intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Địa lí 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Hòa Trung

Chia sẻ: Wangjunkaii Wangjunkaii | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

34
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Địa lí 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Hòa Trung này các bạn học sinh dễ dàng hệ thống kiến thức đã được học trong nửa đầu học kì 1, từ đó chuẩn bị chu đáo kiến thức để vượt qua kì thi gặt hái nhiều thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Địa lí 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Hòa Trung

  1. GỢI Ý TRẢ LỜI ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA GIỮA KÌ I ĐỊA LÝ 9­TUẦN 9 Câu 1. Trình bày đặc điểm dân số nước ta? Hậu quả của dân số đông, tăng nhanh?   * Đặc điểm: ­ Năm 2009: 85 789 573 người(đứng thứ 13 trên thế giới, thứ 3 ĐNA).       VN là 1 quốc gia đông dân. ­ Dân số nước ta tăng nhanh và liên tục. ­ Từ cuối những năm 1950 của thế kỉ XX, nước ta có hiện tượng “bùng nổ dân số”. ­ Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ GTTN của dân số có xu hướng giảm  xuống. *  Hậu quả: + Làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. + Gây khó khăn cho giải quyết việc làm, nhà ở, văn hoá, giáo dục, y tế… + Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm MT… + Ảnh hưởng đến ANTT XH,… Câu 2. Trình bày tình hình phân bố  dân cư  nước ta? Những nguyên nào làm cho dân cư  nước ta   phân bố không đều? * Tình hình phân bố dân cư: ­ Nước ta có MĐDS cao: 246 người/ km2 (thế giới là 47 người/km2) ­ Dân cư nước ta phân bố không đều theo lãnh thổ: + Tập trung đông đúc ở đồng băng, ven biển và các đô thị; miền núi dân cư thưa thớt.   Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất.  Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất. + Phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn cũng chênh lệch nhau (74 % dân số sống ở nông thôn). * Nguyên nhân: Do ĐKTN, trình độ sx, lịch sử khai thác lãnh thổ… Câu 3. Trình bày đặc điểm về nguồn lao động và việc sử dụng lao động nước ta? Sức ép dân số đối  với vấn đề giải quyết việc làm? * Đặc điểm nguồn lao động:  ­ Mặt mạnh. + Dồi dào, tăng nhanh ( mỗi năm tăng khoảng 1 triệu người).  + Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa   học kỹ thuật. ­ Hạn chế. + Thể lực và chuyên môn còn hạn chế (78,8 % không qua đào tạo). + Lao động tập trung nhiều ở khu vực nông thôn (75.8 %). * Sử dụng nguồn lao động. ­ Phần lớn lao động còn tập trung trong ngành N ­ L ­ NN. ­ Cơ cấu sử dụng lao động của nước ta đang thay đổi theo hướng tích cực: Tỉ lệ lao động trong các ngành   N ­ L ­ NN giảm xuống, lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên. * Sức ép dân số đối với vấn đề giải quyết việc làm: ­ Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn  đề giải quyết việc làm. + Khu vực nông thôn: thiếu việc làm. + Khu vực thành thị: tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao (khoảng 6%). Câu 4. Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta. Những thành tựu và thách thức của   công cuộc đổi mới đất nước? 1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta. a. Chuyển dịch cơ cấu ngành. + Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp : giảm tỉ trọng  + Khu vực công nghiệp ­ xây dựng: tỉ trọng tăng nhanh nhất. + Khu vực dịch vụ: chiếm tỉ trọng cao nhưng không ổn định. b.  Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ.
  2. ­ Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, tập trung vùng công nghiệp, dịch vụ  tạo nên các   vùng kinh tế phát triển năng động.  ­ Nước ta có 7 vùng kinh tế và 3 vùng kinh tế trọng điểm( Bắc Bộ, miền Trung, phía Nam). c. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. ­ Từ khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.  2. Những thành tựu và thách thức. a. Thành tựu. ­ Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. ­ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá. b. Thách thức. ­ Xuất hiện sự phân hoá giàu nghèo. ­ Thiếu việc làm. ­ Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường. ­ Nhiều bất cập trong văn hoá, giáo dục, y tế… ­ Những khó khăn trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Câu 5. Phân tích  ảnh hưởng của các nhân tố  tự  nhiên  ảnh hưởng đến sự  phát triển và phân bố  nông nghiệp? a. Đất: ­ Đất phù sa + DT: ……… + Phân bố: ĐB châu thổ ( ĐBSH, ĐBSCL). + Cây trồng thích hợp: Cây CN nhiệt đới, cây ăn quả. ­ Đất Feralit + DT: ………… + Phân bố: MN và trung du ( Tây Nguyên, Đ.N.Bộ). + Cây trồng thích hợp: Cây lúa nước, cây hoa màu b. Khí hậu: * Nhiệt đới ẩm, gió mùa. ­ Thuận lợi: Cây trồng phát triển quanh năm, năng suất cao, nhiều vụ. ­ Khó khăn: Sâu bệnh, nấm mốc phát triển; mùa khô thiếu nước. * Phân hoá theo chiều B­N, độ cao và theo mùa. ­ Thuận lợi:  Sản phẩm nông nghiệp phong phú, đa dạng. ­ Khó khăn: Cơ cấu mùa vụ và cây trồng khác nhau. * Các tai biến thiên nhiên: Ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp, gây tổn thất về người và của. c. Tài nguyên nước. * Thuận lợi: ­ Sông ngòi, ao, hồ dày đặc  phát triển thuỷ lợi. ­ Nguồn nước ngầm dồi dào đảm bảo nước tưới. * Khó khăn: ­ Lũ lụt  thiệt hại mùa màng. ­ Hạn hán    thiếu nước tưới. d. Tài nguyên sinh vật. ­ Rất phong phú là cơ sở để thuần dưỡng, lai tạo  thành các giống cây trồng, vật  nuôi. Câu 6. Nêu thực trạng và vai trò của tài nguyên rừng nước ta? ­ Thực trạng: Tài nguyên rừng đang bị cạn kiệt, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm tỉ lệ thấp. ­ Vai trò: + Rừng sản xuất: Cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. + Rừng phòng hộ: Hạn chế thiên tai.  + Rừng đặc dụng: Bảo vệ gen, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái,… Câu 7. Trình bày nguồn lợi và sự phát triển và phân bố ngành thủy sản? a. Nguồn lợi: * Thuận lợi: ­ Biển rộng( khoảng 1 triệu km2), đường bờ biển dài; có 4 ngư trường trọng điểm: Cà Mau ­ Kiên Giang,  Ninh Thuận ­ Bình Thuận ­ Bà Rịa ­ Vũng Tàu, Hải Phòng ­ Quảng Ninh, Hoàng Sa ­ Trường Sa.
  3. ­ Có tiềm năng rất lớn để  nuôi trồng thuỷ  sản nước ngọt, nước mặn, nước lợ (bãi triều, đầm phá, rừng   ngập mặn, đảo, vũng vịnh, ao, sông suối,…). * Khó khăn:  ­ Thiếu vốn đầu tư. ­ Nguồn lợi thuỷ sản suy giảm.  ­ Bão thường xuyên. ­ Môi trường bị suy thoái. b. Sự phát triển và phân bố. ­ Sản xuất thuỷ sản phát triển mạnh mẽ. + Khai thác thuỷ  sản: Sản lượng tăng nhanh. Các tỉnh dẫn đầu là Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa­Vũng Tàu,   Bình Thuận. + Nuôi trồng thuỷ sản: Phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi tôm, cá. Các tỉnh dẫn đầu là Cà Mau, An Giang,   Bến Tre. ­ Xuất khẩu phát triển vượt bậc (năm 2002 đạt 2014 triệu USD). Câu 8.  Phân tích các nhân tố tự nhiên, kinh tế­xã hội đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp? * Các nhân tố tự nhiên: ­ Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng  tạo cơ sở để phát triển một nền công nghiệp có cơ cấu   đa ngành: năng lượng, luyện kim, hóa chất, VLXD, chế biến. ­ Sự phân bố các nguồn tài nguyên tạo ra các thế mạnh khác nhau của từng vùng. * Các nhân tố kinh tế ­xã hội. ­ Dân cư và lao động.  + Nguồn lao động dồi dào. + Thị trường tiêu thụ rộng lớn. + Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. ­ Cơ sở vật chất­ kỹ thuật và hạ tầng cơ sở: Đang được cải thiện, song còn nhiều hạn chế (tiêu hao nhiều   năng lượng, nguyên vật liệu; hiệu quả sử dụng chưa cao,…). ­ Chính sách phát triển công nghiệp: Có nhiều chính sách phát triển công nghiệp:  Chính sách công nghiệp  hoá và đầu tư, chính sách kinh tế nhiều thành phần.  ­ Thị trường: Ngày càng mở rộng, song đang bị cạnh tranh quyết liệt. Câu 9.  Trình bày cơ cấu, vai trò và sự phân bố của ngành dịch vụ? * Cơ cấu đa dạng gồm ba nhóm ngành: + Dịch vụ tiêu dùng:khách sạn ,nhà hàng…  + Dịch vụ sản xuất :GTVT,bưu chính viễn thông,tài chính,tín dụng… + Dịch dịch vụ công cộng:KHCN,y tế,văn hóa… * Vai trò của dịch vụ trong đời sống và sản xuất. + Cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các ngành kinh tế .  + Tạo ra các mối liên hệ giữa các ngành sản xuất,các vùng trong và giữa nước ta với nước ngoài. + Tạo ra nhiều việc làm, góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân, đem lại nguồn thu nhập lớn  cho nền kinh tế. * Đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ; + Sự phân bố dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào  phân bố dân cư,sự phát triển của sản xuất. + Các hoạt động dịch vụ của nước ta phân bố không đồng đều.(tập trung ở những nơi đông dân cư và kinh   tế phát triển) + Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất nước ta:TP Hồ Chí Minh,Hà Nội. Câu 10.  Ôn lại cách vẽ ­ nhận xét biểu đồ tròn, miền theo số liệu cho trước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1