Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Lương Thế Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu
lượt xem 0
download
Mời các bạn cùng tham khảo "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Lương Thế Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Lương Thế Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu
- THCS Lương Thế Vinh Nhóm Văn 6 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 GIỮA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2024 - 2025 PHẦN 1: MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA KÌ 1. Đọc - hiểu: 6.0 điểm - Văn bản truyện Truyền thuyết, Cổ tích (Chọn ngữ liệu ngoài SGK) - Tiếng việt: Từ đơn, từ phức; Trạng ngữ; Thành ngữ a. Câu hỏi nhận biết - Nhận biết được thể loại và đặc trưng thể loại: cốt truyện, kiểu nhân vật, đề tài, chủ đề… - Nhận biết được người kể chuyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật. - Nhận biết được đặc điểm và chức năng của trạng ngữ; từ ghép, từ láy, thành ngữ b. Câu hỏi thông hiểu - Chỉ ra được các đặc trưng của thể loại truyện truyền thuyết hoặc cổ tích. - Hiểu được ý nghĩa, thông điệp của truyện cổ tích - Nắm được các loại trạng ngữ và biết cách sử dụng trạng ngữ để liên kết câu; sử dụng được từ ghép, từ láy, thành ngữ c. Câu hỏi vận dụng - Rút ra bài học, ý nghĩa của các câu chuyện cổ tích/ truyền thuyết. 2. Phần viết: 4.0 điểm - Kể lại một truyện truyền thuyết, cổ tích đa học hoặc đa đọc. PHẦN 2: KIẾN THỨC ÔN TẬP A. VĂN BẢN 1. VĂN BẢN TRUYỆN TRUYỀN THUYẾT 1.1. Đặc điểm truyện truyền thuyết: - Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. - Cốt truyện: + Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ; + Thường sử dụng yếu tố kì ảo; + Cuối truyện thường nhắc lại các dấu tích xưa còn lưu lại đến hiện tại. - Nhân vật: + Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh, …; + Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng; + Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ. - Truyện thể hiện thái độ, tình cảm và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử. 1.2. Hệ thống các truyện truyền thuyết đã học: Thể Văn bản Chủ đề loại Truyền Thánh Gióng Ca ngợi, tôn vinh người anh hùng yêu nước, dũng cảm, thuyết không màng lợi danh. Sự tích Hồ Gươm - Giải thích tên gọi Hồ Gươm 1
- THCS Lương Thế Vinh Nhóm Văn 6 - Ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lanh đạo. - Thể hiện ý nguyện đoàn kết và khát vọng hoà bình của dân tộc 2. VĂN BẢN TRUYỆN CỔ TÍCH 2.1. Đặc điểm truyện cổ tích: - Cốt truyện: + Thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, + Mở đầu bằng “Ngày xửa ngày xưa...” + Kết thúc có hậu. + Truyện được kể theo trình tự thời gian. - Nhân vật: như nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh... Phẩm chất của nhân vật truyện cổ tích chủ yếu được thể hiện qua hành động. - Đề tài: là hiện tượng đời sống được miêu tả, thể hiện qua văn bản (đề tài người nông dân, người lao động, tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, yêu đất nước, người bé nhỏ, trẻ em, người phụ nữ, …..) - Chủ đề: là vấn đề chính mà văn bản nêu lên qua một hiện tượng đời sống, được gợi ra từ đề tài. Trong truyện cổ tích, chủ đề nổi bật là ước mơ về một xã hội công bằng, cải thiện chiến thắng cái ác. - Người kể chuyện: + Ngôi kể thứ nhất: là người kể chuyện xưng “tôi”. + Ngôi kể thứ ba là người kể chuyện giấu mình. Trong truyện cổ tích, người kể chuyện thường ở ngôi thứ ba. - Lời của người kể chuyện: là phần lời người kể dùng để thuật lại một sự việc cụ thể hay giới thiệu, miêu tả khung cảnh, con người, sự vật,... - Lời của nhân vật: là lời nói của các nhân vật trong truyện. 2.2. Hệ thống các truyện cổ tích đã học: Thể Văn Đề tài Chủ đề loại bản Cổ tích Sọ Viết về những con người khiếm Thể hiện ước mơ của nhân dân về Dừa khuyết về hình thể nhưng có cuộc sống công bằng, ở hiền gặp phẩm chất tốt đẹp, đáng quý, biết lành, kẻ độc ác sẽ bị trừng trị vượt lên nghịch cảnh. Em bé Viết về những con người lao Đề cao trí tuệ dân gian và khẳng thông động nhưng ứng phó nhạy bén, định tầm quan trọng của những hiểu minh thông minh trước những thử biết, kinh nghiệm được đúc kết từ thách. thực tế cuộc sống. 2
