Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội
lượt xem 1
download
Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội
- UBND QUẬN HÀ ĐÔNG TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I MÔN GDCD 9 Năm học 2023 - 2024 I. Nội dung ôn tập Chí công vô tư. Tự chủ. Dân chủ và kỉ luật. Bảo vệ hòa bình. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Hợp tác cùng phát triển. II. Yêu cầu KT giữa kì 1 lớp 9 môn GDCD - Học sinh nắm vững kiến thức cơ bản. - Biết vận dụng kiến thức để so sánh, đánh giá các hành vi, việc làm có đạo đức hoặc không có đạo đức. - Có kĩ năng trình bày lưu loát, khoa học theo đặc trưng môn GDCD. III. Trắc nghiệm kiểm tra giữa kì 1 GDCD lớp 9 Trắc nghiệm bài “Chí công vô tư.” Câu 1: Công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân là biểu hiện của phẩm chất A. Chí công vô tư. B. Khoan dung. C. Tự giác, sáng tạo. D. Tự chủ. Câu 2: Biểu hiện không phải là chí công vô tư là? A. Trong công việc, ưu ái người nhà hơn người ngoài. B. Giao công việc cho nam nhiều hơn nữ. C. Chỉ phạt những học sinh vi phạm, không phạt học sinh là cháu của giáo viên. D. Cả A, B, C. Câu 3: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của chí công vô tư? A. Bao che khi bạn thân mắc khuyết điểm. B. Đề cử người không có tài làm cán bộ lãnh đạo. C. Đánh giá người khác công bằng, không thiên vị. D. Dành phần việc nhẹ về mình, né tránh việc nặng nhọc. Câu 4: Người chí công vô tư là người luôn sống A. Ích kỉ, hẹp hòi. B. Mánh khoé, vụ lợi.
- C. Gió chiều nào, xoay chiều nấy. D. Công bằng, chính trực. Câu 5: Không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân được gọi là? A. Đức tính khiêm nhường. B. Đức tính tiết kiệm. C. Đức tính trung thực. D. Đức tính chí công vô tư. Câu 6: Ý kiến nào dưới đây thể hiện chí công vô tư? A. Luôn nhận định theo số đông là chí công vô tư. B. Cán bộ lớp đương nhiên là người chí công vô tư. C. Cần thẳng thắn phê bình lỗi sai của người khác để họ sửa chữa. D. Đừng bao giờ nêu khuyết điểm của người khác trước tập thể. Câu 7: Quan điểm nào dưới đây phản ánh ý nghĩa của chí công vô tư? A. Đem lại lợi ích cho những nhà lãnh đạo. B. Là nguyên nhân dẫn đến bất hòa trong xã hội. C. Đem lại lợi ích cho một cá nhân hoặc nhóm người. D. Góp phần làm cho xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Câu 8: Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện Chí công vô tư? A. Quân pháp bất vị thân. B. Tha kẻ gian, oan người ngay. C. Thượng bất chính, hạ tắc loạn. D. Bề trên ở chẳng kỉ cương/Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa. Câu 9: Hành vi nào dưới đây không thể hiện phẩm chất chí công vô tư? A. Nhận quà biếu có tính chất hối lộ. B. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc lỗi. C. Đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. D. Luôn biết lắng nghe ý kiến của nhân viên. Câu 10: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà”. Câu nói đó nói đến đức tính nào ? A. Trung thành. B. Thật thà. C. Chí công vô tư. D. Tiết kiệm. Câu 11: Trong giờ sinh hoạt lớp, vì chơi thân với E nên bạn lớp trưởng Q bao che lỗi cho E, không báo cáo với cô giáo chủ nhiệm. Việc làm đó thể hiện điều gì? A. Q là người không công bằng. B. Q là người trung thực.
- C. Q là người láu cá. D. Q là người khiêm nhường. Câu 12: Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ A. Bị ghét bỏ do quá thẳng thắn. B. Luôn sống trong lo âu, sợ hãi. C. Thêm phiền phức cho bản thân. D. Được mọi người tin cậy, kính trọng. Câu 13: Để chấn chỉnh nề nếp, kỉ cương trong xí nghiệp, ông D xử lí các trường hợp vi phạm không phân biệt người nhà hay người ngoài. Việc làm đó thể hiện? A. Ông D là người Chí công vô tư. B. Ông D là người trung thực. C. Ông D là người thật thà. D. Ông D là.người tôn trọng người khác. Câu 14: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của chí công vô tư? A. Chỉ giúp đỡ những bạn chơi thân với mình. B. Luôn nhiệt tình, vô tư giúp đỡ các bạn trong lớp. C. Chuyên tâm vào học tập, không tham gia các hoạt động của lớp. D. Không phê bình các bạn trước lớp vì cho rằng như thể là thiếu tôn trọng bạn. Câu 15: Vì Q là con của thầy Hiệu trưởng trong trường nên các điểm các môn của bạn luôn luôn đạt điểm cao hơn so với các bạn học giỏi trong lớp mặc dù bạn là người học bình thường, không có gì nổi bật. Việc làm đó thể hiện? A. Không thật thà. B. Không thẳng thắn. C. Không trung thực. D. Không công bằng. Câu 16: Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về chí công vô tư? A. Sống chí công vô tư chỉ thiệt cho bản thân. B. Chí công vô tư không còn phù hợp trong xã hội hiện nay. C. Học sinh còn nhỏ tuổi không cân rèn luyện chí công vô tư D. Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội. Câu 17: Luôn biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến phê bình của cấp dưới, công tâm trong giải quyết công việc là biểu hiện của người có phẩm chất đạo đức gì? A.Tự chủ B. Chí công vô tư C. Dũng cảm D. Tự lập Câu 18: Người chí công vô tư là người A. Đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể. B. Im lặng trước các hành động vụ lợi, cá nhân.
- C. Công bằng, giải quyết công việc theo lẽ phải. D. Vươn lên không bằng tài năng, sức lực của bản thân. Câu 19: Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về chí công vô tư? A. Chỉ những người có chức quyên mới cần chí công vô tư. B. Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp cần có của mỗi người. C. Sống chí công vô tư chỉ thiệt thòi cho bản thân và gia đình. D. Cán bộ, công chức được phép nhận quả biếu từ nhân viên cấp dưới. Câu 20: Để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư học sinh cần phải làm gì? A. Ủng hộ, quý trọng người Chí công vô tư. B. Phê phán các hành động thiếu công bằng. C. Không cần rèn luyện. D. Cả A và B. Câu 21: Trường hợp nào dưới đây thể hiện chí công vô tư? A. Bạn Q cho H chép bài trong giờ kiểm tra vì H là lớp trưởng. B. Bạn M nói xấu bạn N vì N thương phê bình mình. C. Lớp trưởng K phê bình thẳng thắn khi T thường xuyên đi muộn dù T là bạn thân. D. Bạn P chỉ giúp đỡ các bạn nếu thấy có lợi cho bản thân. Câu 22: Lớp trưởng H thường bao che khuyết điểm cho các bạn trong lớp nên được nhiều bạn quý mến. Là bạn thân của H, em sẽ làm gì? A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. B. Ủng hộ, tán thành cách làm việc của H. C. Phê bình H, khuyên các bạn trong lớp không chơi với H nữa. D. Khuyên H không nên làm thế, nếu H không nghe sẽ báo các cô giáo. Câu 23: Khi kiểm tra bài tập về nhà của các bạn, T phát hiện K (bạn thân của mình) chưa làm bài tập. Nếu là T, em sẽ xử sự như thế nào để thể hiện chí công vô tư? A. Thẳng thắn nhắc nhở K và báo cáo trung thực với cô giáo. B. Cho K chép bài và báo cáo với cô bạn đã làm đủ bài tập. C. Lờ sự việc đi, không báo với cô về việc K chưa làm bài tập. D. Khuyên K giả vờ ốm xuống phòng y tế, tránh việc kiểm tra của cô giáo. Trắc nghiệm bài “Tự chủ.” Câu 1: Làm chủ bản thân, làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống luôn bình tĩnh tự tin và tự điều chỉnh hành vi của mình được gọi là? A. Khiêm nhường. B. Tự chủ. C. Trung thực. D. Chí công vô tư. Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự chủ?
- A. Vội vàng quyết định mọi việc. B. Bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh. C. Hoang mang, dao động khi gặp khó khăn. D. Ủng hộ ý kiến của người khác mọi lúc, mọi nơi. Câu 3: Câu nói: “Tự lực cánh sinh” nói đến điều gì? A. Trung thành. B. Thật thà. C. Chí công vô tư. D. Tự chủ. Câu 4: Người tự chủ là người biết làm chủ A. Suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình. B. Suy nghĩ của mình và của người khác. C. Hành vi của mình và của người khác. D. Tình cảm của mình để chi phối người khác. Câu 5: Quan điểm nào dưới đây thể hiện sự thiếu tự chủ? A. Có cứng mới đứng đầu gió B. Đói cho sạch, rách cho thơm. C. Đứng núi này trông núi nọ D. Một điều nhịn chín điều lành. Câu 6: Người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình là người: A. Độc đoán. B. Liêm khiết. C. Tự lực D. Tự chủ. Câu 7: Ngoài giờ đi học, E tranh thủ thời gian ra đồng đi bắt cua để lấy tiền đóng học thêm. Việc làm đó thể hiện điều gì? A. E là người tự chủ. B. E là người trung thực. C. E là người thật thà. D. Q là người khiêm nhường. Câu 8: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện sự thiếu tự chủ? A. Ôn tồn, mềm mỏng, lịch sự khi giải quyết công việc. B. Bình tĩnh, sáng suốt đưa ra những quyết định đúng đắn. C. Hay nổi nóng, cãi vã, gây gổ với mọi người xung quanh. D. Không chán nản, tuyệt vọng khi gặp khó khăn. Câu 9: Biểu hiện nào dưới đây là thiếu tự chủ?
- A. Kiên định bảo vệ lẽ phải B. Gió chiều nào che chiều ấy C. Không để bạn xấu rủ rê, lôi kéo D. Thái độ ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp Câu 10: Một bạn trong lớp đùa nghịch làm hỏng món đồ rất có ý nghĩa của em. Là người tự chủ, em sẽ A. Báo cáo cô giáo. B. Bình tĩnh nói chuyện với bạn. C. Yêu cầu bạn mua đền món đồ. D. Nghĩ cách trả thù lại bạn. Câu 11: Trên đường đi học về, N gặp 1 vụ tai nạn giao thông thảm khốc, trên đường có cảnh người bị chảy máu rất nhiều, em nhỏ bị gãy chân, trước tình huống đó N cùng mọi người giúp đỡ đưa họ vào bệnh viện và gọi điện thoại báo tin cho gia đình họ. Việc làm đó thể hiện điều gì? A. N là người tự chủ. B. N là người trung thực. C. N người thật thà. D. N là người tôn trọng người khác. Câu 12: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của tự chủ? A. Tự chủ là chìa khóa của thành công. B. Tự chủ giúp mỗi người đứng vững trước những cám dỗ. C. Tự chủ giúp chúng ta làm được mọi điều mình mong muốn. D. Tự chủ giúp mỗi người dễ dàng vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Câu 13: Biểu hiện của người biết tự chủ là A. Bình tĩnh, tự tin trong mọi việc. B. Luôn làm theo ý kiến của người khác. C. Bực tức khi bị người khác góp ý, phê bình. D. Bảo vệ ý kiến của mình trong mọi trường hợp. Câu 14: Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện tự chủ? A. Học thầy không tày học bạn. B. Kiến tha lâu ngày cũng đầy tổ. C. Tích tiểu thành đại. D. Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. Câu 15: Câu “Gió chiều nào che chiều ấy” nói về người không có tính A. Tự chủ B. Sáng tạo C. Năng động D. Cần cù.
- Câu 16: Hành vi nào dưới đây thể hiện tính tự chủ? A. Im lặng trong mọi hoàn cảnh. B. Dễ nản lòng khi gặp khó khăn. C. Luôn ủng hộ theo ý kiến của số đông. D. Bình tĩnh suy xét sự việc trước khi đưa ra quyết định. Câu 17: Thầy giao bài tập về nhà môn Toán, B đọc và suy nghĩ mãi không làm được nên B lên mạng tìm lời giải và chép lời giải coi như làm xong bài tập về nhà. B là người như thế nào? A. B là người không thật thà. B. B là người không thẳng thắn. C. B là người không tự chủ. D. B là người không tự tin. Câu 18: Người tự chủ là người A. Làm việc gì cũng đúng. B. Luôn hành động theo ý mình. C. Luôn quyết định vội vàng trong mọi vấn đề. D. Biết kiềm chế những ham muốn của bản thân. Câu 19: Để rèn luyện tính tự chủ chúng ta cần phải làm gì? A. Tập suy nghĩ kỹ trước khi hành động. B. Xem xét lại thái độ, lời nói, hành động và rút kinh nghiệm cho những lần sau. C. Không cần rèn luyện. D. Cả A và B. Câu 20: Câu nào dưới đây thể hiện sự thiếu tự chủ? A. Cả giận mất khôn. B. Có công mài sắt có ngày nên kim. C. Sông sâu sóng cả, chớ ngã tay chèo. D. Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. Câu 21: Một bạn trong lớp nhờ em làm giúp bài tập về nhà và hứa tặng em một món quà mà em vô cùng yêu thích. Là người tự chủ, trong trường hợp đó em sẽ A. Làm bài tập giúp bạn để nhận món quà em thích. B. Không đồng ý và kể chuyện này với các bạn trong lớp. C. Làm bài tập giúp bạn vì bạn không tự làm được. D. Động viên, hướng dẫn để bạn tự làm bài. Câu 22: Một nhóm bạn thường xuyên trêu chọc em để làm trò đùa cho các bạn trong lớp. Là người tự chủ, em sẽ làm gì? A. Gọi bố mẹ đến xử lí các bạn. B. Mặc kệ, khi nào các bạn trêu chán sẽ thôi. C. Nghĩ cách để trả thù lại các bạn đã trêu mình. D. Nói chuyện nghiêm túc để các bạn đừng trêu chọc.
- Trắc nghiệm bài “Dân chủ và kỉ luật.” Câu 1: Kỉ luật là những quy định chung của A. Một nhóm bạn thân B. Nhà nước. C. Tập thể và cộng đồng xã hội D. Các quốc gia trên thế giới Câu 2: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của việc tuân theo kỉ luật? A. Tạo ra sự thống nhất hành động trong tập thể. B. Bảo vệ quyền lợi của mỗi cá nhân trong tập thể. C. Không phát huy được quyền làm chủ của mỗi cá nhân. D. Nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công việc của tập thể. Câu 3: Dân chủ…để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung. Trong dấu “…” đó là? A. Tạo cơ hội. B. Là điều kiện. C. Là động lực. D. Là tiền đề. Câu 4: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về dân chủ? A. Được quyền làm những điều mình thích. B. Biết công việc chung của đất nước, xã hội. C. Đóng góp ý kiến vào công việc chung của tập thể. D. Cùng tham gia thực hiện, giám sát công việc chung của tập thể, xã hội. Câu 5: Câu “Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước” nói về tính A. Năng động B. Tự chủ C. Sáng tạo D. Kỉ luật. Câu 6: Việc làm nào dưới đây không phát huy được tính dân chủ trong tập thể và cộng đồng xã hội? A. Mỗi cá nhân được kiểm tra, giám sát công việc chung của tập thể. B. Mọi người đều có quyền đóng góp ý kiến nhưng quyết định là do cấp trên. C. Công dân được quyền khiếu nại, tố cáo những việc làm sai trái của cán bộ Nhà nước. D. Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử trí để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Câu 7: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật? A. Phát huy dân chủ là phát huy sức mạnh của tập thể. B. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả. C. Kỉ luật khiến cho mọi người bị gò bó, không phát huy được khả năng của mình. D. Dân chủ tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy năng lực của bản thân.
- Câu 8: Quy định chung của một cộng đồng, tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động đề có hiệu quả trong công việc là nội dung khái niệm nào dưới đây? A. Thoả thuận B. Đạo đức C. Quy ước D. Kỉ luật. Câu 9: Coi cóp trong giờ thi, đi học muộn, đánh nhau trong trường học vi phạm điều gì? A. Vi phạm pháp luật. B. Vi phạm quyền tự chủ. C. Vi phạm kỉ luật. D. Vi phạm quy chế. Câu 10: Dân chủ là mọi người được A. Làm những gì mình muốn. B. Làm chủ suy nghĩ, tình cảm của mình. C. Làm chủ công việc của tập thể và xã hội. D. Quyết định công việc của mình và của người khác. Trắc nghiệm bài “Bảo vệ hòa bình.” Câu 1: Xu thế chung của thế giới hiện nay là A. Chạy đua vũ trang B. Đối đầu thay đối thoại. C. Chiến tranh bằng vũ khí hạt nhân. D. Hòa bình, ổn định và hợp tác quốc tế. Câu 2: Biểu hiện không hòa bình trong cuộc sống hằng ngày là? A. Dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn. B. Cãi nhau với hàng xóm. C. Phân biệt đối xử với các dân tộc ít người. D. Cả A, B, C. Câu 3: Tình trạng không có chiến tranh, hoặc xung đột vũ trang.Thể hiện ở chỗ hiểu biết, tôn trọng hợp tác giữa các quốc gia được gọi là? A. Hợp tác. B . Hòa bình. C. Dân chủ. D. Hữu nghị. Câu 4: Việc làm nào dưới đây góp phần bảo vệ hòa bình cho nhân loại? A. Kích động, chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo B. Gây chiến tranh, khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới C. Thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc D. Hạn chế quan hệ với các nước khác để tránh xảy ra xung đột
- Câu 5: Bảo vệ hòa bình bằng cách dùng A. Uy lực để giải quyết mâu thuẫn. B. Quân sự để giải quyết mâu thuẫn. C. Sức mạnh để giải quyết mâu thuẫn. D. Thương lượng để giải quyết mâu thuẫn. Câu 6: Đối lập với hòa bình là tình trạng A. Hòa hoãn B. Chiến tranh C. Cạnh tranh D. Biểu tình. Câu 7: Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của A. Tất cả các quốc gia trên thế giới. B. Những nước đang phát triển. C. Những nước đang có chiến tranh D. Chỉ những nước lớn. Câu 8: Giữ gìn xã hội bình yên, dùng thương lượng và đàm phán để giải quyết các mâu thuẫn không để xảy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang được gọi là? A. Bảo vệ hòa bình. B. Bảo vệ pháp luật. C. Bảo vệ đất nước. D. Bảo vệ nền dân chủ. Câu 9: Gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên, dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia được gọi là A. Bảo vệ đất nước B. Hoạt động chính trị. C. Bảo vệ hòa bình D. Hoạt động ngoại giao. Câu 10: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về chiến tranh và hòa bình? A. Chiến tranh là thảm họa của loài người. B. Mọi người đều có quyền được sống trong hòa bình. C. Chiến tranh gây ra nhiều nỗi đau cho con người. D. Hòa bình chỉ là khát vọng của một số nước đang có chiến tranh. Bài: “Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.” Câu 1: Cơ sở quan trọng của hợp tác là? A. Bình đẳng, đôi bên cùng có lợi. B. Hợp tác, hữu nghị. C. Giao lưu, hữu nghị. D. Hòa bình, ổn định. Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây không phải là hợp tác cùng phát triển?
