intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội

  1. UBND QUẬN HÀ ĐÔNG TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I MÔN LỊCH SỬ 9 Năm học 2023-2024 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì ? a. Các nước châu Á đã giành độc lập. b. Các nước châu Á đã gia nhập ASEAN. c. Các nước châu Á đã trở thành trung tâm kinh tế tài chính thế giới. d. Các nước Châu Á rơi vào tình trạng khó khăn, căng thẳng. Câu 2. Đâu không phải là yếu tố dẫn tới sự không ổn định của tình hình châu Á suốt nửa sau thế kỉ XX? a. Cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc. b. Ảnh hưởng của chiến tranh lạnh c. Khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, li khai, xung đột tôn giáo. d. Cuộc chiến tranh thương mại giữa các nước. Câu 3. Mục tiêu của tổ chức ASEAN là ? a. Gìn giữ hòa bình, an ninh các nước thành viên, củng cố sự hợp tác chính trị, quân sự, giúp đỡ lẫn nhau bảo vệ độc lập chủ quyền. b. Đẩy mạnh hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN. c. Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung của của các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. d. liên minh để mở rộng tiềm lực kinh tế, quốc phòng, hợp tác về văn hóa, giáo dục, y tế. Câu 4. Việt Nam ra nhập ASEAN vào thời gian nào ? a. Tháng 6/1994 b. 7/1997 c. 7/1995 d. 5/1999 Câu 5. Sau khi mở rộng thành viên, trọng tâm hoạt động của ASEAN là ? a. Hợp tác kinh tế b. Hợp tác chính trị c. Hợp tác quân sự d. Hợp tác văn hóa 1
  2. Câu 6. Thách thức của Việt Nam khi ra nhập ASEAN là? a. Cần học hỏi tiếp thu những thành tựu của khoa học kĩ thuật. b. Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc, hòa nhập sẽ hòa tan. c. Tiếp thu nền văn hóa đa dạng của các nước trong khu vực d. Phải tranh thủ sự giúp đỡ về vật chất từ các nước trong khu vực. Câu 7. Vì sao bước sang thế kỷ XX, châu Á được mệnh danh là "Châu Á thức tỉnh"? a. Vì phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ. b. Vì nhân dân thoát khỏi sự thống trị của vua chúa phong kiến, c. Vì tất cả các nước châu Á giành được độc lập d. Vì ở châu Á có nhiều nước giữ vị trí quan trọng trên trường quốc Câu 8. Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là "Năm châu Phi", vì sao ? a. Có nhiều nước ở châu Phi được trao trả độc lập. b. Châu Phi là châu có phong trào giải phóng dân tộc phát triển sớm nhất, mạnh nhất. c. Có 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập. d. Châu Phi là "Lục địa mới trỗi dậy". Câu 9. Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức nào ? a. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. b. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới. c. Chế độ phân biệt chủng tộc. d. Chế độ thực dân. Câu 10. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi nổ ra sớm nhất ở vùng nào ? a. Bắc Phi. b. Nam Phi. c. Đông Phi. d. Tây Phi. Câu 11. Quốc gia khởi đầu trong phong trào chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai là : a. Ai Cập b. Xu Đăng c. An-giê-ri d. Ăng-gô-la Câu 12. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng không ổn định ở châu Phi từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX là: a. Xung đột sắc tộc, tôn giáo, đói nghèo, dịch bệnh. b. Sự can thiệp trở lại của các nước lớn. c. Di hại của chủ nghĩa thực dân để lại. 2
  3. d. Ảnh hưởng của chiến tranh lạnh. Câu 13. Tình trạng không ổn định của châu Phi đặt ra yêu cầu gì cho toàn nhân loại hiện nay? a. Cần có sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng quốc tế trên tất cả các lĩnh vực b. Cần phải xoá bỏ triệt để chế độ phân biệt chủng tộc. c. Cần phải phân định lại đường biên giới cho phù hợp. d. Cần phải loại bỏ các phần tử khủng bố ở khu vực. Câu 14. Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống Nam Phi đánh dấu sự kiện lịch sử gì? a. Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới, b. Đánh dấu sự bình đẳng giữa các dân tộc, màu da trên thế giới. c. Sự chấm dứt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở châu Phi kéo dài ba thế kỉ. d. Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi. Câu 15. Phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai được mệnh danh là gì ? a. "Đại lục mới trỗi dậy". b. "Đại lục bùng cháy". c. Đại lục có phong trào giải phóng dân tộc phát triển nhất. d. "Đại lục bùng cháy" và "Đại lục mới trỗi dậy". Câu 16. Nước được mệnh danh là "Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc Mĩ La-tinh"? a. Ac-hen-ti-na. b.Braxin. c. Cu Ba. d. Mê-hi-cô. Câu 17. Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ La-tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là : a. hình thức đấu tranh ở Mĩ la-tinh đa dạng, phong phú hơn ở châu Phi b. Mĩ La-tinh chống chủ nghĩa thực dân mới, châu Phi chống chủ nghĩa thực dân cũ c. Mĩ La-tinh chống chủ nghĩa thực dân cũ, châu Phi chống chủ nghĩa thực dân mới d. Mức độ giành được độc lập của Mĩ La-tinh triệt để hơn châu Phi Câu 18. Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, Cu Ba được coi là “Lá cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh? 3
  4. a. Lật đổ chế độ độc tài, thiết lập chính phủ dân chủ b. Tạo tiền đề cho sự phát triển của phong trào đấu tranh của Mĩ Latinh ở giai đoạn sau c. Sau khi lật đổ được chế độ độc tài, thiết lập chính quyền dân chủ, Cu Ba xây dựng CNXH d. Nước đầu tiên lật đổ được chế độ độc tài, lập lên chính quyền dân chủ. Câu 19. Sự kiện nào đánh dấu việc Cu-ba chính thức bước vào thời kì xây dựng CNXH? a. Chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ b. Phi-đen-Ca-xtơ-rô lên nắm chính quyền c. Sau chiến thắng tại bãi biển Hi-rôn (4/1961) d. Chính phủ Phi-đen-Ca-xtơ-rô tiến hành cuộc cải cách dân chủ triệt để Câu 20. Ai là lãnh tụ phong trào 26/7/1953 của cách mạng Cu Ba? a. Chê Ghê -va- na b. Phi-đen Cax-tơ-rô c. Ra-un Cax-tơ-rô d. A-gien-đê Câu 21. Những nước Đông Nam Á nào là thành viên của tổ chức ASEAN? A. Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào. B. In-đô- nê xi-a và Miến Điện. C. Thái Lan và Phi –líp-pin. D. Xin-ga-po, Bru-nây. Câu 22. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của các nước nào? A. Thuộc địa của Mĩ, Nhật. B. Thuộc địa của Pháp, Nhật. C. Thuộc địa của Anh, Pháp, Mĩ. D. Thuộc địa của các thực dân phương Tây. Câu 23. Năm 1997, ASEAN đã kết nạp thêm các nước: A. Việt Nam, Lào. B. Cam-pu-chia, Lào. C. Mi-an-ma, Việt Nam D. Lào, Mi-an- ma. Câu 24. Năm 1992, A SEAN quyết định biến Đông Nam Á thành: A. Một khu vực phồn thịnh. B. Một khu vực ổn định và phát triển. C. Một khu vực mậu dịch tự do. D. Một khu vực hòa bình. 4
  5. Câu 25. Ngày ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa? A. 30/10/1949 B. 23/4/1949 C. 1/10/1949 D. 1/11/1979 Câu 26.Đường lối đổi mới trong chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc có đặc điểm gì? A. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm. B. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. C. Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm. D. Lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm. Câu 27. Tổ chức nào là tổ chức liên minh khu vực ở Châu Phi? A. ASEAN B. AU C. NATO. D. SEATO Câu 28. Người da đen đầu tiên trong lịch sử Nam Phi trở thành tổng thống là: A. Nen-Xơn Man-đê-la B. Kô-phi An-nan ` C. Phi-đen Ca-xtơ-rô D. Mác-tin Lu-thơ King Bài 29: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: 1995, A-pác-thai ,1960, Mỹ-La-Tinh A. Năm ……………. Việt Nam ra nhập ASEAN B. Tháng 12/1993 chấm dứt sự tồn tại của chế độ ………………… ở Nam Phi C. Năm ………………….. gọi là năm Châu Phi vì có 17 nước dành độc lập. D. Mệnh danh “Lục địa bùng cháy” dùng để chỉ khu vực ......................... II. TỰ LUẬN Câu1: (3điểm) Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN? Câu 2 :(3điểm) Nêu những thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ 1978 đến nay?Ý nghĩa của thành tựu đó khi Trung Quốc bước sang thế kỷ XXI? Câu 3: Nêu khái quát Châu Á sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay. Câu 4: Vì sao nói “thế kỉ XXI là thế kỉ của Châu Á” Câu 5 : Từ “ASEAN 6 phát triển thành ASEAN 10” ra sao? Nêu thời cơ và thách thức khi Việt Nam ra nhập ASEAN 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2