Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Văn Quán, Hà Đông
lượt xem 0
download
Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Văn Quán, Hà Đông”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Văn Quán, Hà Đông
- UBND QUẬN HÀ ĐÔNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS VĂN QUÁN NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 A. LÝ THUYẾT I. PHÂN MÔN LÝ 1. Viết công thức tính tốc độ ( có giải thích kí hiệu, viết đơn vị của từng đại lượng). Tốc độ cho biết tính chất nào của chuyển động? 2. Trình bày 2 cách để đo tốc độ của người đi bộ thông thường. 3. Từ đồ thị quãng đường – thời gian, ta biết được những thông tin gì? Đồ thị của chuyển động có tốc độ không đổi là gì? II. PHÂN MÔN HÓA HỌC A. LÝ THUYẾT I. NGUYÊN TỬ 1. QUAN NIỆM BAN ĐẦU VỀ NGUYÊN TỬ - Theo Democritus: “Nguyên tử là những hạt rất nhỏ bé, không thể phân chia đươc nữa”. - Theo Dalton: “Các đơn vị chất tối thiểu (nguyên tử) kết hợp với nhau vừa đủ theo các lượng xác định trong phản ứng hóa học”. => Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ mang điện tích âm 2. MÔ HÌNH NGUYÊN TỬ CỦA RƠ - DƠ - PHO - BO - Mô hình nguyên tử Rutherford: + Nguyên tử cấu tạo rỗng. + Cấu tạo nguyên tử: Hạt nhân ở tâm mang điện tích dương. Electron ở lớp vỏ mang điện tích âm. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân như các hành tinh quay quanh Mặt Trời. - Mô hình nguyên tử của Bo: Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo từng lớp khác nhau. + Lớp trong cùng có tối đa 2 electron, bị hạt nhân hút mạnh nhất. + Các lớp khác chứa tối đa 8 electron hoặc nhiều hơn, bị hạt nhân hút yếu hơn. 3. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ * Hạt nhân nguyên tử - Hạt nhân gồm 2 loại hạt là proton(p) mang điện tích dương và neutron( n) không mang điện. - Mỗi hạt proton mang 1 đơn vị điện tích dương, kí hiệu +1. Tổng số đơn vị điện tích hạt nhân ( kí hiệu Z) bằng tổng số hạt proton.
- * Vỏ nguyên tử - Vỏ nguyên tử được tạo nên bởi các electron (e) . Mỗi e mang 1 đơn vị điện tích âm, kí hiệu -1. - Các e sắp xếp thành từng lớp từ trong ra ngoài cho đến hết. Lớp thứ 1( trong cùng gần hạt nhân nhất) có tối đa 2e, lớp thứ hai có tối đa 8e. - Các e lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của chất. 4. KHỐI LƯỢNG NGUYÊN TỬ - Khối lượng nguyên tử (gần đúng) = khối lượng hạt nhân = Tổng số p + tổng số n ( amu) - Một electron có khối lượng xấp xỉ bằng 0,00055 amu. II. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC - Đến nay, người ta đã tìm ra 118 nguyên tố hóa học. - Mỗi nguyên tố hóa học có tính chất riêng biệt do được tạo thành từ các nguyên tử có số proton xác định. - Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học. - Số proton trong hạt nhân chính là số hiệu nguyên tử. Mỗi nguyên tố hóa học chỉ có duy nhất một số hiệu nguyên tử. Ví dụ: + Một mẩu chì nguyên chất chỉ chứa các nguyên tử chì, mỗi nguyên tử chì có 82 proton trong hạt nhân. Số hiệu nguyên tử của chì là 82. + Một mẩu vàng nguyên chất chỉ chứa các nguyên tử vàng, mỗi nguyên tử vàng có 79 proton trong hạt nhân. Số hiệu nguyên tử của vàng là 79 - Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học có thể có số neutron khác nhau. Ví dụ: Oxygen trong tự nhiên chứa các nguyên tử oxygen cùng có 8 proton trong hạt nhân nhưng có số neutron khác nhau (8 neutron, 9 neutron hoặc 10 neutron). III.PHÂN MÔN SINH I. LÝ THUYẾT 1. Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng + Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng là gì + Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng 2. Quang hợp ở thực vật + Khái niệm quang hợp + Phương trình tổng quát của quang hợp + Mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng + Vai trò của lá cây với quang hợp 3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp + Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp. + Vận dụng được những hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh. B. BÀI TẬP I. PHÂN MÔN LÝ 1. TRẮC NGHIỆM Hãy khoanh tròn một trong các chữ A, B, C, D trước phương án đúng!
