intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Lê Quang Cường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Lê Quang Cường" là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập môn KHTN lớp 6. Để nắm chi tiết nội dung các câu hỏi mời các bạn cùng tham khảo đề cương được chia sẻ sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Lê Quang Cường

  1.  TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I Môn: Khoa học tự nhiên 6 ­ Năm học: 2021­2022 I/ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: Chọn ý trả lời đúng nhất: Câu 1. Khoa học tự nhiên nghiên cứu về lĩnh vực nào dưới đây? A. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên. B. Các quy luật tự nhiên. C. Những ảnh hưởng của tự nhiên đến con người và môi trường sống. D. Tất cả các ý trên. Câu 2. Mô hình trồng rau với quy mô lớn trong nhà kính thuộc lĩnh vực nào của khoa  học tự nhiên? A. Vật lí học. B. Hóa học. C. Sinh học. D. Khoa học Trái đất. Câu 3. Hoạt động nào sau đây không được xem là nghiên cứu khoa học tự nhiên? A. Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của thực vật. B. Nghiên cứu sự khác nhau giữa văn hoá các quốc gia C. Nghiên cứu về các biến chủng covid hiện nay D. Tìm hiểu, quan sát vi khuẩn bằng kính hiển vi Câu 4. Vật nào sau đây gọi là vật không sống?  A. Con ong                                               B. Vi khuẩn C. Than củi                                               D. Cây cam Câu  5.  Để  đảm bảo an toàn trong phòng thực hành  cần  thực hiện nguyên tắc nào  dưới đây? A. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành. B. Chỉ làm thí nghiệm, thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên. C.  Thực hiện đúng nguyên tắc sử  dụng hoá chất, dụng cụ, thiết bị  trong phòng thực  hành. D. Tất cả các ý trên.
  2. Câu 6. Biển báo ở hình bên cho chúng ta biết điều gì? A. Nguy hiểm về điện                              B. Chất phóng xạ C. Chất ăn mòn.                                      D. Lối thoát hiểm Câu 7. Công việc nào dưới đây không phù hợp với việc sử dụng kính lúp? A. Người già đọc sách.  B. Sửa chữa đồng hồ. C. Quan sát côn trùng.  D. Quan sát một vật ở rất xa. Câu 8. Dụng cụ nào trong các dụng cụ sau được sử dụng để đo chiều dài? A. Thước dây                  B. Cân                      C. Nhiệt kế                   D. Đồng hồ Câu 9. Giới hạn đo của một thước là A. chiều dài lớn nhất ghi trên thước.   chiều dài nhỏ nhất ghi trên thước. C. chiều dài giữa hai vạch liên tiếp trên thước. D. chiều dài giữa hai vạch chia nhỏ nhất trên thước. Câu 10. Trên vỏ một hộp bánh có ghi 500 g, con số này có ý nghĩa gì? A. Khối lượng bánh trong hộp.    B.  Khối  lượng  cả   bánh  trong  hộp  và   vỏ  hộp. C. Sức nặng của hộp bánh. D. Thể tích của hộp bánh.  Câu 11. Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là A. tuần.      B. ngày.         C. giây.             D. giờ. Câu 12. Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo A. khối lượng                B. thời gian                  C. nhiệt độ                   D. chiều dài Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chất lỏng co lại khi lạnh đi. B. Độ dãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau là như nhau. C. Khi nhiệt độ thay đồi thì thể tích chất lỏng thay đổi. D. Chất lỏng nở ra khi nóng lên Câu 14. Để đo thời gian của một vận động viên chạy 400m, loại đồng hồ  thích hợp  
  3. nhất là: A. Đồng hồ treo tường                               B. Đồng hồ cát    C. Đồng hồ đeo tay                                    D. Đồng hồ bấm giây Câu 15. Chọn phát biểu đúng: A. Oxygen là chất khí, tan ít trong nước và nặng hơn không khí. B. Oxygen là chất khí, tan vô hạn trong nước và nặng hơn không khí. C. Oxygen là chất khí, tan ít trong nước và nhẹ hơn không khí. D. Oxygen là chất khí, tan vô hạn trong nước và nhẹ hơn không khí. Câu 16. Biện pháp duy trì nguồn cung cấp oxygen trong không khí? A. Trồng cây gây rừng, chăm sóc cây xanh. B. Thải các chất khí thải ra môi trường không qua xử lí. C. Đốt rừng làm rẫy. D. Phá rừng để làm đồn điền, trang trại. Câu 17.Nguyên nhân nào sau đây không gây ô nhiễm không khí? A. Cháy rừng B. Khí thải do sản xuất công nghiệp, do hoạt động của phương tiện giao thông C. Hoạt động của núi lửa D. Khí sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh Câu 18. Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực? A. Lúa gạo.                     B. Ngô.                    C. Mía.                          D. Lúa mì. Câu 19. Khi muốn quan sát rõ tế bào thực vật ta nên chọn loại kính nào? A. Kính lúp B. Kính hiển vi C. Kính hoa văn D. Kính tráng gương Câu 20. Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào? A. Xe đạp B. Quyển sách C. Cây bút bi D. Cây lúa nước II/ CÂU HỎI TỰ LUẬN: Câu 1: Nêu tên, đơn vị, dụng cụ các phép đo chiều dài, khối lượng, thời gian và nhiệt   độ?
  4. → *Đo chiều dài ­ Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đơn vị  đo lường hợp pháp của nước ta là mét, kí hiệu   là m ­ Dụng cụ  đo chiều dài là thước. Có nhiều loại thước khác nhau: thước kẻ, thước giây,  thước kẹp… *Đo khối lượng ­ Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta là kilogam kí hiệu   là kg. ­ Dụng cụ đo khối lượng là cân. ­ Có nhiều loại cân khác nhau: cân đồng hồ, cân điện tử, cân y tế, cân Roberval…  *Đo thời gian ­ Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là giây, kí   hiệu là s ­ Dụng cụ đo thời gian là đồng hồ.  ­ Có nhiều loại đồng hồ khác nhau như đồng hồ điện tử, đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo   tay… *Đo nhiệt độ ­ Muốn đo nhiệt độ của người hay đồ  vật ta dùng nhiệt kế.Có nhiều loại nhiệt kế khác  nhau: nhiệt kế rượu, nhiệt kế y tế thủy ngân, nhiệt kế điện tử… ­ Cấu tạo nhiệt kế: Nhiệt kế gồm có: bầu đựng chất lỏng, ống quản, thang chia độ  ­ Nguyên tắc hoạt động: Nhiệt kế hoạt động dựa hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất  lỏng khác nhau. Câu 2: a/ Nêu tính chất và vai trò của oxygen?  b/ Ô nhiễm không khí  ảnh hưởng như  thế  nào đến sức khỏe con người? Em có thể   làm gì để góp phần bảo vệ bầu không khí ở nơi em sinh sống? → a/  Tính chất và vai trò của oxygen ­ Ở điều kiện thường xygen là chất khí không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không   khí, tan ít trong nước ­ Khí oxygen duy trì sự sống , sự cháy và quá trình đốt cháy của nhiên liệu b/ Học sinh suy nghĩ trả lời. Câu 3: Đổi các giá trị sau
  5. a) 32,5 m = ………………. km b) 735 kg = ………………tạ c) 15 phút = …………giây d) 2 ngày = ……………..phút Câu 4: Nhìn vào hình bên dưới vào cho biết: 0cm 10 20 30 40 50 - Giới hạn đo là: ……………….……………….…………………….. - Độ chia nhỏ nhất là: ……………….……………….………………. - Độ dài khúc gỗ là: ……………….……………….…………………. Câu 5. Tế bào là gì? Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật? → Tế bào là đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng của mọi cơ thể sống. Tế bào có thể thực  hiện các chức năng của cơ thể sống như: trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh  trưởng và phát triển, vận động, cảm ứng, sinh sản. ­ Sự lớn lên và sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật; giúp thay thế các  tế bào bị tổn thương hoặc tế bào chết ở sinh vật. Câu 6. So sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Thành phần nào có trong tế bào   thực vật mà không có trong tế bào động vật? → So sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực: *Giống nhau: ­ Có màng tế bào                        ­ Có chất tế bào * Khác nhau: Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực ­  Chỉ  có vùng nhân: vật chất  ­  Có nhân tế  bào: vật chất di  di truyền không có màng nhân  truyền có màng nhân bao bọc. bao bọc. *Thành phần có trong tế bào thực vật mà không có trong tế bào động vật:  ­ Tế bào thực vật có lục lạp, tế bào động vật không có. ­   Tế   bào   thực   vật   có   thành   xenlulozơ   (cellulose),   tế   bào   động   vật   không   có   thành  
  6. xenlulozơ. Câu 7  a/ Một em bé sinh ra nặng 3kg, khi trưởng thành có thể nặng 50kg. Sự thay đổi này  là do đâu? b/ Vì sao khi thằn lằn bị đứt đuôi, đuôi của nó có thể được tái sinh? → Học sinh tự suy nghĩ trả lời. Câu 8. Trong bước thực hành quan sát tế bào biểu bì da ếch, theo em, vì sao cần phải   nhuộm tế bào biểu bì da ếch bằng xanh methylene? →  Vì   lớp   biểu   bì   da   ếch   rất   mỏng,   trong   suốt,   khi   nhuộm   bằng   thuốc   nhuộm   xanh   methylene sẽ làm cho nhân tế bào bắt màu giúp chúng ta quan sát rõ và phân biệt được các  thành phấn cấu tạo nên tế bào. (Lưu ý: Đây chỉ  là đề  cương mang tính chất tham khảo. HS cần phải nắm vững các   kiến thức cơ bản và các kiến thức thực tiễn để vận dụng khi làm bài kiểm tra.) ****** Chúc các em thi tốt ******
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0