intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Chu Văn An

Chia sẻ: Wangjunkaii Wangjunkaii | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

39
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN chia sẻ đến các em tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Chu Văn An, hi vọng đây sẽ là tư liệu hữu ích giúp các em ôn tập, hệ thống kiến thức trọng tâm môn học chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Chu Văn An

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI GIỮA KÌ I NGỮ VĂN 9 I. Văn bản: Ôn tập các tác phẩm truyện, thơ trung đại. 1. Chuyện người con gái Nam Xương: - Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ. - Xuất xứ - thể loại của tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”. - Tóm tắt tác phẩm. - Nắm nội dung tác phẩm: + Vẻ đẹp của Vũ Nương qua các hoàn cảnh. (Lúc chưa bị nghi oan, lúc bị chồng nghi oan, lúc sống hạnh phúc dưới thủy cung) + Số phận của nhân vật Vũ Nương (bất hạnh, khao khát được hạnh phúc, bị oan ức và phải chọn cái chết để giải thoát). + Nguyên nhân dẫn đến số phận bi kịch của nhân vật Vũ Nương. + Các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo và ý nghĩa. - Nắm nghệ thuật của tác phẩm. + Kết cấu thắt nút mở nút. + Bút pháp ước lệ. + Các yếu tố tưởng tượng kỳ ảo. + Chọn và đặt lời thoại của nhân vật hợp lí. 2. Hoàng Lê nhất thống chí: - Giới thiệu về nhóm tác giả Ngô Gia Văn Phái. - Tóm tắt hồi thứ 14 Hoàng Lê nhất thống chí “Quang Trung đại phá quân Thanh” - Nội dung hồi thứ 14: + Hình tượng Quang Trung (Nguyễn Huệ) với nhiều phẩm chất của vị tướng tài. + Mạnh mẽ quyết đoán, trí tuệ sáng suốt, tầm nhìn xa trông rộng, dụng binh như thần, tinh thần quyết chiến, quyết thắng, lẫm liệt trong chiến trận. + Sự thất bại của tướng sĩ nhà Thanh. + Sự hèn mạt của vua tôi Lê Chiêu Thống. - Nghệ thuật + Bút pháp hiện thực. + Kết hợp kể - miêu tả - biểu cảm bằng nguồn cảm hứng và ý thức tôn trọng lịch sử 3. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” trích “Truyện Kiều” - Tìm hiểu đoạn trích (vị trí đoạn trích, bố cục, chủ đề của đoạn trích) - Nội dung đoạn trích: + Giới thiệu vẻ đẹp chung của hai chị em (Bút pháp ước lệ và phép nói quá tác giả giới thiệu chị em Thúy Kiều có vẻ đẹp hoàn mĩ, tuy nhiên mỗi người lại có một nét đẹp riêng. + Vẻ đẹp của Thúy Vân: Vẫn bằng bút pháp ước lệ kết hợp với các biện pháp tu từ: liệt kê, so sánh, nhân hóa tác giả vẽ lên chân dung Thúy Vân, một cô gái đoan trang phúc hậu và dự đoán cuộc đời Vân sẽ êm đềm, hạnh phúc. + Vẻ đẹp của Thúy Kiều: Khác với Thúy Vân chỉ có vẻ đẹp nhan sắc thì ở Kiều là vẻ đẹp hội đủ với sắc – tài – tình. Với vẻ đẹp khiến “Hoa ghen thua lắm, liễu hờn kém
  2. xanh” và tài năng đạt tới mức lý tưởng … nhà thơ dự báo cuộc đời Kiều gặp nhiều truân chuyên, sóng gió. + Cuộc sống đức hạnh: (phong lưu, êm đềm, kín đáo, dịu dàng, đứng đắn) - Nghệ thuật của đoạn trích: + Tả người bằng bút pháp ước lệ. + Thủ pháp đòn bẩy. + Kết hợp sử dụng thành công nhiều biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, nói quá, liệt kê. 4. Đoạn trích “Kiều ở Lầu Ngưng Bích” - Giới thiệu đoạn trích: Vị trí đoạn trích, bố cục, chủ đề… - Nội dung đoạn trích: + Cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích và tâm trạng của Kiều ( Lầu Ngưng Bích chơi vơi, trơ trọi trước không gian mênh mông hoang vắng đến rợn người để khắc họa tình cảnh cô đơn, tuyệt vọng của Kiều.) + Nỗi nhớ người thân của Kiều làm bộc lộ tấm long thủy chung, hiếu thảo của Kiều. + Cảnh thiên nhiên khắc họa qua những nỗi buồn khác nhau của Kiều. Tả cảnh khắc họa nỗi buồn tăng tiến của Kiều. Kiều từ buồn man mác – mông lung – lo âu – sợ hãi. - Nghệ thuật: + Kiều ở Lầu Ngưng Bích là đoạn trích tả cảnh ngụ tình hay và đặc sắc nhất trong Truyện Kiều. + Điệp ngữ cũng được sử dụng tài tình. + Nghệ thuật dùng từ ngữ gợi tả, vừa tả cảnh vừa khắc họa tâm trạng đặc sắc. II. Tiếng Việt: - Ôn tập năm phương châm hội thoại đã học: +Phương châm về lượng: khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. + Phương châm về chất: khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. + Phương châm quan hệ: khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. + Phương châm cách thức: khi giao tiếp, cần chú ý nói mạch lạc, ngắn gọn, tránh cách nói mơ hồ. + Phương châm lịch sự: khi giao tiếp cần tế nhị và thể hiện sự tôn trọng người khác. - Ôn tập khái niệm về dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp: + Cách dẫn trực tiếp: là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật + Cách dẫn gián tiếp: là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh lại cho thích hợp. - Bài tập vận dụng: Bài tập 1: Xác định các câu sau đây liên quan đến phương châm hội thoại nào? + Ăn băm nói bổ. + Nói ngược, nói xuôi. + Trống đánh xuôi kèn thổi ngược
  3. + Nói có sách, mách có chứng. + Lời chào cao hơn mâm cỗ. Bài tập 2: Cho ví dụ là tình huống giao tiếp liên quan đến các phương châm hội thoại: về lượng, về chất, cách thức. Bài tập 3: Xác định lời dẫn trực tiếp và gián tiếp trong các đoạn văn sau: a. … Bỗng dung chàng trai phát hiện mẹ anh đã bí mật rải những hạt đậu trên đường đi, anh tức giận hỏi: “Sao mẹ lại làm điều này?”. Bà mẹ bật khóc và trả lời: “Con ngốc lắm! Mẹ sợ không có mẹ, con sẽ không tìm được đường về nhà”. b. … Đang tuyệt vòng thì quạ nhìn thấy một viên sỏi, nó vui mừng nói: “Mình sẽ cho sỏi vào trong bình, nước dâng đến miệng bình là có thể uống được rồi” c. Nhưng chớ có hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. d. … Lảo khuyên nó hãy dằn long mà bỏ đám này, để dìu dắng ít lâu, xem có đám nào khác mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu; chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; làng này đã chết hết con gái đâu mà sợ. III. Tập làm văn: 1. Viết đoạn văn: Luyện viết các đoạn văn phân tích hoặc cảm nhận trong các đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích” 2. Viết bài văn tự sự có kết hợp miêu tả, miêu tả nội tâm, biểu cảm. Đề 1: Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” từ đầu đến “bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu hiểu nỗi oan việc đã trót qua rồi”. Hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện và bày tỏ lòng ân hận. Dàn ý: 1. Mở bài: - Xác định ngôi kể (Trương Sinh kể - ngôi thứ nhất, xưng tôi) - Giới thiệu sự việc cần kể: kể lại nỗi ân hận của Trương Sinh sau khi hiểu ra nỗi oan của Vũ Nương. 2. Thân bài: - Vũ Nương mất không lâu, một buổi tối, chí có hai cha con, bé Đản tró vào cái bóng của Trương Sinh trên tường và nói đó là cha Đản, Trương Sinh đã hiểu đã nghi oan cho vợ. - Trương Sinh ân hận, từ đó Trương Sinh không thể nào quên hình ảnh Vũ Nương. ( Trương Sinh hồi tưởng lại hình ảnh Vũ Nương: + Lúc chưa làm vợ Trượng Sinh. + Trong cuộc sống vợ chồng. + Lúc tiễn Trương Sinh ra trận. + Nhớ lại lời bà con lối xóm can ngăn lúc Trương Sinh nghi oan, đã có hành động hồ đồ với Vũ Nương. - Nỗi dằn vặt, hối tiếc của Trương Sinh (miêu tả nội tâm trực tiếp). 3. Kết bài: Từ câu chuyện của mình rút ra bài học cho mỗi người. Đề 2: Tưởng tượng là nhân vật Quang Trung – Nguyễn Huệ kể lại trận đánh quân Thanh ở Đồn Ngọc Hồi – Đống Đa ( qua hồi 14 đã học) trong “Hoàng Lê nhất thống chí” 1. Mở bài: - Xác định ngôi kể( ngôi kể thứ nhất đóng vai là Quang Trung – Nguyễn Huệ)
  4. - Giới thiệu sự việc: Quang Trung chỉ huy đánh đồn Ngọc Hồi. 2. Thân bài: - Tưởng tượng sự chuẩn bị cho việc đánh đồn Ngọc Hồi ( lên kế hoạch tiến đánh ra sao) - Thời gian, địa điểm diễn ra trận đánh, diễn biến trận đánh. - Kết quả trận đánh: quân Thanh, quân ta như thế nào? (quân Thanh thất bại bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau… Tôn Sĩ Nghị… Sầm Nghi Đống. Quân ta thắng lợi, mở tiệc khao quân…) 3. Kết bài: Ý nghĩa, bài học rút ra từ trận đánh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2