- Câu 1. Gọi s là quãng đường đi được, t là thời gian đi hết quãng đường đó,v là tốc độ chuyển động. Công thức nào sau đây dùng để tính tốc độ chuyển động? A. v= S/t. B. S = v.t. C. t = S/v. D. v= t:S Câu 2. Tốc độ của vật là A. quãng đường vật đi được trong 1 s. B. thời gian vật đi hết quãng đường 1 m. C. quãng đường vật đi được. D. thời gian vật đi hết quãng đường. Câu 3. Để đo tốc độ của một người chạy cự li ngắn, ta cần những dụng cụ đo nào? A. Thước cuộn và đồng hồ bấm giây. B. Thước thẳng và đồng hồ treo tường. C. Đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện. D. Cổng quang điện và thước cuộn. Câu 4. Từ đồ thị quãng đường − thời gian, ta không thể xác định được thông tin nào sau đây? A. Thời gian chuyển động B. Quãng đường đi được. C. Tốc độ chuyển động. D. Hướng chuyển động. Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về khoảng cách an toàn giữa các xe đang lưu thông trên đường? A. Khoảng cách an toàn là khoảng cách đủ để phản ứng, không đâm vào xe trước khi gặp tình huống bất ngờ. B. Khoảng cách an toàn tối thiểu được quy định bởi Luật Giao thông đường bộ. C. Tốc độ chuyển động càng cao thì khoảng cách an toàn phải giữ càng lớn. D. Khi trời mưa hoặc thời tiết xấu, lái xe nên giảm khoảng cách an toàn. Câu 6. Trong các phát biểu sau về độ lớn vận tốc, phát biểu nào sau đây đúng: A. Độ lớn vận tốc tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. B. Độ lớn vận tốc tính bằng quãng đường đi được trong một ngày. C. Độ lớn vận tốc tính bằng quãng đường đi được trong một phút. D. Độ lớn vận tốc tính bằng quãng đường đi được trong một giờ. Câu 7. Đơn vị nào sau đây là đơn vị của vận tốc? A. m/s. B. m. C. kg. D. m/s2. Câu 8. Từ đồ thị quãng đường − thời gian, ta không thể xác định được thông tin nào sau đây? A. Thời gian chuyển động. B. Quãng đường đi đượC. C. Tốc độ chuyển động. D. Hướng chuyển động. Câu 9. Trong các công thức biểu diễn mối quan hệ giữa s, v, t sau đây công thức nào đúng. A. s = B. t = C. t = D. s = Câu 10: Đồ thị quãng đường - thời gian của chuyển động có tốc độ không đổi có dạng là đường gì? A. Đường thẳng. B. Đường cong. C. Đường tròn. D. Đường gấp khúC. Câu 11: Từ đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động ta không thể xác định được yếu tố nào dưới đây? A. Quãng đường vật đi được. B. Thời gian vật đã đi. C. Tốc độ của vật chuyển động. D. Khoảng cách của vật so với cây ven đường. Câu 12: Trục hoành Ot trong đồ thị quãng đường – thời gian dùng để A. Biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ lệ xích thích hợp. B. Biểu diễn thời gian theo một tỉ lệ xích thích hợp.
