intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập chương VII môn Vật lý 10 – Ban cơ bản

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

333
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo “Đề cương ôn tập chương VII môn Vật lý 10 – Ban cơ bản ”. Đề cương cung cấp lý thuyết, bài tập trắc nghiệm chương VII: Chất rắn và chất lỏng sẽ giúp các bạn nắm chắc phần lý thuyết, giải nhanh bài tập trắc nghiệm để chuẩn bị tốt cho các bài kiểm tra và kỳ thi học kỳ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập chương VII môn Vật lý 10 – Ban cơ bản

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHƯƠNG VII MÔN VẬT LÝ 10 – BAN CƠ BẢN .ÔN TẬP VẬT LÝ LỚP 10 NÂNG CAO CHƯƠNG VII : CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG – SỰ CHUYỂN THỂ I.Chất rắn 1.Chất rắn: được chia thành 2 loại : chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình. Chất rắn kết tinh được cấu tạo từ các tinh thể, có dạng hình học Chất vô định hình không có cấu trúc tinh thể nên không có dạng hình học. 2.Tinh thể và mạng tinh thể - Tinh thể là những kết cấu rắn có dạng hình học xác định. - Mạng tinh thể Tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt (nguyên tử, phân tử, ion) liên kết chặt chẽ với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học trong không gian xác định gọi là mạng tinh thể. 3. Chuyển động nhiệt ở chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình. o Mỗi hạt cấu tạo nên tinh thể không đứng yên mà luôn dao động quanh một vị trí cân bằng xác định trong mạng tinh thể. Chuyển động này được gọi là chuyển động nhiệt (ở chất kết tinh). o Chuyển động nhiệt ở chất rắn vô định hình là dao động của các hạt quanh vị trí cân bằng. o Khi nhiệt độ tăng thì dao động mạnh. 4. Tính dị hướng o Tính dị hướng ở một vật thể hiện ở chỗ tính chất vật lý theo các phương khác nhau ở vật đó là không như nhau. o Trái với tính di hướng là tính đẳng hướng. o Vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng. o Vật rắn đa tinh thể và vật rắn vô định hình có tính đẳng hướng II. Biến dạng của vật rắn
  2. 1..Biến dạng đàn hồi :Khi có lực tác dụng lên vật rắn thì vật bị biến dạng. Nếu ngoại lực thôi tác dụng thì vật có thể lấy lại hình dạng và kích thước ban đầu. Biến dạng vật rắn lúc này được gọi là biến dạng đàn hồi và vật rắn đó có tính đàn hồi. 2. Biến dạng dẻo (biến dạng còn dư) Khi có lực tác dụng lên vật rắn thì vật bị biến dạng. Nếu ngoại lực thôi tác dụng thì vật không thể lấy lại hình dạng và kích thước ban đầu. Biến dạng vật rắn lúc này được gọi là biến dạng dẻo (biến dạng còn dư) và vật rắn đó có tính dẻo. Giới hạn đàn hồi: Giới hạn trong trong đó vật rắn còn giữ được tính đàn hồi của nó. 3.Biến dạng kéo và biến dạng nén. Định luật Hooke. +Biến dạng kéo : Ngoại lực tác dụng làm vật dài ra +Biến dạng nén: ngoại lực tác dụng , vật ngăn lại + Ứng suất kéo (nén):Là lực kéo (hay nén) trên một đơn vị diện tích vuông góc với lực. F σ  S S (m2): tiết diện ngang của thanh F (N) : lực kéo (nén)  (N/m2, Pa) : ứng suất kéo (nén) +Định luật Hooke “Trong giới hạn đàn hồi, độ biến dạng tỉ đối kéo hay nén của thanh rắn tiết diện đều tỉ lệ thuận với ứng suất gây ra nó.” l F F l l  hay : E hay :  = E. : độ biến dạng lo S S lo lo tỉ đối E (N/m): suất đàn hồi +Lực đàn hồi E.S Fdh  l hay Fđh = k.l  l (m) : độ biến dạng (độ dãn hay lo nén)
  3. E.S k  : hệ số đàn hồi (độ cứng) lo của vật (N/m) 4.Giới hạn bền - Giới hạn bền được biểu thị bằng ứng suất của ngoại lực Fb σb  (N/m2 hay Pa) b : ứng suất bền. S Fb : Lực vừa đủ làm vật hư hỏng. III. Sự nở vì nhiệt của vật rắn : 1. Sự nở dài : Độ tăng chiều dài l = lo(t – to) Công thức sự nở dài : l = lo + l = lo[1 +  (t – to)]  : hệ số nở dài (K– 1 hay độ – 1), phụ thuộc vào bản chất của chất làm thanh. 2. Sự nở khối : V = Vo + V = Vo[1 + (t – to)]  : hệ số nở khối (K– 1 hay độ– 1)  = 3 II.Chất lỏng : 1. Cấu trúc của chất lỏng a Mật độ phân tử Mật độ phân tử ở chất lỏng lớn gấp nhiều lần mật độ phân tử ở chất khí và gần bằng mật độ phân tử trong chất rắn. b. Cấu trúc trật tự gần Tương tự cấu trúc của chất rắn vô định hình, nhưng vị trí các hạt thường xuyên thay đổi. 2. Chuyển động nhiệt ở chất lỏng Trong chất lỏng, mỗi phân tử tương tác với các phân tử khác ở gần. Nó dao động quanh một vị trí cân bằng tạm thời và từng lúc sau tương tác, nó nhảy sang một vị trí mới, rồi lại dao động quanh vị trí cân bằng mới này, và cứ thế tiếp tục. Đó là hình thức chuyển động nhiệt ở chất lỏng. 3. Hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng Những hiện tượng như : Giọt nước có dạng hình cầu, bong bóng xà phòng có dạng hình cầu, nhện có thể di chuyển trên mặt nước,… liên quan đến hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng. Lực căng bề mặt : có các đặc điểm sau
  4. - Điểm đặt: trên đường giới hạn của bề mặt. - Phương : vuông góc với đường giới hạn bề mặt và tiếp tuyến với bề mặt của khối lỏng. - Chiều : hướng về phía màng bề mặt khối chất lỏng gây ra lực căng đó. - Độ lớn : F = .l  (N/m) : hệ số căng bề mặt (suất căng bề mặt) lĐường giới hạn có thể là : đường biên, đường phân chia trên bề mặt khối lỏng. 4. Hiện tượng dính ướt và không dính ướt: Tùy thuộc vào bản chất của chất lỏng và chất rắn mà có thể xảy ra hiện tượng dính ướt hay không dính ướt. +Hiện tượng dính ướt: lực tương tác giữa các phân tử chất rắn với các phân tử chất lỏng mạnh hơn lực hút giữa các phân tử chất +Không dính ướt:Khi lực tương tác giữa các phân tử chất rắn với các phân tử chất lỏng yếu hơn lực hút giữa các phân tử chất lỏng  Mặt thoáng chất lỏng : - Khi chất lỏng dính ướt thành bình :mặt chất lỏng ở chỗ sát thành bình là một mặt lõm. - Khi chất lỏng không dính ướt thành :mặt chất lỏng ở chỗ sát thành bình là một mặt lồi. 5. Hiện tượng mao dẫn o Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng dâng lên hay hạ xuống của mực chất lỏng ở bên trong các ống có bán kính trong nhỏ, trong vách hẹp, khe hẹp, vật xốp,… so với mực chất lỏng ở ngoài. o Công thức tính độ chênh lệch mực chất lỏng do mao dẫn 4 h  (N/m) : hệ số căng bề mặt của chất lỏng g d  (N/m3) : khối lượng riêng của chất lỏng g (m/s2) : gia tốc trọng trường d (m) : đường kính trong của ống. h (m) : độ dâng lên hay hạ xuống.
  5. BÀI TẬP HỆ THỐNG CÂU HỎI CHƯƠNG 7 1: Phân loại các chất rắn theo cách nào dưới đây là đúng? A. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn vô định hình. B. Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình. C. Chất rắn đa tinh thể và chất rắn vô định hình. D. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể. 2: Đặc điểm và tính chất nào dưới đây không liên quan đến chất rắn kết tinh? A. Có dạng hình học xác định. B. Có cẩu trúc tinh thể. C. Có nhiệt độ nóng chảy không xác định. D. Có nhiệt độ nóng chảy xác định. .3: Đặc điểm và tính chất nào dưới đây liên quan đên chất rắn vô định hình? A. Có hình hình học xác định. B. Có cấu trúc tinh thể. C. Có tính dị hướng. D. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định. .4: Câu nào dưới đây nói về đặc tính của chất rắn kết tinh là không đúng? A. Có thể có tính dị hướng hoặc có tính đẳng hướng. B. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định. C. Có cấu trúc tinh thể. D. Có nhiệt độ nóng chảy xác định. 5: Đặc tính nào dưới đây là của chất rắn vô định hình? A. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định. B. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. .6: Đặc tính nào dưới đây là của chất rắn đa tinh thể? A. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định. B. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. C. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
  6. D. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. .7: Chất rắn nào dưới đây, thuộc loại chất rắn kết tinh? A. Thuỷ tinh. B. Nhựa đường. C. Kim loại. D. Cao su. 8: Chất rắn nào dưới đây thuộc loại chất rắn vô định hình? A. Băng phiến. B. Nhựa đường. C. Kim loại. D. Hợp kim. Biến dạng cơ của vật rắn. .1: Mức độ biến dạng của thanh rắn (bị kéo hoặc nén) phụ thuộc yếu tố nào dưới đây? A. Độ lớn của lực tác dụng. B. Độ lớn của lực tác dụng và tiết diện ngang của thanh. C. Độ dài ban đầu của thanh. D. Tiết diện ngang của thanh. .2:Hệ số đàn hồi của thanh thép khi biến dạng kéo hoặc nén phụ thuộc như thế nào vào tiết diện ngang và độ dài ban đầu của thanh rắn? A.Tỉ lệ thuận với tích số của độ dài ban đầu và tiết diện ngang của thanh. B. Tỉ lệ thuận với độ dài ban đầu và tỉ lệ nghịch với độ dài ban đầu của thanh. C. Tỉ lệ thuận với tiết diện ngang và tỉ lệ nghịch với độ dài ban đầu của thanh. D. Tỉ lệ nghịch với tích số của độ dài ban đầu và tiết diện ngang của thanh. 3: Vật nào dưới đây chịu biến dạng kéo? A. Trụ cầu. B. Móng nhà. C. Dây cáp của cần cẩu đang chuyển hàng. D. Cột nhà. 4. Vật nào dưới đây chịu biến dạng nén? A. Dây cáp của cầu treo. B. Thanh nối các toa xe lửa đang chạy. C. Chiếu xà beng đang bẩy một tảng đá to. D. Trụ cầu. 5 Một thanh rắn đồng chất tiết diện đều có hệ số đàn hồi là 100N/m, đầu trên gắn cố định và đầu dưới treo một vật nặng để thanh bị biến dạng đàn hồi. Biết gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Muốn thanh rắn dài thêm 1cm, vật nặng phải có khối lượng là kết qủa nào trong các kết quả sau? A. m = 0,1 kg. B. m = 10 kg. C. m =100 kg. D. m = 1000 kg.
  7. 6: Một sợi dây thép đường kính 0,04m có độ dài ban đầu là 5 m. biết suất đàn hồi của sợi dây là E =2.1011 Pa. và. Hệ số đàn hồi của sợi dây thép là A. 1,5. 107. B. 1,6. 107. C. 1,7.107 . D. 1,8. 107. Sự nở vì nhiệt của vật rắn. 1: Độ nở dài l của vật rắn (hình trụ đồng chất) tỉ lệ với độ tăng nhiệt đô t và độ dài ban đầu l0 của vật được xác định theo công thức nào cho dưới đây? A. l  l  l0  l0 t . B. l  l  l0  l0 t . C. l  l  l0  l0t . D. l  l  l 0   l 0 . 2: Độ nở khối của vật rắn đồng chất được xác định theo công thức nào sau đây? A. V  V  V0  V0 t . B. V  V  V0  V0 t . C. V  V0 . D. V  V0  V   Vt .3: Nguyên tắc hoạt động của dụng cụ nào dưới đây không liên quan đến sự nở vì nhiệt? A. Rơ le nhiệt. B. Nhiệt kế kim loại. C. Đồng hồ bấm giây. D. Ampe kế nhiệt. .4: Tại sao khi đổ nước sôi vào trong cốc thuỷ tinh thì cốc thuỷ tinh hay bị nứt vỡ, còn cốc thạch anh không bị nứt vỡ? A. Vì cốc thạch anh có thành dày hơn. B. Vì thạch anh cứng hơn thuỷ tinh. C. Vì thạch anh có hệ số nở khối nhỏ hơn thuỷ tinh. D. Vì cốc thạch anh có đáy dày hơn. 5: Khi vật rắn kim loại bi nung nóng thì khối lượng của vật tăng hay giảm. Tại sao? A. Tăng, vì thể tích của vật không đổi, nhưng khối lượng của vật giảm. B. Giảm, vì khối lượng của vật không đổi. nhưng thế tích của vật tăng. C. Tăng. vì thể tích của vật tăng chậm, còn khối lượng của vật tăng nhanh hơn. D. Giảm, vì khối lương của vật tăng châm, còn thế của vật tăng nhanh hơn. 6: Một thước thép ở 20 0C có độ dài 1000mm. Khi nhiệt độ tăng đến 400C, thước thép này dài thêm bao nhiêu? Biết hệ số nở dài của thép là  = 11.10 -6 K-1. A.2,4 mm. B. 3,2 mm. C. 4,2mm. D. 0,22 mm.
  8. 7: Một thanh dầm cầu bằng sắt có độ dài là 10m khi nhiệt độ ngoài trời là 100C. Độ dài của thanh dầm cầu sẽ tăng thêm bao nhiêu khi nhiệt độ ngoài trời là 400C? Hệ số nở dài của sắt là 12.10-6K. A. Tăng xấp xỉ 36 mm. B. Tăng xấp xỉ 1,3 mm. C. Tăng xấp xỉ 3,6 mm. D. Tăng xấp xỉ 4,8 mm. Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng. 1: Mức chất lỏng trong ống mao dẫn so với bề mặt chất lỏng bên ngoài ống phụ thuộc những yếu tố nào? A. Đường kính trong của ống, tính chất của chất lỏng. C.Tính chất của chất lỏng và của thành ống. B.Đường kính trong của ống và tính chất của thành ống. D.Đường kính trong của ống, tính chất lỏng và của thành ống. 2: Lực căng mặt ngoài tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kỳ trên bề mặt chất lỏng luôn có phương vuông góc với đoạn đường tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng và có độlớn được xác định theo hệ thức nào sau đây?  l A f   .l B. f  . C. f  . D. f  2 .l l  3: Nguyên nhân của tượng dính ướt và không dính ướt giữa giọt nước và thuỷ tinh là do A. Lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng và chất rắn. B. Bề mặt tiếp xúc. C. Bề mặt khum lồi của chất lỏng. D. Bề mặt khum lõm của chất lỏng. .4: Tại sao chiếc kim khâu có thể nổi trên mặt nước khi đặt nằm ngang? A. Vì chiếc kim không bị dính ướt nước. B. Vì khối lượng riêng của chiếc kim nhỏ hơn khối lượng của nước. C. Vì trọng lượng của chiếc kim đè lên mặt nước khi nằm ngang không thẳng nổi lực đẩy Ác si mét. D. Vì trọng lượng của chiếc kim đè lên mặt nước khi nằm ngang không thắng nổi lực căng bề mặt của nước tác dụng lên nó.
  9. 5: Tại sao nước mưa không lọt qua được các lỗ nhỏ trên tấm vải bạt? A. Vì vải bạt dính ướt nước. B. Vì vải bạt không bị dinh ướt nước. C. Vì lực căng bề mặt của nước ngăn cản không cho nước lọt qua lỗ nhỏ của tấm bạt. D. Vì hiện tượng mao dẫn ngăn cản không cho nước lọt qua các lỗ trên tấm bạt. .6: Lực căng mặt ngoài tác dụng lên một vòng kim loại đồng dài 50 mm được nhúng vào nước xà phòng là bao nhiêu? Biết hệ số căng bề mặt  = 0,040 N/m. A. f = 0,001 N. B. f = 0,002 N. C. f = 0,003 N. D. f = 0,004 N. 7: Một vòng nhôm mỏng có đường kính là 50mm và có trọng lượng P = 68.10-3N được treo vào một lực kế lò xo sao cho đáy của vòng nhôm tiếp xúc với mặt nước. Lực tác dụng để kéo bứt vòng nhôm ra khỏi mặt nước là bao nhiêu? biết hệ số căng bề mặt của nước là 72.10-3N/m và có hai mặt căng của chất lỏng. A. 1,13.10-2N. B. 2,26.10-2N. C. 22,6.10-2N. D. 10.10-2N.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2