intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam" hỗ trợ các em học sinh hệ thống kiến thức cho học sinh, giúp các em vận dụng kiến thức đã được học để giải các bài tập được ra. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam

  1. NGÂN HÀNG CÂU HỎI CÔNG NGHỆ 10 GIỮA HỌC KÌ I (2022-2023) I.TRẮC NGHIỆM: BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ TRỒNG TRỌT Câu 1: Trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0, nghề trồng trọt Việt Nam có vai trò nào sau đây? A. Đảm bảo an ninh lương thực. B. Hạn chế sự phát triển của chăn nuôi và công nghiệp. C. Cơ giới hóa trồng trọt. D. Phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao. Câu 2: Thành tựu của ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt ở Việt nam là gì? A.Sản xuất lương thực tăng liên tục. B.Sản phẩm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp đã được xuất khẩu ra thị trường quốc tế C.Bước đầu hình thành một số ngành sản xuất hàng hóa với các vùng sản xuất tập trung, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. D.Cơ giới hóa trồng trọt, ứng dụng công nghệ thủy canh trong trồng trọt, công nghê nhà kính. Câu 3:Nội dung nào dưới đây là triển vọng của trồng trọt Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0? A. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi và du lịch. B.Phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao là xu hương tất yếu. C.Xây dựng chế độ bảo quản lương thực hợp lí. D. Tạo ra nhiều việc làm cho người dân. Câu 4: Khi nói về những thành tựu ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt ở Việt Nam thì cơ giới hóa trồng trọt có vai trò gì? A.Cho phép con người có thể trồng trọt ở những nơi không có đất trồng. B. Giúp tiết kiệm không gian, tiết kiệm nước trong trồng trọt. C.Giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao năng suất hiệu quả kinh tế trong trồng trọt. D.Xây dựng chế độ luân canh hợp lí. Câu5:Cơ giới hóa trong trồng trọt có ý nghĩa nào sau đây? A. Năng suất tăng, chất lượng sản phẩm tăng và giảm thiểu sức lao động cho người nông dân. B. Năng suất tăng, chất lượng sản phẩm tăng và tăng sức lao động cho người nông dân. C. Năng suất tăng, chất lượng sản phẩm không tăng và giảm thiểu sức lao động cho người nông dân. D. Năng suất và chất lượng sản phẩm không tăng và giảm thiểu sức lao động cho người nông dân. Câu 6: Khi con người ứng dụng công nghệ thủy canh để trồng trọt thì không mang lại lợi ích gì? A.Cho phép con người có thể trồng trọt ở những nơi không có đất trồng, khí hậu khắc nghiệt. B.Công nghệ này còn giúp tiết kiệm không gian, tiết kiệm nước trong trồng trọt. C.Kiểm soát tốt chất lượng nông sản, nâng cao năng suất cây trồng. D.Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao năng suất cây trồng. Câu 7: Hiện nay, công nghệ …………đang được áp dụng rộng rãi trên hầu hết các đối tượng cây trồng ở Việt Nam và mang lại hiệu quả cao trong trồng trọt. Công nghệ này giúp tiết kiệm…….., tiết kiệm công lao động, tạo điều kiện tối ưu cho cây trồng phát triển, bảo vệ đất trồng.Điền đáp án phù hợp nhất vào chỗ trồng. A.Tưới nước tự động, nước. B.Công nghệ thủy canh, nước. C.Công nghệ cơ giới hóa trồng trọt, đât. D.Công nghệ nhà kính trồng trọt. Câu 8: Công nghệ này giúp kiểm soát sâu, bệnh hại; kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm của đất và không khí, giúp bảo vệ cây trồng (tránh được các điều kiện bất lợi của thời tiết). Nhờ đó, giúp
