Đề cương học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Quảng Nam
lượt xem 4
download
Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề cương học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Quảng Nam" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Quảng Nam
- CHƯƠNG 1: NGUYÊN TỬ BÀI 2: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT Câu 1.Trong nguyên tử, hạt mang điện là A. electron. B. electron và neutron. C. proton và neutron. D. proton và electron. Câu 2.Trong nguyên tử, hạt mang điện dương là A. electron. B. neutron. C. proton. D. proton và electron. Câu 3.Trong nguyên tử, hạt mang điện âm là A. electron. B. electron và neutron. C. proton và nơton. D. proton và electron. Câu 4. Hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử là A. electron. B. proton. C. neutron. D. netron và electron. Câu 5. Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử do các loại hạt sau cấu tạo nên A. electron, proton và neutron B. electron và neutron C. proton và neutron D. electron và proton Câu 6.Trong nguyên tử, loại hạt có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại là A. proton. B. neutron. C. electron. D. neutron và electron. Câu 7. Nguyên tử được cấu tạo bởi bao nhiêu loại hạt cơ bản ? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 8. Nguyên tử thường chứa hạt A. electron, proton và neutron. B. electron và proton. C. proton và neutron. D. proton và electron. Câu 9. Trường hợp nào sau đây có sự tương ứng giữa hạt cơ bản với khối lượng và điện tích của chúng? A. Proton, m ≈ 0,00055 amu, q = +1. B. Neutron, m ≈ 1 amu, q = 0. C. Electron, m ≈ 1 amu, q = -1. D. Proton, m ≈ 1 amu, q = -1. Câu 10. Điện tích của hạt nhân do hạt nào quyết định ? A. Hạt proton. B. Hạt electron. C. Hạt neutron. D. Hạt proton và electron. MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU Câu 11. Phát biểu nào sau đây đúng? A. điện tích electron bằng điện tích proton. B. điện tích neutron bằng điện tích proton. C. khối lượng proton gần bằng khối lượng neutron. D. khối lượng proton gần bằng khối lượng electron. Câu 12. Điều khẳng định nào sau đây là sai? A. Số proton trong hạt nhân bằng số đơn vị điện tích dương của hạt nhân. B. Trong nguyên tử số hạt proton bằng số hạt electron. C. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử. D. Hầu hết các nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, neutron. Câu 13. Mọi nguyên tử đều trung hoà về điện do A. trong nguyên tử có số proton bằng số electron. B. hạt neutron không mang điện. C. trong nguyên tử có số proton bằng số neutron. D. trong nguyên tử có số proton bằng số electron, qp = - qe và hạt neutron không mang điện. Câu 14.Nguyên tử oxygen (O) có 8 electron. Điện tích hạt nhân của nguyên tử oxygen là A. –8. B. +8. C. –16. D. 16.
- Câu 15.Nguyên tử sodium (Na) có điện tích hạt nhân là +11. Số proton và số electron trong nguyên tử này lần lượt là A. 11 và 11. B. 11 và 12. C. 11 và 22. D. 11 và 23. BÀI 3:NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT: Câu 1. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng A. số khối. B. số neutron. C. số proton. D. số neutron và số proton. Câu 2. Kí hiệu nguyên tử biểu thị đầy đủ đặc trưng cho một nguyên tử của một nguyên tố hóa học vì nó cho biết A.số khối A. B. số hiệu nguyên tử Z. C. nguyên tử khối của nguyên tử. D. số khối A và số hiệu nguyên tử Z. Câu 3.Số hiệu nguyên tử cho biết thông tin nào sau đây? A. Số proton. B. Số neutron. C. Số khối. D. Nguyên tử khối. Câu 4. Số khối của nguyên tử bằng tổng A. p và n B. p và e C. n và e D. n, e và p. Câu 5. Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về A. số electron. B. điện tích hạt nhân. C. số neutron. D. số đvđt hạt nhân. Câu 6. Nguyên tử phosphorus có 15 proton, 16 neutron. Số hiệu nguyên tử của nguyên tử phosphorus là A. 16. B. 15. C. 31. D. 46. Câu 7.Nguyên tố carbon (C) có số hiệu nguyên tử là 6. Điện tích hạt nhân của nguyên tử carbon là A. +6. B. –6. C. +12. D. –12. Câu 8. Nguyên tử nào sau đây chứa 8 proton, 8 neutron và 8 electron? 16 17 18 17 8O 8O 8O 9F A. B. C. D. Câu 9. Một nguyên tử M có 19 proton và 20 neutron. Điện tích hạt nhân của M là A. 20. B.19. C.+20 . D.+19. Câu 10. Nguyen tố có số electron là A. 19. B. 9. C. 10. D. 38. Câu 11.Nguyên tử của nguyên tố magnesium (Mg) có 12 proton và 12 neutron. Nguyên tử khối của magnesium là A. 12. B. 24. C. 36. D. 48. MỨC ĐỘ THÔNGHIỂU: Câu 12.Một nguyên tử X gồm 16 proton, 16 electron và 16 neutron. Nguyên tử X có kí hiệu là A. . B. . C. . D. . Câu 13.Một nguyên tử M có 96 proton, 151 neutron. Kí hiệu nguyên tử M là 247 15 1 192 96 96 96 96 247 A. M . B. M. C. M . D. M . Câu 14. Số proton và số neutron có trong một nguyên tử aluminium () lần lượt là A. 13 và 14. B. 13 và 15. C. 12 và 14. D. 13 và 13. Câu 15. Có 3 nguyên tử: , , . Những nguyên tử nào là đồng vị của một nguyên tố? A. X, Y. B. Y, Z. C. X, Z. D. X, Y, Z. Câu 16.Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng về đồng vị? A. Những phân tử có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt neutron là đồng vị của nhau. B. Những ion có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt neutron là đồng vị của nhau. C. Những chất có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt neutron là đồng vị của nhau.
- D. Những nguyên tử có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt neutron là đồng vị của nhau.. Câu 17. Nguyên tố Boran (Bo) có 2 đồng vị 11B (80%), 10B (20%). Nguyên tử khối trung bình của Bo là: A. 10,2 B. 10,6 C. 10,4 D. 10,8 Câu 18. Nguyên tử calcium có kí hiệu là . Phát biểu sai là: A. Nguyên tử Ca có 2 electron lớp ngoài cùng. B. Số hiệu nguyên tử của Ca là 20. C. Calcium ở ô thứ 20 trong bảng tuần hoàn. D. Tổng số hạt cơ bản của Calcium là 40. BÀI 4 : CẤU TẠO LỚP VỎ ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT Câu 1.Vỏ nguyên tử gồm các hạt A. electron. B. proton. C. neutron. D. proton vàneutron Câu2. Orbital nguyên tử là A. đám mây chứa electron có dạng hình cầu. B. đám mây chứa electron có dạng hình số 8 nổi. C. khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron là lớn nhất. D. quỹ đạo chuyển động của electron quay quanh hạt nhân có kích thước và năng lượng xác định. Câu 3. Trong một lớp electron, các e có mức năng lượng A. bằng nhau. B.gần bằng nhau. C.chênh lệch nhau nhiều. D.chênh lệch nhau không nhiều. Câu4. Sự phân bố electron vào các lớp và phân lớp căn cứ vào A. nguyên tử khối tăng dần. B. điện tích hạt nhân tăng dần. C. số khối tăng dần. D. mức năng lượng electron. Câu5. Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử, electron chiếm các mức năng lượng A. lần lượt từ cao đến thấp. B. lần lượt từ thấp đến cao. C. bất kì. D. từ mức thứ hai trở đi. Câu6. Mỗi orbital nguyên tử chứa tối đa A. 1 electron. B. 2 electron. C. 3 electron. D. 4 electron. Câu7. Số orbital trong các phân lớp s, p, d lần lượt bằng A. 1, 3, 5. B. 1, 2, 4. C. 3, 5, 7. D. 1, 2, 3. Câu8. Lớp electron thứ 3 có bao nhiêu phân lớp? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 9. Trong một lớp electron thứ tự mức năng lượng của các phân lớp e được sắp xếp theo thứ tự tăng dần A. s, d, p, f. B.s, p, d, f. C. p, s, d, f. D.s, p, f, d. Câu 10. Số electron tối đa chứa trong các phân lớp s, p, d, f lần lượt là: A. 2, 8, 18, 32. B. 2, 6, 10, 14. C. 2, 4, 6, 8. D. 2, 6, 8, 18. Câu 11. Cấu hình electron nguyên tử biểu diễn: A. Thứ tự các mức và phân mức năng lượng. B. Sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau. C. Thứ tự các lớp và phân lớp electron. D. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử. Câu 12.Nguyên tố s là nguyên tố A. Có electron cuốicùngđiềnvàophânlớp s. B. Có electron lớpngoàicùng ở phânlớp s. C. Có electron nằm chủ yếu ở phân lớp s. D. Có tất cả các electron nằm trên phân lớp s. Câu 13.Dãy thứ tự mức năng lượng được viết theo thứ tự đúng là: A. 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d. B. 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s. C. 1s 2s 3s 4s 2p 3p 3d. D. 1s 2s 2p 3s 3d 3p 4s. Câu 14.Nguyên tử kim loại thường có bao nhiêu electron lớp ngoài cùng?
- A. 1, 2, 3. B. 4, 5, 6. C. 5, 6, 7. D. 8. Câu 15. Nguyên tử phi kim thường có bao nhiêu electron lớp ngoài cùng? A. 1, 2, 3. B. 4, 5, 6. C. 5, 6, 7. D. 8. MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU Câu 16. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử một nguyên tố là 2s 22p5, số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó là: A. 2. B. 5. C. 7. D. 9. Câu 17.Nguyên tố có Z = 11 thuộc loại nguyên tố: A. s. B. p. C. d. D. f. 31 15 X Câu18.Nguyên tố có cấu hình electron đúng là: 2 2 2 6 3 A. 1s 2s 3s 2p 3p B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 C. 1s2 2s2 2p7 3s2 3p2 D. 1s2 2s22p6 3s23p6 3d10 4s2 4p1 Câu19.Cho cấu hình nguyên tố của A là: 1s 2s 2p5 . Tính chất của A: 2 2 A. kim loại B. khí hiếm C. phi kim D. có thể là kim loại hay phi kim Câu 20.Cho Ca (Z=20). Số lớp electron của Ca là? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 21. Nguyên tử nào sau đây có 8 electron ở lớp ngoài cùng? A. 16X B. 18Y C. 8M D. 20T Câu 22.Nguyên tử X ở lớp thứ 3 (lớp ngoài cùng) có chứa 5 electron. X có điện tích hạt nhân là A.+14. B.+15. C.+10. D.+18 MỘT SỐ BÀI TẬP TỰ LUẬN *BÀI TẬP THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ Câu 1: X là nguyên tố hóa học có trong thành phần của chất có tác dụng oxi hóa và sát khuẩn cực mạnh, thường được sử dụng với mục đích khử trùng và tẩy trắng trong lĩnh vực thủy sản, dệt nhuộm, xử lí nước cấp, nước thải, nước bể bơi. Nguyên tử X có tổng các loại hạt bằng 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt. Xác định thành phần cấu tạo của nguyên tử X. Câu 2: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (proton, electron, neutron) là 49, trong đó số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện. Xác định số proton, số electron, số neutron và số khối của X. Câu 3: Các hợp chất của nguyên tố Y được sử dụng như là vật liệu chịu lửa trong các lò sản xuất iron (Fe), thép, kim loại màu, thủy tinh và xi măng. Oxide của Y và các hợp chất khác cũng được sử dụng trong nông nghiệp, công nghiệp hóa chất và xây dựng. Nguyên tử Y có tổng số hạt là 36. Số hạt không mang điện bằng một nửa hiệu số giữa tổng số hạt với số hạt mang điện tích âm. Xác định thành phần cấu tạo của nguyên tử Y. *BÀI TẬP ĐỒNG VỊ Câu 1: Bromine có hai đồng vị, trong đó đồng vị 79Br chiếm 54,5%. Xác định đồng vị còn lại, biết Câu 2: Ở trạng thái tự nhiên cacbon chứa hai đồng vị 12C và 13C . Nguyên tử khối trung bình của cacbon là M= 12,011. Phần trăm các đồng vị ? Câu 3: Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,546. Đồng tồn tại trong tự nhiên với 2 loại đồng vị là và . Thành phần phần trăm về nguyên tử của ? Câu 4: Copper (Cu) có hai đồng vị có số khối là 63 và 65. Hãy tính xem ứng với 27 đồng vị có số khối là 65 thì có bao nhiêu đồng vị có số khối là 63? Biết Câu 5: Chlorine có hai đồng vị là 35Cl và 37Cl. Tỉ lệ số nguyên tử của hai đồng vị này là 3: 1. Tính nguyên tử khối trung bình của chlorine.
- Câu 6: Trong tự nhiên, copper (Cu) có hai đồng vị bền là 63Cu và 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của copper là 63,54. Tính số mol mỗi loại đồng vị có trong 6,354 gam copper. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHƯƠNG 2 BÀI 5: CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT Câu 1.Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Mendeleev năm 1869, các nguyên tố được sắp xếp thứ tự như thế nào? A. Tăng dần theo khối lượng nguyên tử. B.Giảm dần theo khối lượng nguyên tử. C.Tăng dần theo số hiệu nguyên tử. D.Giảm dần theo số hiệu nguyên tử. Câu 2. Chu kì là dãy các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, nguyên tử của chúng có cùng A. số electron. B. số lớp electron. C. số electron hóa trị. D. số electron ở lớp ngoài cùng. Câu 3.Chu kì là dãy nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số lớp e, được sắp xếp như thế nào? A. Tăng dần của điện tích hạt nhân. B. Tăng dần của khối lượng nguyên tử. C. Giảm dần của điện tích hạt nhân. D. Giảm dần của khối lượng nguyên tử. Câu 4. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tốhóa học có bao nhiêu chu kỳ? A.6 B.7 C.8 D.9 Câu 5.Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì lớn và chu kì nhỏ là A. 3 và 3. B. 4 và 3. C. 3 và 4. D. 4 và 4. Câu 6. Các nguyên tố thuộc chu kì 5 có số lớp electron là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 7. Trong bảng tuần hoàn, số thứ tự của nhóm A bằng A. số hiệu nguyên tử. B. số lớp eletron. C. số khối. D. số eletron lớp ngoài cùng. Câu 8. Nguyên tố có Z = 15 thuộc nhóm A. IIIA. B. IVA. C. VA. D. VIA. Câu 9. Nguyên tử của một nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s2. Số lớp electron của X là A. 2. B. 3 C. 4. D. 5. Câu 10.Trong bảng THHH, khí hiếm nằm ở nhóm nào? A.IA, IIA, IIIA B.IVA C.VA, VIA, VIIA D.VIIIA 2 1 Câu 11.Cho cấu hình electron của Al: [Ne]3s 3p . Al thuộc nguyên tố nào? A.Nguyên tố s. B.Nguyên tố p. C.Nguyên tố d. D.Nguyên tố f. Câu 12.Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố hóa học được sắp xếp không theo nguyên tắc nào? A. Theo chiều tăng khối lượng nguyên tử. B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron xếp thành một hàng. C. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. D. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị xếp thành một cột. Câu 14.Ô nguyên tố không cho biết thông tin nào sau đây? A. Kí hiệu nguyên tố. B. Tên nguyên tố. C. Số hiệu nguyên tử. D. Số khối của hạt nhân. Câu 15. Nguyên tố Al (Z = 13) thuộc chu kì 3, có số lớp electron là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 16. Nguyên tố Cl (Z = 17) thuộc nhóm VIIA, có số electron hóa trị là A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 17. Nhóm A bao gồm các nguyên tố: A. Nguyên tố s B. Nguyên tố p C. Nguyên tố d và nguyên tố f D. Nguyên tố s và nguyên tố p MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU
- Câu 18. Silicon là một nguyên tố phổ biến và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Silicon siêu tinh khiết là chất bán dẫn, được dùng trong kĩ thuật vô tuyến và điện tử. Ngoài ra, nguyên tố này còn được sử dụng để chế tạo pin mặt trời nhằm mục đích chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện để cung cấp cho các thiết bị trên tàu vũ trụ. Vị trí của nguyên tố silicon (Z = 14) trong bảng tuần hoàn là A.chu kì 3, nhóm IVA. B. chu kì 3, nhóm IVB. C. chu kì 4, nhóm IIA. D. chu kì 3, nhóm IIB. Câu 19. Một nguyên tố ở chu kì 3, nhóm VA. Cấu hình electron là A. 1s22s22p63s13p4. B. 1s22s22p63s23p5. 2 2 6 2 6 C. 1s 2s 2p 3s 3p . D. 1s22s22p63s23p3. Câu 20. Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IIIA, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X là A. 1s22s22p3. B. 1s22s22p63s23p1. C. 1s22s22p5. D. 1s22s22p63s23p3. Câu 21.Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là 3s23p1. Vị trí (chu kì, nhóm) của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là: A.Chu kì 3, nhóm IIIB. B.Chu kì 3, nhóm IA. C.Chu kì 4, nhóm IB. D.Chu kì 3, nhóm IIIA. Câu 22. X là nguyên tố cần thiết cho sự chuyển hóa của calcium, phosphorus, sodium, potassium, vitamin C và các vitamin nhóm B.Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s2. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là (bỏ) A. 12. B. 13. C. 14. D. 11. Câu 23. Nguyên tố X ở chu kì 3, có 7 electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tố X thuộc ô số? A. 15. B. 16. C. 17. D. 7. Câu 24. Một nguyên tử X có tổng số electron ở phân lớp p là 10. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn: A.Chu kì 3, nhóm VA. B. Chu kì 3, nhóm IVA. C. Chu kì 2, nhóm VIA. D. Chu kì 3, nhóm VIA. Câu 25. Một nguyên tử Y có tổng số electron ở phân lớp s là 5. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn: A.Chu kì 2, nhóm VA. B. Chu kì 3, nhóm IA. C. Chu kì 2, nhóm IA. D. Chu kì 3, nhóm VA. Câu 26. Nguyên tố hóa học có Z=20, chu kì 4, nhóm IIA. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Số electron trên lớp vỏ là 20. B. Vỏ nguyên tử có 4 lớp electron và có 2 electron lớp ngoài cùng. C. Hạt nhân nguyên tử có 20 proton. D. Số electron hóa trị là 4. Câu 27.Nguyên tố X có Z = 18, vị trí của X trong bảng tuần hoàn là A. ô 18, chu kì 3, nhóm VIB. B. ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIA. C. ô 18, chu kì 3, nhóm VIA. D. ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIB. Câu 28. Nguyên tử nguyên tố A có 5 electron ở phân lớp p. A thuộc nhóm: A. VA. B. VIIA. C. VIIB. D. VIA. BÀI 6:XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA NGUYÊN TỬ CÁC NGUYÊN TỐ, THÀNH PHẦN VÀ MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA HỢP CHẤT TRONG MỘT CHU KÌ VÀ NHÓM MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT Câu 1.Khi xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, đại lượng nào sau đây không biến đổi tuần hoàn? A. Bán kính nguyên tử. B. Số neutron. C. Tính kim loại, tính phi kim. D. Độ âm điện. Câu 2. Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất tạo nên từ các nguyên tố đó:
- A. biến đổi liên tục theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử. B. biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử. C. biến đổi liên tục theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. D. biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. Câu 3:Trong 1 chu kì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử các nguyên tố thay đổi như thế nào? A. Tăng dần. B. Giảm dần. C. Không đổi. D. Biến thiên không theo quy luật. Câu 4.Trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải, bán kính nguyên tử giảm dần do: (phần hiểu vì giải thích) A. Điện tích hạt nhân và số lớp electron tăng dần. B. Điện tích hạt nhân tăng dần và số lớp electron giảm dần. C. Điện tích hạt nhân tăng dần và số lớp electron không đổi. D. Điện tích hạt nhân và số lớp electron không đổi. Câu 5. Trong nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại biến đổi theo chiều nào cho dưới đây? A. Tăng dần. B. Giảm dần. C. Không thay đổi. D. Không biến đổi một chiều. Câu 6.Đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử các nguyên tố khi hình thành liên kết hoá học là: A. Tính kim loại. B. Tính phi kim. C. Điện tích hạt nhân. D. Độ âm điện. Câu 7.Ngyên tử các nguyên tố kim loại có tính đặc trưng là: A. Nhận electron tạo thành ion dương. B. Nhường electron tạo thành ion âm. C. Nhận electron tạo thành ion âm. D. Nhường electron tạo thành ion dương. Câu 8.Ngyên tử các nguyên tố phi kim có tính đặc trưng là: A. Nhận electron tạo thành ion dương. B. Nhường electron tạo thành ion âm. C. Nhận electron tạo thành ion âm. D. Nhường electron tạo thành ion dương. Câu 9. Theo độ âm điện của Pauling, nguyên tử có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn là? A. F B. H C. He D. O Câu 10. Nguyên tử của các nguyên thuộc nhóm nào sau đây có khả năng nhận 2 electron. A. IA. B. IIA. C. VA. D. VIA. MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU Câu 11. So sánh nguyên tử K với nguyên tử Ca nhận thấy nguyên tử K có: A. Bán kính nguyên tử lớn hơn và điện tích hạt nhân bé hơn. B. Bán kính nguyên tử lớn hơn và điện tích hạt nhân lớn hơn. C. Bán kính nguyên tử bé hơn và điện tích hạt nhân bé hơn. D. Bán kính nguyên tử bé hơn và điện tích hạt nhân lớn hơn. Câu 12. Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần của bán kính nguyên tử ? A. Be, F, O, C, Mg. B. Mg, Be, C, O, F. C. F, O, C, Be, Mg. D. F, Be, C, Mg, O. Câu 13.Sắp xếp các nguyên tố sau đây theo chiều tăng dần độ âm điện: Na, K, Mg, Al. A. Al, Mg, Na, K B. K, Na, Mg, Al C. Na, Mg, Al, K D. K, Al, Mg, Na Câu 14. So sánh tính kim loại của Na, Mg, K đúng là:
- A. Na >Mg >K. B. K >Mg >Na. C. Mg >Na >K. D. K >Na >Mg. Câu 15. So sánh tính phi kim của F, S, Cl đúng là: A. F >S >Cl. B. Cl >S >F. C. F >Cl >S. D. S >Cl >F. Câu 16.Sắp xếp tính base của NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 theo chiều giảm dần là: A. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 B. Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH C. Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH D. Mg(OH)2, NaOH, Al(OH)3 Câu17.Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây luôn luôn nhường 1 electron trong các phản ứng hoá học? A.12Mg. B. 13Al. C. 11Na. D. 14Si. 2 6 Câu 18. Anion có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s 3p . Vị trí của X trong bảng tuần hoàn: A. Chu kì 2, nhóm IVA. B. Chu kì 3, nhóm IVA. C. Chu kì 3, nhóm VIIA. D. Chu kì 3, nhóm IIA. Câu 19.Cation R có cấu hình eletron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. Vị trí R trong bảng tuần hoàn là + A. Chu kỳ 2, nhóm VIIA. B. Chu kỳ 3, nhóm IIA. C. Chu kỳ 3, nhóm IIIA. D. Chu kỳ 3, nhóm IA. BÀI 7: ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN – Ý NGHĨA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT Câu 1. Cấu hình electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố nhóm IIA trong bảng tuần hoàn đều là A. np2. B. ns2. C. ns2np2. D. ns2np4. Câu 2. Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IIA của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là A. 1s22s22p6. B. 1s22s22p63s23p1. C. 1s22s22p63s3. D. 1s22s22p63s2. Câu 3. Nguyên tố M thuộc chu kì 3, nhóm IVA của bảng tuần hoàn. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố M là. A. 14 B. 16 C. 33 D. 35 Câu 4. X là nguyên tố nhóm IIIA. Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của X là A. XO. B. XO2. C. X2O. D. X2O3. Câu5. Nguyên tử nguyên tố R thuộc nhóm VIIA. Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất là A. R2O5. B. R2O7. C. R2O . D. R2O Câu6. Hạt nhân nguyên tử nguyên tố X có 20 proton. Vị trí của X trong hệ thống hoàn A. chu kì 4, nhóm IIA. B. chu kì 3, nhóm IA C. chu kì 4, nhóm IIIA. D.Tất cả đều sai. Câu7.Nguyên tử nguyên tố A có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p 2. Vị trí của A trong bảng tuần hoàn là A. Chu kì 3, nhóm IIA. B. Chu kì 2, nhóm IVA. C. Chu kì 4, nhóm IIIA. D. Chu kì 3, nhóm IVA. Câu 8 Nguyên tố calcium (Ca) có số hiệu nguyên tử là 20, chu kỳ 4, nhóm IIA. Điều khẳng định sai về nguyên tố canxi là ? A. Hạt nhân nguyên tử canxi có 20 proton. B. Số electron ở vỏ nguyên tử canxi là 20. C. Canxi là một phi kim . D. Nguyên tử canxi có 4 lớp electron và có 2 electron lớp ngoài cùng . Câu9. Nguyên tử nguyên tố R có CHE là [Ne]3s23p5. Công thức oxit cao nhất là A. R2O5. B. R2O7. C. R2O . D. R2O 3. MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU Câu10. Nguyên tử nguyên tố M có cấu hình electron là [Ar]4s 1. Phát biểu nào sau đây không đúng về M?
- A. M thuộc chu kì 4, nhóm IA. B. Hidroxit của M là một bazo mạnh. C. Công thức oxit cao nhất của M có dạng M2O. D. Công thức hợp chất khí của M với hidro có dạng MH. Câu11.Cấu hình electron củanguyêntử M có e ở phân mức năng lượng cao nhất là 3p 3. Vị trí của M trong BTH là A. CK3; Nhóm IIIA. B. CK3; Nhóm VA. C. CK2, Nhóm IIIA. D. CK2; Nhóm VA. Câu 12. Sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính kim loại của các nguyên tố sau: 11X; 19Y; 13T. A. X, Y, Z. B. T, X, Y. C. Y, X , T. D. X, T, Y. Câu13. Một ion X2+ có cấu hình electron là 1s 22s22p6. Vị trí của nguyên tử X trong bảng tuần hoàn là? A. Chu kỳ 3, nhóm IIA. B. Chu kỳ 2, nhóm VIIA. C. Chu kỳ 3, nhóm IA. D. Chu kỳ 2 nhóm VIIIA. Câu 14. Nguyên tố thuộc nhóm và chu kì nào trong bảng tuần hoàn thì có cấu hình electron hóa trị là 4s1? A. Chu kì 1 nhóm IVA. B. Chu kì 4, nhóm IA. C. Chu kì 1, nhóm IVB. D. Chu kì 4, nhóm IB. Câu 15. Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau: X (1s 22s22p63s1); Y (1s22s22p63s2) và Z (1s22s22p63s23p1). Dãy các nguyên tố xếp theo chiều tăng dần tính kim loại từ trái sang phải là A. Z, Y, X. B. X, Y, Z. C. Y, Z, X. D. Z, X, Y. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. Nguyên tố magnesium thuộc ô số 12, chu kì 3, nhóm IIA của bảng tuần hoàn. a) Viết cấu hình electron của magnesium, nêu một số tính chất cơ bản của đơn chất và oxide, hydroxide chứa magnesium. b) So sánh tính kim loại của magnesium với các nguyên tố lân cận trong bảng tuần hoàn. Câu 2. X, Y là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn và ZX + ZY = 32. Hãy xác định vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn. Câu 3. Hai nguyên tố X và Y ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn, X thuộc nhóm VA. Ở trạng thái đơn chất, X và Y không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23. a) Xác định X, Y. b) Viết công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất, hydroxide tương ứng của X, Y và nêu tính chất acid – base của chúng. Câu 4. Cho 0,78 gam kim loại kiềm M tác dụng hết với H 2O, thu được 0,01 mol khí H2. Xác định M? Câu 5. Cho 0,46 gam kim loại kiềm M tác dụng hết với H2O, thu được 0,01 mol khí H2. Xác định R? Câu 6. Cho 0,5 gam một kim loại hoá trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 0,0125 mol H2. Xác định Kim loại ? Câu 7. Hòa tan hoàn toàn 6,85 gam một kim loại kiềm thổ R bằng 200 ml dung dịch HCl 2M. Để trung hòa lượng acid dư cần 100 ml dung dịch NaOH 3M. Xác định tên kim loại trên. Câu 8.Khi cho 8 gam oxide kim loại M thuộc nhóm IIA tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 20% thu được 19 gam muối chloride. a) Xác định tên kim loại M. b) Tính khối lượng dung dịch HCl 20% đã dùng. Câu 9. Hòa tan 20,2 gam hỗn hợp 2 kim loại nằm ở hai chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IA vào nước thu được 7,437 lít khí hydrogen (điều kiện chuẩn) và dung dịch A. a) Tìm tên hai kim loại.
- b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 2M cần dùng để trung hòa dung dịch A. CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC BÀI 8: QUY TẮC OCTET MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT Câu 1: Liên kết hóa học là A. sự kết hợp của các hạt cơ bản hình thành nguyên tử bền vững. B. sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn. C. sự kết hợp giữa các phân tử hình thành các chất bền vững. D. sự kết hợp của chất tạo thành vật thể bền vững. Câu 2: Theo quy tắc octet, khi hình thành liên kết hóa học, các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững giống như A. kim loại kiềm gần kề. B. kim loại kiềm thổ gần kề. C. nguyên tử halogen gần kề. D. nguyên tử khí hiếm gần kề. Câu 3: Nguyên tử trong phân tử nào sau đây ngoại lệ với quy tắc octet? A. H2O. B. NH3. C. HCl. D. BF3. Câu 4: Khi hình thành liên kết hóa học, nguyên tử sau đây có xu hướng nhường 1 electron để đạt cấu hình electron bền vững theo quy tắc octet? A. Mg (Z = 12). B. F (Z = 9). C. Na (Z = 11). D. Ne (Z = 10). Câu 5: Quy tắc octet không đúng với trường hợp phân tử chất nào sau đây? A. H2O. B. NO2. C. CO2. D. Cl2. MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU Câu 6: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm argon khi tham gia hình thành liên kết hóa học? A. Fluorine. B. Oxygen. C. Hydrogen. D. Chlorine. Câu 7: Để đạt quy tắc octet, nguyên tử của nguyên tố potassium (Z = 11) phải A. nhường đi 2 electron. B. nhường đi 1 electron. C. nhận thêm 2 electron. D. nhận thêm 1 electron. Câu 8: Nguyên tử nitrogen và nguyên tử aluminium có xu hướng nhận hay nhường lần lượt bao nhiêu electron để đạt được cấu hình electron bền vững? A. Nhận 3 electron, nhường 3 electron. B. Nhận 5 electron, nhường 5 electron. C. Nhường 3 electron, nhận 3 electron. D. Nhường 5 electron, nhận 5 electron. Câu 9: Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhận thêm 1 electron khi hình thành liên kết hóa học? A. Boron. B. Potassium. C. Helium. D. Fluorine. Câu 10: Khi nguyên tử chlorine nhận thêm 1 electron thì ion tạo thành có cấu hình electron của nguyên tử nào? A. Helium. B. Neon. C. Argon. D. Krypton. Câu 11: Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau thành phân tử? A. Để mỗi nguyên tử trong phân tử đạt được cơ cấu electron ổn định, bền vững. B. Để mỗi nguyên tử trong phân tử đều đạt 8 electron ở lớp ngoài cùng. C. Để tổng số electron ngoài cùng của các nguyên tử trong phân tử là 8. D. Để lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử trong phân tử có nhiều electron độc thân nhất. Câu 12: Nguyên tử nào sau đây có khuynh hướng đạt cấu hình electron bền của khí hiếm neon khi tham gia hình thành liên kết hóa học? A. Chlorine. B. Sulfur. C. Oxygen. D. Hydrogen. Câu 13: Khi tham gia hình thành liên kết hóa học, các nguyên tử lithium và chlorine có khuynh hướng đạt cấu hình electron bền của lần lượt các khí hiếm nào dưới đây?
- A. Helium và argon. B. Helium và neon. C. Neon và argon. D. Argon và helium. Câu 14: Trong phân tử HBr, nguyên tử hydrogen và bromine đã lần lượt đạt cấu hình electron bền của các khí hiếm nào dưới đây? A. Neon và argon. B. Helium và xenon. C. Helium và radon. D. Helium và krypton. Câu 15: Trog các hợp chất, nguyên tử magnesium đã đạt được cấu hình bền của khí hiếm gần nhất bằng cách A. cho đi 2 electron. B. nhận vào 1 electron.C. cho đi 3 electron. D. nhận vào 2 electron. BÀI 9: LIÊN KẾT ION MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT Câu 1: Liên kết ion được tạo thành giữa hai nguyên tử bằng A. một hay nhiều cặp electron dùng chung. B. một hay nhiều cặp electron dùng chung chỉ do một nguyên tử đóng góp. C. lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. D. một hay nhiều cặp electron dùng chung và các cặp electron này lệch về nguyên tử có độ âm điện lớn hơn. Câu 2: Liên kết ion là loại liên kết hóa học được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa các phần tử A. cation và anion. B. anion. C. cation và electron tự do. D. electron và hạt nhân nguyên tử. Câu 3: Cation được tạo thành khi nguyên tử A. nhận thêm electron. B. nhận thêm proton. C. nhường đi proton. D. nhường đi electron. Câu 4. Khi nguyên tử Cl nhận thêm một electron thì trở thành ion A. Cl-. B. Cl+. C. Cl2-. D. Cl2+. Câu 5. Cation Mg2+được tạo thành khi nguyên tử 12Mg A. nhận thêm 2 electron. B. nhường đi 2 electron. C. nhận thêm 1 electron. D. nhường đi 1 electron. Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Liên kết ion chỉ có trong đơn chất. B. Liên kết ion chỉ có trong hợp chất. C. Liên kết ion có trong cả đơn chất và hợp chất. D. Liên kết ion được hình thành từ những nguyên tử phi kim. Câu 8: Tính chất nào dưới đây đúng khi nói về hợp chất ion? A. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp. B. Hợp chất ion tan tốt trong dung môi không phân cực. C. Hợp chất ion có cấu trúc tinh thể. D. Hợp chất ion dẫn điện ở trạng thái rắn. Câu 9: Hợp chất A có các tính chất sau: Ở thể rắn trong điều kiện thường, dễ tan trong nước tạo thành dung dịch dẫn điện được. Hợp chất A là A. sodium chloride. B. glucose. C. sucrose. D. fructose. MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU Câu 10: Ion Mg2+ có cấu hình electron giống cấu hình electron của khí hiếm nào? A. Helium. B. Neon. C. Argon. D. Krypton. Câu 11: Potassium iodide (KI) được sử dụng như một loại thuốc long đờm, giúp làm lỏng và phá vỡ chất nhầy trong đường thở, thường dùng cho các bệnh nhân hen suyễn, viêm phế quản mãn tính. Trong trường hợp bị nhiễm phóng xạ, KI còn giúp ngăn tuyến giáp hấp thụ iodide phóng xạ, bảo vệ và làm giảm nguy cơ ung thu tuyến giáp. Trong phân tử KI, các nguyên
- tử K và I đều đã đạt được cơ cấu bền của khí hiếm gần nhất. Đó lần lượt là những khí hiếm nào? A. Neon và argon. B. Argon và xenon. C. Helium và radon. D. Argon và krypton. Câu 12: Ion X2+ có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản 1s22s22p6. Nguyên tố X là A. O (Z = 8). B. Mg (Z = 12). C. Na (Z = 11). D. Ne (Z = 10). + 2 2 6 2 6 Câu 13: Cation R có cấu hình electron 1s 2s 2p 3s 3p . Vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là A. chu kì 4, nhóm IA. B. chu kì 3, nhóm VIIA. C. chu kì 3, nhóm VIIIA. D. chu kì 4, nhóm IIA. 2– Câu 14: Điều nào dưới đây đúng khi nói về ion S ? A. Có chứa 18 proton. B. Có chứa 18 electron. C. Trung hòa về điện. D. Được tạo thành khi S nhận vào 2 proton. Câu 15: Biểu diễn sự tạo thành ion nào sau đây là đúng? A. . B. . C. . D. . Câu 16: Dãy gồm các phân tử đều có liên kết ion là A. Cl2, Br2, I2, HCl. B. HCl, H2S, NaCl, N2O. C. Na2O, KCl, BaCl2, Al2O3. D. MgO, H2SO4, H3PO4, HCl. Câu 17: Liên kết hóa học trong NaCl được hình thành là do A. hai hạt nhân nguyên tử hút electron rất mạnh. B. mỗi nguyên tử Na và Cl góp chung 1 electron. C. mỗi nguyên tử đó nhường hoặc thu electron để trở thành các ion trái dấu hút nhau. D. . Câu 18: Chất nào sau đây là hợp chất ion? A. SO2. B. CO2. C. K2O. D. HCl. Câu 19: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Trong tinh thể NaCl, xung quanh mỗi ion đều có 6 ion ngược dấu gần nhất. B. Tất cả các tinh thể phân tử đều khó nóng chảy và khó bay hơi. C. Tinh thể nước đá, tinh thể iot đều thuộc loại tinh thể phân tử. D. Trong tinh thể nguyên tử, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị. Phần tự luận Câu 1: Viết cấu hình electron của các ion: K +, Mg2+, F–, S2–. Mỗi cấu hình đó giống với cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm nào? Câu 2: Hoàn thành các sơ đồ tạo thành ion sau: a) ; b) ; c) ; d) . Câu 3: Cho các ion sau: K+; Be2+; Cr3+; F–; Se2–; N3–. Viết phương trình biểu diễn sự hình thành mỗi ion trên. Câu 4: Dùng sơ đồ để biểu diễn sự hình thành liên kết trong mỗi hợp chất ion sau đây: a) Sodium chloride (NaCl) b) Potassium bromide (KBr); c) Sodium oxide (Na2O); d) Calcium oxide (CaO). BÀI 10: LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ Phần trắc nghiệm Mức độ nhận biết Câu 1: Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng A. một electron chung. B. sự cho – nhận electron. C. một cặp electron góp chung. D. một hay nhiều cặp electron dùng chung.
- Câu 2: Phân tử nào sau đây có chứa liên kết cộng hóa trị? A. NaCl B. K2O C. Cl2 D. Fe3O4 Câu 2: Hợp chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không phân cực? A. LiCl. B. CF2Cl2. C. CHCl3. D. N2. Câu 3: Hợp chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị phân cực? A. H2. B. CHCl3. C. CH4. D. N2. Câu 4: Chất nào sau đây không có liên liên kết cộng hóa trị phân cực? A. O2. B. NH3. C. HCl. D. H2O. Câu 5:Phân tử nào sau đây có chứa liên kết cộng hóa trị? A. NaCl B. K2O C. HCl D. Fe3O4 Câu 5: Liên kết σ là liên kết hình thành do A. sự xen phủ bên của hai orbital. B. cặp electron dùng chung. C. lực hút tĩnh điện giữa hai ion trái dấu. D. sự xen phủ trục của hai orbital. Câu 6: Liên kết π là liên kết hình thành do A. sự xen phủ bên của hai orbital. B. cặp electron dùng chung. C. lực hút tĩnh điện giữa hai ion trái dấu. D. sự xen phủ trục của hai orbital. Câu 7: Điều nào sau đây sai khi nói về tính chất của hợp chất cộng hóa trị? A. Các hợp chất cộng hóa trị có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp hơn các hợp chất ion. B. Các hợp chất cộng hóa trị có thể ở thể rắn, lỏng hoặc khí trong điều kiện thường. C. Các hợp chất cộng hóa trị đều dẫn điện tốt. D. Các hợp chất cộng hóa trị không cực tan được trong dung môi không phân cực. Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng với độ bền của một liên kết? A. Khi nhiều liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử, độ bền của liên kết sẽ giảm. B. Độ bền của liên kết tăng khi độ dài của liên kết tăng. C. Độ bền của liên kết tăng khi độ dài của liên kết giảm. D. Độ bền của liên kết không phụ thuộc vào độ dài liên kết. Mức độ thông hiểu Câu 9: Trong phân tử amomonia (NH3), số cặp electron chung giữa nguyên tử nitrogen và các nguyên tử hydrogen là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 10: Chất vừa có liên kết cộng hóa trị phân cực, vừa có liên kết cộng hóa trị không cực là A. HCl. B. H2O. C. NH3. D. C2F6. Câu 11: Các liên kết trong phân tử oxygen gồm A. 2 liên kết π. B. 2 liên kết σ. C. 1 liên kết π, 1 liên kết σ. D. 1 liên kết σ. Câu 12: Liên kết nào dưới đây là liên kết cộng hóa trị không phân cực? A. Na–O. B. O–H. C. Na–C. D. C–H. Câu 13: Lực kéo electron về phía nguyên tử nitrogen mạnh nhất ở liên kết nào dưới đây? A. N–H. B. N–F. C. N–Cl. D. N–Br. Câu 14: Liên kết nào trong các liên kết sau là phân cực nhất? A. C–H. B. C–F. C. C–Cl. D. C–Br. Câu 15: Hợp chất nào sau chứa cả liên kết cộng hóa trị và liên kết ion? A. CH3OH. B. CH4. C. Na2O. D. KOH. Câu 16: Dãy nào sau đây gồm các chất chỉ có liên kết cộng hóa trị? A. BaCl2, NaCl, NO2. B. SO2, CO2, Na2O. C. SO3, H2S, H2O. D. CaCl2, F2O, HCl. Câu 17: Cho hai nguyên tố X (Z = 20) và Y (Z = 17). Công thức hợp chất tạo thành từ hai nguyên tố X, Y và liên kết trong phân tử là
- A. XY; liên kết cộng hóa trị. B. X2Y3; liên kết cộng hóa trị. C. X2Y; liên kết ion. D. XY2; liên kết ion. Câu 18: Cho hai nguyên tố X (Z = 19) và Y (Z = 17). Công thức hợp chất tạo thành từ hai nguyên tố X, Y và liên kết trong phân tử là A. XY; liên kết cộng hóa trị. B. XY; liên kết ion C. X2Y; liên kết ion. D. XY2; liên kết ion.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Xuân Đỉnh
2 p | 65 | 35
-
Đề cương học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Xuân Đỉnh
15 p | 38 | 5
-
Đề cương học kì 1 môn Vật lý lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 22 | 3
-
Đề cương học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 11 | 3
-
Đề cương học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Xuân Đỉnh
2 p | 22 | 3
-
Đề cương học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Ngô Quyền
9 p | 15 | 3
-
Đề cương học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 12 | 2
-
Đề cương học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 20 | 2
-
Đề cương học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Xuân Đỉnh
2 p | 22 | 2
-
Đề cương học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Xuân Đỉnh
2 p | 23 | 2
-
Đề cương học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Xuân Đỉnh
2 p | 34 | 2
-
Đề cương học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Xuân Đỉnh
2 p | 27 | 2
-
Đề cương học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Xuân Đỉnh
9 p | 17 | 2
-
Đề cương học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Xuân Đỉnh
11 p | 22 | 2
-
Đề cương học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Xuân Đỉnh
8 p | 24 | 2
-
Đề cương học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Xuân Đỉnh
8 p | 33 | 2
-
Đề cương học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Xuân Đỉnh
11 p | 22 | 2
-
Đề cương học kì 1 môn Toán lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Xuân Đỉnh, Hà Nội
13 p | 15 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn