intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Văn Quán, Hà Đông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Văn Quán, Hà Đông”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Văn Quán, Hà Đông

  1. UBND QUẬN HÀ ĐÔNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS VĂN QUÁN NĂM HỌC: 2024-2025 Môn : công nghệ 7 I. Nội dung trọng tâm 1, Vai trò triển vọng của ngành trồng trọt, các nhóm cây trồng phổ biến 2, Một số phương thức trồng trọt phổ biến 3, Làm đất trồng cây, gieo trồng chăm sóc , phòng trừ sâu bệnh cho cây II. Câu hỏi ôn tập Câu 1. Một trong những ưu điểm của biện pháp thủ công trong phòng trừ sâu hại cây trồng là: A. Tiết kiệm công lao động. B. Hiệu quả nhanh kể cả khi sâu đã phát triển mạnh. C. Đơn giản, dễ thực hiện. D. Có tác dụng lâu dài. Câu 2. Phương án nào sau đây không phải là một trong các phương pháp thu hoạch sản phẩm trồng trọt: A. Hái. B. Nhổ. C. Cắt. D. Bổ. Câu 3. Nội dung nào sau đây là một trong những yêu cầu của thu hoạch sản phẩm trồng trọt. A. Thu hoạch đúng thời điểm. B. Thu hoạch càng muộn càng tốt. C. Thu hoạch càng sớm càng tốt. D. Thu hoạch khi có nhu cầu sử dụng. Câu 4. Việc sử dụng thùng xốp đã qua sử dụng để trồng rau an toàn có ý nghĩa nào sau đây? A. Giúp cây nhanh lớn.
  2. B. Hạn chế nguồn sâu bệnh. C. Năng suât cao D. Bảo vệ môi trường. Câu 5. Nhóm cây nào sau đây thuộc nhóm cây ăn quả A. Mía, bông, táo. B. Ổi, táo,lê C. Cà phê, cam, bơ D. Bơ, điều, mía Câu 6. Phương pháp nào sau đây phù hợp để thu hoạch củ cải, củ cà rốt? A. Hái. B. Nhổ. C. Cắt. D. Bổ Câu7. Vai trò nào sau đây không phải của trồng trọt. A. Cung cấp rau xanh cho con người. B. Cung cấp gạo cho xuất khẩu. C. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. D. Cung cấp thịt, trứng, sữa Câu 8. Nhóm cây trồng nào sau đây thuộc nhóm “cây rau” A. Cà phê, lúa, ngô. B. Xu hào, cải bắp, cà chua. C. Khoai lang, khoai tây, mía. D. Bông, cao su, cà phê. Câu 9. Loại cây trồng nào sau đây thuộc nhóm hoa, cây cảnh. A. Cây lạc (đậu phụng). B. Mùng tơi. C. Cây hoa hồng. D. Cây điều. Câu 10. Nội dung nào sau đây mô tả đúng phương thức trồng trọt ngoài tự nhiên A. Trên 25% công việc trong quy trình trồng trọt được tiến hành trong điều kiện tự nhiên. B. Trên 50% công việc trong quy trình trồng trọt được tiến hành trong điều kiện tự nhiên. C. Trên 75% công việc trong quy trình trồng trọt được tiến hành trong điều kiện tự nhiên. D. Mọi công việc trong quy trình trồng trọt đều được tiến hành trong điều kiện tự nhiên. Câu 11. Trồng trọt có vai trò trong: A. Chăn nuôi B. Chế biến C. Xuất khẩu D. Cả 3 đáp án trên Câu 12. Ở Việt Nam có mấy phương thức trồng trọt phổ biến? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 13. Đâu là phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam?
  3. A. Trồng trọt ngoài tự nhiên B. Trồng trọt trong nhà có mái che C. Trồng trọt kết hợp D. Cả 3 đáp án trên Câu 14. Đâu không phải ưu điểm của trồng trọt ngoài tự nhiên lầ: A. Đơn giản B. Dễ thực hiện C. Tránh tác động của sâu bệnh D. Thực hiện trên diện tích lớn Câu 15. Ưu điểm của trồng trọt trong nhà có mái che là: A. Ít bị sâu bệnh B. Chủ động trong chăm sóc C. Sản xuất rau, quả trái vụ D. Cả 3 đáp án trên Câu1 6. Có mấy ngành nghề trong trồng trọt? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 17. Đâu là ngành nghề trong trồng trọt? A. Kĩ sư trồng trọt B. Kĩ sư bảo vệ thực vật C. Kĩ sư chọn giống cây trồng D. Cả 3 đáp án trên Câu 18. Kĩ sư trồng trọt A. Là người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt, nghiên cứu cải tiến và ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt. B. Là người làm nhiệm vụ nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng. C. Là người làm nhiệm vụ bảo tồn và phát triển các giống cây trồng hiện có, nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng mới. D.Cả 3 đáp án trên Câu 19. Kĩ sư bảo vệ thực vật: A. Là người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt, nghiên cứu cải tiến và ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt. B. Là người làm nhiệm vụ nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng. C. Là người làm nhiệm vụ bảo tồn và phát triển các giống cây trồng hiện có, nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng mới. D.Cả 3 đáp án trên
  4. Câu 20. Kĩ sư chọn giống cây trồng: A. Là người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt, nghiên cứu cải tiến và ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt. B. Là người làm nhiệm vụ nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng. C. Là người làm nhiệm vụ bảo tồn và phát triển các giống cây trồng hiện có, nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng mới. D.Cả 3 đáp án trên Câu 21. Trồng trọt công nghệ cao có mấy đặc điểm cơ bản? A. 1B. 2C. 3D. 4 Câu 22. Đặc điểm đầu tiên của trồng trọt công nghệ cao là gì? A. Ưu tiên sử dụng giống cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn. B. Thay thế đất trồng bằng giá thể hoặc dung dịch dinh dưỡng. C. Ứng dụng thiết bị, công nghệ hiện đại. D. Lao động có trình độ cao Câu 23. Đất trồng có thành phần nào sau đây? A. Phần rắnB. Phần lỏng, rắn C. Phần khíD. Phần rắn, lỏng,khí Câu 24. Phần rắn của đất có vai trò gì? A. Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, giúp cây đứng vững. B. Cung cấp nước cho cây, hòa tan chất dinh dưỡng. C. Cung cấp oxygen cho cây, làm đất tơi xốp. D. Cung cấp phân bón Câu 25. Phần lỏng của đất có vai trò gì? A. Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, giúp cây đứng vững. B. Cung cấp nước cho cây, hòa tan chất dinh dưỡng. C. Cung cấp oxygen cho cây, làm đất tơi xốp. D. Cả 3 đáp án trên
  5. Câu 26. Phần khí của đất có vai trò gì? A. Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, giúp cây đứng vững. B. Cung cấp nước cho cây, hòa tan chất dinh dưỡng. C. Cung cấp oxygen cho cây, làm đất tơi xốp. D. Cả 3 đáp án trên Câu 27. Bón lót là bón phân lúc: A. Trước khi gieo trồng B. Khi cây đang sinh trưởng C. Sau khi thu hoạch D. Trước và sau khi trồng cây Câu 28. Có mấy cách bón lót? A. 1B. 2C. 3D. 4 Câu 29. Có cách bón lót nào sau đây? A. Rắc đều trên mặt ruộngB. Theo hàng C. Theo hốcD. Cả 3 đáp án trên Câu 30. Làm đất trồng cây gồm mấy công việc chính: A. 1B. 2C. 3D. 4 Câu 31. Làm đất có công việc chính nào sau đây? A. Cày đấtB. Bừa/dập đất C. Lên luốngD. Cả 3 đáp án trên Câu 32. Tác dụng của cày đất là: A. Làm xáo trộn lớp đất mặt. B. Làm nhỏ đất C. Tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển D. Cả 3 đáp án Câu 33. Tác dụng của bừa/dập đất là: A. Làm xáo trộn lớp đất mặt. B. Làm nhỏ đất, trộn đều phân bón C. Tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển
  6. D. Cả 3 đáp án trên Câu 34. Có mấy hình thức gieo trồng chính? A. 1B. 2C. 3D. 4 Câu 35. Khi gieo trồng cần đảm bảo yêu cầu về: A. Thời vụB. Mật độ C. Khoảng cách và độ nông sâu D. Cả 3 đáp án trên Câu 36. Chăm sóc cây trồng gồm mấy công việc chính? A. 1B. 3C. 5D. 7 Câu 37. Có mấy nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh? A. 1B. 2C. 3D. 4 Câu 38. Nguyên tắc trong phòng trừ sâu, bệnh là gì? A. Phòng là chính B. Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để C. Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ D. Cả 3 đáp án trên Câu 39. Có mấy biện pháp phòng trừ sâu bệnh: A. 1B. 2C. 3D. 4 Câu 40. Biện pháp dùng tay để bắt bỏ sâu bệnh trên cây trồng thuộc biện pháp nào sau đây? A. Biện pháp canh tác B. Biện pháp thủ công C. Biện pháp hóa học D. Biện pháp sinh học và kiểm dịch thực vật …………………………………………………………………………………..
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2