- THCS Lương Thế Vinh Nhóm Văn 6 B. TIẾNG VIỆT Bài học Khái niệm Lưu ý: Từ đơn, từ - Từ đơn: là từ chỉ có một tiếng. - Nghĩa của từ ghép: phức VD: bàn, ghế, tủ, sách, … có thể rộng hơn hoặc - Từ phức: là từ gồm tiếng trở lên. hẹp hơn nghĩa của + Từ ghép: là những từ phức được tạo ra bằng tiếng gốc tạo ra nó. cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Vd: quần áo > áo VD: bàn ghế, bánh chưng, ăn ở, xe đạp, ăn - Nghĩa của từ láy: uống… có thể tăng hay giảm + Từ láy: là những từ phức có quan hệ láy âm về mức độ, tính chất giữa các tiếng: hoặc thay đổi sắc thái . Láy toàn bộ: ầm ầm nghĩa so với tiếng . Láy âm đầu: trồng trọt, xinh xắn, nhanh nhẹn…. gốc tạo ra nó. . Láy vần: lon ton, lấm tấm,… Vd: đo đỏ < đỏ Máu mủ, tươi tốt: Từ ghép (mỗi tiếng trong từ đều có nghĩa) Thành ngữ - Là một tập hợp từ (cụm từ) cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Vd: được voi đòi tiên, sơn hào hải vị, … - Nghĩa của thành ngữ: + Là nghĩa của cả tập hợp từ + Có tính hình tượng và biểu cảm. Trạng ngữ - Là thành phần phụ của câu, giúp xác định thời Lưu ý: gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương - Về hình thức: tiện, cách thức, … + Trạng ngữ có thể * Chức năng (tác dụng): đứng ở đầu câu, cuối - Bổ sung ý nghĩa cho sự việc trong câu: thời câu hay giữa câu. gian, nơi chốn, …. + Giữa TN với CN - Liên kết câu trong đoạn. và VN thường có một Vd1: Vua lại sai xây dinh thự ở một bên hoàng quang nghỉ khi nói cung cho em ở, để tiện hỏi han. hoặc một dấu phẩy Trạng ngữ “để tiện hỏi han”, có tác dụng khi viết. bổ sung ý nghĩa cho sự việc trong câu, dùng để chỉ mục đích Vd2: Thế nước rất nguy. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Trạng ngữ “vừa lúc đó”, có tác dụng liên kết câu 2 với câu 1 3
- THCS Lương Thế Vinh Nhóm Văn 6 1. ĐỌC HIỂU: BT 1: Xác định từ ghép, từ láy trong đoạn văn sau: a. Một đêm nằm trằn trọc mãi không sao ngủ được, Thái tử định sang thư phòng xem sách, khi đi ngang qua vườn thượng uyển, bỗng thấy một cô gái trẻ, đẹp đang dạo chơi ở đó. Nghe tiếng động, cô gái vội vàng chạy về phía hoàng cung rồi biến mất. Nhưng vào một đêm khác, cô gái xuất hiện. (Truyền thuyết về Ngọc Bà Thiên Y A Na) b. Lang Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Bèn làm theo lời thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng, cho nên gọi là bánh chưng. Rồi giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là bánh giầy. Còn lá xanh bọc ngoài và nhân ở trong ruột là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái. (Bánh chưng, bánh giầy) BT2: Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau: - Chết như rạ - Nhanh như cắt - Ngựa non háu đá - Sơn hào hải vị BT3: Điền những từ còn thiếu vào các thành ngữu dưới đây: - Lên………………..xuống………………….. - Một………………..hai…………………….. - Bách……………….bách…………………… - Nằm………………..nếm…………………… BT4: Chỉ ra trạng ngữ và nêu tác dụng: a. Ít lâu sau, người anh lấy vợ. b. Từ đó, người em ngày ngày vác rựa vào rừng chặt củi làm kế sinh nhai. c. Một hôm vào ngày giỗ cha, hắn thấy em mình tìm đến mời về nhà ăn giỗ. BT5. Cho hai đoạn văn sau: 5.1. Anh chàng nhìn thấy xung quanh mình có những cục vàng sáng chói thì mừng lắm, bèn chờ cho chúng đi khuất mới đứng dậy nhặt đầy túi mang về. Anh chàng hết làm nhà cửa lại tậu ruộng vườn, nuôi trâu bò, cuộc đời muôn phần tươi hơn trước. 5.2. Anh chàng nhìn thấy xung quanh mình có những cục vàng sáng chói thì mừng lắm, bẻn chờ cho chúng đi khuất mới đứng dậy nhặt đây túi mang về. Từ khi trở nên giàu có, anh chàng hết làm nhà cửa lại tậu ruộng vườn, nuôi trâu bỏ, cuộc đời muôn phần tươi hơn trước. a. Em hay so sánh xem có gì khác nhau giữa hai đoạn văn. b. Phần trạng ngữ đó có tác dụng gì trong câu? c. Phần trạng ngữ đó có tác dụng gì trong đoạn văn? BT6. Hãy hoàn chỉnh đoạn văn sau bằng cách thêm các trạng ngữ cho sẵn vào chỗ trồng: Sau đó, trên các nẻo đường, ít lâu sau. (a)..........., nhà vua mở hội luôn mây đêm ngày. Già trẻ trai gái các làng đều nô mức đi xem. (b)..............., quần áo mớ ba mớ bảy dập đìu tuôn về kinh như nước chảy. Hai mẹ con con Cám cũng sắm sửa quân áo đẹp để đi trầy hội. Thấy Tấm cũng muốn đi, mụ dì ghẻ nguýt dài. (c.) ............, mụ lấy một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc, bảo Tấm … 4
- THCS Lương Thế Vinh Nhóm Văn 6 Em có nhận xét gì về ý nghĩa của câu văn, đoạn văn sau khi đa thêm các trạng ngữ? BT7. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: …Một hôm bà hàng nước giả vờ đi chợ, đến nửa đường lại lén trở về, rình ở bụi cây sau nhà. Trong khi đó, Tấm từ quả thị chui ra rồi cũng làm các việc như mọi lần. Bà lão rón rén lại nhìn vào khe cửa. Khi thấy một cô gái xinh đẹp thì bà mừng quá, bất thình lình xô cửa vào ôm choàng lấy Tấm, đoạn xé vụn vỏ thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước, hai người thương yêu nhau như hai mẹ con. Hàng ngày Tấm giúp bà lão các việc thổi cơm, nấu nước, gói bánh, têm trầu để cho bà ngồi bán hàng. Một hôm vua đi chơi ra khỏi hoàng cung. Thấy có quán nước bên đường sạch sẽ bèn ghé vào. Bà lão mang trầu nước dâng vua. Thấy trầu têm cánh phượng, vua sực nhớ tới trầu vợ mình têm ngày trước cũng y như vậy, liền phán hỏi. Bà lão bảo do con gái têm và bà gọi Tấm ra, Tấm vừa xuất hiện, vua nhận ra ngay vợ mình ngày trước, có phần trẻ đẹp hơn xưa. Vua mừng quá, rồi cho quân hầu đưa kiệu rước Tấm về cung. (Tấm Cám) 1. Đoạn văn trên thuộc thể loại truyền thuyết hay cổ tích? Kể tên một văn bản cùng thể loại mà em đa học? 2. Chỉ ra một chi tiết kì ảo có trong đoạn trích và cho biết ngôi kể thứ mấy? 3. Chi tiết vua nhận ra Tấm và rước Tấm về cung nói lên điều gì? 4. Trong các từ in đậm: chỉ ra từ ghép, từ láy. 5. Tìm một trạng ngữ có trong đoạn văn và cho biết tác dụng của trạng ngữ đó. BT8: Đọc ky đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: ….Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần nước đành rút quân. Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về. (Sơn Tinh, Thủy Tinh) 1. Chỉ ra một thành ngữ có trong đoạn trích và giải thích nghĩa của thành ngữ? 2. Đoạn văn trên thuộc thể loại truyền thuyết hay cổ tích? Vì sao em biết? 4. Tìm ba từ ghép, ba từ láy có trong đoạn văn. 5. Qua đoạn trích trên, người xưa muốn giải thích điều gì? 6. Tìm một trạng ngữ và cho biết tác dụng của trạng ngữ có trong đoạn văn? 2. VẬN DUNG BT1: Đặt câu có dung các thành ngữ sau: - Ngày lành tháng tốt - Chết như rạ - Ngựa quen đường cũ - Mưa to gió lớn BT2: a. Đặt một câu văn có dùng trạng ngữ để xác định nguyên nhân nói về an toàn giao thông. 5
- THCS Lương Thế Vinh Nhóm Văn 6 b. Đặt một câu văn có dùng trạng ngữ để xác định mục đích nói về tháng thi đua học tập của học sinh. c. Đặt một câu văn có dùng trạng ngữ để xác định thời gian nói về ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp của học sinh. d. Đặt một câu văn có dùng trạng ngữ để xác định nơi chốn trong giờ ra chơi của trường em. 3. VẬN DUNG CAO: Kể lại một truyện truyền thuyết, cổ tích đa học hoặc đa đọc. 1. Mở bài - Giới thiệu: tên truyện, lý do muốn kể lại truyện. 2. Thân bài - Trình bày: Nhân vật và hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. - Kể lại các sự việc xảy ra theo trình tự thời gian. 3. Kết bài Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện vừa kể, liên hệ bản thân (bài học được rút ra) PHẦN BA: ĐỀ THAM KHẢO MÔN: NGỮ VĂN LỚP: 6 Thời gian làm bài: 90 phút Đề 1: I. Đọc - hiểu: 4.0 điểm SỰ TÍCH HOA CÚC TRẮNG Ngày xưa, có một cô bé sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát nhưng đó là một bé gái vô cùng hiếu thảo. Thật không may, mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa. Cô bé vô cùng buồn bã. Một lần, cô bé đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi. Khi biết sự tình, ông già nói với cô bé: - Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống được bằng đấy ngày. Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh, hai cánh, ba cánh, bốn cánh,…Chỉ có bấy nhiêu cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được bằng đấy ngày thôi sao? Không đành lòng, cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Sung sướng vô cùng, cô chạy về nhà. - Mẹ cháu đã khỏi hẳn bệnh. Đó là phần thưởng cho tấm lòng hiếu thảo của cháu đấy! Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé đó dành cho mẹ mình. (Theo Truyện cổ tích Việt Nam đặc sắc, NXB Văn học) Câu 1. Văn bản “Sự tích hoa cúc trắng” thuộc thể loại gì? 6
- THCS Lương Thế Vinh Nhóm Văn 6 Câu 2. Tìm một văn bản có cùng thể loại với văn bản “Sự tích hoa cúc trắng”? Câu 3. Văn bản trên kể bằng lời của ai? Câu 4. Chủ đề của văn bản “Sự tích hoa cúc trắng” ? Câu 5. Qua các hành động của cô bé, em thấy cô bé có phẩm chất gì? Câu 6. Chi tiết “Cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ" có ý nghĩa gì? Câu 7. Kết thúc có hậu ở truyện "Sự tích hoa cúc trắng" được thể hiện qua câu văn nào? Câu 8. Câu: "Cô bé vô cùng buồn bã" có bao nhiêu từ ghép, bao nhiêu từ láy? Chỉ rõ? Câu 9. Đặt một câu có sử dụng thành phần trạng ngữ nêu lên nhận xét của em về nhân vật cô bé trong văn bản “Sự tích hoa cúc trắng”. Phần II: (4.0 điểm) Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em. Đề 2: I. Đọc - hiểu: 6.0 điểm CON RÔNG CHAU TIÊN Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh - những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ, khi có việc cần, thần mới hiện lên. Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu thương rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang. Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. Thế rồi một hôm, Lạc Long Quân vốn quen ở nước, cảm thấy mình không thể sống mãi trên cạn được, đành từ biệt Âu Cơ và đàn con để trở về thủy cung. Âu Cơ ở lại một mình nuôi đàn con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên và than thở. – Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con? Lạc Long Quân nói: – Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn. Âu Cơ và trăm con nghe theo, rồi chia tay nhau lên đường. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ; con trai vua 7
- THCS Lương Thế Vinh Nhóm Văn 6 gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương, khi cha chết thì ngôi được truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi. Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta - con cháu vua Hùng – khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên. (Theo Nguyên Đổng Chi) Câu 1. Văn bản “Con Rồng cháu Tiên” thuộc thể loại gì? Câu 2. Tìm một văn bản có cùng thể loại với văn bản “Con Rồng cháu Tiên”? Câu 3. Chủ đề của văn bản “Con Rồng cháu Tiên”: Câu 4. Chi tiết “Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương” thể hiện điều gì? Câu 5. Chi tiết: “trăm trứng nở ra trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường” có bao nhiêu từ ghép, bao nhiêu từ láy? Chỉ rõ? Câu 8. Theo em ý nghĩa hình tượng “bọc trăm trứng” trong văn bản trên là gì? Câu 9. Đặt một câu văn trong đó có sử dụng thành ngữ: “Con rồng cháu tiên” Phần 2: (4.0 điểm) Kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em. Vũng Tàu, ngày 17/10/2024 Duyệt của tổ chuyên môn TTCM Nguyễn Thị Dung 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 258 | 21
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 175 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 362 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 86 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 183 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 125 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 106 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 94 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 133 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 89 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 117 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 106 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 54 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn