TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC<br />
KHOA KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG & TRÁI ĐẤT<br />
---------------&&--------------<br />
<br />
ĐỀ CƢƠNG BÀI GẢNG<br />
HỌC PHẦN: CƠ SỞ CẢNH QUAN HỌC<br />
Số tín chỉ: 02 (30 tiết)<br />
<br />
Đối tượng: Cử nhân khoa học Địa lý, Khoa học Môi trường<br />
<br />
Biên soạn: Th.S Phạm Thị Hồng Nhung<br />
<br />
Thái Nguyên, năm 2011<br />
0<br />
<br />
1. Tên môn học: Cơ sở cảnh quan học.<br />
2. Tên môn học bằng tiếng Anh: The basic of Landscape.<br />
3. Số đơn vị học trình của môn học: 2<br />
4. Phân bổ thời gian: 25 tiết lý thuyết<br />
10 tiết bài tập, thảo luận<br />
5. Điều kiện tiên quyết:<br />
Sinh viên đã học qua các môn cơ bản nhƣ các khoa học trái đất, tài<br />
nguyên thiên nhiên.<br />
6. Mục tiêu học phần:<br />
- Cung cấp các kiến thức về khoa học cảnh quan và thành lập bản đồ cảnh<br />
<br />
quan.<br />
- Giúp sinh viên có khả năng phân tích tổng hợp, tham gia các hoạt động<br />
nghiên cứu điều tra đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, quy hoạch sử dụng<br />
hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng.<br />
7. Tài liệu học tập<br />
7.1. Giáo trình, bài giảng chính<br />
1. A.G. Ixtrenko, 1969, Cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên, Ngƣời<br />
dịch Vũ Tự Lập, Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.<br />
2. Phạm Thị Hồng Nhung, 2010, Đề cương bài giảng Cơ sở cảnh quan, Khoa<br />
Khoc học Môi trƣờng và Trái Đất, Trƣờng Đại học Khoa học, Đại học Thái<br />
Nguyên.<br />
7.2. Tài liệu tham khảo<br />
3. A.G. Ixtrenko, 1985, Cảnh quan học ứng dụng, Ngƣời dịch Đào Trọng<br />
Năng, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.<br />
4. X.V. Kalexnik,1978, Những quy luật địa lý chung của Trái Đất, Ngƣời dịch<br />
Đào Trọng Năng, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.<br />
<br />
1<br />
<br />
5. Nguyễn Thành Long và nnk, 1984, Thành lập bản đồ cảnh quan các tỷ lệ,<br />
Viện khoa học Việt Nam.<br />
6. Phạm Hoàng Hải, 1997, Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hơp lý tài<br />
nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nôi<br />
7. Lê Bá Thảo, 1988, Cơ sở địa lý tự lý tự nhiên- Tập III, Nxb Giáo dục, Hà<br />
Nội.<br />
8. Phạm Thế Thôn, 2007, Địa lý sinh thái môi trường, Nxb Khoa học kỹ thuật,<br />
Hà Nội.<br />
9. Nguyễn An Thịnh, 2010, Đề cương bài giảng Cơ sở sinh thái cảnh quan,<br />
Khoa Địa lý, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc gia, Hà Nội<br />
8. Nguyễn Văn Vinh và nnk, 1999, Phân vùng cảnh quan Việt Nam (Phần đất<br />
liền và thềm lục địa), Phòng Sinh thái cảnh quan- Viện Địa lý- Trung tâm Khoa học<br />
Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội.<br />
8. Cách tính điểm<br />
- Điểm giữa kỳ: 15%.<br />
- Điểm thảo luận, bài tập, chuyên cần: 15%:<br />
+ Bài tập: 5%.<br />
+ Chuyên cần (đi học đầy đủ, phát biểu xây dựng bài): 5%.<br />
+ Điểm thảo luận: 5%.<br />
- Điểm thi kết thúc học phần: 70%.<br />
<br />
2<br />
<br />
CHƯƠNG 1: NHẬP MÔN KHOA HỌC CẢNH QUAN<br />
1.1. Đối tƣợng của cảnh quan học<br />
Cảnh quan học là một bộ môn khoa học phát triển nhanh chóng, hiện trở<br />
thành một ngành quan trọng nhất của địa lý hiện đại. Những kết quả nghiên cứu<br />
của nó đƣợc ứng dụng để giải quyết hàng loạt các vấn đề cấp bách hiện nay,<br />
đặc biệt nhằm qui hoạch khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi<br />
trƣờng. Nó là khoa học nghiên cứu mối tác động tƣơng hỗ giữa các các hợp<br />
phần cấu trúc, các quy luật phân hoá để ứng dụng trong quá trình phát triển<br />
kinh tế và xã hội.<br />
Trong đó, cảnh quan là một quyển đặc thù của Trái Đất. Các hợp phần cấu<br />
trúc tham gia vào quá trình hình thành cảnh quan là địa hình, nham thạch, khí hậu,<br />
nƣớc, đất và sinh vật. Trong đó, diễn ra quá trình trao đổi vật chất và năng lƣợng<br />
với sự phân hoá phức tạp trong không gian và theo cả trục thời gian.<br />
1.1.1. Đối tượng nghiên cứu của địa lý tự nhiên<br />
Địa lý tự nhiên là một trong hai nhánh quan trọng của khoa học địa lý.<br />
Đối tƣợng nghiên cứu là lớp vỏ địa lý Trái Đất, thành phần, cấu trúc, các quy<br />
luật phát triển và sự phân dị lãnh thổ.<br />
Lớp vỏ địa lý là một hệ thống vật chất toàn vẹn. Tính toàn vẹn của lớp<br />
vỏ địa lý đƣợc quyết định bởi sự trao đổi vật chất và năng lƣợng liên tục xảy ra<br />
giữa các bộ phận riêng biệt cấu tạo bởi các quyển. Chính mối quan hệ này làm<br />
cho lớp vỏ địa lý là một hệ thống. Hệ thống này bao gồm nhiều thành phần, hay<br />
chính là do một số quyển của Trái Đất hợp lại, tức là gồm các lớp vỏ bộ phận.<br />
Trên cùng là khí quyển (lớp khí quyển sát mặt đất đến độ cao 6- 8 km của tầng<br />
đối lƣu, nhiều nhất đến giới hạn tầng ôzon), thủy quyển (lớp nƣớc trên bề mặt<br />
đến độ sâu tối đa khoảng 11km), sinh quyển, thổ nhƣỡng quyển, thạch quyển<br />
(tầng đá trầm tích khoảng 4- 5 km và các thể xâm nhập macma).<br />
Nhƣ vậy, địa lý tự nhiên chỉ nghiên cứu phần bề mặt Trái Đất trong<br />
phạm vi từ tầng trên của thạch quyển đến phần dƣới của khí quyển. Phạm vi đó<br />
<br />
3<br />
<br />
đƣợc gọi là lớp vỏ địa lý- bộ phận phức tạp nhất của Trái Đất có sự tác động<br />
của con ngƣời.<br />
Các quyển cấu tạo nên lớp vỏ địa lý là đối tƣợng nghiên cứu của các<br />
khoa học chuyên ngành của địa lý tự nhiên ví dụ nhƣ Địa mạo học, Khí hậu<br />
học, Thủy văn học, Thổ nhƣỡng học, Sinh vật học.<br />
1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của địa lý tự nhiên tổng hợp<br />
Các hợp phần của lớp vỏ địa lý hay các hợp phần của lớp vỏ cảnh quan<br />
dƣới góc độ của cảnh quan học thay đổi trong không gian từ nơi này đến nơi<br />
khác trong mối quan hệ phụ thuộc, tƣơng tác lẫn nhau. Chính sự phụ thuộc và<br />
tác động qua lại này đã tạo nên các tổng hợp thể vật chất phức tạp.<br />
Nghiên cứu tổng hợp các quyển đó trong mối quan hệ tác động qua lại<br />
với nhau trong lớp vỏ địa lý trên những lãnh thổ khác nhau là nhiệm vụ của địa<br />
lý tự nhiên tổng hợp. Nghiên cứu địa lý tự nhiên tổng hợp là nghiên cứu các thể<br />
tổng hợp lãnh thổ địa lý hay thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên, hay tổng hợp thể tự<br />
nhiên khác nhau trên các phần lãnh thổ khác nhau (các địa tổng thể).<br />
Theo Ixatsenko, 1991: "Tổng hợp thể tự nhiên không phải là một tập hợp<br />
đơn giản, mà là một phức hợp các yếu tố tạo nên một thực thể vật chất phức<br />
tạp có tính toàn vẹn và thống nhất. Nó được coi là một hệ thống không gian và<br />
thời gian của các hợp phần địa lý có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau trong sự phân<br />
bố và phát triển như một thể thống nhất ".<br />
Tổng hợp thể tự nhiên tồn tại ở 2 dạng: tổng hợp thể tự nhiên đầy đủ và<br />
tổng hợp thể tự nhiên không đầy đủ. Dạng thứ nhất bao gồm các hợp phần đang<br />
tồn tại ở nơi xác định với đầy đủ tất cả các thành phần tự nhiên. Dạng thứ hai<br />
chỉ bao gồm các thành phần riêng biệt, hoặc các bộ phận của thành phần có<br />
quan hệ chặt chẽ với nhau hơn cả nhƣ địa mạo- thổ nhƣỡng, thực vật- thổ<br />
nhƣỡng, đơn vị đất đai, đơn vị sinh thái cảnh.<br />
Thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên đƣợc xem nhƣ là một hệ thống đặc biệt,<br />
có mức độ tổ chức cao với cấu trúc phức tạp và mối quan hệ phụ thuộc lẫn<br />
nhau giữa các hợp phần và tuân thủ theo những qui luật chung. Hệ thống này<br />
gọi là địa hệ. Địa hệ có đặc điểm sau:<br />
4<br />
<br />