- C. Biểu diễn tốc độ theo một tỉ lệ xích thích hợp. D. Biểu diễn độ dời theo một tỉ lệ xích thích hợp. Câu 13: Chọn đáp án đúng nhất. Đồ thị quãng đường thời gian cho biết những gì? A. Đồ thị quãng đường - thời gian cho biết thời gian đi của vật B. Đồ thị quãng đường - thời gian cho biết quãng đường đi đượC. C. Đồ thị quãng đường - thời gian cho biết tốc độ chuyển động, quãng đường đi được và thời gian đi của vật. D. Đồ thị quãng đường - thời gian cho biết vị trí của vật ở những thời điểm xác định của vật. Câu 14: Trục tung Os trong đồ thị quãng đường – thời gian dùng để A. Biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ lệ xích thích hợp. B. Biểu diễn thời gian theo một tỉ lệ xích thích hợp. C. Biểu diễn tốc độ theo một tỉ lệ xích thích hợp. D. Biểu diễn độ dời theo một tỉ lệ xích thích hợp. Câu 15: Một vật chuyển động thẳng đều với tốc độ 5 m/s. Thời gian để vật chuyển động hết quãng đường 0,5 km là A. 50s B. 500s C. 100s D. 10s Câu 16: Đường sắt Hà Nội – Đà Nẵng dài khoảng 880 km. Nếu tốc độ trung bình của một tàu hỏa là 55 km/h thì thời gian tàu chạy từ Hà Nội đến Đà Nẵng là A. 8 h. B. 16 h. C. 24 h. D. 32 h. Câu 17: Một ô tô lên dốc với tốc độ 12 km/h, khi xuống lại dốc đó, ô tô này chuyển động nhanh gấp đôi khi lên dốC. Tốc độ trung bình của ô tô trong cả hai đoạn đường lên dốc và xuống dốc là A. 22,5 km/h. B. 20 km/h. C. 30 km/h. D. 16 km/h. Câu 18: Camera của một thiết bị bắn tốc độ ghi được thời gian một ô tô chạy từ vạch mốc 1 sang vạch mốc 2, cách nhau 10 m là 0,50 s. Hỏi ô tô có vượt quá tốc độ cho phép là 60 km/h không? A. Ô tô không vượt quá tốc độ cho phép. B. Ô tô vượt quá tốc độ cho phép. C. Không đủ điều kiện để kết luận. D. Không có tốc độ cho phép. Câu 19. Lúc 7 giờ, bạn Hà đi bộ từ nhà đến trường với tốc độ 5 km/h. Biết quãng đường từ nhà bạn Hà đến trường dài 1,5 km. Hỏi bạn Hà đến trường lúc mấy giờ? A. 7 h 30 min. B. 7 h 15 min. C. 7 h 18 min. D. 7 h 45 min. Câu 20. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường sử dụng những dụng cụ đo nào để đo tốc độ của các vật chuyển động nhanh và có kích thước nhỏ? A. Cổng quang điện. B. Thước thẳng và đồng hồ bấm giây. C. Đồng hồ bấm giây. D. Thước, đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện. Câu 21: Trong chuyển động đều, đồ thị quãng đường – thời gian có dạng hình gì? A. đường cong khép kín. B. đường thẳng, nằm nghiêng C. đường tròn. D. đường thẳng, nẳm ngang. Câu 22: Đại lượng nào đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động? A. Khối lượng. B. Thời gian. C. Tốc độ. D. Quãng đường. Câu 23: Nếu đơn vị đo độ dài là kilômét (km), đơn vị đo thời gian là phút (min) thì đơn vị đo tốc độ là A. kilômét trên min (km/min). B. kilômét trên giờ (km/h). C. kilômét trên giây (km/s). D. kilômét trên miligiây (km/ms).
- Câu 24: Một đoàn tàu chuyển động trong thời gian 16 h đi đoạn đường dài 766 km. Vận tốc của tàu tính ra km/h và m/s là giá trị nào trong các giá trị dưới đây? A. 48 km/h và 13,33 m/s. B. 72 km/h và 20 m/s. C. 18 km/h và 5 m/s. D. 54 km/h và 15 m/s. Câu 25: Đổi đơn vị 72000 km/h = ...m/s A. 20 m/s. B. 1,8 m/s C. 12m/s D. 108 m/s Câu 26. Chọn phát biểu đúng khi nói về đồ thị quãng đường – thời gian. A. Đồ thị quãng đường – thời gian có điểm gốc O là điểm khởi hành, khi đó s = 0 và t = 1. B. Trục tung Os biểu thị thời gian. C. Đồ thị quãng đường – thời gian mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian. D. Trục hoành Ot biểu thị quãng đường. Câu 27. Trong đồ thị quãng đường – thời gian, hai trục tọa độ: A. Song song với nhau. B. Tạo thành góc 60o. C. Chéo nhau. D. Vuông góc với nhau. Câu 28. Cho các câu sau: (1) Nối các điểm thành đường thẳng (2) Xác định các điểm biểu diễn s, tương ứng (3) Lập bảng ghi (4) Vẽ trục tọa độ Sắp xếp các bước vẽ đồ thị quãng đường – thời gian hợp lý nhất. A. (3), (2), (4), (1). B. (3), (4), (2), (1). C. (2), (4), (3), (1). D. (4), (3), (2), (1). Dùng dữ kiện sau để trả lời các câu hỏi từ 29 đến 30 Thời gian (h) 1 2 3 4 Quãng đường (km) 50 100 150 200 Bảng mô tả chuyển động của một ô tô trong 4 h Câu 29. Quãng đường ô tô đi được trong 2 h đầu là: A. 50 km B. 100 km C. 150 km D. 200 km Câu 30. Ô tô đi hết 150 km trong thời gian bao lâu: A. 1 h B. 2 h C. 3 h D. 4 h 2. TỰ LUẬN Câu 1. Điền vào chỗ trống: a) Đồ thị quãng đường – thời gian mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và ……….. ………. b) Các bước vẽ đồ thị quãng đường – thời gian: Bước 1: Lập bảng ghi ………..……….đi được theo thời gian Bước 2: Vẽ hai đoạn thẳng Os và Ot ………..……….với nhau, gọi là 2 ………..……….. - Trục thẳng đứng (trục tung) ………. biểu diễn độ dài dài quãng đường theo một tỉ lệ thích hợp - Trục ………..……. (trục hoành) Ot biểu diễn ………..……… theo một tỉ lệ thích hợp Bước 3: Xác định các điểm biểu diễn s và t tương ứng trong bảng ghi - Điểm ………..………. là điểm khởi hành, khi đó s = 0, t = 0 - Lần lượt xác định các điểm còn lại Bước 4: ………..……….đã vẽ ở bước 4 với nhau và nhận xét về các đường nối
- c) Từ đồ thị quãng đường – thời gian ta tìm được ………..………. khi biết ………..………. (và ngược lại), tìm được ………..………. của chuyển động. Câu 2. Bảng dưới đây ghi lại số liệu quãng đường đi được theo thời gian của hai học sinh A và B bằng xe đạp. a) Dựa vào số liệu trong bảng, hãy vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của hai học sinh. b) Từ đồ thị, xác định tốc độ của mỗi học sinh. Câu 3. Nối một nội dung ở cột A với một nội dung phù hợp ở cột B Câu 4. Bạn An khởi hành lúc 6 h 45 min, đi xe đạp từ nhà đến trường với tốc độ không đổi, nhà cách trường 2,7 km. Vào lúc 6 h 50 min, quãng đường An đi được là 0,9 km. Hãy tìm tốc độ của An và cho biết An đến trường lúc mấy giờ? II.PHÂN MÔN HÓA I. TRẮC NGHIỆM Hãy khoanh tròn một trong các chữ A, B, C, D trước phương án đúng! Câu 1. Nguyên tử X có tổng số hạt là 52 hạt, trong đó số proton là 17. Số electron và số nơtron của X lần lượt là A. 18 và 17. B. 19 và 16. C. 16 và 19. D. 17 và 18. Câu 2. Số electron tối đa ở lớp electron thứ nhất là A. 1. B. 2. C. 3. D. 8. Câu 3. Nguyên tử X có 9 electron, lớp electron ngoài cùng nguyên tử X có số electron là A. 1. B. 2. C. 7. D. 8.
- Câu 4. Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là A. electron. B. proton. C. neutron. D. proton và electron. Câu 5. Nguyên tử luôn trung hoà về điện nên A. số hạt proton = số hạt neutron. B. số hạt electron = số hạt neutron. C. số hạt electron = số hạt proton. D. số hạt proton = số hạt electron = số hạt neutron. Câu 6. Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là + 8. Tổng số hạt mang điện của X là A. 9. B. 16. C. 8. D. 11. Câu 7. Trong một nguyên tử có số proton bằng 8, số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử, viết từ lớp trong ra lớp ngoài lần lượt là A. 1, 2, 5. B. 2, 5. C. 2, 6. D. 2, 2, 2. Câu 8. Trừ hạt nhân của nguyên tử hydrogen, hạt nhân các nguyên tử còn lại được thành từ các hạt A. eletron và proton. B. eletron và neutron. C. eletron, proton và neutron. D. proton và neutron. Câu 9. Tại sao nói khối lượng của nguyên tử có thể coi bằng khối lượng của hạt nhân? A. Khối lượng của electron rất nhỏ. B. Khối lượng của electron rất nhỏ so với tổng khối lượng của proton và neutron. C. Khối lượng của electron rất nhỏ so với khối lượng của proton. D. Khối lượng của electron rất lớn. Câu 10. Đơn vị của khối lượng nguyên tử là A. gam. B. kilogam. C. lít. D. amu. Câu 11. Một nguyên tử có 20 proton. Số electron của nguyên tử đó là? A. 20. B. 21. C. 22. D. 23. Câu 12. Cho nguyên tử sodium có 11 proton trong hạt nhân. Câu nào sau đây không đúng? A. Sodium có 11 electron ở lớp vỏ nguyên tử. B. Sodium có điện tích hạt nhân là +11. C. Sodium có số đơn vị điện tích hạt nhân là 11.
- D. Sodium có 11 neutron trong hạt nhân. Câu 13. Nguyên tử X có 2 electron ở lớp thứ nhất, 8 electron ở lớp thứ hai, 3 electron ở lớp thứ ba. Số hạt mang điện trong nguyên tử X là A. 13. B. 26. C. 39. D. 10. Câu 14. Nguyên tử aluminium có 13 proton và 14 neutron. Khối lượng gần đúng của nguyên tử aluminium là A. 13 amu. B. 14 amu. C. 27 amu. D. 40 amu. Câu 15. Nguyên tử là A. hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện. B. hạt vô cùng nhỏ, mang điện tích âm. C. hạt vô cùng nhỏ, mang điện tích dương. D. hạt có kích thước gần như hạt cát, không mang điện. Câu 16. Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là A. electron và neutron. B. proton và neutron. C. neutron và electron. D. electron, proton và neutron. Câu 17. Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là A. electron. B. proton. C. neutron. D. proton và electron. Câu 18. Nguyên tử X có 11 proton và 12 neutron. Tổng số hạt trong nguyên tử X là A. 23. B. 34. C. 35. D. 46. Câu 19. Nguyên tử X có 9 electron, lớp ngoài cùng nguyên tử X có số electron là A. 1. B. 2. C. 7. D. 8. Câu 20. Cho mô hình cấu tạo của các nguyên tử A, B, D như sau: A B D Cho biết nguyên tử nào cùng thuộc một nguyên tố hóa học? A. A, B, D. B. A, B. C. A, D. D. B, D. II. TỰ LUẬN
- Câu 1. Vẽ sơ đồ cấu tạo các nguyên tử có số hạt mang điện tích dương trong hạt nhân là 8, 13. Từ những sơ đồ đó có thể cho ta biết những thông tin gì về các nguyên tử đó? Câu 2. Tổng số hạt proton, nơtron, electron của một nguyên tố X là 40, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Xác định số p, số n, số e của X và vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử của nguyên tố X. Câu 3. Trong tự nhiên có hai loại nguyên tử đều thuộc cùng một nguyên tố hoá học là Ne (Z = 10). Một loại là các nguyên tử Ne có khối lượng nguyên tử là 20 amu và loại còn lại là các nguyên tử Ne có khối lượng nguyên tử là 22 amu. a) Hạt nhân của nguyên tử Ne có khối lượng 22 amu có bao nhiêu hạt proton và neutron? b) Hãy giải thích vì sao