- A. Cùng chung sức làm việc vì lợi ích chung. B. Giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc vì mục đích chung. C. Cùng chung sức làm việc nhằm đem lại lợi ích cho một bên. D. Bình đẳng, cùng có lợi, không làm ảnh hưởng đến người khác. Câu 3: APEC có tên gọi là? A. Liên minh Châu Âu. B. Liên hợp quốc. C. Quỹ tiền tệ thế giới. D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương. Câu 4: Hợp tác cùng phát triển phải dựa trên nguyên tắc A. Chỉ cần hai bên cùng có lợi. B. Một bên làm và cùng hưởng lợi. C. Cùng làm và một bên được hưởng lợi. D. Cùng có lợi, không làm tổn hại đến người khác. Câu 5: Sự hợp tác chỉ bền vững và mang lại hiệu quả khi dựa trên cơ sở A. Tự nguyện chấp nhận thua thiệt. B. Bình đẳng cùng có lợi. C. Cá lớn nuốt cá bé. D. Không bên nào có lợi. Câu 6: Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm A. 2006 B. 2007 C. 2008 D. 2009 Câu 7: Tính đến tháng 9 năm 2018, Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với 3 quốc gia A. Trung Quốc, Nga, Hoa Kì. B. Pháp, Hoa Kì, Nhật Bản. C. Đức, Ấn Độ, Hàn Quốc. D. Trung Quốc, Nga, Ấn Độ. Câu 8: Công trình nào dưới đây không phải là kết quả mà nước ta có được nhờ hợp tác? A. Cầu Nhật Tân. B. Nhà máy Thuỷ điện Hòa Bình. C. Cầu Long Biên. D. Nhà máy Samsung Thái Nguyên. Câu 9: Hợp tác với bạn bè được thể hiện? A. Cùng giúp nhau giải bài toán khó. B. Cùng bạn nghiên cứu khoa học.
- C. Cùng bạn tổ chức các hoạt động thể thao cho lớp. D. Cả A, B, C. Câu 10: Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là A. Đối tác B. Hợp tác C. Giúp đỡ D. Chia sẻ. Trắc nghiệm bài “ Hợp tác cùng phát triển.” Câu 1: Các hành vi vi phạm các chuẩn mực về truyền thống đạo đức là? A. Con cái đánh chửi cha mẹ. B. Con cháu kính trọng ông bà. C. Thăm hỏi thầy cô lúc ốm đau. D. Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn. Câu 2: Nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hoá A. Hiện đại theo thời cuộc. B. Đậm đà bản sắc vùng dân tộc. C. Tạo ra sức sống cho con người. D. Chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc. Câu 3: Câu tục ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về truyền thống nào? A.Truyền thống tôn sư trọng đạo. B. Truyền thống đoàn kết. C. Truyền thống yêu nước. D. Truyền thống văn hóa. Câu 4: Quan điểm nào dưới đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Cần tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. B. Xã hội hiện đại không cần giữ gìn truyền thống dân tộc. C. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển. D. Những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, quê mùa. Câu 5: Cách ứng xử nào dưới đây không phải truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta? A. Đoàn kết, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau. B. Kính trọng, lễ phép với thầy, cô giáo. C. Thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi. D. Viết, vẽ, khắc tên mình lên di tích lịch sử. Câu 6: Tục thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt Nam là A. Hủ tục mê tín dị đoan. B. Thói quen khó bỏ của người Việt Nam.
- C. Tín ngưỡng, lạc hậu, thiếu tính nhân văn. D. Nét đẹp trong truyền thống văn hoá của người Việt. Câu 7: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị A. Vật chất B. Tinh thần C. Của cải D. Kinh tế. Câu 8: Làm thế nào để kế thừa và phát huy những di sản, truyền thống văn hoá của dân tộc? A. Xây những tòa cao ốc hiện đại, xứng tầm quốc tế. B. Cải tạo, làm mới toàn bộ các di tích lịch sử, đền chùa. C. Đóng cửa các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh để gìn giữ D. Tăng cường giáo dục, phổ biến cho nhân dân về các giá trị của di sản nơi họ sống. Câu 9: Để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta phải làm gì? A. Giữ nguyên truyền thống cũ của dân tộc. B. Xoá bỏ tất cả những gì thuộc về quá khứ. C. Tiếp thu, học hỏi những tinh hoa, văn hoá tiên tiến của nhân loại. D. Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Câu 10: Vào ngày 27/7 – Ngày Thương binh – Liệt sĩ các cơ quan chính quyền, tổ chức tình nguyện thường đến thăm hỏi gia đình thương binh liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng. Điều đó thể hiện? A. Truyền thống đoàn kết của dân tộc. B. Truyền thống đền ơn đáp nghĩa. C. Truyền thống tôn sư trọng đạo. D. Truyền thống nhân ái. IV. Câu hỏi tự luận kiểm tra giữa kì 1 môn GDCD 9 Câu 1. Các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh có ý nghĩa như thế nào? Hãy kể một số hoạt động bảo vệ hoà bình mà em biết. Câu 2. Để chuẩn bị đại hội chi đội, các bạn trong ban chỉ huy chi đội tổ chức một cuộc họp để chuẩn bị công tác tổ chức và nhân sự. Đến phần ứng cử và đề cử các bạn đội viên có năng lực vào ban chỉ huy chi đội, bạn L chi đội trưởng nói: “Thôi, phần này chúng ta không đề cử hay ứng cử nữa mà tôi sẽ tham khảo ý kiến cô chủ nhiệm rồi chỉ định luôn, vì nếu các bạn đề cử sẽ không tập trung và mất thời gian”. Câu hỏi: 1. Em có tán thành việc làm của bạn chi đội trưởng không? Vì sao? 2. Nếu có mặt trong cuộc họp ấy, em sẽ có ý kiến như thế nào? Câu 3. Vì sao chúng ta phải chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình? Bản thân em có thể làm gì để thể hiện lòng yêu hòa bình? (nêu ít nhất 4 việc có thể làm)
- Câu 4. Em có suy nghĩ gì sau khi học xong bài "Bảo vệ hòa bình"? Là học sinh lớp 9, em cần làm gì để góp phần bảo vệ hòa bình? Câu 5. Cho tình huống sau: Bao giờ T cũng tự mình học bài, làm bài, gặp bài khó thì đào sâu suy nghĩ, cố gắng tự mình tìm cách làm. Còn L thì ngược lại, học bài lớt phớt, không kĩ, gặp bài khó thì chưa suy nghĩ đã hỏi người khác, nhờ người khác làm hộ. 1. Em có ý kiến gì về thái độ, thói quen trong cách học tập của T và L? 2. Em liên hệ với cách học tập của bản thân mình? Câu 6. Bạn H học cùng lớp với em, là người giao du rộng. Một hôm, bạn rủ em đến quán cà phê, bạn ấy bật mí cho em: “Đến đấy có nhiều trò chơi hay lắm, nhất là thấy người sảng khoái cực lạc, phiêu lắm khi được uống một viên thuốc màu hồng, không phải là heroin đâu, tớ được dùng rồi mà, đi với tớ bạn sẽ biết, tiền nong không thành vấn đề”. Em sẽ làm gì cho phù hợp trong trường hợp này? Vì sao em lại làm như vậy?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 258 | 21
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 175 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 362 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 86 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 183 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 125 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 106 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 94 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 133 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 89 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 117 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 106 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 54 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn