intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3" hỗ trợ các em học sinh hệ thống kiến thức cho học sinh, giúp các em vận dụng kiến thức đã được học để giải các bài tập được ra. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN NGỮ VĂN 10  A. KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU VÀ ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XàHỘI 1. Phần bài tập đọc, hiểu văn bản 1.1. Phương thức biểu đạt ­ Phương thức tự sự ­ Phương thức miêu tả ­ Phương thức biểu cảm ­ Phương thức thuyết minh ­ Phương thức nghị luận ­ Phương thức hành chính­ công vụ 1.2.  Một số thể thơ tiêu biểu ­ Thơ tự do, thất ngôn bát cú, lục bát, song thất lục bát…. 1.3. Các biện pháp tu từ. * Một số biện pháp tu từ từ vựng. a.So sánh: ­SS là đối chiếu sự vật, sự việc này, với sự vật, sự việc khác trên cơ sở quan hệ tương  đồng tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt.SS giúp cho việc miêu tả các sự vật , sự  việc cụ thể, sinh động, vừa có tác dụng bộc lộ cảm xúc. b. Ẩn dụ ­Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đông với nó. =>Những hình ảnh ẩn dụ "thuyền, bến" liên tưởng tới người con trai "thuyền" và người  con gái "bến" với tấm lòng thủy cung son sắt. c.Hoán dụ ­Gọi tên sự vật, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ  gần gũi nhằm khắc sâu đặc điểm của đối tượng. d.Nhân hóa. ­Dùng những từ ngữ , hình ảnh gắn với con người để gọi hoặc tả các đồ vật, con vật, tả  cảnh… làm cho đối tượng trở nên sinh động…. e. Phép điệp, phép đối 2. Viết đoạn văn nghị luận ­ Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận ­ Xác định đúng vấn đề nghị luận ­ Triển khai vấn đề nghị luận ­ Liên hệ, sáng tạo 3. Đề luyện tập Đọc văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu:                           Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói                           Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ                           Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa 1
  2.                           Óng tre ngà và mềm mại như tơ                              Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát                            Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh                            Như gió nước không thể nào nắm bắt                            Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh                                   (Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt) Câu 1. Văn bản trên thuộc thể thơ nào? Câu 2. Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản. Câu 3. Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt. Câu 4. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ, trình bày suy nghĩ của anh ( chị) về trách nhiệm giữ  gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở giới trẻ ngày nay. GỢI Ý  Câu 1. Thể thơ tự do. Câu 2. Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản: so sánh: –  Ôi tiếng Việt như   đất cày, như  lụa/ Óng tre ngà và mềm mại như  tơ/ Tiếng tha thiết nói thường nghe như   hát/ Như gió nước không thể nào nắm bắt. – Tác dụng : hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh; tiếng Việt  đẹp bởi hình và thanh. Câu 3. Văn bản trên thể hiện lòng yêu mến , thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có,  phong phú của tiếng Việt. Câu 4. Thí sinh phải viết một đoạn văn ngắn hoàn chỉnh khoảng 200 chữ trình bày được suy  nghĩ về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở giới trẻ hiện nay. ­ Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn ­ Xác định vấn nghị luận ­ Triển khai vấn đề nghị luận:  Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở giới trẻ  hiện nay. ­ Liên hệ bản thân B. VĂN TỰ SỰ Bài 1: CHIẾN THẮNG MTAO M XÂY(Trích: Đăm Săn, sử thi Tây Nguyên) 1. Đoạn trích “Chiến thắng Mtao­Mxây” a.Thể loại: sử thi anh hùng của tộc Ê­ đê b. Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần giữa tác phẩm. Tiêu đề do người soạn sách đặt ra. Đoạn trích  kể về việc Đăm Săn chiến đấu với Mtao Mxây để cứu vợ về. c. Hình tượng nhân vật Đăm Săn trong trận chiến đấu với Mtao­Mxây. * Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến: Do Mtao­Mxây đã cướp vợ của Đăm San => danh   dự của cá nhân bị đe dọa, danh dự, hạnh phúc của cộng đồng bị đe dọa. 2
  3. * Diễn biến cuộc chiến: Chia làm hai chặng. ­ Chặng 1: Đăm Săn khiêu chiến và Mtao Mxây đáp lại: Trước thái độ  quyết liệt của  Đăm Săn, Mtao Mxây tỏ ra run sợ. ­ Chặng 2: Đăm Săn chiến đấu với Mtao Mxây + Hiệp 1:  Đăm Săn khích Mtao Mxây múa khiên trước. Trong khi Mtao Mxây múa thì  Đăm Săn vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên. + Hiệp 2: Đăm Săn múa khiên trước động tác nhanh, mạnh, hào hùng, vừa khỏe vừa   đẹp. Lập tức Mtao Mxây trốn chạy bước cao bước thấp. Hắn chém Đăm Săn nhưng trượt  và vội cầu cứu Hơ Nhị quăng cho miếng trầu. Được miếng trầu Hơ Nhị tiếp sức Đăm Săn   mạnh hẳn lên. + Hiệp 3: Đăm Săn Múa khiên càng nhanh, càng mạnh và đẹp, hào hùng. Chàng  đuổi  theo Mtao Mxây và đâm trúng kẻ thù nhưng không thủng. Chàng thấm mệt và cầu cứu thần  linh. + Hiệp 4: Đăm Săn được thần linh giúp sức, đuổi theoMtao Mxây, lấy cái chày mòn  ném vào vành tai hắn, hỏi tội Mtao Mxây, giết chết Mtao Mxây. => Đăm Săn là người anh hùng có trí tuệ, có sức mạnh, dũng cảm hành động vì chính  nghĩa, một nhân vật anh hùng sử thi đích thực mang nét đẹp chung của cả cộng đồng. * Cuộc đối thoại giữa Đăm Săn với dân làng (nô lệ) của Mtao Mxây khi chàng đến   từng nhà kêu gọi mọi người đi theo mình. Thể  hiện sự thống nhất cao độ  giữa quyền lợi,   khát vọng của cá nhân anh hùng sử  thi với quyền lợi, khát vọng của cộng đồng (họ  sống   hòa hợp trong một nhóm đông hơn, giàu hơn, mạnh hơn). Thể hiện lòng yêu mến, sự  tuân   phục của tập thể cộng đồng đối với cá nhân anh hùng. Qua đó, sử  thi muốn nói đến ý chí   thống nhất của toàn thể cộng đồng E đê­một biểu hiện quan trọng của ý thức dân tộc. *Hình tượng Đăm Săn trong tiệc mừng chiến thắng:  ­ Vui chiến thắng. ­ Tự hào, tự tin vào sức mạnh và sự giàu có của thị tộc mình. ­>  Sức mạnh và vẻ đẹp dũng mãnh, phi thường của Đăm Săn. d. Giá trị nghệ thuật ­ Nghệ thuật xây dựng nhân vật sử thi: Mỗi nhân vật sử thi đều có vai trò đối với diễn biến của các sự kiện sử thi. Nhân vật Mtao Mxây với hành động cướp bóc buôn làng của Đăm Săn, bắt cóc vợ  Đăm Săn là nguyên nhân của cuộc chiến. Mtao Mxây thuộc loại nhân vật phản diện. Nhân vật Đăm Săn là nhân vật trung tâm của sử thi, quyết định sự  diễn biến của cốt   truyện sử thi, có sức thuyết phục, lôi cuốn các nhân vật quần chúng. Nhân vật ông Trời và Hơ Nhị đóng vai trò nhân vật trợ thủ của anh hùng. Ông Trời là   nhân vật trợ thủ thần kì, Hơ Nhị là nhân vật trợ thủ trao vật thần kì. Hành động trợ thủ của   những nhân vật này thê hiện quan niệm về  cuộc chiến đấu chírth nghĩa của nhân vật anh   hùng. Nhân vật quần chúng đóng vai trò hậu thuẫn cho nhân vật anh hùng, bị  lôi cuốn bởi   những phẩm chất phi phàm của nhân vật anh hùng. Mối quan hệ giữa nhân vật anh hùng và   3
  4. nhân vật quần chúng tạo nên ý nghĩa biểu trưng : người anh hùng sử thi biểu trưng cho sức  mạnh, lí tưởng của cả cộng đồng. ­ Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của sử thi anh hùng: Ngôn ngữ  của người kể  khá sinh động, lỉnh hoạt. Khi miêu tả  nhà Mtao Mxây, chân  dung Mtao Mxây, động tác chiến đấu và diễn biến của giao tranh, miêu tả vẻ đẹp của Đăm  Săn, khung cảnh tôi tớ theo Đăm Săn và không khí lễ hội chiên thắng,.. ; tác giả dùng ngôn   ngữ lúc thì trang trọng, giàu hình ảnh nhịp điệu, lúc thì dùng phép so sánh, phóng đại. Ngôn ngữ đôì thoại của các nhân vật được sử dụng nhiều và linh hoạt, giàu tính kịch.   Những câu ra lệnh, kêu gọi tạo nên không khí hùng tráng. Trong ngôn ngữ người kể chuyện có xen vào ngôn ngữ đối thoại của người kể để lôi   cuốn người nghe, truyền cảm xúc cho người nghe. 2. Đề luyện tập Đề 1: Em hãy hóa thân vào Đăm Săn để kể lại cuộc giao chiến giữa Đămsăn và Mtao   Mxây trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”. Gợi ý:  ­ Đề  bài yêu cầu học sinh tạo lập văn bản tự  sự. Nội dung của văn bản kể  lại trận   đánh Mtao Mxây của Đăm Săn. Trước hết người viết   phải nắm chắc cốt truyện, hoàn  cảnh, nhân vật, quá trình diễn biến của trận đánh. Không chỉ  trung thành với cốt truyện  trong đoạn trích, học sinh  còn có thể tưởng tượng thêm các tình huống cho phù hợp. ­ Ngoài ra học sinh phải lựa chọn ngôi kể cho phù hợp.  Trong văm bản này người kể  là Đăm Săn  ở  ngôi kể   thứ  nhất, xưng “ ta”. Để  bài viết sinh động hấp dẫn, cần kết hợp   yếu tố miêu tả và biểu cảm. Học   sinh   cần  kể   theo   giọng   điệu,     lời   nói,     cách  cảm,   cách  nghĩ   của   người   Tây   Nguyên (thể hiện ở cách xưng hô, ở hình ảnh so sánh, lối nói trùng điệp…) Chú ý những nội dung cơ bản sau: ­Sự việc Hơ nhị bị Mtao Mxây bắt về làm vợ. ­Vì danh dự người anh hùng, danh dự cộng đồng bộ tộc Đăm Săn buộc phải chiến đấu với  Mtao Mxây. ­Đăm Săn chủ động đến chân cầu thang nhà Mtao Mxây để khiêu chiến. ­Cuộc chiến diễn ra trong 4 hiệp đấu, cuối cùng Đăm Săn chiến thắng, danh dự người anh  hùng , danh dự cộng đồng được lấy lại. ­Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp  dẫn. ­Biết đánh giá và có thái độ rõ ràng của bản thân về câu chuyện . Bài 2: TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU­TRỌNG THỦY (Truyền thuyết) 1. Chủ đề Truyện đưa ra bài học giữ nước và bài học mất nước của An Dương Vương. Đồng thời  thể hiện thái độ, tình cảm của tác giả dân gian  đối với các nhân vật liên quan. 2. Nội dung a.Nhân vật An Dương Vương  * Công lao của An Dương Vương 4
  5. ­ Xây thành, chế nỏ => Có công dựng nước và giữ nước. ­ Công việc gặp nhiều khó khăn, nhưng An Dương Vương đã thành công trong việc xây  được thành cao, hào sâu, chế được nỏ tốt, chiến thắng Triệu Đà, bảo vệ độc lập chủ  quyền đất nước. ­ Nguyên nhân thành công:  + Do An Dương Vương kiên trì, quyết tâm, không nản chí trước khó khăn, thất bại tạm  thời. + Do An Dương Vương thành tâm cầu tài: lập đàn cầu.  + Được sự trợ giúp của thần linh (cụ già và Rùa vàng ), sự ủng hộ của nhân dân.  + Vua có tinh thần cảnh giác cao, có sự lo tính, chuẩn bị sẵn sàng đối phó với nguy cơ xâm  lược của kẻ thù (xây thành, chế nỏ).  => Nhận xét: An Dương Vương là vị vua anh hùng, thủ lĩnh sáng suốt của người Âu Lạc,  có trách nhiệm , tinh thần cảnh giác cao độ.  ­ Thái độ của nhân dân: tôn vinh, ngưỡng mộ An Dương Vương. Hình ảnh Rùa Vàng và nỏ  thần mà nhân dân sáng tạo ra chính là sự kỳ ảo hoá, thần thánh hoá, bất tử hoá sự nghiệp  dựng , giữ nước chính nghĩa, hợp lòng dân của An Dương Vương. Nỏ thần là sự kỳ ảo hoá  vũ khí tinh xảo của người Việt xưa.  * Những sai lầm của An Dương Vương dẫn đến cảnh nước mất nhà tan.  ­ Nguyên nhân mất nước:  + Do An Dương Vương lơ là cảnh giác, không nhận ra dã tâm nham hiểm của Triệu Đà.  + Vua liên tiếp mắc sai lầm : nhận lời cầu thân của Triệu Đà, cho phép Trọng Thuỷ ở rể  trong thành mà không chút đề phòng, dạy dỗ con gái không nghiêm, lơ là trong việc phòng  thủ bảo vệ nước, chủ quan khinh địch, sớm có mong muốn hưởng nhàn.  => Nhận xét: An Dương Vương đã tự đánh mất mình, tự mãn, thiếu sáng suốt, cảnh giác,  không hiểu bản chất nham hiểm của kẻ thù nên chuốc thất bại thảm hại. Ông thua là thua  ở mưu kế hiểm độc, do bị phá ngầm bên trong chứ không phải thua do kém binh kém  tướng.  ­ Kết cục của An Dương Vương: Nhà vua rơi vào bi kịch nước mất nhà tan. Ông chỉ tỉnh  ngộ khi thành đã mất, lâm vào bước đường cùng, phía sau lưng là giặc, phía trước mặt là  biển khơi mênh mông, không lối thoát; tự tay ông phải chém đầu con gái yêu và kết thúc  cuộc đời mình. Đó là hành động trừng phạt nghiêm khắc, đích đáng, đau đớn, đầy bi kịch.  ­ Thái độ của nhân dân với An Dương Vương:  + Một mặt nêu ra bài học đắt giá cho người thủ lĩnh mất cảnh giác, để mất nước một cách  bi thảm. Đó là sự trừng phạt nghiêm khắc của lịch sử .  + Mặt khác nhân dân vẫn kính trọng những việc ông đã làm cho đất nước nên đã giảm nhẹ  tội cho ông bằng cách sáng tạo ra lỗi lầm của Mị Châu và để ông cầm sừng tê đi xuống  lòng biển về với Lạc Long Quân bất tử.  + Cách hoá thân của An Dương Vương có ý nghĩa răn dạy vô cùng sâu sắc nếu so sánh với  cách hoá thân của Thánh Gióng. Thánh Gióng có công cứu nước, khi hoá thì bay lên trời  khiến người đời sau nhớ đến thì ngước nhìn lên ngưỡng vọng. An Dương Vương mang tội  5
  6. đánh mất nước, có cách hoá đi xuống lòng biển khiến người đời sau khi nhớ đến ông phải  cúi nhìn sâu vào mà luôn cảnh giác với chính bản thân mình.  b. Mối tình Mị Châu­Trọng Thuỷ .  * Mị Châu .  ­ Có vị trí cao trong đất nước lẽ ra phải ý thức sâu sắc được trách nhiệm cá nhân của mình  với đất nước nhưng lại chỉ biết đắm chìm trong hạnh phúc lứa đôi cá nhân.  ­ Nàng ngây thơ cả tin đến mức sử dụng bí mật quốc gia cho tình riêng, để bảo vật giữ  nước bị đánh tráo mà không hay biết.  ­ Khi nước đã mất vào tay Triệu Đà, trên đường chạy trốn, vẫn ngây thơ đánh dấu đường  cho chồng , để nên nỗi hai cha con bị dồn vào đường cùng không lối thoát.  ­ Hậu quả của sự ngây thơ, thiếu ý thức trách nhiệm: Mị Châu bị kết tội là giặc, tình yêu,  niềm tin tan vỡ, bị vua cha chặt đầu đây là sự trừng phạt nghiêm khắc của lịch sử. Mị Châu  phải trả giá đắt cho tội lỗi của mình.  ­ Thái độ của nhân dân với Mị Châu: + Một mặt đưa ra bản án nghiêm khắc, đích đáng  trừng trị tội lỗi của nàng. Từ bi kịch của Mị Châu, nhân dân muốn nhắc nhở con cháu, đặc  biệt là thế hệ trẻ cần có thái độ đúng đắn trong việc giả quyết mối quan hệ giữa nước và  nhà, chung và riêng. + Một mặt thương cho nàng, bao dung cho nàng vì nàng có tâm hồn trong sáng, phạm tội do  vô tình chứ khong phải cố ý. Vì vậy, nhân dân đã sáng tạo ra lời khấn linh nghiệm của Mị  Châu: máu biến thành ngọc trai, xác biến thành ngọc thạch.  * Nhân vật Trọng Thuỷ. ­ Là nhân vật truyền thuyết khá phức tạp, có nhiều mâu thuẫn.  + Trong thời kỳ đầu, Trọng Thuỷ đóng vai trò gián điệp, theo lệnh vua cha sang dò la bí mật  quốc gia của Âu Lạc, đánh cắp lãy nỏ. + Trong quá trình sống chung với Mị Châu, có thể Trọng Thuỷ đã yêu nàng thực sự . Đề nói  trước lúc chia tay Mị Châu về nước phần nào thể hiện chân tình, sự lo lắng của Trọng  Thuỷ về sự tan vỡ của hạnh phúc. Khi Mị Châu chết, Trọng Thuỷ ôm xác vợ khóc lóc, sau  đó thì tự tử.  ­ Cái chết của Trọng Thuỷ: cho thấy sự bế tắc, sự ân hận muộn màng của y. Trọng Thuỷ  vừa là kẻ thù của nhân dân Âu Lạc vừa là nạn nhân trong tham vọng bá quyền của Triệu  Đà. Trọng Thuỷ bị kẹt giữa 2 tham vọng quyền lực và hạnh phúc lứa đôi. Hai tham vọng đó  không dung hoà được với nhau, tạo nên mâu thuẫn không thể giải quyết trong chính con  người Trọng Thuỷ, do đó, y chỉ còn mỗi cách kết liễu cuộc đời vì bế tắc. ­ Thái độ nhân dân với Trọng Thuỷ:  + Một mặt nhân dân ta vẫn kết tội cướp nước của Trọng Thuỷ, cái chết vì mâu thuẫn  giằng xé là cái giá hắn phải trả.  + Mặt khác, nhân dân ta vẫn bao dung vì dù sao Trọng Thuỷ đã hối lỗi và phải trả giá, nên  đã sáng tạo ra chi tiết ngọc trai biển Đông nơi Mị Châu chết sẽ sáng hơn nếu đem vào rửa  nước giếng nơi Trọng Thuỷ tự vẫn thể hiện, đó coi như sự tha thứ của Mị Châu cho hắn.  c. Ý nghĩa của hình ảnh “ngọc trai – nước giếng” 6
  7. ­ Hình ảnh “ngọc trai – nước giếng” vừa có giá trị thẩm mĩ cao, vừa là một tình tiết đắt giá  xét về phương diện tổ chức cốt truyện: nó là sự kết thúc duy nhất hợp lí cho số phận của  đôi trai gái.  ­ Tình tiết này thật ra gồm ba chi tiết hợp thành.  + Chi tiết “ngọc trai” được sáng tạo trong tương quan với lời Mị Châu khấn trước lúc chết  nhằm chiêu tuyết cho danh dự của nàng, nó chứng thực tấm lòng trong sáng của công chúa. + Chi tiết “nước giếng” có hồn Trọng Thủy hòa cùng nỗi hối hận vô hạn là sự chứng nhận  cho mong muốn hóa giải tội lỗi của hắn.  + Chi tiết ngọc trai kia đem rửa trong nước giếng này lại càng sáng đẹp hơn nói lên rằng   Trọng Thủy đã tìm được sự hòa giải trong tình cảm của Mị Châu ở thế giới bên kia. Thật là   một hình tượng nghệ thuật chứa nhiều lớp nghĩa tuyệt vời! ­ Nhân dân sáng tạo hình ảnh “ngọc trai – nước giếng” không phải để ca ngợi mối tình  chung thủy Mị Châu – Trọng Thủy.  + Những người dân Âu Lạc yêu nước không bao giờ  lại sáng tạo nghệ  thuật để  ca  ngợi những ai đã đưa họ  đến bi kịch mất nước. + Vẻ  đẹp hình  ảnh “ngọc trai – nước   giếng” không thuộc về  mối tình Mị  Châu – Trọng Thủy mà thuộc về  thái độ  vừa nghiêm  khắc vừa nhân ái của người dân Âu Lạc,  ở cách  ứng xử  vừa thấu lí vưa đạt tình đã thành   truyền thống của dân tộc ta.  + Bi kịch mất nước Âu Lạc còn có phần của An Dương Vương. Nhưng nhân dân vẫn   suy tôn ông ở trên. Điều này đã được lí giải. 3 . Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ­ Nội dung: Thông qua tác phẩm, tác giả dân gian muốn nêu lên bài học lịch sử về tinh   thần cảnh giác với kẻ thù, cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa cá   nhân với cộng đồng. ­ Nghệ  thuật: Có một kết cấu chặt chẽ  đến hoàn mỹ. Xây dựng được những nhân   vật chứa đầy mâu thuẫn, những mâu thuẫn  ấy vừa thuộc về cá nhân, vừa phản ánh được   những mâu thuẫn gay gắt giữa dân tộc ta với kẻ thù xâm lược. Xây dựng được những chi   tiết nghệ thuật cô đọng, hàm súc (Ngọc trai ­ giếng nước). 4. Đề luyện tập Đề 1: Sau khi tự tử  ở giếng Loa Thành xuống thủy cung Trọng Thủy đã tìm gặp Mị  Châu   Anh/ chị hãy tưởng tượng để kể lại câu chuyện đó? Đề  2: Nhập vai An Dương Vương, anh (chị) hãy kể  lại quá trình xây thành, chế  nỏ  trong   truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu­ Trọng Thủy”. GỢI Ý Đề 1:Những nội dung cơ bản cần triển khai: ­Nguyên nhân, bối cản gặp gỡ giữa MC­TT. ­Nội dung cuộc gặp gỡ giữa MC­TT. ­Kết thúc câu chuyện. ­Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp  dẫn. ­Biết đánh giá và có thái độ rõ ràng của bản thân về câu chuyện . 7
  8. ­Sự kiện ADV xây thành, chế nỏ, chiến thắng Triệu Đà bảo vệ đất nước ­ADV để mất nước Âu Lạc. ­ Cái chết của Mị Châu­ Trọng Thủy ­Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp  dẫn. ­Biết đánh giá và có thái độ rõ ràng của bản thân về câu chuyện  Đề 2: Những nội dung cơ bản cần triển khai: ­Sự kiện ADV xây thành, chế nỏ, chiến thắng Triệu Đà bảo vệ đất nước + Xây thành ở đâu? + Công việc xây thành như thế nào (khó khăn và thuận lợi gì)? + Ai giúp nhà vua xây thành? + Công việc chế nỏ diễn ra như thế nào? ­Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp  dẫn. ­Biết đánh giá và có thái độ rõ ràng của bản thân về câu chuyện                                       BÀI 3: TẤM CÁM (Truyện cổ tích) 1. Thể loại  ­ Thuộc truyện cổ tích thàn kỳ. 2. Nội dung ­ Truyện kể về sự đấu tranh giữa thiện và ác. Mẹ con nhà Cám đại diện cho những cái  xấu xa, tàn ác, luôn có ý tranh giành chiếm đoạt những gì của Tấm. Còn Tấm là một cô gái  dịu dàng, hiền hậu tượng trưng vẻ  đẹp của cái thánh thiện. Tấm luôn phải chịu tủi cực,   ganh ghét, đố  kị  của mẹ  con nhà Cám và bị  đối xử  hết sức tệ  bạc.Thế  nhưng bằng sức   sống mãnh liệt, ý trí Tấm đứng lên đấu tranh và điều tốt đẹp luôn đứng về phía lẽ phải, cái  thiện bao giờ cũng chiến thắng cái ác. a. Mâu thuẫn, xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám *. Diễn biến và chiều hướng của mâu thuẫn: ­ Mâu thuẫn giữa một bên là cô Tấm mồ côi, hiền lành, xinh đẹp với một bên là người   dì ghẻ và Cám độc ác, tàn nhẫn. ­ Mâu thuẫn phát triển từ thấp đến cao, trở thành xung đột gay gắt: + Từ  đoạn truyện về  “chiếc yếm đỏ” đến đoạn truyện về  Tấm xem hội : mâu thuẫn  xoay quanh những hơn thua về vật chất, tinh thần, s ự ganh ghét của mẹ  con Cám nhất là  Cám lười nhác, lừa lọc đối với Tấm hiền lành, chăm chỉ. Trong các mâu thuẫn của chặng   này, mẹ con Cám mới chỉ tìm mọi cách để ngược đãi, hành hạ Tấm, làm cho Tấm phải khổ  sở chứ chưa có hành động tiêu diệt; trong khi đó phản ứng của Tấm, về cơ bản là nhường   nhịn, nhận sự thua thiệt về  mình, điều duy nhất mà Tấm biết làm sau mỗi lần như  thế là  khóc.  + Từ đoạn truyện về cái chết của Tấm trở đi: mâu thuẫn đã biến thành xung đột một  mất một còn, rất dữ dội, quyết liệt (Tấm thành vợ vua nhưng bị mẹ con Cám sát hại;   Tấm  hóa thành con chim vàng anh nhưng chim vàng anh bị Cám giết;  Tấm lại hóa thành cây xoan  đào thì Cám chặt cây xoan đào đóng thành khung cửi; Tấm hiện thân qua tiếng kêu của con   ác bằng gỗ  trên khung cửi thì Cám đã đốt khung cửi đổ  tro  ở  nơi xa; từ  đống tro mọc lên   8
  9. một cây thị lớn, chỉ có một quả, Tấm tái sinh trở  về  làm vợ  vua và lần này không phải là   Tấm bị giết mà Cám phải chết, sau đó là cái chết của mẹ Cám). ­ Đây là mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác:  + Tuyến nhân vật đại diện cho cái ác: sự  tàn nhẫn độc ác của mẹ  con người dì ghẻ  muốn chiếm đoạt tất cả những gì thuộc về Tấm, muốn tiêu diệt Tấm đến cùng. + Tuyến nhân vật đại diện cho cái thiện: từ sự bị động đến phản ứng yếu ớt, Tấm đã   có những phản ứng mạnh mẽ hơn và cuối cùng đã có hành động quyết liệt để bảo vệ mình,   trừ diệt cái ác. *. Bản chất và ý nghĩa xã hội của mâu thuẫn ­   Mâu thuẫn và xung đột trong truyện Tấm Cám phản ánh mâu thuẫn và xung đột  trong gia đình phụ  quyền thời cổ  (dì ghẻ  >
  10. Qua nhân vật cô Tấm, dân gian muốn khẳng định sức sống mãnh liệt của con người,  của cái thiện (không một lực lượng thù địch nào có thể  tiêu diệt được); con người không  chịu khuất phục, đầu hàng cái ác, cái xấu, sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ công lý. 3. Đề luyện tập Đề 1. Hãy hóa thân vào cô Tấm để kể lại việc Tấm gặp gỡ với nhà vua và trở thành hoàng   hậutrong truyện cổ tích Tấm Cám.? Đề 2:Em hãy hóa thân vào nhân vật Tấm để kể lại truyện "Tấm Cám".? GỢI Ý Đề 1 : Gợi ý * Dẫn dắt giới thiệu nhân vật và nội dung câu chuyện * Kể lại sự việc theo yêu cầu: ­ Kể đúng tình tiết của văn bản, thể  hiện rõ tính cách của nhân vật  ở  phần này  gắn   với sự việc Tấm gặp gỡ với nhà vua và trở thành hoàng hậu. ­ Trong khi kể có bộc lộ cảm xúc,tâm trạng của nhân vật Tấm * Khái quát lại nội dung bài, cuộc sống của nhân vật sau sự việc đã kể hoặc nhân vật   tự rút ra bài học… Đề 2: HS cầnchú ý  kể được các sự việc sau: ­Hoàn cảnh và thân phận của Tấm khi ở cùng mẹ con Cám. ­ Cuộc gặp gỡ giữa Tấm và nhà vua. ­ Qúa trình hóa thân của cô Tấm ­ Cuộc gặp gỡ và đoàn tụ giữa Tấm và nhà vua ­ Kết thúc câu chuyện. ­ Biết kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài văn tự sự làm cho câu chuyện sinh  động, hấp dẫn. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2