khó chịu với sự xuất hiện của một thành viên "nhí" khác
  3. trong gia đình bạn cũng không nhắc nhở bé, đến khi nghe mẹ hỏi: "Con có thích mẹ sinh thêm em bé không?", con lập tức nhăn mặt: "Mẹ mà sinh em bé là con bỏ em bé trong tủ lạnh"... Nhiều bậc cha mẹ đã thực sự băn khoăn lo lắng khi thấy sự ích kỷ của con ngày càng nghiêm trọng. Tuy nhiên, chính sự nuông chiều thái quá của chúng ta là nguyên nhân khiến cho bé yêu trở nên ích kỷ, một thói quen không hề có lợi cho bé khi hòa nhập vào xã hội - Con dao hai lưỡi phương pháp dạy con tính tự tin, độc lập: Tự tin, độc lập là đức tính cần thiết mà cha mẹ nên dạy cho con. Nhưng độc lập quá sẽ biến bé thành ích kỷ, không quan tâm đến quan hệ với người xung quanh. Việc dạy con chỉ quan tâm đến lợi ích bản thân của một số phụ huynh khiến trẻ cảm thấy khó hiểu về cuộc sống. Trong khi ở trường, cô giáo dạy bé hoà đồng và tinh thần đồng đội, bố mẹ lại bảo bé không nên hết mình khi ở trong tập thể. Đôi khi chỉ đơn giản là những chuyện như: "Con phải giành lấy những đồ chơi con thích ở lớp" hay: "Con đừng cho bạn
  4. chạm vào đồ chơi, bạn sẽ làm hư", thế nhưng, chúng lại có tác động rất lớn đến tâm lý, nhân cách của trẻ, dẫn đến sự lệch lạc trong các mối quan hệ xã hội. Chưa kể, bé sẽ dần hình thành thói quen hời hợt với mọi việc, làm việc gì cũng chỉ nửa vời cho xong chuyện. Hay nhiều khi, việc bố mẹ quá lạm dụng lời khen với con cũng khiến trẻ tự phụ về bản thân và hình thành sự ích kỷ, khiến con lúc nào cũng không muốn ai hơn mình, sinh tính ích kỷ, coi thường người khác, cho mình là nhất, chỉ cần bố mẹ khen bạn khác giỏi hơn là khóc nhè ngay hay không bao giờ ghi nhận sự cố gắng của những người xung quanh Để con nói "không" với tính ích kỷ
  5. Hãy để con cùng chơi với bạn bè, biết chia sẻ đồ chơi trẻ sẽ bớt đi tính ích kỷ (Ảnh Gettyimages) - Dạy cho con thói quen chia sẻ với người xung quanh: Bạn có thể tìm mua những quyển truyện, sách và đọc thật diễn cảm cho con nghe ngay từ tuổi ấu thơ và cùng con trao đổi về nội dung câu chuyện. Ví dụ như:" Bạn Khỉ đi học lại quên cả bút, cả giấy, cả tẩy nữa. Nhưng mà các bạn Gấu, Mèo, Chó đều sẵn sàng cho bạn Khỉ mượn đồ. Con thấy các bạn ấy có tốt ko? ". Hay như truyện về 5 ngón tay, ngón nào cũng nghĩ là mình quan trọng nhất, và cuối cùng các bạn ấy hiểu ra rằng mỗi ngón tay đều quan trọng đối với bàn tay... Hãy nhớ là phải đọc và cùng trao đổi với con về nội dung câu chuyện, gợi mở cho con câu trả lời cuối cùng. Sau đó, vào những tình huống cụ thể, bạn hãy nhắc lại câu chuyện ấy với con để bé biết ích kỷ như thế là không tốt. Trong cuộc sống, hãy tận dụng mọi cơ hội để nói với bé về chuyện này. Chẳng hạn như có cô A tặng quà cho bé, hãy hỏi xem bé có vui ko, cô A có tốt ko, bé có quý cô ko? Vậy
  6. nếu con muốn mọi người đều yêu quý con, hãy luôn quan tâm và chia sẻ với mọi người. Bạn hãy luôn dạy con biết quan tâm đến ông bà cha mẹ trong mọi tình huống trong cuộc sống, và bạn cũng cần là tấm gương để bé học tập về tinh thần một người vì mọi người nhé. Khi tham gia vào các chương trình từ thiện, bạn hãy mang con theo để con có cơ hội giúp đỡ các bạn nghèo khó hơn. Những câu lạc bộ thiếu nhi - nơi bọn trẻ cùng nhau đùa vui và học tập - sẽ giúp trẻ phát triển tính cộng đồng, hỗ trợ, tương tác với người khác, hãy đừng từ chối cho con tham gia các hoạt động tập thể, nơi mà con có thể bày tỏ tinh thần hợp tác với bạn bè cùng trang lứa. Khi giao tiếp, con sẽ phát triển trí tuệ cảm xúc như nhận biết, hiểu cảm xúc của người khác, tự điều chỉnh được cảm xúc bản thân cho phù hợp với hoàn cảnh và biến những cảm xúc đó thành trí tu ệ - Dạy con về giới hạn của sự độc lập và tự tin: Các bậc phụ huynh cần dành nhiều thời gian chia sẻ cùng con và điều chỉnh hành vi cho con ngay từ nhỏ. Để bé độc lập, hãy cho
  7. bé tham gia các công việc vặt trong nhà giúp bé củng cố suy nghĩ rằng việc làm của cá nhân mình sẽ giúp ích cho tất cả mọi người. Như trong bữa ăn có thể xếp chén dĩa ra bàn, có thể để con tự lo các công việc vệ sinh cá nhân hoặc chăm sóc cho một con vật mà con yêu quý. Nhưng nếu bé làm những việc quá sức mình như bê nồi cơm hay dắt xe đạp bạn cần nhắc nhở con ngay . Luôn hướng cho con cách ghi nhận những ưu điểm và thành quả của mọi người xung quanh, bằng việc phân tích cho con hiểu mọi người đã khó khăn như thế nào để có thành quả cuối cùng đó, đồng thời động viên con tiếp tục cố gắng hơn để có thể có thành công mới. Chẳng hạn bé nói về bạn có kết quả cao hơn với thái độ mỉa mai, bạn hãy giải thích cho bé bạn đó đã cố gắng thế nào, và phân tích những thế mạnh đã khiến cho bạn ấy đạt kết quả xuất sắc. Cũng nên nhắc nhở con nếu muốn hơn bạn con phải cố gắng nhiều hơn nữa, còn rất nhiều cơ hội để con thể hiện mình. Tránh việc chỉ trích và phủ nhận tất cả sự cố gắng của con trong tình huống này.
  8. Một điều rất quan trọng là hãy tôn trọng ý kiến của con trong mọi tình huống. Ví dụ như nếu con có 2 món đồ chơi, bạn muốn bé chia cho bạn một món, hãy để bé quyết định đưa cho bạn cái gì và để bé tự tay đưa cho bạn. Một món đồ chơi đặc biệt hay một con thú nhồi bông mà với trẻ luôn luôn là "của tôi" hãy để trẻ giữ riêng cho riêng mình và tập cho trẻ chia sẻ những thứ ít giá trị hơn "tinh thần" hơn. Tất cả sự tôn trọng của chúng ta sẽ giúp con tránh xa được tính ích kỷ của con yêu ngay từ khi còn nhỏ. Ths. Nguyễn Lập Thu Theo aFamily
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD


ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0