  2. nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Công nghệ đang được ứng dụng trong trồng trọt là gì? A. Tưới nước tự động. B. Công nghệ thủy canh. C. Công nghệ cơ giới hóa trồng trọt. D. Công nghệ nhà kính trồng trọt. BÀI 2 : CÂY TRỒNG VÀ CÁC YẾU TỐ CHÍNH TRONG TRỒNG TRỌT Câu 9: Với điều kiện trồng trọt và chăm sóc như nhau, giống cây trồng khác nhau thì: A.tốc độ sinh trưởng khác nhau, năng suất giống nhau. B.tốc độ sinh trưởng và năng suất giống nhau. C.tốc độ sinh trưởng và năng suất khác nhau. D.tốc độ sinh trưởng giống nhau, năng suất khác nhau. Câu 10: Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình quang hợp của cây trồng? A. Nước và độ ẩm. B. Đất trồng. C. Nhiệt độ. D. Ánh sáng. Câu 11: Khoảng nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng phát triển của phần lớn cây trồng là từ A. 150C đến 400C. B. 250C đến 400C. 0 0 C. 15 C đến 30 C. D. 250C đến 300C. Câu 12:Trong trồng trọt người ta phân loại cây trồng theo các tiêu chí nào? A. Nguồn gốc, đặc tính sinh học, mục đích sử dụng. B. Cây lâu năm, cây hằng năm. C. Cây lương thực, cây ăn quả, cây dược liệu. D. Cây nhiệt đới, cây ôn đới. Câu 13: Nhóm cây ôn đới trồng ở thời tiết như thế nào? A. Mùa đông lạnh, mùa hè mát. B. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm. C. Mùa đông không lạnh, mùa hè mát. D. Mùa đông mát mẻ, mùa hè lạnh. Câu 14: Khi nói về sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng, năng suất và chất lượng của các sản phẩm trồng trọt, thì ánh sáng có vai trò gì? A. Ánh sáng càng mạnh thì năng suất cây trồng càng cao. B. Ánh sáng càng kém năng suất cây trồng càng kém. C. Ánh sáng quyết định toàn bộ đến năng suất cây trồng. D. Ánh sáng là yếu tố không thể thiếu đối với mỗi loại cây trồng. Câu 15: Khi nói về sinh trưởng, phát triển của cây trồng, năng suất và chất lượng của các sản phẩm trồng trọt, thì nhiệt độ có vai trò gì? A. Ảnh hưởng gián tiếp đến các quá trình hô hấp, quang hợp, thoát hơi nước, hấp thu nước và dinh dưỡng của cây trồng. B. Ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình hô hấp, quang hợp, thoát hơi nước, hấp thu nước và dinh dưỡng của cây trồng. C. Không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng. D. Tất cả các loại cây trồng điều có một ngưỡng nhiệt độ xác định. Câu 17: Khi nói đến các yếu tố tác động đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng cây trồng, yếu tố nào đóng vai trò quan trọng nhất? A.Nhiệt độ. B. Độ ẩm. C. Giống. D. Ánh sáng. Câu 18: Khi thiếu nước trong thời gian dài cây trồng có biểu hiện nào sau đây? A. Lá cây nhăn nheo, héo rũ và rụng dần. B. Lá cháy sém, cây héo,lâu ngày dẫn đến thối rễ. C.Nhiều lá vàng úa bất thường, lá cây không tươi và hơi héo. D.Lá cây có màu xanh nhạt hoặc vàng, chồi non chậm phát triển.
  3. BÀI 3 : GIỚI THIỆU VỀ ĐẤT TRỒNG Câu 19: Thành phần của đất trồng bao gồm: A. phần lỏng, phần rắn, phần khí, sinh vật đất. B. phần lỏng, chất vô cơ, phần khí, vi sinh vật đất. C. phần lỏng, chất hữu cơ, phần khí, sinh vật đất. D. phần lỏng, phần rắn, phần khí, động vật đất. Câu 20: Những phần tử có kích thước nhỏ hơn 1micromet, không hòa tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù được gọi là gì? A. Limon. B. Sét. C. Keo đất. D. Sỏi. Câu 21: Khả năng hấp phụ của đất do thành phần nào quyết định? A. Keo đất. B. Phần rắn. C. Phần lỏng. D. Chất vô cơ. Câu 22: Vai trò của keo đất là gì? A. Quyết định khả năng hấp phụ và nhiều tính chất vật lí, hóa học khác của đất. B. Hấp thụ nước và các ion khoáng cho chất, tăng tính đa dạng cho đất trồng. C. Giữ lại chất dinh dưỡng cho đất, làm đất tơi xốp. D. Chống rửa trôi các chất độc hại cho đất, giữ đất ổn định. Câu 23: Dinh dưỡng trong đất ít rửa trôi khi: A. khả năng hấp phụ của đất cao. B. thành phần cơ giới đất nhẹ. C. đất ngập nước thường xuyên. D. phản ứng của dung dịch đất kiềm. Câu 24:Đất cho phản ứng kiềm chứa nhiều muối: A. Fe2(SO4)3, Al2(SO4)3B. NaCl, Na2SO4 C. Na2CO3, CaCO3 D. KCl, K2SO4 Câu 25:Ở keo đất âm,thành phần nào của keo đất mang điện tích âm? A. Lớp ion quyết định điện.B. Lớp ion không di chuyển. C. Lớp ion khuếch tán.D. Nhân keo đất. Câu 26:Khả năng trao đổi ion của keo đất có tác dụng gì đối với cây trồng? A. Chất dinh dưỡng trong đất ít bị rửa trôi. B. Phản ứng dung dịch đất luôn ổn định. C. Nhiệt độ đất luôn điều hòa. D. Cây trồng được cung cấp đẩy đủ và kịp thời chất dinh dưỡng. Câu 27:Mỗi một hạt keo đất có cấu tạo như thế nào? A. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion không di chuyển → lớp ion khuếch tán. B. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù → lớp ion không di di chuyển. C. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion khuếch tán → lớp ion không di chuyển. D. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù → lớp ion khuếch tán. Câu 28:Khi nói về cấu tạo của keo đất. Đáp án nào sau đây không chính xác. A. Keo đất gồm nhân keo (nằm trong cùng) và lớp điện kép (nằm trên bề mặt của nhân keo). B. Lớp điện bù gồm tầng ion không di chuyển và ion ở tầng khuếch tán. C. Lớp điện bù mang điện trái dấu với tầng ion quyết định điện. D.Có khả năng trao đổi với các ion của dung dịch đất, đây chính là cơ sở của sự trao đổi chất dinh dường giữa đất và cây trồng. Câu 29: Khi nói về cấu tạo của keo đất, keo đất dương khác với keo đất âm ở điểm nào? A.Tầng ion quyết định điện: keo âm tầng này mang điện tích âm, keo dương tầng này mang điện tích dương. B.Tầng ion quyết định điện: keo dương mang điện tích âm, keo keo âm mang điện tích dương.
  4. C.Lớp điện đơn gồm tầng ion quyết định điện nằm sát nhân keo, có vai trò quyết định keo đất là keo âm hay keo dương. D.Lớp điện bù gồm ion khuếch tán và ion di chuyển, có vai trò quyết định điện tích của keo đất. Câu 30: Căn cứ vào độ PH của đất, người ta chi đất thành mấy loại? A. 1. B. 2.C. 3. D. 4. Câu 31: Keo đất âm có đặc điểm: A. Lớp ion quyết định điện mang điện tích dương, lớp ion bù mang điện tích dương. B. Lớp ion quyết định điện mang điện tích âm, lớp ion bù mang điện tích dương. C. Lớp ion quyết định điện mang điện tích dương, lớp ion bù mang điện tích âm. D. Lớp ion quyết định điện mang điện tích âm, lớp ion bù mang điện tích âm. BÀI 4: SỬ DỤNG, CẢI TẠO VÀ BẢO VỆ ĐẤT TRỒNG Câu 32: Đặc điểm nào sau đâykhông phải là nguyên nhân là đất bị chua? A.Do quá trình canh tác phân bón hóa học chua sinh lí vào đất. B.Đất bị chua là do nước mưa làm rửa trôi các cation kiềm trong đất C. Trong đất chứa nồng độ muối (NaCl, Na2SO4… )trên 2,56%. D. Sự phân giải chất hữu cơ trong điều kiện kị khí đã sinh ra nhiều loại acid hữu cơ làm cho đất bị chua. Câu 33: Đất có phản ứng chua thì: A. [H+] = [OH- ]. B. [H+ ] > [OH- ]. C. [H+ ] < [OH- ]. D. Muối Na2CO3 thủy phân tạo NaOH. Câu 34: Để sử dụng và bảo vệ đất trồng cần áp dụng biện pháp nào sau đây? A. Chọn cây trông phù hợp với từng loại đất. B. Bón phân vô cơ liên tục trong nhiều năm. C. Khai thác triệt để nguồn tài nguyên đất trồng. D. Trồng độc canh một loại cây trồng trong thời gian dài. Câu 35: Đặc điểm của đất xám bạc màu là A. đất có tầng canh tác dày,giàu chất dinh dưỡng. B.thành phần cơ giới nhẹ. C. đất chứa nhiều Al3+, Fe3+ tự do. D. vi sinh vật có ích hoạt động mạnh. Câu 36:Trong các biện pháp sau đây biện pháp nào không tác dụng cải tạo đất chua? A. Biện pháp bón phân đạm. B.Biện pháp thủy lợi. C. Biện pháp bón vôi . D.Biện pháp canh tác. Câu 37:Tác dụng của biện pháp bón vôi trong cải tạo đất xám bạc màu? A. Nâng cao độ pH, cải tạo tính chất vật lý của đất B. Tăng độ phì nhiêu cho đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. C. Hạn chế rửa trôi các các cation kiềm trong đất. D.Tránh rửa trôi các chất dinh dưỡng Câu 38:Tác dụng của biện pháp thủy lơi trong cải tạo đất xám bạc màu? A. Tránh sự rửa trôi chất dinh dưỡng trong đất. B. Nâng cao độ pH, cải tạo tính chất vật lý của đất C. Tăng độ phì nhiêu cho đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. D. Hạn chế rửa trôi các các cation kiềm trong đất. Câu 39: Biện pháp canh tác nào sau đây phù hợp để cải tạo đất chua? A. Hạn chế làm đất vào mùa mưa ở vùng đồi núi, đất dốc. B. Xây dựng chế độ luân canh hợp lý. C. Trồng xen canh cây họ đậu, cây ngắn ngày. D. Tưới tiêu hợp lý tránh rửa trôi chất dinh dưỡng.
  5. Câu 40: Biện pháp cải tạo đất mặn, biện pháp nào quan trọng nhất? A.Thủy lợi B. Luân canh cây trồng. C. Bón vôi. D. Bón lân. Câu 41: Cho các biện pháp cải tạo đất mặn: (1). Hạn chế sử dụng phân vô cơ chứa clo hay sulfate. (2) .Che phủ đất bằng tàn dư thực vật ,nylon , trồng cây phân xanh (3). Bón vôi để nâng cao độ pH và cải tạo tính chất vật lý của đất. (4). Xây dựng hệ thống kênh mương để thau rửa, tiêu mặn. (5). Trồng cây chăn sóng, nuôi trồng trồng thủy sản. Các biện pháp đúng là A. (1), (4), (5). B. (1), (2), (4) . C. (1), (2), (3),(4). D. (2), (3), (4). Câu 42:Trong cải