hai loại nguyên tử đó đều thuộc cùng một nguyên tố hoá học Ne? III.PHÂN MÔN SINH A. TRẮC NGHIỆM Hãy khoanh tròn một trong các chữ A, B, C, D trước phương án đúng! Câu 1: Chất nào sau đây không được dùng làm nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào? A. Carbon dioxide. B. Oxygen. C. Nhiệt. D. Tinh bột. Câu 2: Nguồn năng lượng cơ thể sinh vật giải phóng ra ngoài môi trường dưới dạng nào là chủ yếu? A. Cơ năng. B. Động năng. C. Hóa năng. D. Nhiệt năng. Câu 3: Quá trình trao đổi chất là: A. Quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường. B. Quá trình cơ thể trực tiếp lấy các chất từ môi trường sử dụng các chất này cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường. C. Quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể. D. Quá trình biến đổi các chất trong cơ thể cơ thể thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường. Câu 4: Quang hợp là quá trình biến đổi? A. Nhiệt năng được biến đổi thành hóa năng B. Quang năng được biến đổi thành nhiệt năng C. Quang năng được biến đổi thành hóa năng D.Hóa năng được biến đổi thành nhiệt năng Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể? A. Tạo ra nguồn nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể. B. Sinh ra nhiệt để giải phóng ra ngoài môi trường. C. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào. D. Tạo ra các sản phẩm tham gia hoạt động chức năng của tế bào.
- Câu 6: Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống là nhờ có quá trình nào? A. Quá trình trao đổi chất và sinh sản. B. Quá trình chuyển hóa năng lượng. C. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. D. Quá trình trao đổi chất và cảm ứng. Câu 7: Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp cơ thể sinh vật A. phát triển kích thước theo thời gian B. tồn tại, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng và vận động C. tích lũy năng lượng D. vận động tự do trong không gian Câu 8: Trong các sinh vật sau, nhóm sinh vật nào có khả năng tự dưỡng? A. Tảo, cá, chim, rau, cây xà cừ. B. Tảo, nấm, rau, lúa, cây xà cừ. C. Con người, vật nuôi, cây trồng. D. Tảo, trùng roi xanh, lúa, cây xà cừ. Câu 9: Cơ quan chính thực hiện quá trình quang hợp ở thực vật là: A. rễ cây. B. thân cây. C. lá cây. D. hoa. Câu 10: Sản phẩm của quang hợp là: A. nước, khí carbon dioxide. B. glucose, khí carbon dioxide. C. khí oxygen, glucose. D. glucose, nước. Câu 11: Trong quá trình quang hợp, nước được lấy từ đâu? A. Nước được lá lấy từ đất lên. B. Nước được rễ hút từ đất lên thân và đến lá. C. Nước được tổng hợp từ quá trình quang hợp. D. Nước từ không khí hấp thụ vào lá qua các lỗ khí. Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ khí oxygen để tổng hợp chất hữu cơ. B. Quang hợp là quá trình sinh vật sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ. C. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí oxygen. D. Quang hợp là quá trình sinh lí quan trọng xảy ra trong cơ thể mọi sinh vật. Câu 13: Yếu tố bên ngoài nào sau đây không ảnh hưởng đến quang hợp của cây xanh? A. Nước. B. Khí oxygen. C. Khí cacbon dioxide. D. Ánh sáng. Câu 14: Nguyên liệu của quá trình quang hợp gồm: A. khí oxygen và glucose. B. glucose và nước. C. khí carbon dioxide, nước và năng lượng ánh sáng. D. khí carbon dioxide và nước. Câu 15: Những yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp của cây xanh là: A. nước, ánh sáng, nhiệt độ. B. nước, khí cacbon dioxide, nhiệt độ. C. nước, ánh sáng, khí oxygen, nhiệt độ. D. nước, ánh sáng, khí cacbon dioxide, nhiệt độ. Câu 16: Nhận định nào sau đây là sai?
- A. Cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng. B. Nhiệt độ thấp (dưới 100C) tạo điều kiện tốt nhất cho cây quang hợp. C. Nhiệt độ quá cao (trên 400C) sẽ làm giảm hoặc ngừng quá trình quang hợp. D. Không có quang hợp thì không có sự sống trên Trái đất. Câu 17: Nhóm cây nào sau đây là cây ưa sáng? A. dương xỉ, rêu, vạn tuế. B. Lúa, dương xỉ, cây thông. C. Lúa, ngô, bưởi. D. ngô, bưởi, lá lốt. Câu 18: Vì sao ánh sáng quá mạnh sẽ làm hiểu quả quang hợp của cây xanh giảm? A. Cây thừa ánh sáng. B. Cây bị ngộ độc. C. Cây yếu đi. D. Cây bị đốt nóng. Câu 19: Vì sao không nên tưới nước cho cây vào buổi trưa? A. Cây không cần nước vào buổi trưa. B. Nhiệt độ cao làm nước bốc hơi nóng làm cây bị héo. C. Nhiệt độ cao nên nước bốc hơi hết cây không hút nước được. D. Vào buổi trưa khả năng thoát hơi nước của lá cây giảm. Câu 20: Vì sao trong nông nghiệp để tăng năng suất một số loại cây trồng người ta thường dùng đèn chiếu sáng vào ban đêm? A. Vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ tăng thời gian chiếu sáng từ đó tăng cường độ quang hợp của cây trồng → Góp phần tăng năng suất. B. Vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ tăng thời gian chiếu sáng từ đó giảm cường độ quang hợp của cây trồng → Góp phần tăng năng suất. C. Vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ góp phần làm giảm sự xuất hiện của sâu bệnh hại → Góp phần tăng năng suất cây trồng. D. Vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ góp phần làm giảm sự xuất hiện của sâu bệnh hại, giảm cường độ quang hợp → Góp phần tăng năng suất. B. TỰ LUẬN Câu 1: Nêu khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật. Trình bày vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, cho ví dụ minh họa. Câu 2: Nêu khái niệm quang hợp ở thực vật. Viết phương trình tổng quát của quá trình quang hợp bằng chữ. Dựa vào phương trình cho biết tại sao cây xanh có vai trò điều hòa không khí? Chứng minh lá cây có cấu tạo phù hợp với chức năng quang hợp. Câu 3: Trình bày sự ảnh hưởng của các yếu tố: ánh sáng, nước, khí carbon dioxide, nhiệt độ đến quá trình quang hợp ở thực vật như thế nào? Trình bày biện pháp bảo vệ cây xanh trong trường học của em.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 258 | 21
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 175 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 362 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 86 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 183 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 125 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 106 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 94 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 133 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 89 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 117 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 106 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 54 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn