intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp: So sánh giống và xác định phân bón lá thích hợp cho sản xuất bắp cải trái vụ tại Phong Thổ - Lai Châu

Chia sẻ: Phan Thi Thuy Hien | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:45

384
lượt xem
51
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nhằm hướng đến các mục tiêu nghiên cứu: Xác định được 1-2 giống bắp cải phù hợp cho trồng trái vụ tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu; xác định được loại phân bón lá phù hợp trên cây bắp cải khi trồng trái vụ tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp: So sánh giống và xác định phân bón lá thích hợp cho sản xuất bắp cải trái vụ tại Phong Thổ - Lai Châu

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA NÔNG HỌC ­­ššš­­ ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP Đề tài:  “So sánh giống và xác định phân bón lá thích hợp cho sản xuất bắp cải   trái vụ tại Phong Thổ ­ Lai Châu” Chuyên ngành đào tạo: Khoa học cây trồng Mã Số : 24100589                           Người thực hiện: Trần Đức Phúc – Khóa 24 Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thanh Hải
  2. Hà Nội ­ 2016 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Phong Thổ  là huyện vùng cao biên giới nằm  ở  phía Bắc của tỉnh Lai  Châu có tổng diện tích đất tự  nhiên là 103.460,54 ha, dân số  75.615 người,  tổng số lao động 41.138 lao động, trong đó diện tích đất trồng rau 806 ha, sản  lượng đạt 6.980 tấn (Chi cục thống kê huyện Phong Thổ, số  liệu thống kê  năm 2015). Với địa hình chia cắt thành hai khu vực vùng thấp và vùng cao rõ   rệt. Tại các xã vùng cao có điều kiện khí hậu mát mẻ quanh năm, đây là điều  kiện thuận lợi cho việc trồng các loại rau quả, đặc biệt là các loại rau quả ôn  đới, á nhiệt đới. Tuy nhiên hiện nay người dân mới chỉ  trồng rau chủ  yếu  phục vụ cho nhu cầu của gia đình với năng suất và sản lượng thấp, chưa có  sản phẩm để bán, đặc biệt là tại các xã vùng cao chưa phát huy được lợi thế  về đất đai, khí hậu để trồng các loại rau bắp cải, súp lơ, su hào, cà chua, đậu  Hà Lan... đây là các loại rau có giá trị kinh tế cao, được thị trường ưa chuộng. Cây bắp cải (Bassica oleracea L. Var. Capitata) thuộc họ  thập tự, thích  hợp với các vùng có điều kiện nhiệt độ trung bình 15­20oC, chênh lệch nhiệt  độ ngày và đêm dao động 5oC độ cao trên 800m (đạt năng suất và chất lượng  tốt nhất), nhiệt độ  trên 25oC bắp cải vẫn sinh trưởng nhưng khả năng cuộn  bắp hạn chế  (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2008). Cùng với sự  phát  triển của tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, trong những năm qua,  nhiều   giống   bắp   cải   tốt   như:   KK.   Cross,   NS.   Cross,   Thúy   Phong,   Sakata  No70...có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất và chất lượng tốt, phù hợp  với thị hiếu người tiêu dùng. Với vị  trí địa lý và điều kiện tự  nhiên thích hợp cho cây bắp cải sinh  trưởng phát triển, năng suất và phẩm chất tốt. Tuy nhiên, hiện nay người dân  chủ  yếu trồng giống bắp cải Trung Quốc không rõ nguồn gốc và cây con   giống mua ở chợ về trồng, việc này dẫn đến nhiều rủi ro cho người dân như  2
  3. chất lượng cây giống không tốt, chưa đánh giá, xác định được giống có hiệu  quả kinh tế cao đối với người trồng rau. Hiện nay trên địa bàn huyện Phong Thổ người dân mới chỉ trồng bắp cải  chính vụ (tháng 11­2 năm sau),vụ này có giá trị kinh tế không cao, do bắp cải  được vận chuyển từ dưới các tỉnh đồng bằng lên nhiều, do đó giá rẻ. Ngược  lại, nếu tận dụng được lợi thế  của vùng về  khí hậu với nền nhiệt độ  thấp,   để trồng bắp cải trái vụ sẽ tăng thêm thu nhập cho người dân do vụ này các   tỉnh đồng bằng có nền nhiệt độ cao hơn nên không trồng được. Tuy nhiên để  trồng được bắp cải trái vụ có hiệu quả kinh tế cao, cần chọn được giống bắp  cải phù hợp (chịu nhiệt, cuốn chặt, chất lượng cao...). Mặt khác người dân  địa phương  mới quan tâm tới phân bón đa lượng,  phân vi lượng ít hay không quan tâm. Để giúp cây bắp cải sinh trưởng và phát  triển tốt nhằm tăng năng suất chất lượng ngoài giống chịu nhiệt có thể  cải  thiện bằng sử  dụng phân bón lá. Tuy nhiên để  tăng hiệu quả  của việc dùng  phân bón lá trên cây bắp cải cần lựa chọn được loại phân bón lá phù hợp. Để  đánh giá và lựa chọn được một số  giống bắp cải tốt, đồng thời xác  định được loại phân bón lá phù hợp cho người trồng rau trên địa bàn huyện   Phong Thổ, tỉnh Lai Châu thì việc thực hiện đề  tài: “So sánh  giống và xác   định phân bón lá thích hợp cho sản xuất bắp cải trái vụ  tại Phong Thổ  ­   Lai Châu” là cần thiết trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp tại địa phương.  1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích ­ Xác định được 1­2 giống bắp cải phù hợp  cho trồng trái vụ  tại huyện  Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. ­ Xác định được loại phân bón lá phù hợp trên cây bắp cải khi trồng trái   vụ tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. 1.2.2. Yêu cầu ­ Theo dõi đặc điểm nông sinh học của 05 giống bắp cải  như  thời gian  sinh trưởng, số  lá, sự  hình thành bắp cải, năng suất... để  so sánh tiềm năng  năng suất và hiệu quả gieo trồng tại Phong Thổ ­ Lai Châu trong vụ thu đông  và xuân hè. 3
  4. ­   Đánh giá hiệu quả  của 03 loại phân bón lá đối với khả  năng sinh   trưởng và phát triển của cây bắp cải. PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU  2.1.Giới thiệu về cây rau bắp cải 2.1.1 Nguồn gốc: Bắp cải có nguồn gốc từ  Địa Trung Hải từ  thời Hy Lạp và La Mã cổ  đại. Bắp cải được phát triển từ  lựa chọn nhân tạo diễn ra liên tục để  ngăn   chặn chiều dài các giống. Một số  nghiên cứu đã mô tả  bắp cải hoang dại là  bố  mẹ  của bắp cải đang được trồng hiện nay. Nó là cây lâu năm, thân phân  nhánh, các lá dưới có cuống, các lá trên không có cuống, không hình thành  bắp. Bắp cải được giới thiệu ở Việt Nam từ thế kỷ XVIII. Nó có thể được di   thực từ  Trung Quốc và được phổ  biến rộng rãi  ở  Việt Nam. Bắp cải được  trồng trong vụ  đông Xuân  ở  các tỉnh phía Bắc,  miền Trung và Tây Nguyên.  Bắp cải có nguồn gốc ôn đới, nhiệt độ xuân hóa là 1­ 10°C trong khoảng 15­   30 ngày tùy thời  gian sinh trưởng của giống. Do đặc điểm như vậy nên sản  xuất hạt bắp cải  ở Việt Nam là rất khó khăn. Trừ những giống chịu nhiệt có  thể để giống trên các vùng núi cao như Sapa, Sin  Hồ.... 2.1.2. Phân loại: Bắp cải được có hệ thống phân loại thực vật như sau: Giới (regnum): Plantae Ngành ( diviso): Magnoliophyta  Lớp (class): Magnoliopsida  Bộ (ordo): Brassicales  Họ (familia): Brassicaceae  Chi (genus): Brassica Loài (species): B.oleracea Nhóm (group): Capitata Bắp cải (Brassica oleracea var. Capitata L.; n=9). Bắp cải có 3 loại: 4
  5. Bắp cải trắng: Loại này rất có giá trị   ở  Châu Âu và các nước Châu Á,   được dùng trong sản xuất với diện tích lớn, loại này thường có thời gian sinh  trưởng ngắn, cuốn bắp sớm, chất lượng  ngon. Bắp cải đỏ: loại này mới được trồng  ở Việt Nam,  ở các nước nó được  dùng để làm xalat, thời gian sinh trưởng  dài. Ngoài ra còn loại bắp cải dùng cho chế biến: thích hợp với các vùng núi  cao, tuy nhiên ở Việt nam chưa được chú trọng trồng loại giống  này. Bắp cải xoăn: Loại này chưa được trồng  ở  Việt Nam. Lá của loại này  thường xoăn, xốp và nổi gờ. (Trần Khắc Thi, Nguyễn Văn Thắng (2001)) 2.1.3 Giá trị kinh tế và giá trị sử dụng của cây rau bắp cải Người xưa có câu : “Cơm không rau như  đau không thuốc”. Câu nói đó  cho thấy rau là loại thực phẩm không thể  thiếu trong bữa ăn hàng ngày của  con người, đặc biệt là đối với người Châu Á và người Việt Nam. * Thành phần dinh dưỡng Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng trong 100g bắp cải ăn được Thành phần Đơn vị Giá trị Tỷ lệ thải bỏ % 10,0 Năng lượng Kcal 29,0 Nước G 90,0 Protein G 1,8 Lipid G ­ Glucid G 5,4 Cellulose G 1,6 Tro G 1,2 Calci Mg 48 Phosphor Mg 31 Sắt Mg 1,1 Beta­caroten Mcg 280 B1 Mg 0,06 B2 Mg 0,05 PP Mg 0,4 5
  6. C Mg 30      Nguồn: Viện dinh dưỡng năm 2000 Các chất dinh dưỡng nói trên rất cần cho cơ  thể con người. Muốn tăng  được hàm lượng các chất trên cần có sự  tác động của con người như  chọn  tạo giống và kỹ thuật trồng trọt tốt. * Giá trị kinh tế và sử dụng: Bắp cải được coi là vị  thuốc của người nghèo, nó đã được dùng để  trị  bệnh thiếu chất tươi, chậm tiêu, táo bón, loét dạ  dày và các bệnh ngoài da  như mụn nhọt, ngay cả bệnh giời leo  (zonna). Tác dụng trị  bệnh đau dạ  dày của bắp cải đã được khoa học hiện đại   nghiên cứu và xác nhận. Các cuộc khảo sát cho thấy kết quả trị loét dạ dày ­  tá tràng bằng nước ép bắp cải là hơn một nửa số  ca khỏi bệnh sau 3 tuần   điều trị. Hoạt chất trị  lành vết loét dạ  dày là sinh tố  U,  một  hợp chất có lưu  huỳnh,   methylmethiomin   sulfomium.   Chất   này   được   đưa   vào   công   nghiệp  trong những năm thế kỷ XX, dưới tên đặc chế  Epadyn U. Ngày nay người ta  đã tổng hợp được chất này mà không cần chiết xuất từ bắp cải nữa. đối với  người Việt Nam chúng ta, bắp cải tươi có sẵn quanh năm nên việc ép nước   không khó khăn, có thể tự làm lấy dễ  dàng. Một vài thử nghiệm khác cho thấy, bắp cải làm giảm quá trình đồng hóa  glucid và làm giảm lượng đường huyết. Ngoài ra bắp cải có ít chất đường   nên có thể dùng cho người bị bệnh đái tháo  đường. Bắp cải có khả năng sinh nhiệt thấp, lại có axit tartronic, một chất  dùng  để trị bệnh béo phì. Người xưa thường lấy lá bắp cải, bỏ  xương lá và làm dập nát rồi đắp   vào mụn nhọt, vết thương. Nhờ  vậy vết thương không làm độc và hết  mủ.  Người ta cũng dùng lá giã nát để đắp lên vết giời  leo. Theo giáo sư  Paul Talaluy ( trường đại học Hopkin­ Mỹ) thì trong cơ  thể có 2 loại enzim. Loại thứ nhất có tính kích thích tế  bào cảm ứng với tác  nhân gây ung thư. Loại thứ  2  ức chế  tác nhân gây ung thư  làm cho chúng   không còn độc tính. Trong cơ  thể  khỏe mạnh có sự  quân bình giữa hai loại  6
  7. enzim này. Ông cũng tìm thấy chất sulfographan trong một số  cây thuộc họ  cải (cruciferal): bắp cải, su hào, xà lách, cải xông. Sulfographan ngăn cản phát  triển khối u bằng cách hoạt hóa các enzim loại thứ 2. Người bệnh ung bướu   nên dùng bắp cải. (Sơn, Hô, Thanh, Thái, Bui Thi and Moustier, Paul (2003)). Tại Trung Quốc, bệnh ung thư vú rất hiếm thấy ở những vùng dân cư  ăn nhiều rau cải. Trong phòng thí nghiệm, những con vật ăn nhiều rau cải bị  cố tình gây ung thư vẫn khỏe mạnh và không mắc bệnh. 2.1.4. Sinh trưởng và phát triển cây rau bắp cải Về sinh trưởng và phát triển của bắp cải có thể chia làm 4 thời  kỳ: *Thời kỳ cây con: Cây con bắp cải nằm trọn trong thời gian  ở  vườn  ươm. Thời gian  ở  vườn  ươm tốt nhất nên chiếm khoảng 1/3 tổng thời gian sinh trưởng, không  nên kéo dài hơn. Cây giống già làm ảnh hưởng đến năng suất từ 15­ 20%. Sau  khi gieo được 25­ 30 ngày ở vụ chính hầu hết các cây giống đều đạt từ  5­ 6  lá, một vài giống đạt 8­ 9 lá. Vào mùa sớm, nhiệt độ cao, cây sinh trưởng  khó  khăn nên thời gian vườn  ươm từ 35­ 40 ngày. Khối lượng cây con ở  thời  kỳ  này chiếm 1/100­ 1/300 cây trưởng thành. Sau khi gieo 3­ 4 ngày, hầu hết các  giống đều mọc khỏi mặt đất. Sau khi gieo 7­ 10 ngày có lá thật thứ nhất, sau  khi gieo 15 ngày, hầu hết các giống có tốc độ ra lá lớn nhất, sự khác nhau phụ  thuộc chủ yếu vào giống từ 0,38­ 0,68  lá/ngày. *Thời kỳ trải lá (trải lá bàng): Sau khi trồng được 30­ 35 ngày, các giống đều trải lá; thời kỳ  này vô   cùng quan trọng đối với đời sống cây bắp cải. Khi cây trải lá, số  lá trên cây  tăng  lên  không  ngừng,  diện  tích  ngoài  tán  lá  cây không  ngừng  tăng  trưởng. Đây là thời kỳ tạo cơ sở vật chất cho bắp cuốn. Thời kỳ tr ải lá, lá rộng,  song song với mặt  đất. Tốc độ  tăng diện tích lá nhanh nhất là sau khi trồng   được   55­ 60 ngày. đây là thời điểm quan trọng trong kỹ thuật trồng trọt, cần   chú ý  tới độ ẩm và chất dinh  dưỡng. Những cây có đường kính tán to, đều,  đường kính tán cây trung bình đạt   từ 50­ 70 cm là những giống tốt. Thời gian trải lá từ 10­ 15 ngày, trong thời kỳ  này cây tiếp tục trải lá đồng thời với cuốn  bắp. 7
  8. *Thời kỳ cuốn: Khi đường kinh tán cây và số lá ngoài đạt đến trị số  cực đại thì cây bắt   đầu cuốn. Thời kỳ  này quyết định năng suất cao hay thấp, nên người sản  xuất đặc biệt quan tâm và tăng cường chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại. Khi  cuốn, lá ở đỉnh sinh trưởng cuộn vào phía trong, tạo thành khuôn bắp ban đầu,   sau đó những đỉnh lá phía trong tiếp tục hình thành và lớn lên làm cho  bắp lớn  dần cho đến khi đạt tới tốc độ  lớn của giống. Sau trồng 55­ 60 ngày, tốc độ  ra lá, đường kính hoa thị không có sự  sai khác lớn giữa các giống, khi đó các   giống chín sớm bắt đầu  cuốn. Các giống trung bình và giống muộn tiếp tục sinh trưởng một thời gian  cho tới khi đường kính hoa thị đạt cực đại thì cuốn bắp. Sau thời điểm cuốn  bắp từ  10­ 15 ngày, nếu gặp điều kiện thuận lợi thì khối lượng bắp có thể  tăng 50­ 70% so với khối lượng vốn có của  giống. Khi chín thương phẩm hình dạng bắp, kích cỡ bắp, khối lượng bắp khác  nhau chủ yếu do giống và kỹ thuật trồng trọt. *Thời kỳ ra hoa kết quả: Bắp cải là cây 2 năm nên khi gặp điều kiện thuận lợi về nhiệt độ và ánh  sáng, cây qua giai đoạn xuân hóa và giai đoạn ánh sáng. Sau khi   cuốn bắp  sang năm thứ hai, thân trong vươn cao làm nứt bắp (gọi là ngồng) thân chính  tiếp tục vươn cao. Trên thân chính và các nhánh đều có hoa, hoa quả tập trung  0 vào các tháng 3,4. Nhiệt độ  cho nụ  hoa phát triển tốt trong khoảng 20 C vào  tháng 5 quả chín và kết thúc thời kỳ sống từ hạt đến hạt của cây cải  bắp. 2.1.5. Yêu cầu điều kiện sinh thái của cây bắp cải *Nhiệt độ: 0 Nhiệt độ  thích hợp cho sự  hình thành bắp là 15­ 20 C, nhiệt độ  trên  0 0 25 C và nhỏ  dười 10 C đều làm giảm sự  sinh trưởng của cây rau bắp cải,  0 tuy nhiên bắp cải vẫn duy trì sinh trưởng thậm chí – 10 C với các giống chịu  sương giá. Riêng các giống chịu nhiệt của Nhật Bản có thể sinh trưởng tốt và   0 0 hình thành bắp thậm chí ở nhiệt độ ­ 4 C đến ­5 C. đặc biệt ở giai đoạn này  bắp cải rất nhạy cảm với nhiệt độ, nếu trong thời gian sinh trưởng bắp cải  0 gặp nhiệt độ thấp từ 2­ 12 C thì cây sẽ không hình thành bắp mà chuyển sang  8
  9. giai đoạn xuân hóa và ra hoa ngay khi cây còn  bé. *Nước: Bắp cải có bộ  lá lớn nên hệ  số  thoát hơi nước rất lớn. Kết quả  nghiên   cứu cho biết sự  thoát hơi nước ban ngày lớn hơn ban đêm 16 lần và vào  2 khoảng 10g nước/1h/1 đơn vị diện tích lá (m ). đặc biệt ở thời kỳ hình thành  bắp cây yêu cầu 80­ 85% độ ẩm đồng ruộng. Trong giai đoạn này nếu không  đảm bảo đủ   ẩm sẽ  dẫn đến hiện tượng bắp nhỏ  và nhiều xơ, giảm năng  suất và chất lượng. *Ánh sáng: Bắp cải là cây ưa sáng, đặc biệt ở giai đoạn đầu sinh trưởng, cường độ  ánh sáng khoảng 20.000­ 22.000 lux là thích hợp nhất cho bắp cải. Thời gian  chiếu sáng từ 10­ 12 h/ngày đêm kết hợp với ánh sáng đủ sẽ làm cho cây sinh   trưởng bình thường và cho năng suất cao. Tuy nhiên ngày nay nhờ  sự  phát  triển của khoa học người ta đã chọn được các giống có thể cho thu hoạch cao   thích hợp cho nhiều thời vụ trồng trong 1 năm. Ở Việt Nam với việc sử dụng   các giống bắp cải lai của Nhật Bản đã có thể cho sản xuất bắp cải phục vụ  cho thị trường từ tháng 10 đến tháng 4 năm  sau. *Đất và chất dinh dưỡng: Bắp cải có thể trồng trên tất cả  các loại đất nếu đảm bảo đủ  ẩm. Nên   trồng bắp cải trên đất phù sa, tiêu nước tốt, màu mỡ và giữ  ẩm. Các giống sớm thích hợp với đất nhẹ, còn các giống muộn thích đất nặng  hơn và giàu dinh dưỡng, giữ ẩm tốt. Trên đất nặng sinh trưởng của bắp cải tuy  có chậm hơn nhưng chất lượng sản phẩm đạt cao  hơn. độ  pH  đất thích hợp  cho bắp cải là 6,0­ 6,5, hầu hết các giống bắp cải đều chịu được đất  mặn. N: làm tăng nhanh số lá, quyết định năng suất thương phẩm, yêu cầu   N  suốt trong quá trình sinh  trưởng. P: có tác dụng làm bắp cuốn sớm hơn, thời kỳ cuốn bắp tăng cường bốn  phân lân, lân làm tăng khối lượng  bắp. K: là yếu tố cần thiết sau N, tăng hiệu suất quang hợp và tích lũy chất khô. 2.1.6. Thời vụ trồng bắp cải: * Đông Xuân: 9
  10. Gieo sớm: Vào tháng 10 – 11 dương lịch thu hoạch vào tháng 1. Bắp cải   trồng chủ  yếu  trên đất có cơ  cấu nhẹ, thoát nước tốt và không bị  ngập bị  ngập úng. Canh tác vụ  này đỡ công tưới nước, ít sâu, giá bán cao nhưng năng  suất thấp. Gieo chính vụ: Vào tháng 11 ­ 12 và thu hoạch vào tháng 2 dương lịch  (Tết Nguyên đán). đầu vụ còn mưa cần làm giàn che cây con và đánh  luống  thoát nước tránh ngập úng. Cây sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ  tương   đối thấp trong năm nên phát triển thuận lợi, năng suất cao, ít sâu  bệnh. Gieo muộn: Vào tháng 12 ­ 1, trồng tháng 1­ 2 và thu hoạch vào tháng 3 ­  4 dương lịch, vì trời không mưa nhiệt độ  cao lượng nước cung cấp cho bắp  cải rất lớn, sâu bệnh phát triển nhiều nhất là sâu  tơ. * Hè Thu: Vụ hè Thu gieo tháng 4 ­ 5 thu hoạch vào tháng 7 dương lịch,   vụ này có mưa nhiều nên giảm được công tưới nước, nhưng sâu bệnh nhiều,  nhất là bệnh thối nhũn 2.1.7. Các giống trồng phổ  biến: Sử  dụng các giống có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với sản   xuất và tiêu thụ. K.K.cross: Là giống lai F1của Nhật được trồng phổ  biến  ở  vùng đồng   bằng các tỉnh phía Nam từ lâu đời, thời gian thu hoạch 75 ­ 85 ngày, năng suất   bình quân 30 – 40  tấn/ha. Newtop: Là giống lai F1, thời gian từ trồng đến thu hoạch 75 ­ 85 ngày,  năng suất bình quân 30 ­ 40  tấn/ha. Asia   cross:   Giống   lai   F1   nhập   nội,   giống   này   thu   hoạch   chậm   hơn  K.K.cross 3 ­5 ngày, nhưng năng suất khá  hơn. 2.1.8. Kỹ thuật trồng và chăm sóc * Chuẩn bị cây con: Lượng hạt giống cần thiết để cung cấp đầy đủ  cho 500  m2 đất trồng là  25g. Gieo hạt trong bầu đất hay gieo trên liếp ươm có khả  năng tiết kiệm ½   lượng hạt giống. Chú ý : Xử lý cây con trong vườn ươm. * Chuẩn bị đất: 10
  11. Trồng đất nhiều sét cần lên liếp cao 20 ­ 40 cm, rộng 60 ­ 80 cm nếu   trồng hàng đơn và 1 ­ 2 m nếu trồng hàng kép, khoảng cách cây trên hàng 50 ­   60 cm. Tuỳ giống, mùa vụ và độ phì nhiêu của đất mà bố trí mật độ trồng từ  850 ­ 1.250 cây/ha (17.000 ­ 25.000 cây/ ha) cho thích  hợp. * Bón phân: Bảng 2. Lượng phân bón cho 500m2 đất Lượng phân bón (Kg/500 m2) Ngày sau khi  Cách  Vô NPK  K Supper  Phân  gieo bón Ure i 16­6­8 Cl lân chuồng 0 (Bón lót) Rãi 25 15 1.000 Dặm lần 2 Tưới 5 25 Rãi 7,5 1 35 Tưới 7,5 1,5 5 45 Tưới 10 2,5 5 Tổng 25 25 5 15 15 1.000 *Chăm sóc: Tưới tiêu nước: Vụ  đông Xuân và vụ  Xuân Hè nếu tưới thùng có thể  tưới 2 ­3 lần trong ngày, tưới phun máy mỗi ngày 1 lần. Nếu tưới thấm, nước   được dẫn từ  sông vào rãnh giữa các liếp Cải giúp tưới thấm một phần. Khi  cải còn nhỏ rễ ăn nông nên tát lên liếp để  tưới. Làm cỏ, xới gốc: Trong thời gian canh tác nên làm cỏ 2 lần, thường làm  cỏ kết hợp với bón phân thúc, xới gốc phá váng và đánh bỏ lá già để chân cải  được thoáng, sâu bệnh không ẩn  nấp. * Phòng trừ sâu bệnh: A. Sâu hại + Sâu tơ (Plutella xylostella) ­ Đặc điểm hình thái: Trưởng thành là loài bướm nhỏ, cánh trước màu xám nhạt, có nhiều đốm  nhỏ  màu trắng và đen xen kẽ, mép trên trắng và có 3 đường lượn sóng màu  nâu đậm, phía ngoài có những lông tơ dài. Trứng rất nhỏ, màu vàng, hình bầu dục, đẻ ở mặt dưới lá. 11
  12. Sâu non: màu xanh vàng nhạt, thân thon, có nhiều lông ngắn màu đen, rải  rác có những đốm nhỏ  màu đen. Nhộng: kén trắng thưa, nhộng thon, có màu  xanh chuyển sang vàng, sắp nở có màu nâu ­ Tập quán sinh sống và gây hại: Bướm hoạt động mạnh về đêm, mạnh nhất là từ chập tối đến nửa đêm.   Bướm đẻ trứng rải rác hoặc từng cụm hay theo dây dọc ở mặt dưới lá, trung  bình mỗi con cái đẻ từ 100­150 trứng. Sâu non ăn toàn bộ biểu bì lá làm cho lá  bị  thủng lỗ  chỗ. Nếu bị  hại nặng sẽ  làm giảm năng suất và chất lượng rau.  Vòng đời trung bình 21­27 ngày. - Biện pháp phòng trừ: Muốn phòng trừ sâu tơ hiệu quả, cần áp dụng kết hợp nhiều biện pháp  một cách hài hoà và hợp lý trong quy trình quản lý dịch hại tổng hợp. Sau đây  là một số biện pháp chính: Sau khi thu hoạch phải dọn sạch tàn dư  của cây, đưa ra khỏi ruộng tiêu  hủy hoặc ủ làm phân bón để tiêu diệt trứng, sâu non... Nên trồng xen thêm một số  loại rau có mùi khó chịu như  cà chua, hành,  tỏi... để xua đuổi con trưởng thành đến đẻ trứng. Nên tưới rau bằng vòi phun mưa vào buổi chiều mát để  ngăn cản việc  giao phối của con trưởng thành và rửa trôi bớt trứng, sâu non. Sau một vài vụ  trồng các loại rau cải nên luân canh vài loại rau màu  khác. Trước khi bứng cây ra trồng nên phun một đợt thuốc trên vườn  ươm  hoặc nhúng cây con vào dung dịch thuốc trừ sâu để tiêu diệt sâu, nhộng, trứng   đang tồn tại trên cây giống. Thường xuyên kiểm tra ruộng, khi thấy mật số sâu tơ  tăng nhanh phải  phun thuốc diệt trừ kịp thời. Sâu tơ  có khả  năng kháng thuốc rất nhanh, vì thế  để  giảm bớt áp lực  kháng thuốc của sâu, bà con phải sử  dụng luân phiên nhiều loại thuốc như:   Sec Saigon 5ME hoặc 10ME, Sherzol 205EC, Sapen­Alpha 5EW...  Để  hạn   chế  tính kháng thuốc, có thể  sử  dụng những chế  phẩm sinh học như: Biocin   16WP hoặc 8000SC, Olong 55WP, Bacterin BT­WP, Xentari 35WDG... + Sâu khoang (Spodoptera sp.) 12
  13. - Đặc điểm hình thái: Trưởng   thành   là   loài   bướm   có   thân   dài   17­20mm,   sải   cánh   rộng   40­ 45mm. Toàn thân màu nâu vàng, trên cánh trước có nhiều đường vân màu  sẫm, xung quanh viền vàng. Mép ngoài cánh có hàng chấm màu nâu đen. Cánh  sau màu trắng xám, có ánh phản quang màu tím. Trứng hình bán cầu, có nhiều đường khía ngang dọc. Trứng đẻ  thành  ổ  lớn ở mặt sau lá, bên ngoài phủ lớp lông màu nâu vàng. Sâu non màu xám tro  hoặc nâu đen, vạch lưng màu vàng,  ở  đốt bụng thứ  nhất có một khoang đen  lớn rất rõ. Nhộng mầu nâu đỏ, cuối bụng có 1 đôi gai ngắn. - Tập quán sinh sống và gây hại: Bướm hoạt động ban đêm, thích các chất có mùi chua ngọt, đẻ  trứng  thành ổ bám mặt dưới lá. Một bướm cái có thể đẻ hàng ngàn trứng. Sâu non sau khi nở sống tập trung quanh chỗ ổ trứng, gặm lấm tấm ch ất   xanh của lá. Sâu lớn tuổi phân tán, ăn khuyết lá. Sâu non phá hại mạnh vào  ban đêm. Hoá nhộng trong đất. Vòng đời trung bình 35­40 ngày. - Biện pháp phòng trừ: Vệ  sinh đồng ruộng, làm đất kỹ  trước khi trồng. Dùng bả  chua ngọt để  bắt bướm, ngắt bỏ  ổ  trứng, diệt sâu non mới nở. Có thể  sử  dụng một trong  các loại thuốc sau để phòng trừ. Abamectin (Reasgant 1.8EC, Shertin 3.6EC, Plutel 0.9 EC) Bacillus thuringiensis (Map ­ Biti WP 50000 IU/mg) Emamectin benzoate (Angun 5 WG, Emaben 0.2 EC, Tasieu 1.0EC) Deltamethrin (Decis 25 tab) Etofenprox (Trebon 20 WP) + Bọ nhảy (Phyllotrera spp.) - Đặc điểm hình thái: Trưởng thành có kích thước cơ  thể  dài 1.8­2.4mm, hình bầu dục, toàn  thân màu đen và lấp lánh ánh kim. Mặt lưng đốt ngực trước và trên cánh cứng   có các chấm xếp thành hàng dọc. Mỗi cánh  ở  giữa có vân thẳng màu vàng,  phía cạnh ngoài của vân lõm vào, phía trong của vân thẳng hay cong về  phía  trong   hình   củ   lạc. 13
  14. Trứng hình trứng, dài 0.3mm, màu vàng nhạt. Sâu non hình ống tròn phần cuối  nhỏ, đầu màu nâu nhạt, lưng và bụng màu vàng nhạt. Nhộng hình bầu dục,  dài khoảng 2mm, màu trắng sữa. - Tập quán sinh sống và gây hại: Trưởng thành hoạt động vào lúc sáng sớm hoặc trời mát. Trời mưa ít  hoạt động. Trưởng thành ăn lá cây và giao phối trên cây. Đẻ  trứng chủ  yếu  trong đất, cách rễ chính khoảng 3cm, đẻ nhiều vào sau buổi trưa. Một con cái   đẻ khoảng 25­200 trứng.Sâu non có 3 tuổi, sống trong đất, ăn rễ cây, làm cho  cây bị còi cọc, héo hoặc bị thối. Hoá nhộng ngay trong đất. - Biện pháp phòng trừ: Vệ  sinh đồng ruộng. Làm đất kỹ  trước khi trồng, luân canh với các cây  trồng khác họ. Phun thuốc trừ trưởng thành vào buổi chiều tối. Xử lý đất trừ  sâu non.  Luân phiên sử dụng một số loại thuốc để phòng trừ:    Abamectin: (Agromectin 1.8 EC, Shertin 3.6EC) Emamectin benzoate (July 5WG; Starrimec 19EC, Angun 5 WG) Dinotefuran (Chat 20WP, Oshin 20WP) Azadirachtin (Vineem 1500EC, Hoaneem 0.03EC) Chlorantraniliprole 20% +Thiamethoxam (Virtako 300SC + Dòi hại rễ (Delia brassicae) - Đặc điểm hình thái: Trưởng thành trông giống như  ruồi nhà nhỏ, có màu đen, dài khoảng  1mm, trên lưng có các sọc đen và lông cứng ngắn màu đen. Dòi màu trắng, dài   1cm và không có chân. - Tập quán sinh sống và gây hại: Trưởng thành đẻ trứng vào khe đất nứt hoặc trên thân cây giáp mặt đất.  Hoá nhộng trong đất. Dòi phá huỷ rễ, đặc biệt là rễ cây con bằng cách đục vào rễ hoặc ăn trên  bề  mặt của rễ. Cây bị  hại trở  nên hơi vàng, đỏ  tía hoặc xanh xám, cây phát  triển còi cọc. Nếu bị  hại nặng cây có thể  bị  chết. Dòi phát sinh và gây hại   nặng vào mùa khô. - Biện pháp phòng trừ: 14
  15. Trưởng thành thường bị  thu hút đến những vật chất hữu cơ  đang thối  rữa để  đẻ  trứng vì vậy không nên bón phân chuồng tươi, phân cá và các tàn   dư  cây trồng chưa được  ủ  kỹ  cho cây. Tưới đủ   ẩm cho cây trong mùa khô.  Chưa có thuốc BVTV đăng ký trong danh mục để phòng trừ dòi hại rễ/cây họ  thập tự.  + Rệp (Brevicolyne brassicae) -  Đặc điểm hình thái: Có 2 dạng rệp có cánh và không có cánh. Rệp có cánh dài hơn rệp không  có cánh một chút, đầu và thân màu đen, vân cánh màu nâu. Rệp có ống bụng   nhỏ ở cuối thân. Rệp sinh sản đơn tính. - Tập quán sinh sống và gây hại: Cả  rệp non và trưởng thành đều chích hút nhựa cây, làm búp và lá bị  xoăn lại, lá nhạt màu hoặc vàng, héo rũ. Ngoài gây hại trực tiếp cho cây  trồng, rệp còn là môi giới truyền bệnh vi rus cho rau. Thời tiết nóng khô  thuận lợi cho rệp phát triển, vòng đời ngắn, chỉ trong khoảng 10­12 ngày. - Biện pháp phòng trừ: Tưới nước, giữ ẩm cho cây trong điều kiện thời tiết mùa khô, luân phiên  sử dụng một số loại thuốc sau để phòng trừ: Abamectin (Reasgant 5EC, Plutel  5EC);   Abamectin+Imidacloprid   (Abamix   1.45WP);   Matrine   (Agri­one   1SL);   Azadirachtin:   (Super   Fitoc   3EC,   Vineem   1500EC); Thiamethoxam   (Actara  25WP); + Sâu xám (Agrotis ypsilon) - Đặc điểm hình thái: Trưởng thành là loài bướm có thân dài 20­25mm. Cánh trước có màu xám  đen, gần phía góc mép ngoài có 3 vệt đen nhỏ  hình tam giác. Cánh sau màu  trắng, mép ngoài màu nâu xám nhạt. Cơ thể có nhiều lông màu xám. Trứng có   hình cầu hơi dẹt, có sọc nổi, đường kính khoảng 0.5mm, lúc đầu có màu nhạt  sau chuyển sang màu đen đến nâu. Sâu non màu đen nâu, có đường xẻ  màu nâu nhạt  ở  giữa và hai sọc hai  bên. Đầu rất đen, có hai điểm trắng. Nhộng có màu nâu cánh gián, cuối bụng  có một đôi gai ngắn. 15
  16. - Tập quán sinh sống và gây hại: Bướm hoạt động giao phối và đẻ  trứng ban đêm, thích mùi chua ngọt.  Đẻ  trứng rời  rạc thành từng  quả  trên mặt  đất, một bướm  cái có thể   đẻ  khoảng 800­1000 trứng. Sâu non mới nở gặm lấm tấm biểu bì lá cây, sâu lớn  tuổi sống dưới đất, ban đêm bò lên cắn đứt gốc cây. Sâu đẫy sức hoá nhộng  trong đất. Sâu xám chủ yếu phá hại khi cây còn nhỏ. Vòng đời trung bình 50­ 60 ngày, trong đó giai đoạn sâu non 30­35 ngày. - Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ trước khi trồng, dùng một số loại thuốc   sau để phòng trừ: Abamectin (Dibamec 1.8 EC, Shertin 3.6EC); Permethrin (Pounce 1.5GR) + Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae) - Đặc điểm hình thái: Bướm có thân dài 17­20mm. Cánh trước màu trắng, hình gần tròn, đầu  cánh có vết đen hình tam giác tương đối lớn (2­3mm) và 2 chấm đen nhỏ hơn,  trên cánh có lớp bụi phấn mịn. Cánh sau màu trắng, góc cánh màu xám tro.   