tạo đất mặn, biện pháp “Cày không lật, xới đất nhiều lần” có tác dụng A. cắt đứt mao quản làm làm cho muối không thấm lên tầng đất mặt. B. hạ mạch nước ngầm để ngăn mặn không thấm lên tầng đất đất trồng. C. không làm cho đất bị khô hạn, không làm đất bị ải. D. tránh cho các chất dinh dưỡng trong đất không bị rửa trôi. Câu 43:Tác dụng của biện pháp luân canh cây trồng để cải tạo đất xám bạc màu là: A. Tăng độ phì nhiêu cho đất nhờ hoạt động của vi sinh vật cố định đạm. B. Cung cấp dinh dưỡng cho cây lương thực mà không cần phải bón phân. C. Tạo phân hữu cơ có chứa vi sinh vật cố định đạm. D. Thu hoạch cây trồng đúng mùa vụ, cho năng suất cao. BÀI 5 : GIÁ THỂ TRỒNG CÂY Câu 44: Giá thể hữu cơ tự nhiên gồm những loại nào sau đây? A.Than bùn, mùn cưa, trấu hun, xơ dừa. B. Than bùn, mùn cưa, trấu hun, gốm. C. Than bùn, mùn cưa, đá perlite, đất sét. D. Than bùn, mùn cưa, trấu hun, đất phù sa. Câu 45: Giá thể trơ cứng gồm những loại nào sau đây? A.Than bùn, mùn cưa, B. Trấu hun, gốm. C. Đá perlite, đất sét. D. Đá perlite, gốm. Câu 46: Đặc điểm của giá thể than bùn là A. được thủy phân trong điều kiện kị khí. B. được ủ với chế phẩm vi sinh vật. C. được xay nghiền và nung ở nhiệt độ cao. D. được hun đốt trong điều kiện kị khí. Câu 47:Việc sử dụng giá thể trồng cây trong trồng trọt có ý nghĩa nào sau đây? A. Dễ trồng, chăm sóc thuận tiện. B. Cây trồng sinh trưởng và phát triển kém. C. Sạch bệnh nhưng cây sinh trưởng chậm. D. Dễ trồng, chăm sóc thuận tiện, cây chậm phát triển. Câu 48: “Giá thể có hàm lượng kali lớn giúp cây cứng cáp, chống rét tốt.” là đặc điểm của loại giá thể nào sau đây? A. Trấu hun. B.Than bùn. C. Mùn cưa. D. Xơ dừa. Câu 49: “Giá thể chủ yếu là cellulose nên có độ thoáng khí thấp, giữ ẩm không đều” là nhược điểm của loại giá thể nào sau đây? A. Mùn cưa. B.Than bùn. C.Trấu hun. D. Xơ dừa. Câu 50: Cho các bước trong qui trình sản xuất giá thể perlite (1). Nung ở nhiệt độ từ 8000C- đến 8500C. (2). Xay, nghiền nhỏ quặn đá perlite (từ 0,2mm đến 1mm). (3). Để nguội, kiểm tra chất lượng, đóng gói thành phẩm và đưa ra thị trường. Trình tự đúng của các bước là
  6. A. (2) (1)  (3). B. (1) (2)  (3). C.(3) (1)  (3). D. (2) (3)  (1). Câu 51: Giá thể than bùn là có nhược điểm điểm nào sau đây? A. Hàm lượng các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây thấp. B. Dinh dưỡng kém, hấp thu nhiệt lớn. C. Độ thoáng khí thấp, giữ ẩm không đều. D. Không giữ nước, khô nhanh, không chứa chất dinh dưỡng. Câu 52: Quy trình sản xuất giá thể bằng than bùn. Em hãy sắp xếp thành quy trình hoàn chỉnh. I. Tập kết than bùn sau khi khai thác về nơi chế biên như sân phơi, nhà xưởng. II. Phối trộn vôi bột, chất phụ gia, chế phẩm VSV, sau đó ủ một thời gian. III. Phơi than bùn ngoài không khí và nghiền nhỏ. IV. Kiểm tra chất lượng, đóng gói thành phẩm, đưa ra thị trường hoặc vận chuyển đến cơ sở trồng cây. A.I – III – II – IV. B.I- II – III – IV. C.II – I – III – IV. D.II – I – III – IV. Câu 53: Ghép cột A và B để tạo thành quy trình sản xuất giá thể perlite hoàn chỉnh. A B 1. Bước 1 a. Để nguội, kiểm tra chất lượng, đóng gói thành phẩm và đưa ra thị trường. 