Trứng màu vàng nhạt, dài, có nhiều khía cạnh. Sâu non mới nở  màu xanh nhạt, sau chuyển màu xanh lục, trên thân có   nhiều chấm đen nhỏ và có 3 sọc màu vàng phía lưng. Dọc theo thân có những   lông ngắn, cứng, màu vàng. Nhộng màu xanh, đính một đầu trên cuống lá rau.   Giữa lưng nhộng nổi lên một đường gờ  như  xương sống, ngực nhô cao tạo  thành góc nổi lên ở 2 bên phần bụng. - Tập quán sinh sống và gây hại: Bướm hoạt động ban ngày, đẻ  trứng rải rác thành từng quả  trên lá, mỗi   con cái đẻ trung bình 150 trứng. Sâu non mới nở  ăn vỏ  trứng, sau đó bắt đầu gặm chất xanh và để  lại  màng lá trắng mỏng, sống thành từng cụm. Sâu tuổi lớn phân tán, ăn khuyết lá  để lại gân làm cây xơ xác. Sâu xanh bướm trắng phát sinh mạnh trong những   tháng ít mưa. Vòng đời trung bình 35­40 ngày. - Biện pháp phòng trừ: 16
  17. Dùng vợt bắt bướm, ngắt nhộng trên lá, thu dọn và huỷ  bỏ  tàn dư  cây  trồng.Luân phiên sử  dụng một số  loại thuốc sau  để  phòng trừ:   Abamectin  (Agromectin 1.8EC; Binhtox 1.8EC);  Matrine (Sokupi 0.36AS);  Azadirachtin  (Vineem 1500EC); Abamectin + Chlorfluazuron (Confitin 36EC);  Abamectin +  Alpha­cypermethrin   (Shepatin   18EC)  Abamectin   +   Bacillus   thuringiensis  (Kuraba 3.6EC) + Sâu xanh đục bắp (Mamestra brassicae) - Đặc điểm hình thái: Trưởng thành có các cánh trước lốm đốm, cơ  thể màu xám, xanh lá cây  hoặc màu đen. Cánh sau thường có màu sáng hơn cánh trước.   Sâu non có màu  xanh, tuổi lớn có màu đen hơi nâu, bụng màu vàng xanh. Sâu cuộn lại khi bị  động. Trứng có màu trắng sau chuyển sang màu hồng. Nhộng có màu nâu  bóng. - Tập quán sinh sống và gây hại: Trưởng thành đẻ trứng ngay sau giao phối. Con cái đẻ trứng mặt dưới lá  và đẻ  rải rác từng quả  nhưng đủ  gần để  tạo thành từng nhóm, mỗi nhóm  khoảng 50 trứng.Sâu non ăn lá cây, khi mật độ  cao phá trụi các lá ngoài, chỉ  chừa lại những bộ khung lá. Một số sâu đục vào bên trong bắp làm giảm giá   trị thương phẩm. ­ Biện pháp phòng trừ: Cày, xới đất kỹ để tiêu diệt nhộng trong đất, thu  gom tiêu hủy triệt để tàn dư cây trồng. Sử dụng một số loại thuốc BVTV sau   để   phòng  trừ:  Bacillus   thuringiensis (Delfin  WG;  Olong  55WP);  Abamectin  (Agbamex 3.6EC; Agromectin 1.8EC);  Emamectin benzoate ( Emaben 0.2EC;  Tasieu1.0EC); Spinosad   (Akasa   25SC,   Wish   25SC);   Emamectin   benzoate  +Petroleum oil (Eska 250EC). B. BÊNH HAI ̣ ̣ + Cháy lá vi khuẩn (Xanthomonas campestris) - Triệu chứng gây hại: Bệnh gây hại  ở  cả  cây giống và cây đã lớn. Lá của những cây giống  nhiễm bệnh chuyển sang màu vàng và rụng trước khi cây lớn. Trên cây lớn  hơn, vết bệnh có màu vàng, hình chữ  V xuất hiện trên rìa lá với mũi nhọn   17
  18. hướng vào trong. Những vết bệnh này lan dần vào giữa lá. Diện tích bị nhiễm  bệnh chuyển sang màu nâu, các mô cây bị chết. Gân lá ở những vùng bị nhiễm   chuyển màu đen có thể nhìn thấy khi cắt lá. - Nguyên nhân, điều kiện phát sinh phát triển bệnh: Do vi khuẩn Xanthomonas campestris gây hại, vi khuẩn phát triển thích  hợp ở nhiệt độ 30­320C. Nguồn bệnh tồn tại trong tàn dư cây trồng và trong  hạt giống. Vi khuẩn xâm nhập qua vết thương do côn trùng hoặc cơ  giới,   mưa gió. - Biện pháp phòng trừ: Khử  trùng hạt giống trước khi gieo bằng nước  ấm 50oC trong 30 phút  để diệt vi khuẩn bám dính trên hạt giống. Luân canh cây trồng trong thời gian  ít nhất là 3 năm. Bón phân cân đối, không bón quá nhiều đạm.  Vệ  sinh đồng  ruộng triệt để sau khi thu hoạch. Khi bệnh phát sinh trên lá có thể phòng ngừa   và hạn chế  tác hại bằng hoạt chất Copper hydroxide (DuPontTM Kocide 46.1 DF). + Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani) - Triệu chứng:  Bệnh chủ  yếu gây hại  ở  phần cổ  rễ, phần gốc sát mặt đất. Khi mới   xuất hiện, nếu quan sát kỹ  có thể  thấy những vết bệnh có màu khác với vỏ  cây, phần vỏ  này bị  rộp lên, sau đó lan dần bao quanh toàn bộ  phần cổ  rễ  hoặc gốc cây. Dần dần phần vỏ  này khô teo lại, khi gặp trời mưa hoặc độ  ẩm cao sẽ bị thối nhũn, bong ra, trơ lại phần lõi gỗ của cây có màu thâm đen,  cây sẽ héo dần và chết. Lúc mới bị nhiễm bệnh, lá trên các cây này còn giữ được màu xanh tươi   trong vài ngày (nếu trời râm mát), sau đó toàn bộ cây sẽ bị héo rũ gục xuống,  chết lụi từng đám rải rác trên ruộng hoặc từng vạt lớn nếu ruộng rau bị  nhiễm bệnh nặng. Vào những ngày có nhiều sương mù hoặc lúc sáng sớm ta   có thể thấy lớp tơ màu trắng bám nơi vết bệnh. Vài ngày sau, trên thân cây và  vùng đất xung quanh gốc cây bị  bệnh xuất hiện nhiều đốm hạch màu vàng   nâu bám xung quanh đó. - Tác nhân gây bệnh, điều kiện phát sinh, phát tiển và gây hại: 18
  19.        Bệnh lở  cổ  rễ  do nấm Rhizoctonia solani gây ra là chủ  yếu. Tuy nhiên,   tuỳ điều kiện thời tiết, chế độ canh tác có thể do nhiều loại nấm có trong đất   gây ra như  Pythium spp., Fusarium solani, Fusarium sp. v.v. Các bào tử  nấm   Rhizoctonia solani thường sống tiềm ẩn trong đất và tàn dư cây trồng khá lâu,  nhất là ở những vườn ươm cây giống, những vườn sản xuất đã từng bị bệnh   lở cổ rễ mà không được xử lý đất trước khi trồng lại.       Các bào tử nấm này thường lây lan trong môi trường nước và xâm nhập   qua các vết thương cơ giới hoặc các lỗ khí khổng của lá khi có điều kiện môi  trường thuận tiện. Bệnh thường phá hại nhiều trong vườn ươm hoặc sau khi   trồng khoảng 1 tháng tuổi, làm chết cây con. Nấm thường tấn công vào cổ rễ,  nơi tiếp giáp với mặt đất và cổ  rễ  bị  khô, cây không hút được nước nên đổ  rạp và chết rất nhanh. Bệnh thường phát sinh, phát triển mạnh trong điều  kiện độ ẩm cao, nhiệt độ cao hoặc mưa, nắng, rét, nóng thất thường.        Trong năm bệnh thường xuất hiện và gây hại nhiều nhất vào các giai  đoạn: tháng 9­10 và tháng 2­3­4. Bệnh thường lây lan nhanh, gây hại nặng  ở  những vườn ươm chuyên sản xuất cây giống hoặc vườn sản xuất đại trà liên   tục nhiều năm; trên các vườn đầu tư, chăm sóc kém, nhất là trên các vùng đất  sét, đất thịt nặng, đất chặt bí, những vùng đất  ẩm  ướt, trũng hoặc khó thoát  nước. ­ Biện pháp phòng trị: ­ Phòng bệnh: Chọn nơi đất tốt, cao ráo, dễ thoát nước để làm vườn ươm sản   xuất cây giống. Không nên làm vườn ươm ở những nơi trước đây đã từng bị  bệnh   lở   cổ   rễ   và   các   loại   nấm   bệnh   khác.   Khử   trùng   đất   bằng   vôi   bột   (30kg/sào Bắc bộ) hoặc các loại thuốc như: Regent 0,3 G, Basudin 5G, 10   G/H (0,3­0,5 kg/sào Bắc bộ) trước khi trồng. Chỉ  sử  dụng phân chuồng hoai   mục, không dùng phân tươi (có chứa nhiều nấm bệnh) để  bón lót hoặc làm   bầu ươm.  Thường xuyên vệ  sinh đồng ruộng, trồng đúng mật độ, khoảng cách nhằm  tạo độ  thông thoáng, giảm độ   ẩm, hạn chế  nấm bệnh phát sinh, phát triển.   Khơi thông mương rãnh tránh để  đọng nước gây ngập úng hoặc để  đất quá  19
  20. ẩm. Sử  dụng chế  phẩm TRICHODERMA trộn với phân chuồng đã được  ủ  hoai mục để bón lót hoặc đóng bầu với lượng dùng 4­5kg/sào Bắc bộ. ­ Chữa trị: Nhổ bỏ và đem tiêu hủy hết các cây bị bệnh để  tránh lây lan ngay  khi mới phát hiện. Phun ngừa hoặc phun trừ  bằng một trong các loại thuốc   sau: Copper B, Booc đô 1%, Dithane M45, Benlat C 50 WP, Anvil 5 SC, Rovral  50 WP, Appencarb Super 50 SL.. .pha nồng độ 0,2­0,3% (20­30 g hoặc cc cho   bình 10 lít nước), khuấy đều phun kỹ thân cây gần mặt đất và phần đất xung  quanh gốc cây vào buổi sáng và chiều mát. Phun nhắc lại lần 2 sau 5 ngày.  Xới xáo mặt luống nhằm giảm độ ẩm, hạn chế lây lan. + Bệnh sưng rễ (Plasmodiophora brassicae W) - Triệu chứng: Bệnh gây hại trên bộ rễ của cây (rễ chính và rễ bên). Bộ phận rễ bị biến   dạng sưng phồng lên, có các kích cỡ  khác nhau tùy thuộc thời kỳ và mức độ  nhiễm bệnh. Cây sinh trưởng chậm, cằn cỗi, lá biến màu xanh bạc, có biểu   hiện héo vào lúc trưa nắng, sau đó phục hồi vào lúc trời mát, khi bị nặng toàn  thân cây héo rũ kể  cả  khi trời mát, lá chuyển màu xanh bạc, nhợt nhạt, héo   vàng và cây bị chết hoàn toàn. Nấm bệnh tấn công vào vùng rễ, gây biến dạng, làm giảm khả  năng  hút nước, dinh dưỡng và khả  năng chống chịu của cây, dẫn đến việc xâm  nhập dễ  dàng của một số  loài nấm, khuẩn gây nên sự  thối mục đen toàn bộ  rễ cây. Khi cây bị nhiễm bệnh sớm (giai đoạn vườn ươm, hồi xanh) cây khó  phục hồi và chết, nhưng nếu cây bị  nhiễm ở giai đoạn muộn hơn (giai đoạn  hình thành bắp, phân hoá hoa) cây có thể  cho thu hoạch nhưng năng suất  giảm, chất lượng kém. - Nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh: Bệnh do nấm Plasmodiophora brassicae W. gây ra. Nấm bệnh là loài nấm cổ sinh đơn bào (không có nhánh, sợi nấm) và là   loài nấm ký sinh bắt buộc. Chúng chỉ  phát triển và sinh sản trong tế  bào ký   chủ còn sống mới hoàn tất vòng đời. Nấm có thể tồn tại trong đất 7­10 năm ở  dạng bào tử  tĩnh, cũng có thể  lâu hơn. Bệnh phát triển thích hợp trong đất  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1