2. Bước 2 b. Nung ở nhiệt độ từ 800 đến 85000C 3. Bước 3 c. Xay, nghiền nhỏ quặng đá perlite (từ 0,2mm đến 1mm) A. 1-c, 2-b, 3-a. B. 1-a, 2-b, 3-c. C. 1-b, 2-a, 3-c. D. 1-a, 2-c, 3-b. Câu 54: Ghép cột A và B để tạo thành quy trình sản xuất giá thể gốm hoàn chỉnh. A B 1. Bước 1 a. Thu gom phụ phẩm nông nghiệp, đất phù sa, đất sét về sưởng sản xuất. 2. Bước 2: b. Nung các viên đá nặn ở nhiệt độ từ 1200 đếm 13000C 3. Bước 3: c. Nghiền vật liệu đã thu gom, nặn thành viên. 4. Bước 4: d. Kiểm tra chất lượng, đóng gói thành phẩm và đưa ra thị trường. A. 1-a, 2-c, 3-b, 4-d. B. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d. C. 1-d, 2-c, 3-d, 4-a. D. 1-c, 2-b, 3-d, 4-a Câu 55: (TH) Có bao nhiêu ý sau đây là ưu điểm của giá thể trấu hun ? (1) Tơi, xốp. (2) Giữ nước, giữ phân tốt. (3) Có ít mầm bệnh. (4) Hàm lượng chất dinh dưỡng ít. A. 1. B. 2. C. 3. D.4 BÀI 6 :THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH ĐỘ CHUA VÀ ĐỘ MẶN CỦA ĐẤT Câu 56:Đất rất chua có độ pHH2O là bao nhiêu? A. pHH2O< 4,5. B. pHH2O từ 4,5-5,5. C. pHH2O ≥ 7,6. D. pHH2O = 6,6. Câu 57: Khi xác định độ mặn của đất, đất mặn có độ muối trong khoảng bao nhiêu?
  7. A. 1,28-2,56%. B. 5,12-10,24%. C. > 10,24%. D. 0,00-1,28%. Câu 58: Khi xác định độ mặn của đất, đất không mặn có độ muối trong khoảng bao nhiêu? A. 1,28-2,56%. B. 5,12-10,24%. C. > 10,24%. D. 0,00-1,28%. Câu 60: Đất chua có giá trị pHKCl (chua sau khi các H+ bám trên bề mặt keo đất bị đẩy ra ngoài dung dịch đất nhờ một dung dịch muối trung tính như KCI) bằng bao nhiêu? A. < 4,0. B. 4,0-5,0. C. > 5,0-6,0. D. >6,0-7,0. Câu 61: Trong trồng trọt, cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt trong khoảng pH KCl bằng bao nhiêu? A. < 4,0. B. 5,5 -7,7. C. > 5,0-6,0. D. >6,0-7,0. Câu 62: Đất chua có độ PHH20 (là độ chua trong dung dịch đất tại thời điểm xác định) trong khoảng bao nhiêu? A. < 4,5. B. 4,5-5,5. C. 5,6-6,5. D. 6,6-7,5. Câu 63: Loại máy dưới đây được sử dụng để làm gì? A. Đo EC để xác định độ mặn của đất. B. Đo độ muối để xác định độ mặn của đất. C. Đo PH để xác định độ mặn của đất. D. Đếm keo đất để xác định độ mặn của đất. II. TỰ LUẬN: Câu 1:Trình bày vai trò và triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc sống cách mạng 4.0? Câu 2:Phân loại các nhóm cây trồng theo nguồn gốc,đặc tính sinh vật học, mục đích sử dụng .Cho ví dụ minh họa. Câu 3: Nêu sự khác nhau giữagiá thể hữu cơ tự nhiên và giá thể trơ cứng? Câu 4: Giá thể xơ dừa là gì? Trình bày quy trình sản xuất giá thể xơ dừa? Câu 5: Giá thể trấu hun là gì? Trình bày quy trình sản xuất giá thể trấu hun?
  8. Câu 6:Gia đình bác A lập trang trại trên đất dốc để trồng cây ăn quả tuy nhiên đất bị chua, nghèo dinh dưỡng, khô hạn, vi sinh vật hoạt động yếu. Em hãy đề xuất biện pháp cải tạo và hướng canh tác trên mảnh đất đó để đạt hiệu quả kinh tế cao? - Hết
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2